BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THANH ĐIỀN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH
TIẾN ĐỘ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI THỊ XÃ
CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 8850103
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Hoàng Thị Thanh Thủy
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
THÔNG TIN CHUNG
Chuyên ngành
: Quản lý đất đai
Mã ngành
: 8850103
Tên đề tài
: Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải
phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại thị xã Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang.
Họ và tên
: Trương Thanh Điền
Mã số học viên
: 21103017
Số điện thoại
: 0915 886931
Email
:
Địa chỉ liên hệ
: số 345 đường Mỹ Trang, khu phố 2, phường 4, thị xã Cai Lậy,
tỉnh Tiền Giang.
Người hướng dẫn
: PGS. TS Hoàng Thị Thanh Thủy
Số điện thoại
: 0983 029127
Cơ quan công tác
: Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường thành phố Hồ Chí
Minh
: 236B Lê Văn Sỹ, phường 01, quận Tân Bình, thành phố Hồ
Chí Minh
Địa chỉ liên hệ
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
PGS. TS Hoàng Thị Thanh Thủy
Chủ tịch hội đồng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trương Thanh Điền
Khoa quản lý đất đai
(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
1.1.
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.
Tính cấp thiết của nghiên cứu....................................................................................1
2.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................2
2.1.
Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................2
2.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................2
3.
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát.............................................................................2
3.1.
Đối tượng nghiên cứu................................................................................................3
3.2.
Đối tượng khảo sát.....................................................................................................3
4.
Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................3
5.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.........................................................3
6.
Ý nghĩa của nghiên cứu.............................................................................................3
6.1.
Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................3
6.2.
Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................3
7.
Bố cục luận văn..........................................................................................................3
1.2.
Phần 1.........................................................................................................................4
1.3.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................4
1.4.
Khái quát địa bàn nghiên cứu và nội dung công tác quản lý đất đai có vấn đề ......4
1.5.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan........................................................9
1.6.
Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu..............................9
1.7.
Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................................9
1.8.
Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................11
1.9.
Xác lập hệ thống phương pháp nghiên cứu.............................................................12
Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................12
1.10.
Phần 2.....................................................................................................................14
1.11.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN....................................14
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đang tiếp tục cải thiện
môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và huy động các
nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nhiều cơng trình, dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh được triển khai, như: Dự án
Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, giai đoạn 1, Dự án cầu Mỹ Thuận 2 và
đường dẫn hai đầu cầu, Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2, Dự án Nâng cấp
mở rộng Đường tỉnh 874, Dự án Đường số 4 và khu dân cư hai bên đường, Khu dân
cư Mỹ Phú, Dự án Nâng cấp Đường B2, Cơng trình Đường vào Cầu Vàm kinh 12 Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy,...
Điển hình là trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đây là trung tâm
kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của khu vực phía tây tỉnh Tiền Giang, là trung
tâm mua bán, trao đổi hàng hóa sầm uất của khu vực Đồng Tháp Mười. Hiện tại,
trên địa bàn thị xã Cai Lậy đang có rất nhiều dự án, cơng trình đang triển khai và
nhiều dự án đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư. Làm sau để tạo ra được một môi
trường hấp dẫn được các nhà đầu tư, làm thế nào để có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn
thành các dự án đang triển khai trên địa bàn, biện pháp nào để giải ngân hết nguốn
vốn đầu tư công, đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất là yếu tố hàng đầu và rất quan trọng.
