Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khoá luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã liêm phú, huyện văn bàn, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------o0o--------------

TRIỆU TỊN XAY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ LIÊM PHÚ,
HUYỆN VĂN BÀN,TỈNH LÀO CAI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Phát triển nơng thơn

Khoa:

Kinh tế & PTNT

Khóa học:

2015 – 2019

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry




ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------o0o--------------

TRIỆU TỊN XAY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ LIÊM PHÚ,
HUYỆN VĂN BÀN,TỈNH LÀO CAI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Phát triển nơng thơn

Khoa:

Kinh tế & PTNT

Khóa học:

2015 – 2019


Giảng viên hướng dẫn: TS. Kiều Thị Thu Hương

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


i

LỜI NÓI ĐẦU
Sau bốn năm học tập, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cơ giáo Trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun, đến nay khố học đã sắp
hồn thành. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi thực
hiện đề tài: “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ
phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ”. Trong
quá trình thực hiện đề tài, dưới sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, cùng với sự
nỗ lực của bản thân, đến nay đề tài của tơi đã hồn thành. Nhân dịp này tôi xin
chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo khoa Kinh tế
&Phát triển nông thôn, đặc biệt là cô: Kiều Thị Thu Hương đã tận tình giúp
đỡ và chỉ bảo tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cũng nhân dịp này tôi
xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, người dân xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Do thời
gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn, nên đề tài khơng
thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tơi mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cơ giáo và các bạn để chun đề của tơi hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày

tháng


Sinh viên

Triệu Tòn Xay

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry

năm 2019


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA

TỪ VIẾT TẮT
HĐND

Hội đồng nhân dân

TM-DV

Thương mại- dịch vụ

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KH
VHTT

BTC
UBNN
CTĐ
KSNN
UB MTTQ
BHYT
LĐTB&XH
PCCCR
LLVT
DVMTR
NSNN
TNR
QLBVR

Kế hoạch
Văn hóa thể thao
Ban tổ chức
Uỷ ban nhân dân
Chữ thập đỏ
Kiểm sát nhân dân
Ủy ban mặt trận tổ quốc
Bảo hiểm y tế
Lao động thương binh và xã hội
Phòng cháy chữa cháy rừng
Lực lượng vũ trang
Dịch vụ môi trường rừng
Ngân sách nhà nước
Tài nguyên rừng
Quản lý bảo vệ rừng


Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Bảng sản lượng, cơ cấu các loại cây trồng của xã Liêm
Phú giai đoạn 2015-2017 ..................................................................28
Bảng 4.2: Bảng cơ cấu vật nuôi của xã Liêm Phú ...........................29
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã Liêm Phú ..............30
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của địa phương ........34
Bảng 4.5: Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừngqua các năm của
Xã Liêm Phú .....................................................................................36
Bảng 4.6: Thống kê công cụ, dụng cụ chữa cháy rừng có thể huy động
tại xã ..................................................................................................37

Bảng 4.8: Thơng tin chung của nhóm hộ điều raError! Bookmark not define
Bảng 4.9: Đặc điểm nhóm hộ điều tra nghiên cứu...........................38
Bảng 4.10: Diện tích bình qn các loại đất của các HGĐ..............39
điều tra phân theo các thơn ...............................................................39
Bảng 4.11: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra
phân theo các hộ ...............................................................................40
Bảng 4.12: Tổng thu, chi của nhóm hộ điều tra phân theo thôn ......41
Bảng 4.13: Tổng thu, chi của nhóm hộ điều tra phân theo hộ .........41
Bảng 4.15:Các hoạt động bảo vệ phát triển rừng mà các hộ gia đình
tham gia ............................................................................................42
Bảng 4.16: Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng năm 2018 ..................43
Bảng 4.17: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý ...........44
của xã Liêm Phú ...............................................................................44


Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã
Liêm Phú .............................................................................................................................. 45

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu củ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩ trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm về rừng ................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm của rừng .................................................................................. 4
2.1.3.Phân loại rừng .......................................................................................... 5
2.1.4. Khái niệm bảo vệ rừng ............................................................................ 6

