Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân theo luật thi hành án hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.58 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HẢI AN

CHẾ ĐỘ HỌC TẬP, HỌC NGHỀ CỦA PHẠM NHÂN
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

CHẾ ĐỘ HỌC TẬP, HỌC NGHỀ CỦA PHẠM NHÂN
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. LS. NGUYỄN HỮU THẾ TRẠCH
Học viên: NGUYỄN HẢI AN
Lớp: Cao học Luật Khóa 2 – Tiền Giang

TP. HỒ CHÍ MINH , THÁNG 10 NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN


Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thế Trạch, giảng viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh.
Các kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn là các số liệu trung thực và
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác./.

Tác giả

Nguyễn Hải An


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CHẾ ĐỘ HỌC NGHỀ CỦA PHẠM NHÂN ...................................6
1.1. Quy định của Luật Thi hành án hình sự về chế độ học nghề của phạm
nhân. ...........................................................................................................................6
1.2. Chế độ học nghề của phạm nhân ......................................................................7
1.2.1. Giáo viên dạy nghề............................................................................................7
1.2.2. Đối tượng học nghề ...........................................................................................7
1.2.3. Cơ quan tổ chức học nghề cho phạm nhân .......................................................8
1.2.4. Thời gian tổ chức dạy và học nghề ...................................................................9
1.3. Thực tiễn việc áp dụng quy định của pháp luật Thi hành án hình sự về chế
độ học nghề của phạm nhân .....................................................................................9
1.3.1. Giáo viên dạy nghề cho phạm nhân ..................................................................9
1.3.2. Đối tượng học nghề .........................................................................................12
1.3.3. Cơ quan tổ chức học nghề cho phạm nhân .....................................................13
1.3.4. Thời gian tổ chức dạy và học nghề .................................................................14
1.4. Nhận xét, đánh giá thực hiện chế độ học nghề của các trại giam, trại tạm
giam ..........................................................................................................................14
1.4.1. Những mặt thành công ....................................................................................14

1.4.2. Những mặt hạn chế .........................................................................................15
1.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên ............................................................16
1.5. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ học nghề của phạm nhân ..19
1.5.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự .......................................19
1.5.2. Kiến nghị những vấn đề khác ..........................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................21
CHƯƠNG 2. CHẾ ĐỘ HỌC TẬP CỦA PHẠM NHÂN .....................................22
2.1. Quy định của Luật Thi hành án hình sự về chế độ học tập của phạm nhân
...................................................................................................................................22
2.2. Chế độ học tập của phạm nhân.......................................................................22
2.2.1. Giáo viên giảng dạy ........................................................................................22
2.2.2. Nội dung học tập của phạm nhân ...................................................................23
2.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Thi hành án hình sự về chế độ học
tập của phạm nhân ..................................................................................................28


2.3.1. Chế độ học văn hóa .........................................................................................28
2.3.2. Chế độ học pháp luật ......................................................................................30
2.3.3. Nhận xét, đánh giá thực hiện chế độ học tập của các trại giam, trại tạm giam.
...................................................................................................................................32
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chế độ học tập của
phạm nhân .................................................................................................................33
2.4. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ học tập của phạm nhân .....34
2.4.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp Luật Thi hành án hình sự ....................................34
2.4.2. Kiến nghị về những vấn đề khác .....................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................37
KẾT LUẬN ..............................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách tái hịa nhập cộng đồng là chủ trương lớn có nhiều ý nghĩa thiết
thực nhằm đảm bảo quyền con người trong việc đối xử với người đang chấp án phạt
tù, pháp luật Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đầy đủ các nội dung
được ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án, mà còn tạo điều kiện cần thiết
để những người đang chấp hành xong hình phạt tù có thể trở lại cuộc sống bình
thường, đồng nghĩa với giúp cho họ có điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyền
cơ bản của con người được pháp luật ghi nhận, trong đó có quyền có việc làm,
quyền được học tập ... Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta coi việc quản lý, giáo
dục giúp đỡ người đang chấp hành án phạt tù để tạo điều kiện giúp cho họ hịa nhập
với cuộc sống bình thường trở thành người có ích cho xã hội là một chính sách lớn
thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ ta, là trách nhiệm của toàn xã hội. Cụ thể hóa
các chủ trương tái hịa nhập cộng đồng, luật Thi hành án hình sự có nhiều quy định
trực tiếp và gián tiếp nhằm chuẩn bị các điều kiện cho phạm nhân trong khi chấp
hành án phạt tù tại trại giam có điều kiện tái hịa nhập cộng đồng thơng qua các hình
thức như: giao lưu, sinh hoạt tập thể, thông qua lao động, học tập, sinh hoạt văn
nghệ, thể thao tập thể, tổ chức học nghề cho phạm nhân, những phạm nhân nào
chưa được đi học thì được học văn hóa ...
Trại giam là nơi chấp hành hình phạt tù của người bị kết án tù có thời hạn, tù
chung thân. Người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam bị cách ly với xã hội
trong một thời gian nhất định nhằm khơng để họ có điều kiện tiếp tục thực hiện
hành vi phạm tội. Họ được giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội, biết tuân
thủ các quy định của pháp luật và quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ tái phạm tội.
Để giúp cho phạm nhân nhận thức được tội lỗi do mình gây ra, chuyển biến về tư
tưởng, nhận thức, hành vi và trở thành người có ích cho xã hội thì cán bộ trại giam
phải tiến hành giáo dục phạm nhân về nhiều nội dung như: giáo dục văn hoá, giáo
dục công dân, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục

thẩm mỹ. Trong đó nội dung giáo dục học tập, lao động, hướng nghiệp, học nghề là
một trong những nội dung giáo dục bắt buộc theo luật Thi hành án hình sự Việt
nam.
Rất nhiều phạm nhân trước khi vào trại họ sống một cách bng thả. Khi vào
trại giam, họ thường có suy nghĩ tiêu cực, coi bước chân vào trại là cuộc đời mình


2

cũng “chấm hết”. Sau này hồi gia cũng ngơ ngác khơng biết làm gì để kiếm sống.
Đối với người bình thường, rèn luyện để có một tay nghề vững vàng là điều không
dễ dàng, với các phạm nhân - những con người chịu khiếm khuyết về nhân cách,
hạn chế về trình độ, sức khỏe… thì việc học nghề để sau này có thể “kiếm cơm”
được là điều càng khó gấp bội. Chế độ học tập, học nghề giúp cho việc hình thành ở
phạm nhân có kiến thức về văn hóa, pháp luật, những phạm nhân chưa biết chữ thì
sẽ được dạy biết đọc, viết, trên cơ sở đó tiếp thu được các kỹ năng, khả năng nghề
nghiệp để họ có thể tham gia lao động trong trại giam và khi hết thời gian chấp
hành hình phạt tù trở về địa phương giúp họ tìm được việc làm phù hợp để đảm bảo
cuộc sống của bản thân và gia đình họ.
Các hoạt động học tập, học nghề của phạm nhân theo Luật Thi hành án hình
sự Việt nam trong các trại giam không những phát huy hiệu quả trong trại giam, nó
gắn liền với cơng việc quản lý, giáo dục phạm nhân, là tiêu chí đánh giá thái độ
chấp hành các quy định của trại giam và là cơ sở để xét đặc xá, tha tù trước thời
hạn. Mặt khác các hoạt động này còn mang ý nghĩa về mặt xã hội to lớn, giảm gánh
nặng cho xã hội, đặc biệt là giảm tỉ lệ người chấp xong án phạt tù tái phạm, góp
phần đảm bảo tốt trật tự an tồn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người chấp
hành xong án phạt tù tái phạm trở lại, trong đó có ngun nhân đối tượng khơng tìm
được việc làm, khơng nhận được sự giúp đỡ của xã hội ...
Từ 2012 đến 2016 các trại giam, trại tạm giam trên toàn quốc đã tổ chức dạy
nghề, truyền nghề cho 261.840 lượt phạm nhân với các nghề như may mặc, xây