Vấn đề về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một vấn đề cực kỳ phức tạp và đặt ra nhiều
thử thách. Để làm giảm những khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng, thị xã
Cai Lậy đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện các chính sách về bồi thường,
hỗ trợ thiệt hại cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự
án phát triển kinh tế xã hội của thị xã Cai Lậy. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều tiến
bộ, các chính sách này cũng vẫn cịn có những bất cập, hạn chế nhất định, nhất là
mức giá bồi thường thiệt hại và việc khôi phục mức sống cho các hộ dân bị di
chuyển đến nơi ở mới, hoặc mất nguồn thu nhập chính do phải di chuyển, giải
phóng mặt bằng. Các dự án tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang hiện nay đều vướng
phải rất nhiều khó khăn, địi hỏi cần nghiên cứu, tính tốn về chi phí và định mức
chi phí đền bù thỏa đáng. Làm sao cho người dân sau khi bị giải tỏa có được cuộc
sống ổn định và mức sống cao hơn, tốt hơn tại nơi ở mới.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến
độ bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại thị xã Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân
vướng mắc và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện
chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ của cơng tác bồi
thường giải phóng mặt bằng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất của một số dự án tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ đó, rút ra những tồn
tại trong việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng tại thị xã
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư của Nhà nước từ thời điểm Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi
hành cho đến nay.
Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu về cơng tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Đánh giá, phân tích thực trạng cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và
làm rõ nguyên nhân, những khó khăn vướng mắc trong các dự án.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách bồi thường, giải phóng
mặt bằng nói chung và thực hiện tốt cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại
địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
3. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Cơ chế thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng.
3.2. Đối tượng khảo sát
- Các loại đất đai thuộc diện thu hồi của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
- Hoạt động của cơ quan có thẩm quyền và các đối tượng có lợi ích bị ảnh
hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành trong cơng tác thu hồi, bồi thường giải
phóng mặt bằng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 01/04/2019 (ngày bắt đầu thành lập Ban Quản
lý dự án và Phát triển quỹ đất thị xã Cai Lậy).
- Phạm vị nội dung: Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu các trường hợp bồi
thường, giải phóng mặt bằng đối với hộ gia đình, cá nhân.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng 02 nhóm phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp thu thập
và xử lý thông tin; (2) Phương pháp tư duy logic.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Hồn thiện cơng tác quản lý và cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng khi
nhà nước thu hồi đất.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bước đầu là có cở sở tham mưu cho cơ quan hành chính nhà nước để đưa
vào thực tiễn áp dụng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt
bằng trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
7. Bố cục luận văn
Chương 1. Tổng quan tài liệu.
Chương 2. Cơ sở khoa học về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Chương 3. Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng
trên địa thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Chương 4. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng trên
địa thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Phần 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.
Khái quát địa bàn nghiên cứu và nội dung công tác quản lý đất
đai có vấn đề
1.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
a. Vị trí địa lý
Thị xã Cai Lậy nằm ở phía tây tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ
Tho khoảng 30km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90km về hướng đơng bắc,
cách thành phố Tân An 46km, cách thành phố Bến Tre khoảng 50km về hướng
Nam, cách Thành phố Vĩnh Long 44km theo hướng Tây Nam và cách Biển Đông
khoảng 80km. Thị xã Cai Lậy là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của
khu vực phía tây tỉnh Tiền Giang, là cực đối trọng kinh tế với thị xã Gị Cơng. Thị
xã Cai Lậy từ lâu được biết đến là trung tâm mua bán, trao đổi hàng hóa sầm uất
của khu vực Đồng Tháp Mười. Ranh giới hành chính như sau:
- Phía đơng: giáp huyện Châu Thành
- Phía tây và phía nam: giáp huyện Cai Lậy
- Phía bắc: giáp huyện Tân Phước.
Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống đô thị và cơ sở hạ tầng phát triển khá đầy
đủ và đồng bộ, ngay từ khi thành lập thị xã Cai Lậy đã đặt trọng tâm phát triển vào
khu vực công nghiệp và thương mại - dịch vụ, để hình thành được những nền tảng
cho phát triển đơ thị. Ngồi chức năng là đơ thị trung tâm vùng kinh tế - đơ thị phía
Tây tỉnh Tiền Giang, thị xã Cai Lậy còn là một trong các trung tâm trung chuyển
quan trọng có tác động đến địa bàn các huyện Cai Lậy, Cái Bè hướng về TP Mỹ
Tho và TP Hồ Chí Minh; đồng thời cũng là đô thị tiếp nhận các luồng giao lưu từ
huyện Tân Phước và một số huyện vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An,
Đồng Tháp theo tuyến ĐT.865 - kênh Nguyễn Văn Tiếp (kênh Tháp Mười số 2)
hoặc hướng ra Quốc lộ 1 (theo tuyến ĐT.868 - kênh 12).
