BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÀ QUANG THƯỞNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU
NÂNG CAO NĂNG SUẤT GIỐNG VẢI CHÍN SỚM PH40
Ở VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP
Hà Nội - 2023
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ QUANG THƯỞNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU
NÂNG CAO NĂNG SUẤT GIỐNG VẢI CHÍN SỚM PH40
Ở VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số: 9620110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS TS Vũ Mạnh Hải
2. TS Nguyễn Hữu La
Hà Nội - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao
năng suất vải chín sớm PH40 ở vùng miền núi phía Bắc” chuyên ngành Khoa
học cây trồng, mã số 9620110 là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án đã
sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thơng tin trích
dẫn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ hoặc công bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên
cứu nào để nhận học vị.
Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm 2023
Tác giả luận án
Hà Quang Thưởng
ii
LỜI CẢM ƠN
Cơng trình nghiên cứu “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu
nâng cao năng suất vải chín sớm PH40 ở vùng miền núi phía Bắc”, được thực
hiện từ năm 2016 – 2023.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, đồng nghiệp, các cán bộ,
các hộ nông dân tại địa phương mà đề tài triển khai.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các thầy cô trong Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam; Ban Thông tin và Đào tạo; Ban Khoa học và Hợp tác
Quốc tế; Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc; Tôi cũng
xin được chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả, … đã tạo điều kiện về vật chất và thời
gian để tơi hồn thành luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn GS.TS Vũ
Mạnh Hải và TS. Nguyễn Hữu La đã chỉ bảo, giúp đỡ tơi tận tình trong suốt q
trình thực hiện và hồn thành luận án này.
Xin được nói lời biết ơn đến gia đình, người thân trong gia đình đã động
viên, hỗ trợ mọi mặt cho tơi trong q trình hồn thành luận án.
Phú Thọ, ngày …. tháng … năm 2023
Tác giả luận án
Hà Quang Thưởng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................. xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................................... 4
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về cây vải.................................... 5
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại vải ......................................................................... 5
2.1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây vải ......................................................... 5
2.1.1.2. Phân loại cây vải và các giống vải hiện có .......................................... 5
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và Việt Nam ................ 11
2.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới ................................. 11
2.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Việt Nam................................... 14
2.1.3. Đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái cây vải ...... 15
2.1.3.1. Đặc điểm hình thái cây vải .................................................................. 15
2.1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây vải ............................................ 18
2.1.2.3. Yêu cầu sinh thái của cây vải .............................................................. 23
2.1.4. Tác động của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng
quả vải ....................................................................................................... 27
iv
2.1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển hoa ................... 27
2.1.4.2. Một số biện pháp kỹ thuật tác động đến quá trình ra hoa, đậu quả ... 29
2.1.5. Vấn đề thay đổi giống trong sản xuất bằng phương pháp ghép cải tạo ..... 35
2.1.6. Tình hình sâu bệnh hại vải ..................................................................... 36
2.2. Những nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu và các vấn đề giải quyết của đề tài. .....37
Chương II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 39
2.1. Vật liệu nghiên cứu ..........................................................................................................39
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................39
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nơng sinh học giống vải chín sớm PH40 ............ 39
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thúc đẩy sự ra hoa vải chín sớm
PH40 ......................................................................................................... 39
2.2.3. Ứng dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài trên giống vải chín sớm
PH40 ......................................................................................................... 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................40
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm nông sinh học ................................ 40
2.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng thích ứng của giống vải chín sớm PH40
khi ghép trên một số giống vải phổ biến vùng miền núi phía Bắc. .......... 44
2.3.3. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại ........................................................ 45
2.3.4. Phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ C/N đến khả năng ra hoa,
đậu quả vải chín sớm PH40 ...................................................................... 46
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón MKP qua lá đến khả