dựng, mộc, cơ khí, thêu ren, thủ cơng, mỹ nghệ, trồng trọt, chăn ni, chế biến nơng
sản, trong đó đã phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức dạy và cấp chứng chỉ
nghề cho 2328 phạm nhân, đồng thời đang tiếp tục triển khai dạy nghề cho trên
2500 phạm nhân, tổ chức mở 50.000 lớp cho hơn 10 triệu phạm nhân, trại viên, học
viên các các lớp như giáo dục chính trị, pháp luật, văn hóa xóa mù chữ…
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay việc thi hành Luật Thi hành án hình sự cịn
nhiều bất cập, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án hình sự chỉ
quan tâm đến việc quản lý, giám sát người thi hành án phạt tù, việc quan tâm thực
hiện các chương trình nhằm giúp cho người thi hành án phạt tù hòa nhập cộng đồng
còn hạn chế dẫn đến người sau khi chấp hành xong án phạt tù về hòa nhập cộng gặp
nhiều khó khăn như: việc tổ chức học nghề, học văn hóa chưa được quan tâm hoặc
chưa phù hợp, có trường hợp khi về nơi cư trú khơng biết làm gì bị rủ rê dẫn đến tái
phạm tội làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Quy định của pháp Luật Thi


3

hành án hình sự đối với các cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện và trại giam
thuộc Bộ Cơng an cịn nhiều bất cập trong thực hiện các quy định về chế độ học tập
học nghề cho phạm nhân để chuẩn bị cho việc tái hòa nhập cộng đồng. Những bất
cập này ảnh hưởng đến hiệu quả của chủ trương tái hòa nhập cộng đồng cho người
chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, đồng thời tiềm ẩn nguyên nhân tái
phạm ảnh hưởng đến tình hình trật tự an tồn xã hội.
Thơng qua đề tài “Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân theo Luật Thi
hành án hình sự Việt Nam” để tìm ra sự bất cập các quy định của Luật Thi hành án
hình sự liên quan đến các vấn đề các chế độ quản lý, giáo dục phạm nhân trong các
trại giam, giúp cho phạm nhân sau khi chấp hành án phạt tù hòa nhập tốt với cộng
đồng, phòng ngừa tái phạm tội. Đồng thời, thông qua đề tài giúp cho tác giả có điều
kiện nghiên cứu nhiều hơn về cơng tác chuẩn bị tái hịa nhập cộng đồng phục vụ
cho cơng tác hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số cơng trình nghiên cứu như các Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ
và các bài viết chuyên đề về cơng tác giáo dục pháp luật, văn hóa, học nghề của
phạm nhân, điển hình như:
- Ngơ Văn Trù (2015), Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam,
Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Đinh Hải Lý (2007), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng
nghiệp, dạy nghề nghiệp cho phạm nhân ở Trại giam Xuân Lộc”, Luận văn thạc sĩ,
trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
- Dương Văn Đại (2007), “Vai trị giáo dục pháp luật, chính trị đối với phạm
nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an”, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học khoa học xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh;
- Trần Văn Thành (2016), “Nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động dạy nghề cho phạm nhân tại các trại giam thuộc Tổng cục VIII – Bộ
Công an”, tạp chí trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI.
- Phạm Thị Tâm (2017), “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảo dục
phạm nhân trong khi lao động trại giam Ninh Khánh – Tổng cục VIII – Bộ Công
an”, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, số 18, năm 2017.
Các cơng trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc phân tích những khó khăn
vướng mắc và đề xuất một số giải pháp ở từng lĩnh vực mà chưa nghiên cứu một
cách có hệ thống và chuyên sâu theo định hướng ứng dụng về chế độ học tập, học


4

nghề của phạm nhân theo pháp luật Thi hành án hình sự Việt Nam. Tuy nhiên,
những kết quả nghiên cứu của các cơng trình này là nguồn tài liệu tham khảo có giá
trị cho việc thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Mục đích là là nghiên cứu các quy định của luật Thi hành án hình sự về chế
độ học tập, học nghề của phạm nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chế độ học tập, học nghề của
phạm nhân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu những vấn đề pháp lý về chế độ học tập, học nghề của phạm
nhân;
- Nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ học
tập, học nghề của phạm nhân và những khó khăn, vướng mắc trong thực tế;
- Kiến nghị các biện pháp, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và áp dụng
đúng đắn chế độ học tập, học nghề của phạm nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đố i tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực tiễn cơng tác thi hành án hình sự dưới góc độ thực
hiện chế độ học tập, học nghề của phạm nhân theo Luật Thi hành án hình sự Việt
Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu áp dụng Thi hành án hình sự
dưới góc độ chế độ học tập, học nghề của phạm nhân theo Luật thi hành án hình sự
Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: khảo sát thực tiễn áp dụng qui định pháp luật thi hành
án hình sự về chế độ học tập, học nghề của phạm nhân từ năm 2013 đến năm 2017.
- Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu trên phạm vi tồn quốc, trong
đó tập trung khảo sát tại một số tỉnh phía nam như trại giam Mỹ Phước, Phước Hòa,
Thủ Đức thuộc Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an; trại
tạm giam Công an tỉnh Tiền Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lê nin với phép duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng



5

và Nhà nước về chế độ học tập và chế độ học nghề. Để nghiên cứu luận văn, tác giả
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để làm rõ
tình hình thực chế độ học tập, học nghề của phạm nhân trong các trại giam, trại tạm
giam và thực tiễn hiệu quả của công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng khi người
chấp xong án phạt tù về địa phương.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng để làm rõ những
những hạn chế, vướng mắc thực hiện chế độ học tập, học nghề của phạm nhân trong
các trại giam, trại tạm giam.
- Phương pháp so sánh: được tác giả sử dụng để làm rõ những điểm giống và
khác nhau trong việc thực hiện chế độ học tập, học nghề của phạm nhân các trại
giam.
- Phương pháp xã hội học: được tác giả khảo sát một số người sau khi chấp
hành án về địa phương hòa nhập với cuộc sống cộng đồng như thế nào? Đồng thời
làm rõ hiệu quả cơng tác chuẩn bị tái hịa nhập cộng đồng theo Luật thi hành án
hình sự.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Luận văn giải quyết vấn đề cơ sở của những
quy định về chế độ học tập, học nghề của phạm nhân; việc áp dụng pháp luật vào
thực tiễn. Đánh giá khách quan, toàn diện các quy định pháp luật và sự tác động tới
những chủ thể áp dụng pháp luật về chế độ học tập, học nghề của phạm nhân, góp
phần hồn thiện các quy định của pháp luật còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
- Giá trị ứng dụng của đề tài: Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham
khảo cho người làm cơng tác áp dụng pháp luật. Ngồi ra, luận văn cịn có thể sử
dụng phục vụ việc học tập, nghiên cứu cho học viên, sinh viên…
7. Bố cục Luận văn.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

văn được cấu trúc thành 02 chương:
Chương 1. Chế độ học nghề của phạm nhân.
Chương 2. Chế độ học tập của phạm nhân.