Về số lượng đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc thị xã Cai Lậy có 6 phường
(1,2,3,4,5, Nhị Mỹ) và 10 xã (Phú Q, Tân Bình, Thanh Hịa, Tân Hội, Long
Khánh, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung, Tân Phú, Nhị Quý). Tổng
diện tích tự nhiên là 14.101,24 ha, dân số năm 2021 là 126.702 người, trong đó khu
vực thành thị chiếm 28,2%, khu vực nông thôn chiếm 71,8%; có 36.266 hộ, mật độ
dân số bình qn 899 người/km2.
Hình 1. Địa giới hành chính thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
b. Địa hình, địa mạo, địa chất
Địa bàn thị xã Cai Lậy có bề mặt địa hình và đất đai được tạo thành bởi lắng
đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại. Thành
phần cơ giới hầu hết loại đất phù sa trên địa bàn là thịt nặng, tỷ lệ sét cao, sức chịu
tải của nền đất thấp (<1kg/cm 2), ít thuận lợi cho các cơng trình xây dựng quy mơ
lớn, cần phải xử lý nền móng và chống ngập nước. Khu vực phía Đơng là các giồng
cát có các đặc tính địa chất cơng trình khá tốt, thuận lợi cho phát triển đơ thị.
Về địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ bình qn 0,9 - 1,1m và khơng có
hướng dốc rõ ràng. Có thể chia làm 3 dạng địa hình như sau:
- Địa hình thấp: Cao độ <0,8m, diện tích khoảng trên 9.100 ha, chiếm
64,53% diện tích đất tự nhiên, tập trung phía Bắc và Đơng Bắc, tiếp giáp với huyện
Tân Phước.
- Địa hình trung bình: Cao độ từ 0,8 đến 1,0 m, phân bổ trên phần lớn diện
tích của địa bàn với khoảng 3.700 ha, chiếm 26,24% diện tích tự nhiên.
- Địa hình cao: Cao độ >1,0 m, diện tích trên 1.300 ha, chiếm 9,22% diện
tích tự nhiên, tập trung dọc theo khu vực giồng cát phía Đơng.
c. Khí hậu
Điều kiện khí hậu, thời tiết của thị xã Cai Lậy mang các đặc điểm chung:
Nền nhiệt cao, biên độ ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa tương phản:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khơ từ tháng
12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đơng Bắc.
Nhiệt độ:
- Bình qn cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng
27,90C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 3-5 0C).
Tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm (28 0C-300C); tháng
12 và tháng 01 có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (23 0C-250C). Tổng tích
ơn cao (khoảng 9.8000C – 10.0000C/năm).
Độ ẩm khơng khí, lượng bốc hơi:
- Độ ẩm tương đối của khơng khí trung bình 79,2% mùa mưa độ ẩm cao
và cao nhất vào tháng 9 là 86%. Mùa khô ẩm độ thấp, trị số thấp nhất vào tháng
3 còn 71%.
- Lượng bốc hơi: Bình quân 1.183mm/năm, trung bình 3,3mm/ngày. Mùa
khơ có lượng bơc showi nước tăng cao (3.0mm/ngày đến 4,5mm/ngày). Lượng bốc
hơi mùa mưa thấp hơn (2,4mm/ngày đến 2,9mm/ngày).
- Lượng mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 . Thị xã Cai Lậy
nằm vào khu vực có lượng mưa thấp nhất ở Đồng Bằng sơng Cửu Long, bình qn
hàng năm 1.219mm. Lượng mưa phân bố khơng đều giữa các tháng trong năm.