2.1.5. Khái niệm phát triển rừng ....................................................................... 6
2.1.6. Vai trò của rừng....................................................................................... 6
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Tình hình cơng tác bảo vệ phát triển rừng trên thế giới........................ 10
2.2.2. Tình hình cơng tác bảo vệ rừng trong nước .......................................... 14
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ...................................... 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


vii

3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 22
3.4.2. Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu ................................................. 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 25
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 26
4.2. Thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai ............................................................................................ 34
4.3.1. Hiện trạng của các hộ điều tra khảo sát ................................................ 38
4.3.2. Điều kiện đất đai của các hộ gia đình ................................................... 39

4.3.3. Điều kiện kinh tế của các hộ gia đình ................................................... 40
4.3.4. Cơng tác bảo vệ phát triển rừng của xã................................................. 42
4.3.5. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Liêm Phú 45
4.4. Thuận lợi, khó khăn trong cơng tác bảo vệ phát triển rừng của xã Liêm
Phú ................................................................................................................... 47
4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 47
4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 48
4.5.2. Giải pháp về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển các mơ hình sinh kế
dựa vào tài ngun rừng: ................................. Error! Bookmark not defined.
4.5.3. Giải pháp cải thiện hệ thống quản lý khai thác gỗ gắn liền với
FLEGT(Kế hoạch hành động “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị
rừng và thương mại lâm sản”)......................... Error! Bookmark not defined.
4.5.4. Giải pháp về tuyên truyền pháp luật về rừngError!

Bookmark

not

defined.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


viii

TÀI LIỆU THAM THẢO ............................................................................... 56


Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Rừng giữ vai trị quan trọng trong phát triển kính tế xã hội của mỗi một
quốc gia và của khu vực. Rừng bảo vệ môi trường sống của con người, bảo
tồn các nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất phát triển, rừng cung cấp các nhu cầu
thiếu yếu cho cuộc sống con người, rừng bảo tồn những nét văn hóa truyền
thống, lịch sử của các cộng đồng,… Đặc biệt rừng cung cấp phần lớn các nhu
cầu thiết yếu cho các các cộng đồng dân tộc sống trong rừng, sống gần rừng,
sống phụ thuộc vào rừng. Chính vì vậy cơng tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng là một trong những vấn đề đang được Đảng, Nhà Nước và các địa
phương quan tâm hàng đầu. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ thời kỳ đổi
mới Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về quản lý bảo vệ
rừng nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng. Hơn nữa việc
quản lý bảo vệ rừng có thành cơng hay không phụ thuộc vào sự tham gia của
các bên liên quan trong đó có vai trị đặc biệt quan trọng của cộng đồng địa
phương. Do vậy các chính sách về quản lý bảo vệ rừng đều hướng vào lôi
cuốn, tạo điều kiện cho các thành phần tham gia, ưu tiên cho những người dân
sống trong rừng, gần rừng và sống phụ thuộc vào rừng.
Trong giai đoạn vừa qua, nhờ những thành cơng trong đổi mới chính
sách quản lý bảo vệ rừng, rừng ở nước ta dần dần được phục hồi, độ che phủ
tăng lên, môi trường sống được cải thiện, góp phần vào phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, ổn định và nâng cao đời sống người dân sống trong và gần
rừng. Bên cạnh đó chính sách bảo vệ phát triển rừng còn nhiều bất cập, những

tác động ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý và bảo vệ rừng vẫn cịn. Thực tế
này địi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể, mang tính hệ thống về tác động
của các chính sách quản lý bảo vệ rừng đối với người dân.

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


2

Mục tiêu của ngành lâm nghiệp được đề cập trong Chiến lược phát
triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 là: “Thiết lập, quản lý, bảo
vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm
nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm
2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ
chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa
dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ mơi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng
cao mức sống cho người dân nơng thơn miền núi và góp phần giữ vững an
ninh quốc phịng’’.
Xuất phát từ các vấn đề trên, tơi thấy việc“Nghiên cứu giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai” là hết sức quan trọng và cấn thiết, đáp ứng yêu cầu của
công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú,
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong cơng tác bảo vệ phát triển rừng
của xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng
trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


3

- Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong quá
trình bảo vệ phát triển rừng vào thời gian tới.
- Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác
bảo vệ phát triển rừng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác bảo vệ phát
triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Các kết luận của đề tài có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng
dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho cơng tác nghiên cứu của các đối
tượng khác có quan tâm.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn
xã Liêm Phú.
- Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu.