6

CHƯƠNG 1
CHẾ ĐỘ HỌC NGHỀ CỦA PHẠM NHÂN
1.1. Quy định của Luật Thi hành án hình sự về chế độ học nghề của
phạm nhân.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động tổ chức cho phạm nhân học
nghề là một trong những chế dộ cần phải được thực hiện, là nhiệm vụ trọng tâm,
xuyên suốt của công tác thi hành án hình sự. Thơng qua chế độ học nghề giúp cho
những phạm nhân chưa có nghề thì được học một nghề để tạo điều kiện sau khi
chấp hành xong án phạt tù có nghề nghiệp sinh sống, đồng thời cũng là tiêu chí để
đánh giá thái độ chấp hành của phạm nhân và là công cụ để cải tạo phạm nhân trở
thành người có ích cho xã hội. Chế độ học nghề được Luật Thi hành án hình sự năm
2010 quy định tại Điều 28, cụ thể như sau:
“...Phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá,
học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hoá để xoá mù chữ. Phạm nhân
là người nước ngồi được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí ngày
thứ bảy để học tập, học nghề và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của
pháp luật...”.
Như vậy, phạm nhân trong thời gian chấp hành án ở trại giam được học nghề
theo quy định và phải phù hợp với điều kiện từng trại giam và khả năng cũng như
nơi phạm nhân về sinh sống sau khi chấp hành xong bản án. Việc học nghề của
phạm nhân là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động giáo dục cho
phạm nhân. Cán bộ trại giam căn cứ vào khả năng, sở trường và sở thích của mỗi
phạm nhân, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế của từng trại giam và điều kiện

việc làm ở từng địa phương sau khi phạm nhân ra trại để tiến hành tư vấn, định
hướng nghề nghiệp, tiến hành giáo dục, truyền đạt các kỹ năng, thao tác của từng
nghề nghiệp nhất định giúp cho phạm nhân dần thành thạo và có thể làm một hoặc
một số công việc nhất định. Hoạt động dạy nghề cho phạm nhân được thực hiện
bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên có hai hình thức được áp dụng chủ yếu
là: dạy nghề thông qua lao động và dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề cho phạm
nhân (hoặc các lớp học nghề của phạm nhân – đối với những trại giam chưa có
trung tâm dạy nghề).
Từ những phân tích trên cho thấy, tổ chức cho phạm nhân học nghề cũng là
một hoạt động đào tạo nghề nghiệp chung theo quy định của pháp luật, tuy nhiên


7

việc học nghề của phạm nhân mang đặc thù riêng, là một hoạt động cần thiết để
giáo dục phạm nhân hiểu được giá trị của lao động, coi trọng lao động, thích nghi
với lao động, từ bỏ thói quen lười nhác. Trong quá trình chấp hành án phạt tù, tổ
chức cho phạm nhân học nghề còn là nhiệm vụ của trại giam, giúp cho phạm nhân
rèn luyện mình, có đủ khả năng tham gia lao động có hiệu quả trong q trình chấp
hành án phạt tù cũng như có được việc làm sau khi ra trại về địa phương.
1.2. Chế độ học nghề của phạm nhân
1.2.1. Giáo viên dạy nghề
- Về giáo viên dạy nghề cho phạm nhân không được quy định cụ thể trong
Luật thi hành án hình sự, tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 16/2011/TT/BCA ngày 14
tháng 04 năm 2011 của Bộ Công an quy định về công tác quản giáo như sau:
“Chủ động, phối hợp với cán bộ có trách nhiệm thực hiện việc hướng
nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân theo quy định; tổ chức tăng gia sản xuất để cải
thiện đời sống cho phạm nhân khi được giám thị trại giam, trại tạm giam đồng ý”.
- Như vậy giáo viên dạy nghề cho phạm nhân quy định còn chung chung,
chưa cụ thể, rõ ràng, cũng có thể là cán bộ quản giáo biết một số nghề đơn giản

như: trồng trọt, chăn nuôi, các nghề thủ công ... để phục vụ cho hoạt động của các
trại giam. Ngồi ra giáo viên cũng có thể là các giáo viên dạy nghề tại trung tâm
dạy nghề mà trại giam có liên kết để đào tạo nghề và cấp chứng chỉ nghề cho phạm
nhân.
1.2.2. Đối tượng học nghề
Đối tượng học nghề là phạm nhân được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật thi
hành án hình sự năm 2010 (đã được nêu như trên), tuy nhiên để quy định cụ thể hơn
thì tại Điều 10 nội quy trại giam, ban hành theo Thông tư số 36/2011/TT-BCA ngày
26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công an quy định:
“Phạm nhân phải lao động, học nghề đúng nơi quy định của trại giam, chấp
hành nghiêm kỷ luật lao động…”.
Như vậy pha ̣m nhân là đối tượng được học nghề, vì họ là những người vi
phạm pháp luật và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật trong các trại giam, do đó
ho ̣ có những đặc điểm rất đa dạng và phức tạp. Đa dạng về lứa tuổi, dân tộc, tôn
giáo, trình độ văn hóa, hồn cảnh gia đình, nghề nghiệp, quốc tịch,... Về tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng khác nhau: có người phạm tội lần đầu
nhưng cũng có người đã từng cầm đầu, chủ mưu trong các băng, ổ, nhóm phạm tội,
phạm tội đặc biệt nguy hiểm; Về động cơ, mục đích phạm tội của họ cũng không


8

giống nhau: có người phạm tội do vơ ý, do bị mua chuộc, bị lơi kéo, phạm tội do
hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn ... Phần lớn phạm nhân phải vào trại giam chấp
hành án là do họ lười lao động chỉ muốn hưởng thụ trên mồ hôi, nước mắt của
người khác. Có phạm nhân trước khi vào trại giam có nghề nghiệp ổn định, nhưng
phần lớn phạm nhân vào trại giam chấp hành án là nghề nghiệp khơng ổn định,
thậm chí có nhiều phạm nhân khơng nghề nghiệp, sống lang thang, khơng có nơi ở
nhất định. Phạm nhân ở trại giam không đồng đều về tuổi tác, sức khoẻ, trình độ tay
nghề và khơng được đào tạo chuyên môn trước khi tiếp nhận vào trại giam (trừ một

số phạm nhân đã tham gia lao động, sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp trước khi
phạm tội).
1.2.3. Cơ quan tổ chức học nghề cho phạm nhân
Luật thi hành án hình sự khơng quy định cụ thể trại giam là nơi tổ chức cho
phạm nhân học nghề, tuy nhiên các quy định của pháp luật cũng hàm ý chỉ rõ việc
tổ chức các hoạt động quản lý, giáo dục phạm nhân trong đó có hoạt động học nghề
cho phạm nhân, vì hoạt động này là một hoạt động khơng thể thiếu trong công tác
quản lý, giáo dục phạm nhân.
Tại phần II, Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT/BCA-BQP-BTC ngày
07/6/2007 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ lao
động, dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam quy
định các trại giam phải “... Tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân”
Khoản 10 Điều 2 Quyết định số 6185/QĐ-BCA-X11 ngày 13 tháng 12 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của trại giam thuộc Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ
trợ tư pháp phải “... tổ chức hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân trong thời gian
chấp hành án phạt tù có hồn cảnh đặc biệt khó khăn khơng nơi cư trú nhất định
theo quy định của pháp luật và Bộ Công an”.
Như vậy trại giam là nơi tổ chức các hoạt động dạy nghề cho phạm nhân,
việc tổ chức dạy nghề phải được lập kế hoạch hàng năm, trong đó quy định cụ thể
từng loại ngành, nghề, số lượng phạm nhân tham gia học nghề ... Tuy nhiên, việc
dạy nghề trong trại giam là hoạt động mang tính đặc thù riêng, vì trại giam là mơi
trường khép kín, việc tổ chức các hoạt động ở trại giam trong đó có hoạt động tổ
chức dạy nghề cho phạm nhân cũng cách li hoàn toàn so với xã hội. Yêu cầu quan
trọng nhất của trại giam là phải quản lý chặt chẽ phạm nhân bằng những quy định
pháp luật không để phạm nhân có điều kiện trốn, chống phá, gây án mới. Điều này


