Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.72 KB, 4 trang )
Vĩnh Long: Đưa Khoai Mỡ Xuống Ruộng
Trồng lúa vụ Đông Xuân, sau đó xuống khoai mỡ, hoặc lúa Đông Xuân –
khoai mỡ - tranh thủ vụ củ cải trắng là cơ cấu cây trồng được nông dân ở xã
Long Mỹ, huyện Mang Thít, Vĩnh Long thực hiện nhiều năm nay trên đất
ruộng.
Diện tích trồng tuy không nhiều (dao động trên dưới 15 ha hàng vụ) nhưng
mô hình này ổn định gần 10 năm nay. Sự bền vững trong canh tác cộng với
chất lượng ngon của sản phẩm nên nơi đây là điểm đặt mua khoai mỡ
thường niên của các thương lái ở Long An, Cần Thơ. Mặc dù thời gian một
vụ trồng dài (khoảng 6 tháng), và chi phí đầu tư cao hơn so với các loại màu
khác nhưng thu nhập từ cây màu này khá hấp dẫn. Nhiều hộ đã xây được
nhà, mua sắm phương tiện sinh hoạt và có dư để đầu tư thuê thêm đất mở
rộng diện tích trồng.
Tháng 3, thời điểm mà nông dân ở các địa phương trong tỉnh đưa khoai lang,
bắp, đậu nành, mè, dưa hấu,…xuống ruộng thực hiện chuyển đổi cây trồng
nhằm thu lợi nhuận cao hơn và tiến tới xây dựng mô hình sản xuất bền vững
thì tại Long Mỹ, bà con cũng đang xới đất, ốp giồng, cắt mặt khoai giống
chuẩn bị cho vụ trồng mới 2010. Giống trồng chủ yếu là khoai ruột tím dạng
củ dài. Sau vụ mùa bội thu năm rồi, năm nay, bà con tăng diện tích, trồng
nhiều hơn. Anh Ngô Viết Sơn - cộng tác viên khuyến nông xã ước tính, toàn
xã có khoảng 25 ha, trong đó, tập trung chủ yếu ở Long Hòa 2, khoảng 17 ha,
còn lại rãi rác ở các ấp: Long Hòa 1, Long Phước.
Ít đất canh tác, vốn đầu tư khá cao, mặt khác trồng khoai mỡ cần nhiều công
làm đất, công trồng và thu hoạch nên mỗi hộ chỉ trồng vài công. Một số nhà
có đủ điều kiện, nhân công thì mướn đất, trồng 7- 8 công. Đa số người mướn
đất trồng là người đã có kinh nghiệm, canh tác qua nhiều vụ. Như chú
Nguyễn Văn Bồi, ấp Long Hòa 1, vụ này trồng 7 công, anh Nguyễn Văn
Đức, ấp Long Hòa 2, trồng 5 công. Anh Đức cho biết, gia đình anh chọn và
theo đuổi cây khoai mỡ nhiều năm nay là do đây là cây quen thuộc của địa
phương, nhiều người trồng, thương lái đã biết đến nên dễ tiêu thụ, khi đến