Lượng mưa cao nhất tập trung chủ yếu vào tháng 9 và tháng 10; tháng 2 hầu như
khơng có mưa.
Gió: Trên địa bàn thị xã thuộc chế độ gió mùa, phân ra thành 2 mùa rõ rệt:
- Gió mùa Tây Nam: Mang theo nhiều hơi nước thổi vào mùa mưa. Hướng
gió thường xuyên là tây nam chiếm tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 m/s.
- Gió mùa Đơng Bắc: Mang theo khơng khí hơn thổi vào mùa khơ, tốc độ gió
3,8 m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4 gió mùa đơng bắc thịnh hành thổi cùng hướng với
các cửa sông làm gia tăng tốc độ thuỷ triều được gọi là gió chướng.
d. Thủy văn
Chế độ thủy văn trong vùng chịu ảnh hưởng của lượng nước thượng nguồn
sông Tiền và chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng lũ từ tháng 8 - 11
hàng năm. Triều cường và lũ tác động đến hệ thống thủy văn địa bàn thông qua hệ
thống các kênh rạch chằng chịt với các tuyến trục chính như sau:
- Nguồn cung cấp nước địa bàn thị xã chịu ảnh hưởng của sông Ba Rài. Sông
bắt nguồn từ kênh thuộc huyện Mộc Hóa chảy qua kênh Hai Hạt (Long An) sau đó
đổ về kênh 12, cuối kênh 12 gọi là sông Ba Rài. Như vậy sông Ba Rài bắt nguồn từ
kênh 12 chảy qua thị xã đổ về biển Đơng qua sơng Tiền. Lịng sơng hẹp quanh có
độ dốc bé. Phần tiếp giáp với địa bàn thị xã có chiều dài 10,5 km, bề rộng trung
bình khoảng 40 m, có xu hướng rộng dần từ Bắc xuống Nam, nơi rộng nhất đạt 130
m, nơi hẹp nhất đạt 20m. Độ sâu trung bình khoảng 7 - 8m và được xem là trục
dịng chảy huyết mạch của tồn địa bàn.
- Hệ thống các kênh ngang: Bao gồm kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh Thanh
Niên (sông Cũ), kênh Lộ Dây Thép, kênh Ban Chón, kênh Dứa, kênh Kháng Chiến,
kênh lộ Cây Trâm,… chuyển nước trực tiếp từ sông Ba Rài vào khu vực nội đồng.
- Hệ thống các kênh dọc: Bao gồm kênh Bảy Thước, kênh Ông Mười, kênh
Bà Trà, kênh Mỹ Long - Bà Kỳ, kênh Thanh Niên, kênh Hội Đồng, kênh Xáng
Ngang,… là trục dẫn và tiêu nước chính cho khu vực phía Đơng.
- Hệ thống các sơng, rạch tự nhiên: Bao gồm sông Bổn Tỵ, rạch Tràm, rạch
Nàng Chưng, rạch Bà Thửa, rạch Cà Mau, rạch Láng Biển,… Góp phần cấp, thốt
nước cho khu vực xa sơng thơng qua hệ thống kênh ngang và kênh dọc.
e. Dân cư, xã hội khu vực
Năm 2022, dân số của thị xã Cai Lậy là 126.702 người với 36.266 hộ,
trong đó thành thị là 35.714 người và ở nông thôn là 90.988 người. Mật độ dân
số trung bình tồn thị xã 899 người/km 2, phân bố không đồng đều phần lớn dân
cư tập trung tại khu vực phường 1, 4, 5. Ngoài ra trên địa bàn cịn có 3 điểm có
hoạt động dân cư tập trung theo hướng đô thị là chợ Mỹ Phước Tây, trung tâm xã
Tân Hội và xã Nhị Quý.