9


trong nhiều trường hợp đã làm xuất hiện các mâu thuẫn giữa yêu cầu tổ chức dạy
nghề cho phạm nhân với các hạn chế khắt khe của nội quy trại giam. Xuất phát từ
những đặc điểm trên nên việc tổ chức các hoạt động dạy nghề ở các trại giam cần
phải có cơ sở vật chất vừa phục vụ cho việc dạy nghề, đồng thời đảm bảo yêu cầu
quản lý giám sát chặt chẽ phạm nhân không để họ trốn, chống phá hoặc cấu kết với
đối tượng xấu ngoài xã hội để cướp phạm nhân, phá hoại sản xuất,... Tuyệt đối các
trại giam khơng được chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần mà phải chú trọng kết hợp
với công tác quản lý, giam giữ và giáo dục phạm nhân để giúp họ sớm trở thành
cơng dân có ích cho xã hội, biết tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc
của cuộc sống xã hội, ngăn ngừa tái phạm tội.
1.2.4. Thời gian tổ chức dạy và học nghề
Việc tổ chức dạy và học nghề cho phạm nhân được quy định cụ thể tại điều
28, Luật Thi hành án hình sự năm 2010, cụ thể: “...Phạm nhân được bố trí ngày thứ
bảy để học tập, học nghề và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp
luật....”. Như vậy, việc tổ chức dạy nghề chỉ được bố trí vào ngày thức bảy hàng
tuần. Việc quy định thời gian tổ chức học nghề như trên q ít và q cứng, khơng
phù hợp với thực tế.
1.3. Thực tiễn việc áp dụng quy định của pháp luật Thi hành án hình sự
về chế độ học nghề của phạm nhân
1.3.1. Giáo viên dạy nghề cho phạm nhân
Qua khảo sát các trại giam Mỹ Phước, trại giam Phước Hòa, trại giam Thủ
Đức thuộc Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an, thì các trại
giam việc dạy nghề cho phạm nhân thơng qua các chủ thể như:
- Các trại giam thường phân công cán bộ quản giáo, những người trực tiếp
phụ trách tổ, đội phạm nhân và trực tiếp tổ chức cho phạm nhân đi lao động hàng
ngày, họ là lực lượng gần gũi với phạm nhân nhất. Đây là những cán bộ công an
nhân dân, tuy nhiên họ lại không được đào tạo kỹ năng sư phạm và đặc biệt là
không được đào tạo nghề nghiệp để truyề n nghề cho phạm nhân tham gia vào quá
trình lao động, sản xuất, tùy theo số lượng phạm nhân mà các trại phân công phạm
nhân cho phù hợp, cụ thể:

+ Trại giam Phước Hịa với số lượng phạm nhân hiện nay có khoảng 1500
phạm nhân, trại phân thành 03 phân khu, mỗi phân khu bố trí từ 5 đến 7 cán bộ
quản giáo phụ trách công tác dạy nghề.


10

+ Trại giam Phước Hòa với số lượng phạm nhân hiện nay có khoảng 2100
phạm nhân, trại phân thành 05 phân khu, mỗi phân khu bố trí từ 6 đến 8 cán bộ
quản giáo phụ trá công tác dạy nghề.
+ Trại giam Thủ Đức với số lượng phạm nhân hiện nay có trên 8000 phạm
nhân, trại phân thành 07 phân khu, mỗi phân khu bố trí từ 15 đến 20 cán bộ quản
giáo phụ trách công tác dạy nghề.
Việc dạy nghề cho phạm nhân của cán bộ giáo dục, cán bộ quản giáo chủ
yếu là bằng kinh nghiệm tích lũy trong quá trình tổ chức lao động, dạy nghề cho
phạm nhân do vậy hiệu quả dạy nghề chưa cao. Vai trị của cán bộ giáo dục ở các
trại giam có nhiệm vụ giáo dục chung đối với toàn thể phạm nhân. Bên cạnh việc
giáo dục Nội quy trại giam, thì cán bộ giáo dục còn định hướng cho phạm nhân biết
lựa chọn nghề phù hợp với khả năng, sở trường của mình để đề nghị bố trí cho
phạm nhân được học nghề và lao động hợp lý. Đối với những trường hợp cá biệt,
chẳng hạn như phạm nhân không muốn tham gia lao động, cũng không muốn học
một nghề nào cả thì cán bộ giáo dục có trách nhiệm gặp gỡ, động viên phạm nhân
đó để họ an tâm cải tạo, tham gia học nghề và lao động đầy đủ.
- Giáo viên dạy nghề tại trung tâm dạy nghề của trại hoặc mời ở các trường
dạy nghề về dạy cho phạm nhân. Hiện nay, tại các trại giam đều có trung tâm dạy
nghề nhưng biên chế chủ yếu là cán bộ lãnh đạo trung tâm, giáo viên dạy nghề chỉ
có từ 3 đến 5 người, hơn nữa những nghề họ dạy cho phạm nhân lại ít được sử dụng
trong trại giam như nghề may, nghề mộc, nghề sửa chữa xe máy. Việc phối hợp
giữa trại giam với các cơ sở dạy nghề để tiến hành dạy nghề cho phạm nhân là một
việc làm hết sức cần thiết. Các nghề được tổ chức dạy ở đây là những nghề đòi hỏi

cao về trình độ nhận thức, kiến thức khoa học và năng khiếu của từng cá nhân như:
hàn tiện, xây dựng, nghề may, cơ khí,... Có những nghề sau khi phạm nhân học
xong đã được cấp chứng chỉ nghề trình độ sơ cấp để sau khi ra trại trở về địa
phương họ có thể tìm được việc làm phù hợp giúp họ tái hòa nhập với xã hội.
- Các trại giam còn hợp đồng với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất vừa
tạo điều kiện cho các phạm nhân có thu nhập vừa tạo mơi trường lao động để cảm
hóa giáo dục phạm nhân phải biết yêu lao động, quý tiền của làm ra. Trên cơ sở này
cán bộ kỹ thuật được các doanh nghiệp cử đến trại giam để giám sát kỹ thuật trong
quá trình sản xuất. Việc dạy nghề của họ chủ yếu hướng dẫn cho cán bộ quản giáo
để những cán bộ này dạy lại cho phạm nhân. Bởi vì, họ có q ít cán bộ, lại phải


11

quản lý về chun mơn kỹ thuật nên họ ít có thời gian dành cho việc dạy nghề cho
phạm nhân.
- Ngồi ra các trại cịn trưng dụng những phạm nhân biết nghề trước khi họ
vào trại giam chấp hành án hoặc những phạm nhân đã tham gia vào quá trình lao
động nên họ có tay nghề khá, giỏi,.. nhưng họ lại biên chế ở đội phạm nhân nhất
định, họ có tay nghề nhưng họ khơng có kinh nghiệm dạy nghề, khả năng sư phạm
hạn chế. Việc sử dụng phạm nhân dạy nghề cho phạm nhân có nhiều thuận lợi như:
Thứ nhất, nhiều phạm nhân tay nghề rất giỏi, điều này góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động dạy nghề cho phạm nhân ở trại giam.
Thứ hai, giữa phạm nhân và phạm nhân với nhau thì quá trình dạy và học có
tâm lý thoải mái, gần gũi và dễ thơng cảm cho nhau hơn.
Thứ ba, việc sử dụng phạm nhân để dạy nghề cho phạm nhân khác sẽ đảm
bảo tiết kiệm về kinh phí cho trại để mời được các giáo viên ở các trường, trung tâm
dạy nghề về dạy cho phạm nhân thì trại giam phải trả cơng cho họ, mà công lao
động này thường ở mức cao; sử dụng phạm nhân có tay nghề cao để dạy nghề thì
trại sẽ hạn chế được số lượng giáo viên phải mời, tiết kiệm về kinh phí.