năng ra hoa, đậu quả vải chín sớm PH40. ................................................ 47
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến khả
năng ra hoa, đậu quả vải chín sớm PH40. ................................................ 48
2.3.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả
năng ra hoa, đậu quả vải chín sớm PH40. ................................................ 49
2.3.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón qua rễ đến năng suất vải
chín sớm PH40 ......................................................................................... 49
2.3.9. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất
vải chín sớm PH40.................................................................................... 51
2.3.10. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Bo đến năng suất
v
vải chín sớm PH40.................................................................................... 52
2.3.11. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân mới đến
năng suất vải chín sớm PH40 ................................................................... 53
2.3.12. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất vải chín
sớm PH40 ................................................................................................. 53
2.3.13. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp phịng trừ sâu, bệnh hại
đến năng suất vải chín sớm PH40. ........................................................... 54
3.3.13.2. Hiệu lực phịng trừ bọ xít hại vải chín sớm PH40 của một số loại
thuốc trừ sâu ....................................................................................................... 55
3.3.14. Phương pháp ứng dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài trên
giống vải chín sớm PH40 ......................................................................... 56
2.3.15. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 57
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 58
3.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học giống vải chín sớm PH40................................58
3.1.1. Nguồn gốc giống vải chín sớm PH40 .................................................... 58
3.1.2. Đặc điểm nơng sinh học giống vải chín sớm PH40 .............................. 60
3.1.2.1. Đặc điểm hình thái giống vải chín sớm PH40.................................... 60
3.1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển giống vải chín sớm PH40 ............. 62
3.1.3. Mối quan hệ di truyền giữa giống vải chín sớm PH40 với một số giống
vải hiện có ở Việt Nam ............................................................................. 69
3.1.4. Khả năng thích ứng của giống vải chín sớm PH40 khi ghép trên một số
giống vải phổ biến vùng miền núi phía Bắc ............................................. 75
3.1.4.1. Tỷ lệ bật mầm sau ghép cải tạo .......................................................... 75
3.1.4.2. Khả năng sinh trưởng của cành ghép cải tạo ...................................... 76
3.1.4.3 Khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất vải PH40 khi ghép cải tạo ... 78
3.1.5. Tình hình sâu, bệnh hại chính trên giống vải chín sớm PH40............... 79
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất vải chín sớm PH40.....81
3.2.1. Mối quan hệ giữa tỷ lệ C/N trong lá với khả năng ra hoa của giống vải
chín sớm PH40 ......................................................................................... 81
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón MKP qua lá đến khả năng ra hoa đậu quả vải
vi
chín sớm PH40 ......................................................................................... 83
3.2.3. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến khả năng ra hoa, đậu quả vải
chín sớm PH40 ......................................................................................... 84
3.2.4. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng ra hoa,
đậu quả vải chín sớm PH40 ...................................................................... 90
3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón qua rễ đến năng suất vải chín sớm
PH40 ......................................................................................................... 94
3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất vải chín sớm PH40 ... 102
3.2.7. Ảnh hưởng của liều lượng Bo bổ sung qua lá đến năng suất vải chín
sớm PH40 ............................................................................................... 103
3.2.8. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân mới đến năng suất và chất lượng quả
vải chín sớm PH40.................................................................................. 105
3.2.9. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến năng suất, chất
lượng vải chín sớm PH40 ....................................................................... 111
3.2.10. Ảnh hưởng của một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại đến năng
suất vải chín sớm PH40 .......................................................................... 117
3.2.10.1. Hiệu lực phịng trừ sâu đục quả trên giống vải chín sớm PH40 của
một số loại thuốc trừ sâu .................................................................................117
3.2.10.2. Hiệu lực phòng trừ bọ xít hại vải giống vải chín sớm PH40 của một
số loại thuốc trừ sâu .........................................................................................119
3.3. Ứng dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài trên giống vải chín sớm PH40...120
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 124
Kết luận ...................................................................................................................................124