Dân cư đô thị phân bố theo các ô và trục đường đô thị (khu vực các phường,
chợ Mỹ Phước Tây, trung tâm xã Tân Hội), dân cư đô thị phân bố thành tuyến theo
các trục quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện tại các xã Tân Bình, Thanh Hịa, Long
Khánh).
f. Lĩnh vực quản lý đô thị
Thị xã Cai Lậy đã được công nhận đô thị loại III tại Quyết định số 171/QĐBXD ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Bộ xây dựng.
Quy hoạch thị xã Cai Lậy đã được công bố theo Quyết định số 3492/QĐUBND ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc
phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050; Quyết định số 1866/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung
thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đến năm 2035.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.1.2. Sơ lượt về giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Cai Lậy
Trên địa bàn thị xã Cai Lậy là địa bàn có nhiều dự án, cơng trình cần phải
thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng từ năm 2019 đến nay cụ thể:
- Năm 2019 có 08 cơng trình cần giải phóng mặt bằng trong đó có 04 cơng
trình nhận năm 2019 và 04 cơng trình của các năm trước chuyển sang. Tính đến
cuối năm 2019 đã thực hiện xong 04 cơng trình, cịn lại 04 cơng trình tiếp tục thực
hiện (01 cơng trình của năm 2016 và 03 cơng trình của năm 2019).
- Năm 2020 có 10 cơng trình cần giải phóng mặt bằng trong đó có 06 cơng
trình nhận năm 2020 và 04 cơng trình của các năm trước chuyển sang. Tính đến
cuối năm 2020 có 03 cơng trình đã thực hiện xong, cịn lại 07 cơng trình tiếp tục
thực hiện (02 cơng trình năm 2019 và 05 cơng trình năm 2020).
- Năm 2021 có 10 cơng trình cần giải phóng mặt bằng trong đó có 03 cơng
trình nhận năm 2021 và 07 cơng trình của các năm trước chuyển sang. Tính đến
cuối năm 2021 có 05 cơng trình đã thực hiện xong, cịn lại 05 cơng trình tiếp tục
thực hiện. (01 cơng trình năm 2019 và 04 cơng trình năm 2020).
- Năm 2022 có 07 cơng trình cần giải phóng mặt bằng trong đó có 02 cơng
trình nhận năm 2022 và 05 cơng trình của các năm trước chuyển sang. Tính đến
cuối năm 2022 có 04 cơng trình đã thực hiện xong, cịn lại 03 cơng trình tiếp tục
thực hiện. (03 cơng trình năm 2020).
Nhìn chung số liệu các dự án cần giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Cai
Lậy tiến độ thực hiện hoàn thành tương đối chậm, đa số các dự án triển khai trung
bình 02 năm, thậm chí có 03 dự án từ năm 2020 đến nay như dự án Khu dân cư Mỹ
Phú, công trình Nâng cấp Đường B2, Đường số 4 và khu dân cư 2 bên đường đến
thời điểm hiện tại giờ vẫn còn một số hộ dân chưa chịu nhận tiền và bàn giao mặt
bằng (kéo dài 3 năm) các hộ dân không đồng ý về giá bồi thường, yêu cầu bồi
thường trên đất công; tái định cư bằng nền.
Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Cai Lậy có nhiều dự án cịn
gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc mà Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất
cũng như Ủy ban nhân dân thị xã Cai Lậy chưa giải quyết triệt để, chưa bàn giao
được mặt bằng toàn bộ cho Nhà đầu tư thực hiện dự án và giải ngân hết nguồn vốn
đầu tư công, tạo cảnh quan đô thị.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
- Đề tài: “Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng
mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”
2021 tác giả Nguyễn Thị Bé Bi nghiên cứu các vấn đề thực trạng công tác thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
để tìm ra ưu điểm và vấn đề tồn tại trong cơng tác này. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
1.3.1. Vấn đề nghiên cứu
Từ ngày 01/4/2019 đến nay, trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
triển khai thực hiện khoản 19 cơng trình, dự án, tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều cơng
trình dự án chưa được hoàn thành từ thời điểm năm 2019 đến nay, cụ thể có 03
cơng trình chưa hồn thành, trong đó có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu các trường hợp còn tồn đọng, chưa thể hồn
thành, đồng thời cũng phân tích những vướng mắc gây khó khăn, chậm trễ trong
cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương.