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu.
Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi
trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết
để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.[10]
Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ
lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí
quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh
quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh
quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động
vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ
sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khơp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp
của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.[10]
2.1.2. Đặc điểm của rừng
Rừng có một số đặc điểm như sau:[12]
- Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại
giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống
nhất giữa chúng với hồn cảnh trong tổng hợp đó.
- Thứ hai, rừng ln ln có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều
hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến
đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của
sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành

phần rừng.

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


5

- Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự
phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định.
- Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật
chất, ln ln tồn tại q trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng
lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó
một số chất từ các hệ sinh thái khác.
- Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương
hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.
- Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng
miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái
rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền.
2.1.3.Phân loại rừng
* Phân loại rừng theo mục đích sử dụng gồm có ba loại :[5]
- Rừng phịng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hố, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu
và bảo vệ môi trường.
- Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu
khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phịng hộ bảo vệ mơi trường.
- Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phịng hộ, bảo vệ mơi trường.
* Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành có rừng tự nhiên và rừng

trồng :[12]
- Rừng tự nhiên gồm có rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng phục hồi
và rừng sau khai thác.

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


6

- Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng
lại sau khi khái thác rừng trồng đã có và rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng
đã khái thác.
2.1.4. Khái niệm bảo vệ rừng
- Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo tồn, phát triển hệ
sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và
các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa
dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái.[1]
* Theo tác giả Nguyễn Huy Dũng (2002) cho rằng bảo vệ rừng bao gồm
các hoạt động sau:
- Thứ nhất, phải thực hiện tốt cơng tác tổ chức phịng ngừa và ngăn chặn
kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm
rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu
thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào
rừng trái quy định của pháp luật.
- Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ
sâu bệnh hại cho cây rừng.
- Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
2.1.5. Khái niệm phát triển rừng
- Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh

nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa
dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị
khác của rừng.[2]
2.1.6. Vai trò của rừng
 Vai trò kinh tế- xã hội

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


7

Kinh tế: Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu
của con người từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng
trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như: Trang sức, mỹ nghệ, dụng cụ lao
động… cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại.
Lâm sản ngồi gỗ: Rừng là nguồn dược liệu vô giá, không chỉ khai thác
để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe mà cịn có giá trị thương mại vơ
cùng to lớn. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “Dược
liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng
phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y, góp
phần phát triển nền kinh tế. Khơng chỉ vậy, rừng cịn là nơi cư trú của rất
nhiều loài động vật. Động vật rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu,
nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng
một cách bền vững. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành
gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh
quan đặc biệt. Du lịch sinh thái khơng chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần
mà còn tăng thêm thu nhập cho dân địa phương.
Xã hội: Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất

rừng, vốn, các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho
người dân. Giúp người dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó và có tinh thần
trách nhiệm trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó người dân sẽ ổn định
nơi ở sinh sống.
 Vai trị phịng hộ và bảo vệ mơi trường sống:
- Khí hậu: Rừng có tác dụng điều hịa khí hậu tồn cầu thơng qua làm giảm
đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán
rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, chống ơ nhiễm môi
trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch. Đặc biệt là vai trò hết
sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


8

nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu tồn cầu. Hệ sinh thái
rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế
sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trị đáng kể trong việc
chống lại hiện tượng nóng lên tồn cầu và ổn định khí hậu.
- Đất đai: Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất ở
vùng có đủ rừng thì dịng chảy bị chế ngự, ngăn chặn nạn bào mịn, rửa trơi
nhất là trên đồi núi dốc thì tác dụng ấy có hiệu quả lớn nên lớp đất mặt khơng
bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất khơng bị phá hủy, độ
phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ, mối quan hệ qua lại:
Rừng tốt thì đất tốt và ngược lại.
- Nước: Rừng làm sạch và điều tiết nước, điều hòa dòng chảy bề mặt
chuyển nó vào tầng nước ngầm. Phịng chống lũ lụt, hạn chế lắng đọng dịng
sơng, lịng hồ, điều hịa dịng chảy của các con sơng, con suối. Rừng có vai
trị rất lớn trong việc chống cát di động ven biển, ngăn chặn sự xâm mặn

của biển che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa
vùng chua phèn, …
2.2. Cơ sở thực tiễn
Quản lý bảo vệ rừng là lĩnh vực tương đối rộng với những biện pháp kĩ
thuật khác nhau tác động từ nhiều phía lên hệ sinh thái rừng nhằm tạo điều
kiện cho rừng phát triển một cách tốt nhất, năng suất và chất lượng cao nhất.
Với đặc điểm của nước ta diện tích đồi núi chiếm hơn 60% diện tích tự
nhiên và cũng là nơi sinh sống của hầu hết các dân tộc ít người. Vùng miền
núi đất sản xuất Nơng nghiệp ít, lương thực làm ra hàng năm chưa đủ phục vụ
cho dân do thâm canh lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp và
cịn phụ thuộc vào thiên nhiên, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí
thấp cộng thêm phong tục tập qn du canh du cư dẫn đến việc đốt phá rừng
bừa bãi để làm nương rẫy người dân lợi dụng triệt để vào rừng để khai thác

