Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề tài nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử đại hội ix và vấn đề tăng cườngsức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:

Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử Đại hội IX và vấn đề tăng cường
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại hiện nay

Họ Và Tên
Mã sinh viên
Lớp tín chỉ
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:

Nguyễn Thị Thảo Nguyên
11214462
28
TS. Nguyễn Thị Thắm

HÀ NỘI, THÁNG 2 NĂM 2023
1


MỤC LỤC


2


Lời mở đầu

3


I)

Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam

1. Bối cảnh lịch sử
a) Tình hình quốc tế
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là sự phát triển nền kinh tế tri
thức đã làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành một
xu thế tất yếu khách quan của nhân loại.
b) Tình hình trong nước
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Cách mạng Việt Nam tiếp tục thu
được những thành tựu cơ bản trên nhiều phương diện, tạo thế và lực để thúc
đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Xong cũng gặp rất nhiều khó khăn,
thách thức to lớn. Tình hình quốc tế và trong nước tiếp tục có những biến đổi
sắc khó lường, tác động mạnh mẽ vào sự nghiệp Cách mạng của Việt Nam
2. Nội dung cơ bản
Khái quát
Địa điểm: Hà Nội
Thời gian: 19 – 22/4/2001
Số lượng đại biểu: 1168. Đồng chí Nơng Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí

thư
Ban Chấp hành Trung ương: 150 uỷ viên
Bộ Chính trị: 15 uỷ viên
Nội dung cơ bản
II.1
Đại hội IX của Đảng đã đánh giá về chặng
đường 70 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Nội dung cơ bản Đại hội 9 của Đảng tập trung thảo luận đánh giá chặng đường hơn
70 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định phát
triển kinh tế-xã hội 1991-2000
II.2
Rút ra bài học của công cuộc đổi mới
Chủ đề của Đại hội là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Đại hội khẳng định những bài học đổi mới do các Đại hội VI,
VII, VIII của Đảng nêu lên vẫn còn giá trị lớn, nhất là những bài học: Trong quá
trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền
tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới phải dựa vào
nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo. Đổi
mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đường lối đúng đắn
của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
II.3
Đánh giá về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội
ở nước ta
Đảng và nhân dân quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã

4



hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: “
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại”
Con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành
tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế
hiện đại.
II.4
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước: đại
đoàn kết toàn dân tộc
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên
minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hịa
các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của
các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân, về đại đoàn kết dân tộc, về dân tộc, tơn giáo, về Mặt trận và
các đồn thể nhân dân. Nhìn chung, khối đại đồn kết dân tộc trên nền tảng liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức được mở rộng
hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn
định chính trị của đất nước. Tuy nhiên khối đại đoàn kết dân tộc chưa thật sự
bền chặt và đứng trước thách thức mới . Hội nghị Trung ương 7 ( 3-2003) đã ban
hành 3 nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, Nghị quyết về công tác dân tộc, Nghị quyết về công tác tôn giáo.
II.5
Nội dung cơ bản của đường lối phát triển kinh

tế thời kỳ mới
Đảng, Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; coi đây là mơ hình kinh tế tổng quát của
nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội IX chú trọng đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất,
đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng
trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và
cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc
phòng - an ninh.
II.6
Đại hội đề ra Chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội 10 năm tiếp theo (2001-2010)
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (2001-2010) với mục tiêu tổng quát là đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn
hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao vị thế của nước ta
trên trường quốc tế. Để thực hiện được đường lối mục tiêu chiến lược nêu trên
Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

5


là nhiệm vụ trung tâm, phát triển kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế Nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước có vốn đầu tư
nước ngồi… Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường đổi mới và nâng cao
năng lực quản lý của nhà nước.