Đề nghị ....................................................................................................................................125
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 127
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA....................................... 135
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................ 139
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1.1
Tên bảng
Trang
Các giống vải chính trồng ở các nước
8
1.2
Mức độ thích nghi của cây vải thiều đối với đất đai
24
1.3
Mối quan hệ giữa năng suất vải với một số yếu tố khí tượng
26
3.1
Đặc điểm cảm quan giống vải chín sớm PH40
60
3.2
Đặc điểm lá, hoa, quả của giống vải chín sớm PH40
61
3.3
Thời gian ra lộc thời kỳ kiến thiết cơ bản
63
3.4
Đặc điểm ra lộc thời kỳ sản xuất kinh doanh
64
3.5
Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc giống vải chín sớm PH40
65
3.6
Đặc điểm sinh trưởng giống vải chín sớm PH40
67
3.7
Một số chỉ tiêu về hoa và năng suất giống vải chín sớm PH40
68
3.8
Số băng và hệ số PIC của các mồi SSR và ScoT
73
3.9
Hệ số tương đồng di truyền của 5 giống vải
74
3.10 Tỷ lệ bật mầm ghép cải tạo giống vải chín sớm PH40
76
3.11 Đặc điểm sinh trưởng lộc hè cành ghép cải tạo
77
3.12 Đặc điểm sinh trưởng lộc thu sau ghép cải tạo
78
3.13 Đặc điểm ra hoa, đậu quả, năng suất vải chín sớm PH40
sau ghép cải tạo 1 năm
3.14 Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại giống Vải chín sớm PH40
3.15 Ảnh hưởng của mức độ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N trong lá và
khả năng ra hoa của giống vải chín sớm PH40
3.16 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá MKP đến khả năng ra
hoa, đậu quả giống vải chín sớm PH40
3.17 Ảnh hưởng của các biện pháp khoanh vỏ khác nhau đến khả
năng ra hoa của giống vải PH40
3.18 Ảnh hưởng của số lần và thời điểm khoanh vỏ đến thành phần
79
80
82
83
86
88
viii
các loại hoa và tỷ lệ đậu quả của giống vải PH40
3.19 Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống vải PH40
3.20 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng Ethrel
và Paclobutrazol đến tỷ lệ đậu quả giống vải chín sớm PH40
3.21 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến thời gian ra lộc thu
3.22 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng lộc thu
giống vải sớm PH40
3.23 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng ra hoa, đậu
quả giống vải chín sớm PH40
3.24 Ảnh hưởng của mức phân bón đến năng suất quả giống vải
chín sớm PH40
3.25 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến các chỉ tiêu sinh hóa
quả giống vải chín sớm PH40
3.26 Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất vải chín sớm PH40
3.27 Ảnh hưởng của liều lượng axit boric (H3BO3) đến khả năng
ra hoa, đậu quả giống vải chín sớm PH40
3.28 Ảnh hưởng của phương pháp bón đến thời gian ra lộc thu
3.29 Ảnh hưởng của phương pháp bón đến chất lượng lộc thu
3.30 Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đến năng suất quả giống vải chín
sớm PH40
3.31 Hiệu quả chênh lệch chi phí lao động kỹ thuật bón mới
3.32 Ảnh hưởng của cơng thức cắt tỉa đến thời gian ra lộc thu
giống vải chín sớm PH40
3.33 Ảnh hưởng của công thức cắt tỉa đến sinh trưởng của cành lộc
thu
3.34 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quả
giống vải chín sớm PH40
3.35 Ảnh hưởng biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống vải chín sớm PH40
89
91
95
96
98
99
101
102
104
106
107
108
110
112
113
114
116
ix
3.36 Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đến tỷ lệ quả bị hại
118
3.37 Hiệu quả phòng trừ bọ xít của một số loại thuốc trừ sâu
120
3.38 Kết quả xây dựng mơ hình thâm canh cho giống vải PH40
giai đoạn kinh doanh
3.39 Hiệu quả kinh tế của mô hình thâm canh giống vải PH40 khi
áp dụng kỹ thuật mới
121
122
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
3.1
Tên hình
Trang
Sơ đồ tuyển chọn giống vải chín sớm PH40
58
3.2
Biểu đồ sinh trưởng các đợt lộc trong năm của giống vải chín
sớm PH40
66
3.3
Điện di ADN tách chiết từ 5 mẫu lá vải trên gel agarose
70
3.4
Kết quả điện di sản phẩm SSR-PCR và LMLY10
71
3.5
Kết quả điện di sản phẩm PCR với mồi ScoT47 ở 5 giống vải
71
3.6
Kết quả điện di sản phẩm PCR với mồi ScoT48 và ScoT55 .............................
72
3.7
Sơ đồ dạng cây về quan hệ di truyền của 5 giống vải
74
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT
Công thức
ĐTST
Điều tiết sinh trưởng
FAO
Food and Agriculture Organization: Tổ chức Nông lương thế giới
GA
Gibberellic Axit
GS
Giáo sư
TS, ThS
Tiến sĩ, Thạc sĩ
IPGRI
International Plant Genetics Resources Institute: Viện Tài
nguyên Di truyền thực vật quốc tế
NN
Nông nghiệp
PTNT
Phát triển Nông thôn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây vải (Litchi chinensis Sonn,) thuộc họ Bồ hịn (Sapindaceae), có
nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Hiện nay, Trung
Quốc là nước có sản lượng và xuất khẩu đứng đầu thế giới, tiếp theo là Ấn Độ
và Việt Nam (xếp ở vị trí thứ 3 chiếm 10% tổng sản lượng) cùng một số
nước khác như Madagascar, Đài Loan, Thái Lan, …..
Ở nước ta, vải được coi là loại cây có vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế quốc gia. Cho đến hiện tại, diện tích trồng vải ở Việt Nam tập trung ở
một số ít địa phương, với tổng diện tích 58,3 nghìn ha. Trong đó, Bắc Giang
có diện tích lớn nhất với 28.300 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (vải chín
sớm 60.000 tấn, vải thiều chính vụ 120.000 tấn) ; Tiếp đến là Hải Dương diện
tích 9.000 ha, sản lượng ước đạt 60.000 tấn (vải chín sớm gần 25.000 tấn; vải
thiều chính vụ gần 35.000 tấn) ; Các tỉnh có diện tích trồng đáng kể tiếp theo
là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc … (Bộ Nơng nghiệp và
PTNT, 2022).