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


9

lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng làm diện tích rừng bị suy giảm, chất
lượng rừng kém.
Với những vị trí quan trọng của miền núi. Đảng và Nhà nước đã quan
tâm xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành lâm nghiệp, đề ra
chủ trương chính sách quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn mức thấp nhất nạn phá
rừng, khai thác trái phép.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bao gồm
nhiều văn kiện, nghị định, thông tư mang pháp chế về công tác quản lý bảo vệ
rừng, xây dựng và phát triển rừng của Ban lâm nghiệp nói riêng và các ngành
liên quan nói chung. Những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước đối với ngành lâm nghiệp. Trong công tác bảo vệ xây

dựng vốn rừng, tái sinh, trồng lại rừng. Cụ thể:[2]
Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ hướng
dẫn thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Nghị định số: 119/2006/NĐ-CP, ngày 16/10/2006 của Chính phủ Về tổ
chức và hoạt động của Kiểm lâm.
Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về quy chế quản lý rừng.
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006- 2020.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 325/TBVPCP ngày 11/11/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề
án: Quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2010 - 2015.
Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số
chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng .

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


10

Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 về tăng cường chỉ đạo thực
hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống
người thi hành cơng vụ.
Thơng tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 về quy định hồ sơ
lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
Nghị đinh 159//2007/NĐ-CP về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định số 39/CP, ngày 18/05/1994 của Chính phủ quy định về hệ
thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm.
Nghị định 22/CP của chính phủ ban hành ban quy định về PCCCR.

Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng chính phủ
về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02/02/2004 của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm
sản khác.
Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản.
2.2.1. Tình hình công tác bảo vệ phát triển rừng trên thế giới
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều chương trình dự án nhằm bảo vệ
phát triển rừng rất thành công, ví dụ như một số nước tiêu biểu sau:
* Ấn Độ:
Trong những năm 1920, các nhà chức trách thuộc địa tại ấn độ đã thử
đưa ra các hệ thống quản lý rừng địa phương mới. Tại bang Uttar Pradesh,
người ta đã thành lập các “hội đồng rừng” địa phương đặc biệt (van
panchayat) nhằm mục đích tạo ra một lớp đệm giữa rừng của nhà nước và dân

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


11

làng địa phương. Hội đồng này có quyền đưa ra những quy tắc giải quyết các
vấn đề sử dụng rừng chung của địa phương dựa trên những luật lệ được chính
phủ ban hành.[11]
Sau đó với sự hỗ trợ của những nhà tài trợ trong và ngồi nước, nhiều
chính phủ ở các bang ở Ấn Độ đã bắt đầu xúc tiến các kế hoạch xây dựng lâm
nghiệp xã hội thông qua những kế hoạch quản lý tài nguyên rừng công cộng.

Và Ấn Độ trở thành một trong những nước đầu tiên thử nghiệm “lâm nghiệp
xã hội” trong những năm 1970, tuy nhiên mục tiêu là khơng để cho người dân
kiểm sốt quá lớn nguồn tài nguyên rừng. Thay vào đó, lâm nghiệp xã hội tập
trung vào việc thiết lập rừng cho cộng đồng sử dụng trên đất chưa có rừng để
giải phóng những khu rừng hiện có cho khai thác thương mại. Tuy nhiên, với
việc thử nghiệm lâm nghiệp xã hội khá sớm đã dẫn đến các cuộc xung đột
ngày càng tăng giữa các cơ quan lâm nghiệp và người dân địa phương, khiến
chính phủ phải đưa ra một chính sách mới nhấn mạnh việc quản lý rừng cho
bảo tồn và nhu cầu của người dân. Điều này dẫn đến sự ra đời của chương
trình quản lý rừng có sự tham gia (JFM), đây là chương trình nổi tiếng nhất
trên tồn cầu được biết đến với hệ thống quản lý rừng dựa trên sự chia sẻ
trách nhiệm và lợi ích giữa nhà nước và người dân địa phương. [7]
Việc sửa đổi hiến pháp 73 và đạo luật 1992 cũng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Nó phân cấp những quyền hạn khác nhau liên quan đến việc thực thi
những kế hoạch phát triển kinh tế và công bằng xã hội cho các tổ chức (PRIs),
hoặc những hội đồng làng, những tổ chức mà có chức năng ở huyện, khối hay
ở thơn. Ở đây có hình thức quản lý rừng theo nhóm người sử dụng gọi là
CFUG Ghorlas, CFUG đại diện cho một loạt các nhóm xã hội mà chủ yếu là
những người có cuộc sống gắn bó với sản xuất nơng nghiệp. Các chính sách
lâm nghiệp (1998) cũng đã hỗ trợ nhiều cho sự tham gia của cộng đồng vào
lâm nghiệp tại Ấn Độ.