Đi cùng với đó là giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển giáo dục đào tạo khoa
học; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường quốc
phòng và an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Đẩy mạnh cải cách tổ chức và
hoạt động của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ, tăng cường pháp lý xây dựng
chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đại hội
IX đã bổ sung và phát triển them những quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.Ý nghĩa lịch sử
Đại hội IX của Đảng là đại hội của trí tuệ, dân chủ, đồn kết, đổi mới, thể hiện
ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân trong thời điểm
trọng đại của dân tộc, mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách
thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đã đề ra những giải pháp phương hướng để thực hiện mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và từ những giải pháp phương hướng đề
ra như vậy thật đúng đắn, trên cơ sở bám sát tình hình thực tiễn, tổng kết thực tiễn
và kế thừa bổ sung phát triển quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, từ đó mà Cách mạng
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trong giai đoạn 2001-2010 và các giai
đoạn tiếp theo.
Ta thấy với với quan điểm của đại hội trên rất nhiều vấn đề đa dạng như vậy
nhưng trên hết Đảng ta vẫn luôn kiên định theo chủ nghĩa Mác Lênin, khẳng định
Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho mọi hành động vận dụng sáng tạo trong các điều kiện cụ thể của nước ta.
II)

Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời
đại hiện nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thực sự là sự kiện có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước ta, đây là đại hội đầu
tiên khi nước ta bước vào thế kỷ mới trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, vừa là cơ hội to lớn mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và
thế giới cũng như đấu tranh bảo vệ lợi ích của mình hạn chế những tác động
tiêu cực từ phía bên ngồi, khi đứng trước cơ hội và thách thức phát triển nền

6


kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đại hội Đảng lần thứ IX nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng to lớn của sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc – quan điểm đến nay vẫn cịn vơ cùng đúng
đắn và mang tính thời sự
1. Sức mạnh to lớn đại đoàn kết toàn dân tộc
-Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc
ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nhờ sức mạnh đại đoàn kết, nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm
lược tàn bạo và lập nên những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử dân
tộc và lịch sử nhân loại. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết mà nhân dân ta đã
chế ngự thiên nhiên, phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng các cơng trình
văn hóa có giá trị lịch sử, mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc.
-Sức mạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam là kết quả hợp thành của
nhiều nhân tố: đó là lịng u nước nồng nàn và tinh thần đại đoàn kết
đã trở thành truyền thống quý báu; ý thức độc lập, tự cường, tự tôn dân
tộc; sự năng động, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh
của người dân Việt Nam trong quá trình chế ngự thiên nhiên và chiến
đấu chống giặc ngoại xâm. Quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc ta
ngày càng bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước, tình đồn kết bền chặt

của cộng đồng dân cư sinh sống trên đất nước Việt Nam.
- Kể từ khi có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt
Nam đến nay, sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc ta được phát huy ngày
càng cao hơn bởi có sự kết hợp nhuần nhuyễn những truyền thống quý
báu của dân tộc và sự định hướng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin
về quy luật phát triển của lồi người và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đồn kết tồn dân tộc. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa
yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin, sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại; là sáng kiến thành lập, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất
Việt Nam thành tổ chức nòng cốt phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc chỉ 9 tháng sau khi Đảng được thành lập. Đây là sự kiện chưa
từng có trong lịch sử Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới trước
1945. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tầng
lớp nhân dân không phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, tơn giáo, tập
hợp đồn kết trong Mặt trận Việt Minh, tạo nên sức mạnh của toàn dân
tộc giành thắng lợi lịch sử trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam Á. Dân tộc Việt Nam đã ghi dấu ấn trong lịch sử nhân loại:
Việt Nam là nước đầu tiên trong các nước thuộc địa của thực dân Pháp
trên thế giới tự mình giành lại được độc lập dân tộc. Cũng nhờ sức
mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng mà nhân
dân ta đã giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc
độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, mang lại cuộc sống ấm no, tự

7


do, hạnh phúc cho nhân dân, đóng góp tích cực vào phong trào đấu
tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã
hội.