Vùng trung du miền núi phía Bắc có lợi thế về khí hậu, đất đai và nguồn
lao động cho việc phát triển một số chủng loại cây ăn quả, mang lại nguồn thu
nhập khá ổn định cho người dân ở nhiều địa phương. Trong đó, cây vải ngồi
các địa phương đã phát triển truyền thống, cịn có thể phát triển ở một số địa
phương khác như: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang ….
Sản xuất vải hiện tại ở Việt Nam, giống vải thiều Thanh Hà chiếm vai trò
chủ đạo với trên 80% tổng diện tích, các giống chín sớm chiếm khoảng 20%,
giống chín muộn có tỷ lệ khơng đáng kể. Giống vải thiều Thanh Hà có thời
gian thu hoạch ngắn, tập trung trong vịng 30 - 45 ngày, từ đầu tháng 6, đến
cuối tháng 7 hàng năm, trong khi công nghệ bảo quản quả tươi và chế biến
2
chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn, gây nên áp lực lớn cho việc tiêu thụ quả
tươi, làm giảm giá trị thương mại và thu nhập của người sản xuất.
Để giải quyết vấn đề này, một số giống vải chín sớm đã được bổ sung
vào cơ cấu mùa vụ, như : vải Phúc Hịa, vải Bình Khê, vải chín sớm Hùng
Long, … song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trong vùng. Việc
chọn tạo bổ sung giống vải chín sớm có năng suất và chất lượng tốt, nhằm rải
vụ thu hoạch, đa dạng sản phẩm quả, nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất,
trong bối cảnh trên có ý nghĩa rất quan trọng. Theo hướng tiếp cận đó, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành tuyển
chọn từ sản xuất giống vải chín sớm PH40, với những ưu điểm: chín sớm, quả
to, tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt …
Là một giống cây trồng mới, việc mô tả đầy đủ các đặc điểm hình thái,
đặc điểm sinh trưởng và phát triển làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu
tiếp theo và là nền tảng để xây dựng và hồn thiện quy trình thâm canh bền
vững có ý nghĩa rất quan trọng.
Mặt khác, ngoài những ưu điểm, giống vải chín sớm PH40 cũng cịn tồn
tại một số nhược điểm, trong đó có sự thiếu ổn định khả năng ra hoa ở những
điều kiện thời tiết bất thuận. Nên nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng các chất
tích lũy ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả và một số biện pháp kỹ thuật
ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, đậu quả là một trong những việc cần thiết.
Đề tài : Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao năng
suất giống vải chín sớm PH40 ở Vùng miền núi phía Bắc, góp phần đáp ứng
được các vấn đề nêu trên.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học trong mối quan hệ đến sinh thái
vùng trồng và một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm cải thiện khả năng ra
3
hoa và ổn định năng suất giống vải chín sớm PH40, góp phần bổ sung giống
mới cho sản xuât và nâng cao thu nhập cho người trồng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học : Xây dựng cơ sở khoa học về các đặc điểm nông
sinh học, mối quan hệ giữa tỷ lệ C/N đến khả năng ra hoa, đồng thời bổ sung
dẫn liệu có cơ sở khoa học về tác động của các biện pháp kỹ thuật đến q
trình phân hóa mầm hoa, cải thiện tỷ lệ đậu và tình trạng phát triển quả cũng
như năng suất giống vải chín sớm PH40 nói riêng và cây vải nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn : Góp thêm nguồn tư liệu phục vụ cho công tác quy
hoạch, xác định vùng sinh thái phù hợp để phát triển bền vững giống vải chín
sớm PH40, bổ sung vào quy trình thâm canh cây vải một số biện pháp kỹ
thuật thúc đẩy khả năng ra hoa, đậu quả và cải thiện năng suất giống vải chín
sớm PH40, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ở một số địa phương vùng
trung du miền núi phía Bắc
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống vải chín sớm PH40.
- Các chất điều tiết sinh trưởng, phân bón lá đa, trung, vi lượng …
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Một số địa phương Vùng trung du miền núi
phía Bắc, gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang;
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ năm 2016 đến 2020.
- Giới hạn nghiên cứu: Các nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc mơ
tả đặc điểm hình thái, theo dõi các động thái vật hậu của giống, mức độ ảnh
hưởng của yếu tố C và N đến khả năng ra hoa, các biện pháp kỹ thuật xử lý ra
hoa và thời điểm thực hiện phù hợp với giống, công thức phân bón phù hợp,
kỹ thuật bón phân mới, sâu bệnh hại chính và loại thuốc phịng trừ hiệu quả.