* Qua kết quả khảo sát việc bố trí giáo viên dạy nghề hiện nay, các trại giam
đều có sự chuẩn bị chu đáo về đội ngũ giáo viên phù hợp với từng thời gian, từng
đối tượng, cụ thể như:
Trại giam Mỹ Phước đã phân công cán bộ quản giáo ở các phân khu tổ chức
dạy nghề cho phạm nhân các trung tâm sản xuất và hiện trường lao động với các
nghề dạy cho phạm nhân nghề xây dựng, nghề đan lát, nghề đan mỹ nghệ, chế biến,
cơ khí, may, nơng nghiệp như trồng lúa, trồng thanh long, rau xanh, trồng tràm,
chăn ni bị, dê, heo, cá... bằng phương thức dạy nghề trực tiếp này trại giam Mỹ
Phước đã dạy nghề cho 1.531 phạm nhân. Trại cũng phối hợp với trường Cao Đẳng
Công nghiệp cao su tỉnh Bình Phước liên kết tổ chức dạy nghề cho phạm nhân tại
trung tâm dạy nghề của trại giam. Kết quả từ năm 2013 đến nay các giáo viên đã
đến trại tổ chức 07 lớp dạy nghề, dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề sơ cấp các nghề:
May Công nghiệp 04 lớp, xây dựng 03 lớp, hàn tiện 02 lớp.
Hoạt động dạy nghề tại trại giam Phước Hòa tập trung các nghề đan gia công
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, cắt gọt các mặt hàng cao su, khâu, đan bóng, trồng
trọt, chăn ni. Từ năm 2013 đến năm 2017 bằng phương thức dạy nghề trực tiếp
này trại giam Phước Hòa đã cho 2058 phạm nhân được học nghề. Trại phối hợp với
trường Cao đẳng nghề tỉnh Tiền Giang mời giáo viên để tổ chức dạy nghề cho phạm


12

nhân. Từ năm 2013 đến nay trại đã tổ chức được 16 lớp may mặc, 01 lớp nghề xây
dựng. Số phạm nhân khi học xong được cấp chứng chỉ nghề trình độ sơ cấp.
Với số lượng phạm nhân đơng như trại giam Thủ Đức, thì trại có nhiều
chương trình cho phạm nhân học nghề, hiện nay trại đã có một trung tâm dạy nghề
đặt tại phân trại K2, “trung tâm dạy nghề” để đào tạo hướng dẫn dạy nghề cho
phạm nhân thường áp dụng hình thức học nghề tập trung, dạy nghề cho số đông
phạm nhân cùng một lúc, thời gian liên tục từ khi khai giảng đến khi kết thúc phạm
nhân được thực hành thành thạo những nghề được học. Trong những năm qua (từ

2013 đến nay) trại giam Thủ Đức đã tổ chức được 54 lớp dạy nghề cho 3.462 phạm
nhân với các nghề như may mặc, vi tính, đan lát, hàn xì, mộc, xây dựng, tin học văn
phịng, điện dân dụng, điện cơng nghiệp… Đồng thời trại còn phối hợp với Sở Lao
động- Thương Binh và xã hội tỉnh Bình Thuận tổ chức thi cấp chứng chỉ nghề cho
phạm nhân. Từ năm 2013 đến năm nay trại đã cấp chứng chỉ nghề tin học văn
phòng, may dân dụng, may công nghiệp cho 150 phạm nhân, nghề mộc + đan mỹ
nghệ 550 phạm nhân, nghề xây dựng 350 phạm nhân, khai thác cạo mủ cao su 776
phạm nhân, nghề may cho 250 phạm nhân.
Trại tạm giam – Công an tỉnh Tiền giang: Trại tạm giam Công an tỉnh Tiền
Giang được biên chế là đơn vị có nhiệm vụ giam giữ các bị can, bị cáo và người
đang chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 05 năm trở lại và không thuộc các đối
tượng phạm tội giết người, cướp tài sản, ma túy ... Số phạm nhân khi được phân về
trại tạm giam phục vụ cho nhiệm vụ quản lý, giam giữ các bị can, bị cáo. Số phạm
nhân ở đây thường là án ít nghiêm trọng, thời gian chấp hành án ít. Qua khảo sát thì
hiện trại tạm giam – Công an tỉnh Tiền Giang không có tổ chức cho phạm nhân học
nghề.
1.3.2. Đối tượng học nghề
Phạm nhân chấp hành án trong các trại giam không ổn định và thường xuyên
biến động (do phạm nhân nhập trại khơng cùng thời điểm và mức án hồn tồn khác
nhau) trong quá trình dạy nghề, số đối tượng dạy nghề ở các trại giam tăng lên do
phạm nhân được đưa tới trại giam chấp hành án, giảm xuống do phạm nhân hết án,
được đặc xá hoặc những phạm nhân chống đối chuyển đi giam giữ ở trại giam khác,
đi khám chữa bệnh ở bên ngồi trại giam, tạm đình chỉ thi hành án,… sự tăng giảm
số lao động trong năm làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và chỉ đạo
thực hiện kế hoạch lao động, sản xuất của phạm nhân và của trại giam.


13

Bằng các phương pháp tổ chức cho phạm nhân học nghề khác nhau, từ khi

mới nhập trại phạm nhân được cán bộ trại giáo dục ý thức lao động, ý thức học
nghề thông qua việc kết hợp giữa các buổi học tập trung cho phạm nhân mới nhập
trại, từ đó làm cho phạm nhân có những nhận thức đúng đắn về lao động, học nghề
tại trại giam. Qua đó, phạm nhân có thể lựa chọn cho mình một nghề nghiệp nhất
định để lao động học tập khi đang chấp hành án, đồng thời sau khi chấp hành án
xong trở về địa phương có thể tự ni sống bản thân mình.
Kết quả tại trại giam trại giam Mỹ Phước, hàng năm căn cứ vào số lượng
phạm nhân vào chấp hành án, trại đã ra soát lên danh sách số phạm nhân cần phải
học nghề, qua đó từ năm 2013 đến nay có 3800 phạm nhân trong diện phải học
nghề, qua đó trại đã tổ chức các lớp học nghề cho 1786 phạm nhân thông qua các
phương pháp dạy nghề trực tiếp và phối hợp với các trung tâm dạy nghề. Trại giam
Phước Hòa tương tự trại giam Mỹ Phước, từ năm 2013 đến nay có 4560 phạm nhân
trong diện phải học nghề, và trại đã tổ chức cho 2538 phạm nhân học nghề. Trại
giam Thủ Đức có 9844 trong diện phải học nghề, và trại đã tổ chức cho 5538 phạm
nhân học nghề.
Đối với trại tạm giam Công an tỉnh Tiền Giang như đã nêu thì việc tổ chức
cho phạm nhân học nghề hiện khơng có tổ chức.
1.3.3. Cơ quan tổ chức học nghề cho phạm nhân
Qua khảo sát thì các trại giam đều có tổ chức cho phạm nhân học nghề với
nhiều hình thức như: học nghề trong trung tâm dạy nghề hoặc dạy học nghề thông
qua hiện trường lao động (các nhà, xưởng sản xuất). Ngoài ra, các trại còn phối hợp
với các cơ sở dạy nghề để tổ chức cho phạm nhân học nghề ở các trung tâm dạy
nghề. Điển hình như Trại giam Mỹ Phước phối hợp với trường Cao Đẳng Cơng
nghiệp cao su tỉnh Bình Phước liên kết tổ chức dạy nghề cho phạm nhân tại trung
tâm dạy nghề của trại; trường cao đẳng nghề tỉnh Tiền Giang tổ chức dạy nghề cho
phạm nhân ở trại giam Phước Hòa. Trại giam Thủ Đức phối hợp với Sở Lao động –
Thương binh và xã hội tỉnh Bình Thuận tổ chức thi cấp chứng chỉ nghề cho phạm
nhân.
Như vậy, việc tổ chức học nghề đã được các trại giam vận dụng linh hoạt để
vừa học nghề, vừa tổ chức lao động sản xuất và có cơ sở pháp lý để cấp chứng chỉ

nghề cho phạm nhân là cơ sở để xin việc sau khi chấp hành xong bản án. Các trại
giam khi tổ chức học nghề phải chuẩn bị điều kiện cần thiết như: chương trình nội
dung học tập, thời gian học tập, loại nghề, danh sách phạm nhân học nghề, tổ chức