Hay trong thời gian gần đây, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc càng cho
thấy sự to lớn, mạnh mẽ trong thời kỳ Đại dịch Covid 19. Các quốc gia
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang trải qua một
thử thách vô cùng lớn, không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội,
mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và sinh mệnh của hàng triệu con
người - đó chính là đại dịch COVID-19. Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và tồn
dân với quyết tâm chính trị cao độ, với một tinh thần xuyên suốt
“Chống dịch như chống giặc” đã bình tĩnh, thận trọng và tích cực cả
trong nhận thức và hành động thực tiễn để ngăn chặn hiệu quả đại dịch
COVID-19, thực hiện “mục tiêu kép”, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe và
tính mạng của nhân dân. Những thắng lợi quan trọng của Việt Nam trên
“mặt trận không tiếng súng” này trong điều kiện tiềm lực của đất nước
còn hạn chế về nhiều mặt khiến cộng đồng thế giới khâm phục và ca
ngợi. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới, dư
luận quốc tế ấn tượng về một Việt Nam vừa là "ngọn hải đăng" trong
chống dịch COVID-19 và "điểm sáng" trong tăng trưởng kinh tế, vừa
đóng góp chủ động, tích cực hợp tác, chia sẻ cùng cộng đồng quốc tế
trong cuộc chiến chống COVID-19 và thích nghi với trạng thái "bình
thường mới". “Độc nhất vơ nhị”, “hiếm có”, “đáng ngạc nhiên”…, đó là
những cụm từ thường xuyên xuất hiện trên truyền thông quốc tế về các
giải pháp và kết quả chống dịch của Việt Nam năm qua.
Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây, lòng yêu
nước thể hiện ở tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường, sự hy sinh anh
dũng, quả cảm, là tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ngày
nay, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, lòng yêu nước thể
hiện ở sự quyết tâm, đồng lịng của tồn Đảng, tồn dân và tồn qn ta
cả trong nhận thức và hành động nhằm ngăn chặn, kiểm sốt dịch bệnh
COVID-19. Lịng u nước của nhân dân ta đã chuyển hóa thành hành
động cụ thể, thiết thực. Hàng nghìn bác sĩ, y tá, cán bộ y tế nhiều kinh

nghiệm của các bệnh viện tuyến trung ương, các tỉnh, thành phố, hàng
nghìn sinh viên các trường đại học y, dược đã tự nguyện lên đường, về
các điểm nóng dịch COVID-19 để “chia lửa”, hỗ trợ chuyên môn và
giúp các địa phương chống dịch; hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ quân
đội, nhiều cán bộ y tế nghỉ hưu tình nguyện đến các vùng tâm dịch giúp
người dân chống COVID-19… Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân
đã ủng hộ kinh phí, trang thiết bị, thuốc men và nhu yếu phẩm trị giá
hàng trăm tỷ đồng cho cơng tác phịng, chống dịch. Ngay cả các cụ già,
em học sinh cũng hết lòng ủng hộ lực lượng chống dịch. Đặc biệt, nhân
dân đã thực hiện tốt những chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch,

8


như thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội, thực hiện 5K,… tại các
địa phương có dịch xuất hiện. Do dịch bệnh hoành hành, các chuỗi
cung ứng bị đứt gãy; tuy nhiên từ khó khăn, nhân dân ta sáng ngời tinh
thần nhân đạo, sự linh hoạt sáng tạo: ATM gạo, tổ chức giải cứu nơng
sản thanh long, mít, chế tạo mặt nạ ngừa Covid. Tất cả những hành
động đó đã thể hiện cao độ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và quyết
tâm chiến thắng dịch bệnh của nhân dân cả nước. Tinh thần “chống
dịch như chống giặc” lan tỏa trong toàn xã hội, các tầng lớp nhân dân
và những giá trị tốt đẹp trong mỗi con người, từng cộng đồng đã, đang
được phát huy mạnh mẽ, giúp chúng ta có thêm sức mạnh và niềm tin
vào chiến thắng. Khơng những thế, nước ta đã xuất sắc hồn thành mục
tiêu kép, vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa ổn định phát kiển kinh tế trở thành
điểm sáng trên trường quốc tế cũng như khu vực, nâng cao uy tín cũng
như vị thế một cách đáng kể. Như vậy nhờ có sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, nước ta đã xuất sắc vượt qua thời kỳ dịch bệnh tưởng
chừng khó khăn đen tối nhất từng bước vững vàng tiến về phía trước.

