Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Trồng dưa hấu chất lượng cao doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.07 KB, 2 trang )

Trồng dưa hấu chất lượng cao

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Dưa hấu có 3 mùa: vụ sớm (trước Tết dương lịch) năng suất kém nhưng
bán giá cao; vụ chính (Tết Nguyên đán) dưa sinh trưởng thuận lợi, năng suất cao
nhưng thường giá không cao; vụ hè thu (mùa nghịch) năng suất cao nhưng gặp
mưa bão thì hạn chế. Để có trái dưa hấu ngon, được giá, cần lựa chọn phương
pháp trồng.
Phương pháp Trồng bằng tháp bầu
Sử dụng phương pháp tháp bầu có thể trồng dưa liên tục vàõ không bị bệnh
chết héo do nấm Fusarium gây ra. Nên chọn gốc bầu tháp dưa tăng trưởng nhanh
hơn, dễ để giống. Dưa tháp bầu đòi hỏi cách bón phân khác dưa thường trồng ra
đồng. Hạn chế lượng phân bón lót và tưới thúc trong giai đoạn đầu nhằm giảm bớt
sự phát triển nhanh khiến thân dưa rớt khỏi gốc bầu. Khi dưa bắt đầu bò, thân dưa
đã thật sự gắn chặt vào gốc bầu mới thúc phân từ từ và gia tăng dần lượng phân
sau mỗi lần bón. Gốc bầu có khả năng thu hút mạnh phân đạm, nếu bón nhiều dưa
cho trái lớn, tích nhiều nước và mau úng sau khi thu hoạch. Nếu áp dụng lượng
phân cân đối, dưa tháp bầu sẽ có phẩm chất tốt không kém dưa trồng hạt. Khi bón
phân cho dưa không để phân dính vào lá có thể gây cháy lá, bón cách đầu rễ 5 -
10cm để kích thích rễ mọc dài và không hư rễ.
Trồng bằng phương pháp che phủ nilon
Trồng dưa hấu sử dụng màng phủ nilon có hiệu quả rất cao. Màng phủ
nilon có màu đen, dày 0,03mm, mặt trên tráng màu bạc để phản chiếu ánh sáng
mạnh, có tác dụng xua đuổi côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm. Màng phủ
cũng giúp hạn chế sự bốc hơi thoát nước, giảm số lần tưới nước; giữ nhiệt độ và
ẩm độ đất thích hợp cho rễ dưa phát triển; tránh xói mòn đất và trôi phân do mưa
hay nước tưới và hạn chế sâu bệnh, cỏ dại. Phương pháp trồng dưa hấu phủ nilon
rất thích hợp với vùng đất xấu, giữ phân, giữ nước kém hoặc những vùng thiếu
nước như đất cát pha miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, cao nguyên hay
đất cát ven biển
- Cách trải nilon: làm luống rộng 80cm, cao 15 - 20cm khi đất còn ẩm, sửa


mặt luống cho đều, bón lót rồi mới phủ bạt. Dùng nilon khổ 1m, phủ mặt có tráng
màu bạc lên trên, kéo căng theo chiều dài luống, phủ xuống sát mép mương để
tránh cỏ mọc sau này. Cuốc đất chặn lên 2 mép bạt để tránh gió thổi làm bật màng
phủ. Khi trồng, đục lỗ đường kính từ 8-10cm, cách đầu mương 20-30cm. Nhờ
nilon, phân lót ít bị trôi nên chỉ tốn 1/3 lượng phân cả vụ so với trồng luống
thường. Bón lần 1 sau khi trồng 20 ngày, trước khi ngọn dưa bò ra khỏi mép nilon.
Đánh rãnh sát mép nilon phía dưa bò, rải đều 1/3 lượng phân bón vào rãnh rồi lấp
đất lại. Khi bón thúc nuôi trái, dẫn nước vào mương, tưới đều dung dịch phân
ngâm vào nước mương để phân ngấm vào luống.
Thu hoạch
Dưa thương phẩm thu hoạch khi có độ chín 70 - 80%, để khi đến người tiêu
dùng dưa chín hoàn toàn. Khi dưa chín, mặt vỏ nhiều phấn trắng, gân nổi rõ trên
mặt và nơi tiếp xúc với đất trở nên vàng. Dây, lá dưa và đầu tua bám ở ngay đốt có
trái bắt đầu chuyển vàng, dùng tay gõ nhẹ lên trái có tiếng kêu trầm đục. Nên cắt
dưa chừa cuống dài 8 - 10cm. Dưa trồng đúng kỹ thuật có thể để được từ 15 - 20
ngày sau khi hái.

×