14

biên chế lớp, tổ học tập, phân công cán bộ phụ trách lớp; Phân công giáo viên giảng
dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành, thông thường giáo viên hướng dẫn
thực hành chỉ hướng dẫn từ 10 đến 15 phạm nhân là phù hợp, để có điều kiện sửa
chữa, uốn nắn những thao tác chưa đúng và có thời gian giám sát toàn diện số phạm
nhân này; Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề như hội trường, bàn ghế, bục
giảng, giấy bút mực, giáo cụ trực quan cho phạm nhân học tập lý thuyết và nhà
xưởng hoặc địa bàn lao động, công cụ phương tiện để giáo viên hướng dẫn cho
phạm nhân thực hành.
Hết chương trình học nghề, các trại giam tổ chức thi kiểm tra tay nghề của
phạm nhân (tự tổ chức hoặc phối hợp với trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm
của trại giam hoặc trường nghề của địa phương) để đánh giá kết quả học nghề và
cấp giấy chứng chỉ nghề.
1.3.4. Thời gian tổ chức dạy và học nghề
Theo quy định thì thời gian tổ chức dạy và học nghề cho phạm nhân chỉ
được bố trí vào ngày thức bảy hàng tuần. Thực tế việc bố trí thời gian học nghề là
tùy theo điều kiện của từng trại giam, việc bố trí như vậy đảm bảo cho các trại có sự
linh động trong việc sắp xếp thời gian phù hợp đảm bảo vừa có thời gian học nghề,
vừa có thời gian học văn hóa, pháp luật và có thời gian tham gia lao động, sản xuất.
Hiện trại giam Mỹ Phước và Phước Hòa đào tạo hướng dẫn học nghề cho phạm
nhân thường áp dụng hình thức học nghề tập trung, dạy nghề cho số đông phạm
nhân cùng một lúc, thời gian liên tục từ khi khai giảng đến khi kết thúc phạm nhân
được thực hành thành thạo những nghề được học. Việc học nghề tập trung do cán
bộ trung tâm và giáo viên dạy nghề của các trường nghề về dạy. Bên cạnh đó, đẩy

mạnh việc phạm nhân biết nghề truyền nghề cho các phạm nhân khác. Thời gian
học nghề liên tục từ bảy ngày đến ba mươi ngày tuỳ theo nghề mà phạm nhân được
học.
Kết quả tổ chức dạy nghề và học nghề của các trại giam cho thấy việc bố trí
thời gian học nghề có sự linh hoạt theo yêu cầu của từng trại, đồng thời đáp ứng
được các yêu cầu phối hợp dạy nghề của các trường, trung tâm dạy nghề.
1.4. Nhận xét, đánh giá thực hiện chế độ học nghề của các trại giam, trại
tạm giam
1.4.1. Những mặt thành công
Qua thực tế nghiên cứu thực hiện chế độ học nghề trong các trại giam cho
thấy thông qua học nghề, giúp cho phạm nhân thấy được chính sách nhân đạo của


15

Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội, xoá đi nhận thức lệch lạc cho rằng vào
trại giam phải lao động khổ sai và bị đánh đập, hình thành nhận thức mới tiến bộ
hơn là: phạm nhân có quyền lao động và có nghĩa vụ lao động. Trên cơ sở đó làm
cho phạm nhân tin tưởng vào đường lối chính sách giáo dục cải tạo của Đảng và
Nhà nước đối với người phạm tội, phạm pháp, từ đó họ tích cực cải tạo, sớm được
hưởng khoan hồng trở về gia đình, xã hội. Mục đích lâu dài của cơng tác dạy nghề
là giúp cho phạm nhân khi ra trại có nghề nghiệp để hồ nhập cộng đồng xã hội, tạo
điều kiện cho họ biết nghề, biết lao động, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật và năng
suất cao, giúp cho phạm nhân có thể tìm được việc làm phù hợp sau khi chấp hành
xong bản án. Tổ chức học nghề cho phạm nhân là góp phần quan trọng trong việc
phịng ngừa tình trạng tái phạm tội. Phạm nhân sau khi chấp hành án trở về địa
phương mà có cơng ăn việc làm, có nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống thì họ
khơng cịn ý định phạm tội. Ngược lại, phạm nhân khi trở về địa phương mà không
có nghề nghiê ̣p ổ n đinh,
̣ cuộc sống sẽ trở nên khó khăn, thiếu thốn; mặt khác, khi

khơng có việc làm thời gian rảnh rỗi nhiều, họ tụ tập la ̣i với nhau, cờ bạc, rượu chè
phát sinh, hệ quả kéo theo là nợ nần, thiếu thốn dẫn đến nảy sinh ý định và hành vi
phạm tội. Những kết quả trên thấy hoạt động học nghề của phạm nhân có vai trị rất
quan trọng đối với cơng tác giáo dục phạm nhân, trong 04 tiêu chuẩn thi đua chấp
hành án phạt tù có tiêu chuẩn quy định về việc học tập (bao gồm cả học nghề) và
tiêu chuẩn quy định về lao động. Để được xếp loại chấp hành án tốt, khá tiến tới
được giảm án và đặc xá thì phạm nhân phải tích cực học nghề, nâng cao trình độ tay
nghề và tham gia lao động đạt hiệu quả cao, vượt chỉ tiêu được giao.
Như vậy, tổ chức cho phạm nhân học nghề là hoạt động không thể thiếu và
không thể tách rời trong công tác quản lý, giam giữ và giáo dục phạm nhân. Hoạt
động học nghề có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chương trình tái hòa nhập
cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
1.4.2. Những mặt hạn chế
- Thứ nhất, hoạt động học nghề của phạm nhân còn thực hiện mang tính hình
thức, chưa có tính chiều sâu do lồng ghép trong chương trình giáo dục, cải tạo phạm
nhân. Các ngành nghề dạy cho phạm nhân chưa đa dạng, phong phú và chưa gắn
liền với nơi phạm nhân về sinh sống khi chấp hành xong bản án. Do việc học nghề
gắn liền với việc gia công sản xuất, tạo ra giá trị kinh tế nên hầu hết các trại đặt
nặng vấn đề học nghề để phạm nhân có thể nhanh chóng tham gia lao động mang
lại lợi ích về kinh tế trước mắt.