4
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận án là cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống và tương đối tồn
diện về các đặc tính nơng sinh học nguồn gen bản địa mới đang rất có triển
vọng – giống vải chín sớm PH40 trong mối quan hệ di truyền với một số
giống đang có mặt trong sản xuất như giống Hùng Long, giống Thiều Thanh
Hà, Thiều Phú Thọ, U Hồng, vừa làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng quy
trình canh tác hợp lý tại các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, vừa là
nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho các nghiên cứu sâu hơn trên đối tượng
cây vải nói chung.
- Kết quả nghiên cứu về hàm lượng carbonhydrat tổng số (C) và đạm
tổng số (N) cùng với tỷ lệ C/N trong lá ở cây trưởng thành trong mối tương
quan với khả năng ra hoa của giống vải chín sớm PH40 góp phần mở ra
hướng đi nhằm khắc phục hiện tượng ra hoa, quả không ổn định vốn đang là
một trở ngại rất đáng kể ở các vùng trồng vải, nhất là với những giống có yêu
cầu sinh thái khắt khe trong những năm điều kiện thời tiết không thuận lợi.
- Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật áp dụng trên giống vải chín sớm
PH40 trong giai đoạn mang quả bao gồm quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch
hại, các tác động cơ giới... tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện quy
trình thâm canh giống vải chín sớm PH40, giúp cho đội ngũ chỉ đạo kỹ thuật
cũng như người trồng sản xuất bền vững và có hiệu quả giống vải PH40.
5
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về cây vải
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại vải
2.1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây vải
Cây vải, tên khoa học Litchi chinenis Sonn. (Nephelium Litchi Cambess), có xuất xứ được
cho là nằm giữa vĩ độ 230 và 270 trong vùng cận nhiệt đới của miền Nam Trung Quốc và
Bắc Việt Nam. Ngày nay, vải được trồng nhiều ở các nước nằm trong phạm vi vĩ độ 200-300 Bắc và
vùng cận nhiệt đới, việc di thực đến các vùng trồng khác được bắt đầu từ thế kỷ 17.
Hơn 95% diện tích trồng vải trên thế giới nằm ở phía Bắc bán cầu, trong đó Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan là những nước sản xuất chính. Ở phía Nam bán cầu, các nước
có diện tích trồng vải tương đối nhiều là Madagascar, Nam Phi và Úc, Một số nước
như Bangladesh, Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Israel, Mỹ, Brazil, Mexico, Quần
đảo Canary, Mauritius, Zimbabwe và Mozambique cũng có trồng vải nhưng diện tích và
sản lượng ít hơn (Mitra và cs, 2010; Cronje, 2013).
2.1.1.2. Phân loại cây vải và các giống vải hiện cóa) Phân loại vải:
Theo Hoàng Thị Sản (2003), Panday và cs (1989); Schaffer (1994), cây vải (Litchi
chinensis Sonn.) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), bộ Bồ hòn (Sapindales), phân lớp
hoa hồng (Rosidae). Họ Bồ hịn có trên 150 chi, với khoảng 2.000 lồi được phân bố ở vùng
nhiệt đới và Á nhiệt đới, chủ yếu tập trung ở vùng Châu Á và một số ít lồi thuộc Nam Mỹ, Châu Phi
và châu Úc.
Vải có 3 lồi phụ:
- Litchi chinensis: lồi này tập trung các giống vải thương mại ngày nay có nguồn gốc từ
miền Nam Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng trên
6
100 giống trong đó có 15 giống thương mại quan trọng, Ấn Độ có khoảng trên 50 giống,
Thái Lan trên 20 giống, Australia có trên 40 giống… (Bosse và cs, 2001).
- Litchi philippinensis: được trồng nhiều ở Philippines và Papua New Guinea trên
những vùng núi cao, cây sinh trưởng tốt, tán lá rậm rạp mầu xanh sẫm, quả nhỏ hình ô van, vỏ quả dày,
gai quả nhọn, hạt to dài, cùi chỉ là một lớp mỏng bao quanh hạt, ăn có vị chua và chát.
- Litchi javenensis: lồi phụ này có nguồn gốc từ Malay Peninsula, Indonesia,
Trung Quốc, West Java và Đơng Nam Á, có đặc điểm quả nhỏ, hạt to, gai dài và ăn có vị chua.
Trong nghiên cứu nơng học nói chung, người ta thường phân biệt kiểu gen của các
loài dựa trên hệ thống các đặc điểm vế hình thái (Menzel và cs., 2005). Tuy nhiên, kiểu hình của cây
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mơi trường (Anuntalabhochai và cs., 2002), do đó, đặc điểm hình thái
không phải lúc nào cũng là chỉ thị tốt để phân biệt kiểu gen. Hơn nữa, có sự nhầm lẫn phổ biến ở
những giống vải chỉ được xác định dựa vào các đặc điểm hình thái của chúng (Degani và cs., 2003).
