TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BÁO CÁO MÔN HỌC
PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ỨNG DỤNG
Chuyên đề 9:
HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT?
TẬP QUÁN VÀ TÂM LÝ DÂN CƯ TRONG THU HỒI ĐẤT,
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. PHAN TRUNG HIỀN
TS. PHAN TRUNG HIỀN
NHÓM THỰC HIỆN:
NHÓM THỰC HIỆN:
Ngô Minh Hưởng
Ngô Minh Hưởng
M000547
M000547
Nguyễn Lê Hiếu Nghĩa
Nguyễn Lê Hiếu Nghĩa
M000552
M000552
Nguyễn Hoàng Nhuận
Nguyễn Hoàng Nhuận
M000556
M000556
Nguyễn Văn Phục
Nguyễn Văn Phục
M000560
M000560
NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Hỗ trợ là gì? Tại sao phải áp dụng hỗ trợ?
2. Hỗ trợ được quy định trong Luật như thế nào?
3. Đánh giá việc áp dụng các quy định về hỗ trợ?
4. Hình thức đang vướng mắc, thiếu hiệu quả phổ biến?
5. Tập quán và tâm lý dân cư trong thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.
6. Đề xuất giải pháp tương thích?
1. Hỗ trợ là gì? Tại sao phải áp dụng hỗ trợ?
1. Hỗ trợ là gì? Tại sao phải áp dụng hỗ trợ?
Theo Khoản 7, Điều 4, Luật đất đai năm 2003:
“Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh
phí để di dời đến địa điểm mới”.
Theo Phan Trung Hiền (2011):
Hỗ trợ (còn gọi là hộ trợ) là việc nhà nước thực hiện chính sách trợ
cấp đối với các đối tượng bị thu hồi đất nhằm giúp đỡ người dân ổn
định cuộc sống, việc làm, khắc phục những khó khăn – mà những khó
khăn đó có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc thu hồi đất.
Khác với bồi thường – có bản chất “tương xứng”, hộ trợ có bản chất
“giúp đỡ” nên mang nặng tính “chính sách.”
2.1. Các loại hỗ trợ
Theo Điều 17 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP các khoản hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi
đất ở;
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi
nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;
- Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn,
ao không được công nhận là đất ở;
- Hỗ trợ khác.
2. Hỗ trợ được quy định trong Luật như thế nào?
2. Hỗ trợ được quy định trong Luật như thế nào?
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
2.2.1. Hỗ trợ di chuyển: (Quy định cụ thể tại các khoản 1,2 và
3 Điều 18 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)
Hộ gia đình cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ
kinh phí để di chuyển, tháo dỡ hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà
2.2.2. Hỗ trợ tái định cư: (Quy định cụ thể tại các khoản 1,2
và 3 Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)
Hộ gia đình cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất thì được giao
đất ở hoặc nhà ở tái định cư, hỗ trợ một khoản tiền bằng suất
đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình.
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ (tt):
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ (tt):
2.2.3. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: (Quy định cụ
thể tại các khoản 1,2, 3, 4 và 5 Điều 20 Nghị định số
69/2009/NĐ-CP)
Thu hồi đất
nông nghiệp
đang sử dụng
(diện tích)
Không phải
di chuyển
chỗ ở
Di chuyển
chỗ ở
Di chuyển đến các
địa bàn có điều
kiện KT - XH khó
khăn hoặc đặc biệt
khó khăn
30% - 70% Hỗ trợ trong
6 tháng
Hỗ trợ trong
12 tháng
Hỗ trợ trong
24 tháng
>70% Hỗ trợ trong
12 tháng
Hỗ trợ trong
24 tháng
Hỗ trợ trong
36 tháng
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ (tt):
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ (tt):
2.2.4. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất
vườn, ao không được công nhận là đất ở: (Quy định cụ thể tại
các khoản 1,2 và 3 Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)
Hộ gia đình cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất thì ngoài việc được
bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn
được hỗ trợ bằng 30% - 70% giá đất của thửa đất đó.
Diện tích được hỗ trợ không quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa
phương
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ: (tt)
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ: (tt)
2.2.5. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:
(Quy định cụ thể tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định
số 69/2009/NĐ-CP) và Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày
26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ
giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu
hồi đất nông nghiệp:
Người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được
nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và miễn phí đào tạo cho một
khóa học
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ (tt):
2.2 Phương thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ (tt):
2.2.6. Hỗ trợ khác (Quy định cụ thể tại các khoản 1 và 2 Điều 23
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)
•
Trường hợp đặc biệt thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
•
Xem xét hỗ trợ phù hợp với thực tế của địa phương
3. Đánh giá việc áp dụng các quy định về hỗ trợ?
Việc đánh giá và áp dụng các quy định về hỗ trợ phải thông
qua các nguyên tắc bồi thường và hỗ trợ theo mục 3 điều 14
của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009.
- Khó khăn trong việc áp dụng đơn giá bồi thường.
- Các đơn giá đó lại không sát với giá thị trường trong điều kiện
tình hình giá cả vật tư, vật liệu tăng cao, giá nhân công trong xây dựng
thay đổi, việc áp dụng đơn giá bồi thường về nhà, công trình xây dựng
trên đất, một số cây trồng vật nuôi không còn phù hợp, nên trong quá
trình triển khai nảy sinh nhiều ý kiến, kiến nghị về giá đền bù tài sản vật
kiến trúc, một số cây trồng.
4.Hình thức đang vướng mắc, thiếu hiệu quả phổ biến?