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


12

Ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ hơn 250 tổ chức phi chính phủ đã chính
thức tham gia vào việc thực hiện Doanh nghiệp Quản lý rừng và đã cải thiện
được sự giao tiếp giữa chính phủ và người dân địa phương. Chương trình

Lâm nghiệp cộng đồng ở Andhra Pradesh, xuất hiện khá thuận lợi với sự giám
sát được thực hiện bởi một số uỷ ban bao gồm kiểm lâm, tổ chức phi chính
phủ, người đứng đầu các panchayat và hiệu trưởng các trường làng.[7]
* Philippin:
Quản lý rừng cộng đồng (CBFM) được coi là chiến lược chính của quản
lý rừng ở Philipin. Nhận thức rằng người dân ở vùng cao có thể là đối tác
trong việc quản lý rừng, chính phủ đã chuyển hướng chiến lược của mình
sang hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng. CBFM phát triển từ các
chương trình định hướng người dân trước đó vào những năm 1970 như các
phịng quản lý rừng (FOM), gia đình tiếp cận phục hồi rừng (FAR)... được kết
hợp dưới sự hợp nhất của chương trình lâm nghiệp xã hội (ISFP) thông qua
các văn bản ban hành, các chỉ thị của tổng thống Marcos vào năm 1982. Sau
đó có các chương trình tương tự được khởi xướng bởi chính phủ để thúc đẩy
sự tham gia của người dân địa phương vào việc phát triển và bảo vệ nguồn tài
nguyên rừng. CBFM nhằm thúc đẩy trao quyền cho người dân, quản lý rừng
bền vững, lành mạnh và cân bằng sinh thái, và công nhận quyền của người
dân bản địa đối với những những khu vực của tổ tiên của họ. Quyền sử dụng
được thể hiện trong thoả thuận quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFMA),
mà phục vụ như sự bảo lãnh cho cộng đồng để tiếp cận và quản lý rừng trong
25 năm và gia hạn thêm 25 năm nữa (Pulhin 2003) .[7]
* Thái lan:
Vào cuối những năm 1990, kế hoạch phát triển quốc gia của Thái lan đã
kêu gọi sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý tài nguyên
thiên nhiên. Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục tiêu quản lý rừng của mình
từ tập trung sản xuất nhỏ hẹp đến cân bằng giữa bảo tồn, phục hồi chức năng