16

- Thứ hai, đội ngũ cán bộ dạy nghề còn hạn chế về chuyên môn. Cán bộ chỉ
làm công việc chính của mình là quản lý phạm nhân, tổ chức cho phạm nhân đi lao
động, còn việc dạy nghề cho phạm nhân thì cán bộ chỉ có thể hướng dẫn một số
thao tác cơ bản của những công việc giản đơn như khai thác đá, sản xuất gạch,..còn
những nghề đòi hỏi về kỹ thuật như đan ghế, may, xây dựng, mộc, cơ khí thì cán bộ
khơng thể dạy cho phạm nhân được, đối với những nghề này thì do phạm nhân dạy

cho phạm nhân hoặc do công nhân kỹ thuật của các đối tác sản xuất dạy cho phạm
nhân.
- Thứ ba, nội dung học nghề của phạm nhân chưa được tách ra thành một nội
dung riêng mà còn lồng ghép vào trong q trình giáo dục. Do đó học nghề của
phạm nhân cịn thực hiện mang tính hình thức, chưa có tính chiều sâu. Việc cho
phạm nhân sắp hết án học nghề lại càng ít được quan tâm hơn, khi có phạm nhân
sắp hết án cán bộ chỉ quan tâm đến việc hồn thành giấy tờ thủ tục mà đơi khi
“quên” mất việc giáo dục nghề cho phạm nhân.
- Thứ tư, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc học nghề của phạm nhân
cịn rất hạn chế. Máy móc dùng cho học nghề vẫn còn dùng chung với máy dùng để
lao động, số máy móc dành riêng cho việc học nghề rất ít; hầu như khơng có một tài
liệu gì để phục vụ cho việc học nghề cũng như phục vụ cho việc tự học, tự nghiên
cứu của phạm nhân, dẫn đến hiệu quả dạy và học nghề chưa cao.
- Thứ năm, hiệu quả của hoạt động học nghề phục vụ cho cơng tác tái hịa
nhập cộng đồng cịn nhiều bất cập, từ những hạn chế đã nêu trên đã cho thấy việc
đào tạo nghề không phù hợp với người đang chấp hành án phạt tù, đa số các nghề
thường gắn với các vùng, miền và các nghề địa phương nơi trại giam đóng trụ sở.
Đa số người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hịa nhập cộng đồng
khơng sinh sống với những nghề mà họ được học trong trại giam, mà phải sinh sống
bằng những nghề khác gây nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hoặc đối với những
người may mắn có nghề được học trong trại giam khi về địa phương có việc làm,
tuy nhiên tay nghề còn yếu.
- Thứ sáu, việc tổ chức cho phạm nhân tại các trại tạm giam và các nhà tạm
giữ học nghề chưa triển khai được, do chủ yếu phạm nhân ở đây chỉ để phục vụ
công tác tạm giam, tạm giữ nên việc dạy nghề rất khó.
1.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
1.4.3.1. Nguyên nhân từ Luật Thi hành án hình sự


17


Từ kết quả nghiên cứu về chế độ học nghề của phạm nhân của các trại giam,
trại tạm giam theo Luật Thi hành án hình sự cho thấy việc triển khai thực hiện chế
độ học nghề của phạm nhân đã được triển khai thực hiện đúng theo quy định tại
điều 28 của Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
cũng khẳng định rằng quy định của pháp luật về chế độ học nghề của phạm nhân là
hết sức đúng đắn, nó đáp ứng yêu cầu cải tạo, giáo dục phạm nhân trở thành công
dân có ích cho xã hội, đồng thời là bước chuẩn bị quan trọng cho người chấp hành
xong án phạt tù quay trở về địa phương để tái hòa nhập cộng đồng, là biện pháp
hiệu quả nhất để phòng ngừa người chấp hành xong án phạt tù về địa phương tái
phạm góp phần đảm bảo trật tự an tồn xã hội, nâng cao hiệu quả phòng chống tội
phạm. Tuy nhiên từ kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy một số quy định của pháp
luật Thi hành án hình sự năm 2010 không phù hợp với thực tế áp dụng, gây cản trở
việc thi hành luật, cụ thể:
- Thứ nhất, việc bố trí thời gian học nghề: Theo Điều 28 Luật Thi
hành án hình sự năm 2010 bố trí ngày “thứ bảy” để tổ chức học nghề là khơng phù
hợp, vì thực tế việc tổ chức học nghề ở các trại giam Phước Hịa, Mỹ Phước và Thủ
Đức thì thời gian tham gia các lớp học nghề là liên tục từ khi khai giảng đến khi kết
thúc, tổng thời gian học khoảng gần 50 giờ liên tục. Nếu chỉ bố trí vào ngày thứ bảy
để học nghề thì khơng đảm bảo thời gian liên tục và hiệu quả việc tiếp nhận các kỷ
năng nghề cũng hạn chế.
- Thứ hai, quy định về việc tổ chức dạy nghề của các trại giam.
Qua nghiên cứu hiệu quả việc tổ chức dạy nghề trong các trại giam cho thấy
việc phối hợp với các trung tâm dạy nghề để dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề cho
phạm nhân là cần thiết, tuy nhiên thực tế hoạt động dạy nghề này chưa chuyên
nghiệp do đội ngũ giáo viên là cán bộ trại kiêm nhiệm, cơ sở vật chất phục vụ việc
dạy nghề chưa đáp ứng cho yêu cầu dạy nghề. Nguyên nhân là quy định của Luật
Thi hành án hình sự năm 2010, tại Điều Điều 16 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức của trại giam còn chung chung chưa quy định cụ thể nhiệm vụ của trại
giam là phải tổ chức cho phạm nhân học nghề, mà chỉ là “Tiếp nhận, tổ chức quản

lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân”. Do thiếu quy định riêng về thực hiện
nhiệm vụ dạy nghề cho trại giam nên việc tổ chức dạy nghề chưa được “danh chính
ngơn thuận”, việc thành lập các trung tâm dạy nghề và được Nhà nước đầu tư cơ sở
vật chất phục vụ cho việc tổ chức dạy nghề cho phạm nhân tốt hơn.


18

1.4.3.2. Nguyên nhân khác
- Thứ nhấ t, do trại giam, trại tạm giam là môi trường đặc thù vừa làm công
việc giáo dục, cải tạo người lầm lở thành công dân có ích cho xã hội, vừa tổ chức
học nghề cho những phạm nhân do đó việc dạy nghề có thể nói là chưa chun
nghiệp.
- Thứ hai, tình hình cán bộ chuyên trách việc dạy nghề cho phạm nhân còn
hạn chế chưa được trang bị đầy đủ kiến thức sư phạm cũng như tay nghề để dạy
nghề cho phạm nhân. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ về hoạt động học
nghề của phạm nhân còn chưa đúng, còn coi nhẹ việc cho phạm nhân học nghề.
Phần lớn cán bộ ở đây cho rằng nhiệm vụ chính của mình là quản lý phạm nhân cho
chặt chẽ, hạn chế vi phạm và đặc biệt là khơng để tình trạng phạm nhân trốn trại
xảy ra, còn việc học nghề của phạm nhân chỉ là thứ yếu, cho phạm nhân học nghề
chỉ với mục đích để phạm nhân tham gia lao động đạt được lơ ̣i ić h về mă ̣t kinh tế
trước, chứ chưa chú trọng đến hiệu quả lâu dài là tạo điều kiện cho phạm nhân có
nghề giúp họ tái hòa nhận xã hội, ngăn ngừa họ tái phạm tội.
- Thứ ba, điều kiện vật chấ t và phương tiê ̣n phu ̣c vu ̣ cho việc học nghề của
trại giam hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa vận động hết được nguồn lực của xã hội
trong xây dựng các cơ sở dạy nghề trong trại giam. Cơ sở hạ tầng của các trại giam
đang dần xuống cấp, hệ thống buồng giam, phòng giam tại một số phân trại xuống
cấp không đảm bảo cho công tác giam giữ, trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề
cho phạm nhân rất hạn chế, có tuổi thọ cao, lạc hậu, cũ ki,̃ chưa theo kip̣ những tiế n
bô ̣ về khoa học kỹ thuâ ̣t của xã hô ̣i. Bên ca ̣nh đó, việc cho phạm nhân học nghề cịn