Đối với các dự án chưa thể hồn thành trên địa bàn có thể do các nguyên
nhân sau:
- Chưa dự báo đúng thị trường bất động sản làm giá đất tăng cao, tổng mực
đầu tư được duyệt không đủ để thực hiện dự án.
- Công tác giải phóng mặt bằng chưa thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục
quy định, dẫn đến hồ sơ kéo dài, dây dưa không thể thực hiện được công tác cưỡng
chế thu hồi đất.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa thực sự có hiệu quả, cịn
hình thức. Có hộ nhất quyết khơng chịu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án.
- Việc chỉnh lý biến động đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi
dân hiến đất làm đường, hoặc sau khi thu hồi chưa được thực hiện tốt gây phát sinh
khiếu nại khi thực hiện bồi thường.
- Các hộ dân có kiến nghị về bồi thường đơn giá đất thấp chưa phù hợp với
giá chuyển nhượng trên thị trường.
- Chính sách về đơn giá bồi thường có sự thay đổi trong khi đó có dự án thực
hiện cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài từ 1-2 năm.
- Chính sách tái định cư cịn chậm, các khu tái định cư hoàn thành chậm, một
số hộ dân yêu cầu được tái định cư mới giao đất.
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Vấn đề Tổng mức đầu tư tăng => cần dự báo đúng tình hình bất động sản
trong tương lai, có thể làm dự báo Tổng mức đầu tư theo từng thời kỳ, mỗi năm có
thể tăng 10% theo giá bất động sản để khi dự án được phê duyệt sẽ có tính khả thi.
- Vấn đề về chính sách bồi thường => cần có sự đồng nhất giữa các cấp thực
hiện để có thể đề ra chính sách bồi thường hợp lý để giải quyết những câu chuyện
kéo dài nhiều năm.
- Vấn đề về chỉnh lý giấy chứng nhận => kinh phí chỉnh lý đưa vào trong
kinh phí thực hiện dự án, có sự kiểm tra sau khi dự án được hoàn thành.
- Về đơn giá bồi thường => thay đổi chính sách để đơn giá tính bồi thường
có thể bằng hoặc hơn đơn giá thị trường để tạo được sự đồng thuận của người dân
cũng như có thể triển khai dự án thuận lợi nhất.
- Vấn đề tái định cư => cần đề ra chính sách tái định cư hợp lý, phù hợp với
phong tục, tập quán của người dân. Tái định cư gắn liền với đào tạo việc làm, tạo
nguồn thu nhập ổn định như trước cho người dân. Tạo cho người dân niềm tin về
cuộc sống tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở hiện tại.
1.4. Xác lập hệ thống phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Cách tiếp cận
Đề tài sử dụng cách tiếp cận toàn cục từ tổng thể đến cụ thể, từ cái chung
đến cái riêng để đề ra các giải pháp trên cơ sở xác định các nguyên nhân tồn đọng
trong bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá
nhân.
Từ chính sách chung đề tài sẽ tiếp cận từng dự án, đánh giá thực trạng vướng
mắc, khó khăn ở từng trường hợp cụ thể. Phân tích, tổng hợp những khó khăn,
vướng mắc đó để đưa ra giải pháp tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt
bằng trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Thu thập thông tin về cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa
bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ đó phân tích chính sách bồi thường đang áp
dụng và những trường hợp cịn vướng mắc khó khăn trên địa bàn.
- Thu thập, điều tra giá đất thị trường trên địa bàn nghiên cứu. Qua đó xử lý
số liệu để đưa ra kết quả bằng việc so sánh giá đất thị trường trên địa bàn nghiên
cứu và giá đất áp dụng tính bồi thường.
- Sử dụng các số liệu thu thập được từ đó đưa ra những phân tích tình hình,
thực trạng cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Cai Lậy,
tỉnh Tiền Giang.