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


13


và sản xuất bao gồm cả sự phát triển sinh kế địa phương. “Hiến pháp của
người dân” được ban hành vào năm 1997 của Thái lan đưa đến cho cộng đồng
quyền quản lý và duy trì sự sử dụng tài nguyên bền vững. Tuy nhiên theo
Kaewmahanin và Fisher thì xuất hiện nhiều xung đột giữa cán bộ lâm nghiệp
và người dân địa phương, họ đổ lỗi cho nạn phá rừng là do người dân địa
phương thay vì làm việc với cộng đồng để tìm ra các giải pháp khắc phục.
Cục Lâm nghiệp Hoàng gia đề xuất dự thảo đầu tiên về dự luật lâm nghiệp
cộng đồng, trong đó phần lớn là một bộ quy tắc và quy định để cho phép
người dân địa phương tham gia trong đề án tái trồng rừng của chính phủ
(Makarabhirom 2000). Cộng đồng rừng ngập mặn Pred Nai được xem như
một trường hợp nghiên cứu để minh họa cho khả năng tham gia của người
dân trong lâm nghiệp, các làng Pred Nai đã thành công trong việc ngăn chặn
việc đốn gỗ và tiến hành tham gia các hoạt động như trồng cây. Những tác
động ngay lập tức bao gồm việc cải thiện sinh kế và điều kiện của các hệ sinh
thái rừng ngập mặn, ngoài ra còn là xúc tác cho phong trào quản lý dựa vào
cộng đồng ở Thái Lan.[7]
* Trung quốc
Chính phủ Trung Quốc hiện đang triển khai chương trình phục hồi rừng
lớn nhất thế giới, diện tích đất canh tác ở những khu vực có độ dốc lớn được
chuyển thành đất rừng, có hàng nghìn hộ được trợ cấp để thực hiện chương
trình này. Nhà nước phát huy quyền tự chủ và sự tham gia của địa phương
trong khi thực hiện chương trình, các chính sách về lâm nghiệp có sự thay
đổi, cộng đồng địa phương và chính quyền cơ sở được gia tăng về quyền lực
trong việc ra quyết định về quản lý và sử dụng rừng. Mặc dù vậy, hiệu quả về
kinh tế, xã hội của chương trình là chưa cụ thể, rõ ràng, sinh kế của người dân
chưa được cải thiện, nhưng chính sách đã giúp cho diện tích rừng được tăng
lên, các giá trị của rừng được cải thiện. Điều đó cho thấy các chính sách về
lâm nghiệp tiếp cận từ dưới lên thường có hiệu quả tích cực, đặc biệt ở những


Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


14

vùng đồng bào dân tộc thiểu số.(Jun He (2014),Governing forest restoration:
Local case studies of sloping land conversion program in Southwest China
(Quản trị phục hồi rừng): Governing forest restoration: Nghiên cứu điểm địa
phương về chương trình bảo vệ đất dốc ở Đông Nam Trung Quốc (sloping
land conversion program in Southwest China). Forest Policy and Economics
46 (2014).
* Indonesia
Indonesia là một trong những quốc gia vượt trội về thương mại lâm sản
trong khối Asian, đã ban hành hệ thống cấp giấy chứng nhận gỗ hợp pháp cấp
quốc gia, có cơ chế cho vay lãi suất thấp cho các hoạt động phát triển rừng
của cộng đồng, rừng thôn bản, rừng tư nhân, doanh nghiệp chế biến.
2.2.2. Tình hình cơng tác bảo vệ rừng trong nước
Ở nước ta đã có rất nhiều các chương trình dự an, chính sách của các cá
nhân, tổ chức và nhà nước để nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng ví dụ
như sau:
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Phương cùng với các tác giả
khác năm 2003 và kết quả nghiên cứu điểm hiện nay tại tỉnh Sơn La đã cho
thấy hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng làng bản và các tổ trong bản ở một số
địa phương đã được giao đất giao rừng lâu dài, được cấp sổ đỏ và được
quyền hưởng lợi. Kết quả đã chỉ ra rằng các đối tượng trên đều thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển rừng. Khơng có
biểu hiện nào cho thấy cộng đồng, nhóm hộ yếu kém trong việc quản lý, thậm
chí rừng cịn được khơi phục và bảo vệ tốt hơn rừng của hộ gia đình như tại
bản Nà Ngà của xã Chiên Hặc.[6]
Về vấn đề xây dựng quy ước bảo vệ rừng thì Đỗ Đình Sâm, Hồng Liên

Sơn và Lê Quang Sơn trong nghiên cứu của mình về “Forest governance in
VietNam” đã chỉ ra rằng, từ năm 2000 các cộng đồng người dân địa phương
đã được khuyến khích lập hương ước quản lý bảo vệ của cộng đồng được chi