Bởi lẽ, ở những địa điểm khác nhau, cùng một giống có thể có tên gọi khác nhau và các giống khác
nhau có thể có cùng tên. Điều này dẫn đến những khó khăn cho việc xác định giống chuẩn phục vụ
cho công tác chọn tạo giống. Kết quả là, một số nghiên cứu đã sử dụng các chỉ thị phân tử để phân
biệt kiểu gen ở loài vải (Viruel và cs, 2004; Liu và cs, 2005; Madhou và cs., 2010).
b)
Các giống vải trên thế giới, Việt Nam:
i)
Giống vải trên thế giới:
Người ta ước tính có khoảng 600 giống vải có sẵn trên thế giới. Trong đó hơn 400 giống vải
có mặt ở Trung Quốc.
7
Dựa vào chất lượng quả, phân thành 2 nhóm: nhóm có cùi nhão ướt và nhóm có cùi
ráo, khơ.
Dựa vào thời vụ thu hoạch, phân thành 3 nhóm: Nhóm chín sớm, nhóm chính vụ và nhóm
chín muộn.
Dựa vào mục đích nghiên cứu, chọn giống, chia thành 3 nhóm: Nhóm giống
thương mại, nhóm gen bản địa và nhóm có gen quý hiếm.
Dẫn theo Mitra S.K và Pan J (2020), các giống vải trong nhóm thương mại do từng
quốc gia căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mình để xác định và
tập trung sản xuất với các chính sách thể chế ưu tiên riêng. Trong đó:
Trung Quốc: Có hơn 400 giống được trồng trọt nhưng chỉ có khoảng hơn chục
giống quan trọng đang được phát triển phục vụ mục tiêu mặt thương mại, trong đó tỉnh Quảng
Đơng có các giống: 'Baila', 'Baitangying', 'Heiye', 'Feizixiao', 'Guiwei', 'Numomici' và 'Huaizhi',
tỉnh Hải Nam, Quảng Đơng và Quảng Tây có 'Feizixiao' được trồng khá phổ biến, thời vụ thu hoạch
kéo dài khoảng 70 ngày từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 7 (Chen và Huang, 2014). Ở tỉnh
Phúc Kiến, giống 'Lanzhu' chiếm vai trò chủ đạo, được coi là giống quan trọng nhất trong sản xuất
(Chen và Huang, 2000).
Ấn Độ:
Có khoảng 50 giống đã được xác định, trong đó 'Shahi', 'Bombai',
'Trung Quốc', ‘Rose Scented’, 'Dehradun' ('Hoa hồng Dehra'), 'Muzaffarpur' và 'Calcutta'
('Calcuttia') là những giống có nhiều ưu thế (Mitra và Dutta, 2005). Giống phổ biến nhất ở
bắc Bihar và Jharkhand là 'Shahi'. 'Bombai' quan trọng về mặt thương mại ở Tây
Bengal trong khi 'Rose Scented' chủ yếu được trồng ở Uttarakhand và Uttar Pradesh.
Úc: Các giống vải Úc bao gồm 'Bosworth 3' (B3) còn được gọi là 'Kwai Mai Pink', 'Tai
So', 'Fay Zee Siu' ('Feizixiao'), 'Salathiel', 'Souey Tung', 'Wai Chee', 'Kaimana', 'Sah Keng', ….
Với sự ra đời của các giống cây đậu quả
8
sớm và muộn và các vùng sản xuất rộng rãi, được thu hoạch từ tháng 10 ở miền Bắc
Queensland đến đầu tháng 4 ở miền Bắc New Phía Nam xứ Wales.
Ở Nam Phi: Các giống trồng nổi bật là 'Mauritius' ('Tai So', 89,8%) và 'Mclean's Red'
('Madras', 6,4%). Các giống cây trồng khác là 'Third Month Red', 'Early Delight', 'Fay
Zee Siu' ('Feizixiao') và 'Wai Chee' (Begemann, 2014).
Madagascar: Mauritius là giống vải thương mại duy nhất được trồng ở Madagascar
(Wermund và cs, 2014).
Ở Thái Lan: Các giống chính được trồng là Haak Yip, Taiso, Wai Chee (vốn có nguồn gốc
từ Trung Quốc với tên địa phương là Baidum, Hong Huey và Kim Cheng). Các giống vải trồng của
Thái Lan được phân thành 2 nhóm:nhóm vải Nhiệt đới và nhóm vải Á nhiệt đới. Nhóm vải
Nhiệt đới trồng có tính thương mại, thích hợp ở các tỉnh vùng miền Trung Thái Lan có các tháng
mùa đơng ấm áp. Có khoảng 20 giống thuộc nhóm này; nhóm vải Á nhiệt đới được trồng chủ yếu
ở các tỉnh vùng Bắc Thái Lan nơi có mùa đơng mát mẻ hơn. Có khoảng 10 giống
thuộc nhóm này. Giống Kom được coi là giống quan trọng của nhóm vải Nhiệt đới,
giống Hong Huay là giống chủ đạo của vùng Á nhiệt đới (Anupunt và Sukhvibul,
2003), (Chinawat và Suranant, 2000).