- Xử lý số liệu: Quá trình xử lý số liệu bao gồm các hoạt động được thực
hiện từ khi tập hợp số liệu được thu thập đến khi được phân tích, bắt đầu bằng biên
tập số liệu. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích,
đánh giá thực trạng hoạt động công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa
bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Nhóm phương pháp tư duy logic:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Dữ liệu sau khi xử lý sẽ được phân tích
theo bảng, biểu đồ hoặc đồ thị, tùy nội dung đối tượng nghiên cứu. Với số liệu dạng
cơ cấu sẽ thể hiện trên nền biểu đồ, số liệu liệt kê sẽ thể hiện trên nội dung bảng đơn
hoặc bảng so sánh để thể hiện trực quan và logic vấn đề phân tích. Trên cơ sở đó
tiến hành phân tích làm rõ tình hình cũng như kết quả đạt được của cơng tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Phương pháp quy nạp: là phương pháp liên kết những hiện tượng riêng lẻ,
rời rạc, độc lập ngẫu nhiên để tìm ra quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ
những kinh nghiệm, hiểu biết về các sự vật riêng lẻ người ta đúc kết thành những
cái chung, cái tổng thể.
- Phương pháp suy diễn: là lập luận mà trong đó kết luận được rút ra từ các
sự kiện được biết trước, từ trường hợp tổng quát tới trường hợp cụ thể.
- Phương pháp loại suy: là lập luận từ các riêng đến cái riêng, rút ra kết luận
về một đặc điểm nào đó của sự vật nghiên cứu từ các đặc điểm của sự vật tương
đồng về tính chất.
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để sắp xếp các tri
thức khoa học trong quản lý đất đai nói chung và cơng tác bồi thường giải phóng
mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất nói riêng thành một hệ thống các cơ chế quản lý
có mối liên hệ ràng buộc với nhau.
Phần 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Nội dung nghiên cứu và kế hoạch thực hiện được phân chia theo từng nội
dung và vấn đề nghiên cứu với thời gian: từ tháng 08 năm 2023 đến tháng 12 năm
2023.
STT
Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
Thời gian
thực hiện
Nhiệm vụ 1: Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu.
Nội dung 1. Cơ sở lý luận quản lý đất đai.
1
Nội dung 2. Cơ sở pháp lý về thu hồi, bồi thường,
giải phóng mặt bằng.
Tháng 8-10/2023
Nội dung 3. Kinh nghiệm bồi thường giải phóng
mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất từ trước đến nay.
Nhiệm vụ 2. Thưc trang công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang.
Nội dung 1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội và
công tác quản lý đất đai liên quan.
2
Nội dung 2. Kết quả công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng trên địa bàn
Nội dung 3. Phân tích, đánh giá cơng tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Nội dung 4. Tổng hợp các vướng mắc, khó khăn.
Tháng 10-11/2023
Nhiệm vụ 3. Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi
thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã
3
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Nội dung 1. Giải pháp chung.
Nội dung 2. Giải pháp cụ thể.
Tháng 11-12/2023
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước CHXHCNVN (1992), Hiến pháp 1992;
2. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Đất đai 2013;
3. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
4. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
quy định về giá đất;
5. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
6. Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ
quy định về khung giá đất;
7. Thơng tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất;
8. Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang;
9. Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang; Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND Tiền Giang ngày 19/7/2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban
hành kèm theo Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tiền Giang;
10. Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tiền Giang ban hành quy định về Bảng giá các loại đất giai đoạn năm 20202024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
11. Quyết định số 04/2021/QĐ-UBND ngày 04/2/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang ban hành bảng đơn giá xây dựng nhà ở và vật kiến trúc thông dụng
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
12. Quyết định số 12/2021/QĐ-UBND ngày 18/6/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng và vật nuôi là
thủy sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
13. Niên giám thống kê năm 2021 của tỉnh Tiền Giang./.