ít, đơn giản, chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, giáo dục và tổ chức
lao động cho phạm nhân nên hiê ̣u quả giáo du ̣c phạm nhân từ hoa ̣t đô ̣ng học nghề
chưa cao.
- Thứ tư, phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam có địa bàn cư trú
khác nhau nên để hướng nghiệp và học nghề phù hợp với mỗi phạm nhân, phù hợp
với điều kiện việc làm nơi họ sinh sống là hết sức khó khăn.
Theo yêu cầu thi hành án phạt tù trại giam phải đào tạo nghề để phạm nhân
khi chấp hành xong bản án về địa phương có thể sống bằng sức lao động của mình,
từ đó sẽ hạn chế họ tái phạm tội. Để da ̣y cho pha ̣m nhân có mô ̣t nghề phù hơ ̣p với
điề u kiê ̣n của nơi ho ̣ sinh số ng là mô ̣t viê ̣c làm hế t sức khó khăn vì tin
́ h chấ t mức đô ̣
pha ̣m tô ̣i của ho ̣, khi ho ̣ vào Tra ̣i giam cán bô ̣ tra ̣i sẽ phải tiế n hành phân loa ̣i và
giam giữ theo loa ̣i và phân về các tổ (đô ̣i) pha ̣m nhân khác nhau, mà mỗi tổ (đô ̣i)


19

pha ̣m nhân la ̣i phải thực hiê ̣n những công viê ̣c nhấ t đinh
̣ theo sự phân công của trại
nên không thể nào da ̣y nghề phù hơ ̣p cho phạm nhân đươ ̣c.
Thứ năm, ý thức tham gia lao động, học nghề của phạm nhân ở các trại giam
thấp. Đa phần phạm nhân đang lao đô ̣ng, cải tạo ta ̣i các tra ̣i giam ho ̣ không có nghề
nghiê ̣p ổ n đinh,
̣ có tư tưởng chây lười lao động, chố ng đố i lao đô ̣ng, muốn hưởng
thành quả nhanh mà không cần tố n sức lao đô ̣ng. Đồng thời, một số phạm nhân mới
nhập trại do chưa hiểu được trách nhiệm của một phạm nhân và tiêu chí đánh giá
xếp loại thi đua nên ý thức trách nhiệm học nghề của phạm nhân cịn thấp, nhiều
phạm nhân chưa tích cực, chưa năng nổ trong học nghề. Họ cho rằng việc học nghề
là bắt buộc, là cưỡng bức, vì thế họ chưa thực sự tự giác trong học nghề.
- Thứ sáu, các tổ chức (doanh nghiêp), cá nhân trong hợp tác dạy nghề cho

phạm nhân hiện nay chưa đa dạng, các ngành nghề chủ yếu là thủ công chưa đáp
ứng được yêu cầu lao động thực tế, các nghề thường có thu nhập thấp.
1.5. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ học nghề của phạm
nhân
1.5.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự
Điều 28 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 hiện nay quy định về thời gian
học nghề cho phạm nhân quá cụ thể, cụ thể:
“... Phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập, học nghề và được nghỉ
ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật...”
Thời gian bố trí theo luật thì việc học nghề từ khi tổ chức học nghề đến khi
thành thạo một nghề hoặc được cấp chứng chỉ nghề không đảm bảo, nhất là đối với
phạm nhân có thời gian chấp hành án thấp. Quy định thời gian cụ thể trong Luật Thi
hành án hình sự là ngày “thứ bảy” như trên không tạo được sự linh hoạt của các trại
giam trong việc chủ động tổ chức các hoạt động học nghề cho phạm nhân, vì đặc
thù của mỗi trại giam có điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng
việc bố trí thời gian học nghề cho phạm nhân các trại giam hiện nay đều linh động
bố trí thời gian phù hợp, khơng theo quy định của Luật thi hành án hình sự, điều đó
chứng tỏ quy định hiện hành về thời gian học nghề khơng thực tế, khó áp dụng.
Điều này ảnh hưởng lớn đến chính sách tái hịa nhập cộng đồng.
Để khắc phục quy định bất cập về thời gian tổ chức chế độ học nghề trong
các trại giam, đề xuất trong thời gian tới sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án hình sự
năm 2010 cần quan tâm chỉnh sửa nội dung Điều 28 Luật Thi hành án hình sự theo
hướng bỏ sự cứng nhắc (bỏ thời gian cụ thể) tạo sự linh động cho các trại giam, phù


20

hợp với thực tiễn tình hình, căn cứ vào quy định các trại giam có thể tổ chức cho
phạm nhân học nghề tùy điều kiện thực tế tình hình mà bố trí thời gian học nghề
nghề cho phạm nhân. Đồng thời, quy định của luật cần tạo điều kiện thuận lợi cho

các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình dạy nghề cho phạm nhân nhằm đa dạng
hóa và huy động được các nguồn lực ngoài xã hội cùng tham gia vào thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước về chính sách tái hịa nhập cộng đồng.
1.5.2. Kiến nghị những vấn đề khác
Thứ nhất, chế độ học nghề của phạm nhân là một hoạt động cần thiết phải có
đội ngũ cán bộ chun trách, có chun mơn cao để thực hiện việc truyền đạt các
kiến thức, kỷ năng nghề nghiệp cho học viên (phạm nhân). Tuy nhiên, việc tổ chức
học nghề cho phạm nhân còn hạn chế khâu cán bộ chưa được trang bị đầy đủ kiến
thức sư phạm cũng như tay nghề để dạy nghề cho phạm nhân, do đó Bộ Cơng an
cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ dạy nghề cho phạm nhân có
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có kiến thức sư phạm để làm tốt việc dạy nghề cho
phạm nhân. Vì thực trạng hiện nay giáo viên được mời ở các trường, trung tâm dạy
nghề chuyên nghiệp tuy có kiến thức cao, song đối với dạy nghề cho phạm nhân
đây là đối tượng đặc thù, ngoài kiến thức, kỷ năng của giáo viên dạy nghề thì địi
hỏi giáo viên dạy cần có kiến thức về cơng tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, có
nghiệp vụ trong cơng tác quản lý để phòng ngừa phạm nhân trốn trại.
Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị, xây dựng các trung tâm dạy
nghề cho các trại giam đảm bảo có đủ các điều kiện để dạy nghề cho phạm nhân
một cách chất lượng hơn, đồng thời có cơ chế đặc thù cho phép các trung tâm dạy
nghề các trại giam theo hướng không những tổ chức cho phạm nhân đang chấp hành
án trong trại giam học nghề mà còn tiếp nhận, tổ chức cho những người lầm lỗi,
những phạm nhân đã chấp hành xong án phạt tù nhưng chưa có nghề ổn định hoặc
tay nghề chưa vững, tạo điều kiện cho họ học nghề, làm việc cho đến khi họ rành
nghề trở về địa phương hòa nhập với cộng đồng nhanh chóng. Nếu làm được như
vậy vừa giải quyết được yêu cầu cảm hóa, giáo dục phạm nhân, vừa đáp ứng yêu
cầu ổn định xã hội, và quan trọng là chăm lo đời sống cho người đã chấp hành xong
án phạt tù về địa phương phòng ngừa họ tái phạm tội.
Thứ ba, Nhà nước cần có các cơ chế pháp lý để kêu gọi các doanh nghiệp
cùng tham gia tiếp nhận, tạo điều kiện cho những người lầm lỡ có công ăn việc làm
sau khi mãn hạn tù giúp cho họ có cuộc sống ổn định khi về với cộng đồng.



×