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


15

cục hoặc cơ quan lâm nghiệp công nhận. Trong tỉnh Lai Châu có 1.791 ngơi
làng của 145 xã có quy ước, và ở tỉnh Sơn La, Hịa Bình có 339 và 1.566 quy
ước, tương ứng. Những quy ước được xây dựng dựa theo phong tục và truyền
thống quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời được sửa đổi và phát triển để đáp
ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay. Các mơ hình quản lý đã chứng minh là
có hiệu quả, được công nhận và được áp dụng rộng rãi. Các mơ hình khơng
chỉ củng cố vai trị của người dân trong quản lý và bảo vệ rừng, mà còn là
củng cố vai trò của của phụ nữ .[8]
Bên cạnh đó Jean-Christophe Castellaa, Stanislas Boissaua, Nguyễn
Hải Thanh và Paul Novosad đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của việc giao đất
giao rừng ở một số tỉnh miền núi Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình
hình thành việc giao rừng và ảnh hưởng của việc giao rừng đến hệ thống sinh
kế định canh định cư, đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Từ đó
rút ra bài học cho các can thiệp đến sự phát triển cũng như tác động của các
chính sách.[9]
Theo nghiên cứu của Vũ Hoài Minh và Dr. Hans Warfving tại Nghệ An
cho thấy tại đây mơ hình quản lý rừng có sự tham gia của người dân đã xuất
hiện rất sớm và đã thu được một số kết quả trong công tác quản lý bảo vệ
rừng. Năm 1992 hạt kiểm lâm đã thực hiện giao 300 ha rừng tự nhiên cho
cộng đồng thôn Thạch Dương, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Sau khi
nhận rừng thôn đã tổ chức quản lý bảo vệ, người dân khi tham gia quản lý bảo

vệ được trả công bằng thóc. Và đến năm 1998 đã tiến hành khai thác và bán ra
thị trường, số tiền thu được ngoài việc chia cho các hộ gia đình trong thơn
khoảng 40 đến 50 triệu đồng, cịn lại để làm quỹ thơn. Cũng trong nghiên
cứu này, làng Khe Ngầu thuộc xã 18 Thạch Dương, huyện Tương Dương đã
được giao 276 ha rừng tự nhiên vào năm 1995 để quản lý bảo vệ. Người dân
còn được một số tổ chức hỗ trợ về cây, con giống và tiền mặt để phát triển sản

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


16

xuất. Trong thỏa thuận cộng đồng phải quản lý bảo vệ 120 ha rừng lá rộng
thường xanh và xúc tiến tái sinh trên 50 ha.[5]
Theo báo cáo của Phạm Thanh Lâm, Chi cục trưởng kiểm lâm Quảng
Nam về kết quả và thực trạng giao rừng cho người dân tại các huyện miền
núi tỉnh Quảng Nam cho thấy, hiện nay tại Quảng Nam diện tích rừng do cộng
đồng dân cư thơn quản lý là 160.540 ha, chiếm 24,06%. Cộng đồng dân cư
thôn hầu như chưa nắm cụ thể được ranh giới, diện tích đất lâm nghiệp được
giao, rừng và đất rừng giao cho cộng động chỉ mới dừng lại trên quyết định,
chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng. Việc hưởng lợi
sản phẩm từ rừng đối với từng hộ gia đình chưa thể hiện rõ ràng nên người
dân vẫn chưa thấy được rừng đó thực sự là của mình, nên cơng tác quản lý
bảo vệ chưa đạt được kết quả cao. Tình trạng khai thác, vân chuyển lâm sản
trái phép, phát rừng làm rẫy trên diện tích đất rừng đã giao cho cộng đồng
quản lý vẫn diễn ra.[4]
Theo báo cáo của Khổng Trung, sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị về
công tác giao rừng tự nhiên đến hộ gia đình và cộng đồng tại Quảng Trị cho
thấy, từ năm 2005 đến năm 2010 Quảng Trị đã tổ chức giao 4.615,2 ha rừng
cho cộng đồng và hộ gia đình, trong đó gia cho 31 cộng đồng với diện tích là

4.194,3 ha. Và theo Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện giao rừng tự nhiên
thí điểm tại Huyện Hướng Hố và Đakrơng của Chi cục kiểm lâm Quảng Trị
năm 2008 thì huyện Hướng Hố đã giao 187,9ha và huyện Đakrông đã giao
1.318,5ha cho cộng đồng quản lý bảo vệ rừng. Đối tượng rừng giao là rừng
phịng hộ ít xung yếu, giao cho các đồng bào dân tộc ít người như Vân Kiều,
Pako. Qua thực hiện giao thí điểm rừng tự nhiên cho cộng đồng và hộ gia đình
ở 2 huyện bước đầu đã đạt được một số kết quả như là hạn chế được các vụ vi
phạm tài nguyên rừng, rừng được phục hồi và phát triển tốt, đồng thời tạo
được động lực phát triển kinh tế cho người dân. Tuy nhiên còn một số hạn chế
là nghiệp vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng của người dân chưa cao, đặc

Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry


×