Bảng 1.1. trình bày các giống vải chính được trồng ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế
giới.
Bảng 1.1. Các giống vải chính trồng ở các nước
Nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Giống
Baila, Baitangying,Feizixiao, Heiye,Guiwei, Nuomici,
Huaizhi
Shahi, China, Bombai, Rose Scented, Bedana
9
Vietnam
Thái Lan
Trang Cat, Yang Anh, Vai Do, Thiew Thank Ha, Phu Ho,
Wai Chee
Khom, Cho Rakam, Haeo, Chin Lek, Hong Huai,
Chakkraphat
Kwai Mai Pink, Tai So, FayZeeSiu, Salathiel, WaiChee,
Úc
Kaimana
Bangladesh
Bombai, Muzaffarpur, Bedana, China 3
Indonesia
Local selections
Philipin
Sinco, Tai So, ULPB Red
Nam Phi
Israel
Madagascar,
Mauritius và Reunion
Mauritius, McLean’s Red, Third Month Red, Early
Delight, Wai Chee
Mauritius, Hong Long, Brewster, Kaimana, Wai Chee,
Yellow Red
Mauritius
Florida, Hoa Kỳ
Mauritius, Brewster
Brazil
Bengal
ii) Giống vải ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, các tập đoàn nguồn gen vải được lữu giữ ở các cơ sở
nghiên cứu miền Bắc (Viện Nghiên cứu Rau quả, Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Rau hoa quả), có khoảng gần 40 giống các loại, bao gồm các nguồn
gen thu thập trong nước và nhập nội.
Phân chia một cách tương đối theo thời gian thu hoạch quả, các giống
vải nước ta có thể được phân thành 3 nhóm chính (Trần Thế Tục,1998):
- Nhóm vải chín sớm: Bao gồm các giống vải có thời gian chín từ 5/5
đến 30/5 hàng năm trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Đặc điểm
10
chung của nhóm vải này là: chùm hoa có phủ một lớp lơng thưa màu nâu, khối lượng
trung bình quả đạt 30 - 40g, tỷ lệ phần ăn được 65 - 72%, quả hình tim hay hình trứng, vỏ quả khi
chín có màu xanh vàng hay đỏ sẫm, ăn có vị ngọt, hơi chua. Nhìn chung, các giống vải chin sớm
thường có năng suất khá cao, có khả năng thích ứng rộng hơn các giống chính vụ và chín muộn. Một
số giống thuộc nhóm này là: Hùng Long, Yên Hưng, n Phú, Phúc Hồ, Bình Khê.
- Nhóm vải chính vụ: là các giống vải có thời gian chín tập trung trong khoảng từ
1/6 đến 30/6 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam với một số đặc trưng: chùm hoa có phủ lớp
lơng màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt 18 - 25g, tỷ lệ phần ăn được 68 - 82%, quả hình
cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi, ăn có vị ngọt thanh, cùi ráo, vị thơm, năng suất khá cao, ổn định.
Các giống thuộc nhóm này là: Thiều Thanh Hà, Thiều Phú Hộ, Thiều Lục Ngạn.
- Nhóm vải chín muộn: Cho đến hiện tại, nước ta chưa có giống vải chính muộn mà chỉ mới
phát hiện được một số dịng có thời gian chín trong khoảng thời gian từ 30/6 đến 10/7 trong điều kiện
các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Một số đặc điểm nổi bật của các dịng này là: chùm hoa có phủ lớp lơng
thưa, màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt từ 25 - 35g, tỷ lệ phần ăn được đạt 66 - 75%, quả
hình tim hoặc hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vị ngọt, năng suất
đạt xấp xỉ các giống vải chính vụ, ít có hiện tượng ra quả cách năm. Các dịng vải thuộc
nhóm
này chủ yếu được phát hiện tại Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang).
iii) Giống vải chín sớm PH40:
Giống vải chín sớm PH40, được chọn lọc qua sản xuất, nhiều khả năng là một biến chủng
của giống vải Thiều Phú Hộ trồng từ hạt tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Giống sinh
trưởng rất khỏe, quả hình tim, màu đỏ
11
nhung, khối lượng quả lớn (50 – 55 g/quả), năng suất trung bình 19,5 tấn/ha, chất lượng tốt và đặc
biệt là thời gian thu quả sớm hơn đáng kể so với giống Phú Hộ ban đầu (15 – 25/5).