2. Tiếp tục phát huy sức mạnh đồn kết toàn dân tộc
Đại dịch đã qua đi, chúng ta cũng đã thành cơng vang dội với những mốc
son chói lọi, tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều thử thách khó nhằn cịn chờ đợi ở
phía trước, cần vận dụng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thời gian sắp
tới và ngay gần hiện tại năm 2023, nền kinh tế thế giới nói riêng và Việt
Nam nói chung được dự đốn là sẽ phải đối mặt với khơng ít rủi ro, suy
thối kinh tế tồn cầu. Bên cạnh nhiều quốc gia đang gặp khó khăn về kinh
tế, tài chính, thì hiện nay các cuộc xung đột địa chính trị cũng đang diễn ra.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc và
phản ứng chính sách của các nước nhằm đối phó với lạm phát, và dự báo
tiếp tục đối mặt với những cơn gió nghịch trong năm 2023.
Đại dịch qua đi, tuy nhiên vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn chưa được
cải thiện triệt để, từ đó dẫn tới đứt gãy thiếu hụt nguyên liệu đầu vào của
chuỗi sản xuất ảnh hưởng liên đới tới tổ hợp các ngành nghề trong nền kinh
tế. Đàu năm nay chúng ta đã và đang trải qua tình trạng bất bình ổn giá
xăng dầu, vấn đề nan giải trong lĩnh vực bất động sản, hay những bất cập
trong ngành tài chính ngân hàng… Tất cả đều là những khó khan thách
thức đang chờ đón ta phía trước, cần tăng cường thúc đẩy, kết hợp sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

9


Tuy nhiên vấn đề sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta vẫn còn
một số vấn đề nổi cộm cần được lưu tâm như:
- Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tồn tại
5 cái nhất: điều kiện khó khăn nhất; chất lượng nhân lực thấp nhất; kinh tế
- xã hội chậm phát triển nhất; tiếp cận dịch vụ khó khăn nhất; tỷ lệ hộ
nghèo cao nhất. Do đó tác động một phần đến tâm tư, tình cảm và niềm tin
của Nhân dân.

- Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành cơ chế, pháp luật để
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,
giám sát, phản biện xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của
Nhân dân cịn chậm, phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng những vấn đề nổi lên về dân tộc, tôn
giáo, những bất cập trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội; phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng đã đề cao sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, chú trọng đẩy mạnh phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chúng ta cần:
- Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các
ngành tồn xã hội đối với việc xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới. Muốn vậy, phải tiếp tục quán
triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;đại đoàn kết toàn dân tộc phải
dựa trên cơ sở giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích giữa các tầng lớp, giai cấp
và các thành phần trong xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng việc khơng
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Cần thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc,
miền núi và vùng đồng bào có đạo; quan tâm chăm lo từng hộ dân, nhất là
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vận động và giúp nhân dân xóa
đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
- Cần khơi dậy nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần tương thân tương
ái ngay từ thế hệ trẻ thông qua các biện pháp tuyên truyền, giáo dục từ
sớm.

10



- Đại hội IX là đại hội “Trí tuệ, Dân chủ, Đoàn kết, Đổi mới” diễn ra trong
bối cảnh toàn cầu hóa như vũ bão cùng với sự phát triển khoa học cơng
nghệ thì ngày nay chúng ta đứng trước những thách thức mới như sự phát
triển của trí tuệ nhân tạo, AI, điện tốn đám mây, cơng nghệ in 3D sẽ đem
lại sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu, tình hình phát tiển kinh tế của quốc
gia, dân tộc; chúng ta cần tích cực đổi mới đẩy mạnh phát triển cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa bắt kịp với xu thế tồn cầu. Đẩy mạnh phát triển
cơng nghệ nâng cao tiềm lực sức mạnh toàn dân càng lớn mạnh, nâng cao
vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

LỜI KẾT

11


Danh mục tài liệu tham khảo

12



×