4.Hình thức đang vướng mắc, thiếu hiệu quả phổ biến?(tt)
* Khó khăn về việc làm:
•
Trước khi bị thu hồi đất nghề nông đã thu hút phần lớn lực
lượng lao động thiếu việc làm ở nông thôn, phúc chốc họ thất
nghiệp, mất việc làm.
•
Khi chuyển đổi nghề nghiệp, công việc đòi hỏi mỗi người
nông dân cần phải thích ứng với cuộc sống mới, thực tế cho
thấy trước khi thực hiện dự án người nông dân chưa hiểu hết
về mức độ ảnh hưởng của việc bị thu hồi đất nông nghiệp, hoạt
động lao động nghề nghiệp của bản thân và gia đình, khi sử
dụng hết số tiền đền bù thì người dân mới thấy ảnh hưởng của
nó tới đời sống và việc làm.
•
Trước khi thực hiện dự án hầu như người dân không quan tâm,
chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng khi tư liệu sản xuất
không còn nửa, chưa chuẩn bị được việc làm mới, trong khi
chuyển đổi nghề mới thì người dân chưa quan tâm đến tay
nghề hay việc đào tạo của mình để có thể đáp ứng yêu cầu đòi
hỏi của công việc mới đó. Họ thường nghỉ tới những việc
trước mắt mà không nghỉ tới lâu dài.
•
Điều quan trọng hơn nửa là khi người dân được hỗ trợ đào tạo
việc làm thì đa phần họ chỉ nhận được chứng chỉ đào tạo nghề
mà không nhận được công việc ngay sau khi đào tạo.
4.Hình thức đang vướng mắc, thiếu hiệu quả phổ biến?(tt)
4.Hình thức đang vướng mắc, thiếu hiệu quả phổ biến?(tt)
•
Những hộ gia đình chính sách, đời sống họ đã khó khăn, sau
khi thu hồi đất của họ nếu không sớm giải quyết triệt để việc
làm cho họ ổn định cuộc sống thì họ sẽ gặp khó khăn nhiều
hơn, làm gánh nặng thêm cho xã hội.
•
Trình độ học vấn và độ tuổi: trình độ học vấn là yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm mới, và
độ tuổi ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của người nông dân
với thay đổi việc làm.
•
Thực tế cho thấy khi chuyển đổi nghề nghiệp người dân gặp
không ít khó khăn về vốn.
5. Tập quán và tâm lý dân cư trong thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Từ xưa người dân có tập quán sống liền canh liền cư
- Mồ mả ông bà phải có người chăm sóc
- Cho rằng việc bồi thường của Nhà nước là chưa thỏa đáng.
- Lo ngại con cháu họ sau này khi không còn đất.
- Người dân có tâm lý trông chờ so bì, những việc này khiến người
dân ấm ức, bất bình với chính sách đền bù vì họ cảm thấy không được
đối xử công bằng.
- Hoang mang, không biết sẽ di chuyển đi đâu
- Không biết nơi ở mới có bằng như nơi ở trước đây không
* Về những nhu cầu vật chất:
- Số tiền khi người dân nhận được cũng rất lớn so với cuộc sống họ
trước đây, nhu cầu về nhà ở và sinh hoạt ăn ở cũng tăng theo.
- Nhu cầu văn hóa tinh thần được thể hiện chủ yếu thông qua các
hoạt động như xem Tivi, thăm hàng xóm ,thăm bạn bè…
- Khi so sánh các mức độ trước và sau khi nhận được tiền bồi thường
có sự thay đổi tập hoán rõ rệt, người dân được di chuyển đến chổ ở
mới, mối quan hệ xã hội không còn như trước nửa.
5. Tập quán và tâm lý dân cư trong thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư(tt)
5. Tập quán và tâm lý dân cư trong thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư(tt)
- Đa phần họ không còn được ở gần với người thân, bàn bè,
hàng xóm,tình làng nghĩa xóm
- Người dân phải mất thời gian dài để có thể thích nghi với
môi trường sống mới.
* Mối quan hệ giữa người với người trong một gia đình:
Thực tế cho thấy có sự mâu thuẫn, va chạm, mà trước kia không có
do các thành viên này điều mong muốn được sở hữu số tiền có được
do đền bù, sự phân chia tài sản, va chạm trong tình trạng thiếu việc
làm không thu nhập, đố kỵ với hàng xóm phân biệt đối sử giàu và
nghèo, ảnh hưởng tiêu cực khi hình thức kinh doanh khác nhau.
5. Tập quán và tâm lý dân cư trong thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (tt)
6. Đề xuất giải pháp tương thích:
6. Đề xuất giải pháp tương thích:
- Bố trí đủ, kịp thời kinh phí bồi thường, hỗ trợ để chi trả cho người
bị thu hồi đất.
- Giải quyết đơn thư khiếu nại, kiến nghị của người dân về bồi
thường, giải phóng mặt bằng một cách kịp thời
- Tuyên truyền các chính sách pháp luật, các văn bản chỉ đạo của
tỉnh để nhân dân hiểu rõ
- Thực hiện quy chế dân chủ, kịp thời nắm bắt những tư tưởng của
nhân dân, để tạo sự đồng thuận thống nhất giữa chính quyền và nhân
dân.
6. Đề xuất giải pháp tương thích (tt):
6. Đề xuất giải pháp tương thích (tt):
- Có biện pháp hỗ trợ đào tạo chuyển đổi việc làm và giải quyết
việc làm cho người dân
- Cần phối hợp các doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra việc làm
cho người dân được hỗ trợ.