Nhược điểm của giống vải PH40: ra hoa đậu quả chưa ổn định ở các năm có điều kiện thời tiết
khơng thuận lợi (nắng ấm hoặc mưa nhiều về mùa Thu và mùa Đơng). Tuy nhiên, có thể khắc phục
bằng cách tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý.
Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản xuất thử cho
các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc tại Quyết định Số:2871/QĐ-BNN-TT ngày 12
tháng 7 năm 2016, và cơng nhận giống chính thức tại Quyết định số 5070/QĐ-BNN-TT, ngày
31 tháng 12 năm 2019.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới
Quả vải thương mại được sản xuất ở khoảng 30 nước trên thế giới, song tập trung chủ
yếu là ở các nước Châu Á (Bắc bán cầu). Tuy nhiên, một số năm trở lại đây một số
nước ở Nam bán cầu cũng chú ý đến phát triển diện tích sản xuất loại quả này, trong
đó điển hình là Madagascar sản xuất được hơn 100.000 tấn (2014); Nam Phi, năm 2018
đã sản xuất được 11.000 tấn (S.K. Mitral và J.Pan, 2020).
Thời vụ thụ hoạch trong năm có sự thay đổi theo vĩ độ, ở Bắc bán cầu, mùa thu hoạch
vải chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7, trong khi mùa vụ thu hoạch ở phía Nam bán cầu
nằm trong khoảng từ giữa tháng 11 đến tháng 2 năm sau (S.K. Mitral và J. Pan, 2019).
Theo Mitra S.K and Pan J (2020) Diện tích trồng vải trên thế giới có sự tăng giảm theo từng
thời kỳ khác nhau.
- Trung Quốc: Trung Quốc là nước sản xuất vải lớn nhất thế giới với tổng sản
lượng là 2,05 triệu tấn từ 530 nghìn ha vào năm 2017 (Faming
12
Zhang, Viện cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Vân Nam, 2019). Trung Quốc sản
xuất 80% sản lượng thế giới, trong đó tỉnh Quảng Đơng sản xuất 50% tổng sản lượng
của Trung Quốc. Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải Nam và các tỉnh phía Nam khác là
những nơi sản xuất vải lớn. Sản lượng vải ở Trung Quốc tăng từ 1,70 triệu tấn năm 2007 lên 2,05 triệu
tấn năm 2017 trong khi tổng diện tích giảm từ 559,3 xuống 530,0 nghìn ha trong cùng kỳ,
cho thấy năng suất tăng từ 3,04 lên 3,87 tấn ha trong 10 năm.
- Ấn Độ: Ấn Độ là nước sản xuất vải lớn thứ hai trên thế giới. Diện tích trồng đến năm
2019 là 93.000 ha, trải ra ở 18 bang (M. Kumar và P.K. Ray, 2020). Sản lượng vải ở Ấn Độ đã
được tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, với sản lượng tăng từ 474 nghìn tấn năm
2002 lên 570 nghìn tấn năm 2018. Năng suất cũng tăng từ 6,10 lên 7,34 tấn ha trong cùng
kỳ. Ở Ấn Độ, vải được trồng chính ở phía bắc Bihar (75%), Tây Bengal, Tripura, Assam,
Uttarakhand, Uttar Pradesh, Punjab, Orissa và một số vùng phía nam. Thời gian thu hoạch
quả vải ở Ấn Độ từ tháng 12 năm trước đến tháng 01 năm sau.
Tuy là nước sản xuất có sản lượng đứng thứ 2 thế giới, nhưng theo M. Kumar và
P.K. Ray (2020) phần lớn sản lượng (42%) được sản xuất ở Bihar. Vì vậy, thị trường tiêu thụ
chủ yếu chỉ ở một số bang miền Đông và miền Bắc, nên các bang miền Tây và miền
Nam ln nhận được nguồn cung ít ỏi hoặc khơng đáng kể. Từ đó, có thể thấy Ấn Độ là một
trong những thị trường rất tiềm năng cho quả vải trong tương lai.
- Madagascar: Cây vải được du nhập vào Madagascar vào thế kỷ 19 do những người làm
việc trong chế độ thực dân Pháp mang đến với mục đích làm ranh giới phân định khu
vực tài sản riêng của họ. Qua nhiều năm, diện tích trồng đã mở rộng và tập trung ở
khu vực quanh thành phố Tamatave, thành phố lớn thứ 2 và cảng biển duy nhất của Madagascar,
trên bờ biển phía đơng của Madagascar (Wermund và cs, 2014). Năm 2018, Madagascar sản