Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy đang chấp hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 118 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========================


Nguyễn Thị Minh




ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHẠM NHÂN PHẠM TỘI
MA TÚY ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TẠI
TRẠI GIAM PHÚ SƠN 4





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC






Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=========================





Nguyễn Thị Minh


ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHẠM NHÂN PHẠM TỘI
MA TÚY ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TẠI
TRẠI GIAM PHÚ SƠN 4



Chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 80


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đăng Thanh Nga


Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc
sĩ với đề tài: “Đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy đang chấp
hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn 4”.
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu là kết quả quá trình làm việc của tôi.
Những nội dung tham khảo đƣợc trích dẫn nguồn gốc tài liệu. Kết quả nghiên

cứu thực tiễn là do tôi trực tiếp tiến hành khảo sát và chƣa đƣợc công bố ở bất cứ
công trình khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về mọi nội dung trong đề tài.
Tác giả

Nguyễn Thị Minh

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ với đề tài “Đặc điểm nhân cách phạm nhân
phạm tội ma túy đang chấp hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn 4”-
đã đƣợc hoàn thành với nỗ lực của bản thân tác giả và sự quan tâm,
giúp đỡ từ nhiều phía.
Em xin cảm ơn cô giáo hƣớng dẫn, TS. Đặng Thanh Nga đã nhiệt
tình chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên em trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo Tổng cục cảnh sát thi hành án và
hỗ trợ tƣ pháp – Bộ công an; Ban giám thị, đội ngũ cán bộ quản giáo, cán
bộ giáo dục và phạm nhân đang chấp hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn
4 đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu thực tế tại đơn vi.
Luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc những
ý kiến phản hồi và góp ý.
Tác giả

Nguyễn Thị Minh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 2

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 4
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHẠM NHÂN
PHẠM TỘI MA TÚY 5
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH
PHẠM NHÂN PHẠM TỘI MA TÚY 5
1.1.1. Nghiên cứu từ phƣơng diện luật học 5
1.1.2. Nghiên cứu từ phƣơng diện tâm lý học 7
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 9
1.2.1.Khái niệm ma túy, tội phạm và tội phạm ma túy 9
1.2.2. Khái niệm ngƣời phạm tội và phạm nhân 11
1.2.3. Khái niệm nhân cách, đặc điểm nhân cách và đặc điểm nhân cách phạm
nhân phạm tội ma túy 12
Tiểu kết luận chƣơng 1 24
Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN 25
2.1.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận 25
2.1.2. Nội dung của nghiên cứu lý luận 25
2.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận 25
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 25
2.2.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi 26
2.2.2. Giai đoạn điều tra thử 27
2.2.3. Giai đoạn điều tra chính thức 27
2.2.4.Giai đoạn xử lý kết quả 33
Tiểu kết chƣơng 2 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHẠM
NHÂN PHẠM TỘI MA TÚY 35
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHẠM NHÂN PHẠM TỘI MA TÚY .35

3.1.1. Các đặc điểm trí tuệ, tƣ duy 36
3.1.2.Các đặc điểm ý chí, tình cảm 37
3.1.3. Các đặc điểm quan hệ liên nhân cách 39
3.1.4. Đặc điểm tự kiểm soát và tự đánh giá 40
3.1.5. Tƣơng quan giữa các đặc điểm nhân cách. 41
3.2. NGUYÊN NHÂN TÂM LÝ XÃ HỘI DẪN NGƢỜI PHẠM TỘI THỰC
HIỆN HÀNH VI PHẠM TỘI MA TÚY 46
3.2.1. Nguyên nhân chủ quan dẫn ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
ma túy 47
3.2.2. Nguyên nhân khách quan dẫn ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm
tội ma túy 73
Tiểu kết chƣơng 3 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 28
Bảng 3.1. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn các đặc điểm nhân cách phạm nhân
phạm tội ma túy 35
Bảng 3.2: Nhận thức của phạm nhân về khung hình phạt đối với tội mua bán trái phép
chất ma túy 49
Bảng 3.3: Phƣơng tiện biết mua bán ma túy là phạm tội 49
Bảng 3.4. Trình độ học vấn của phạm nhân phạm tội ma túy 50
Bảng 3.5: Mối liên hệ giữa nhu cầu tiên dùng và khu vực xuất thân của phạm nhân 59
Bảng 3.6: Mục đích sử dụng tiền sau khi thực hiện thành công mua bán ma túy 62
Bảng 3.7: Động cơ phạm tội của phạm nhân phạm tội ma túy 64
Bảng 3.8: Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trong cuộc sống của phạm nhân 69
Bảng 3.9: Những vấn đề phạm nhân thƣờng suy ngẫm 70
Bảng 3.10: Vai trò của các đối tƣợng khác nhau đối với việc thực hiện hành vi

phạm tội của phạm nhân 75
Bảng 3.11: Nguyên nhân khách quan dẫn ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm
tội ma túy 77


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.2 : Thứ bậc nhu cầu của tội phạm ma túy 57
Biểu đồ 3.3: Xuất thân của phạm nhân phạm tội mua bán ma túy 61
Biểu đồ 3.4: Nghề nghiệp của phạm nhân phạm tội mua bán ma túy 74

1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mức độ gia tăng các loại ma túy và lạm dụng ma túy góp phần dẫn đến
hàng loạt vấn đề: gây hại cho sức khỏe, sự xuống cấp đạo đức xã hội, các tệ nạn
xã hội, các tội phạm hình sự, Chính vì vậy việc đấu tranh phòng chống tệ nạn
ma túy và các tội phạm về ma túy đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu và là một
trong các mối quan tâm hàng đầu của thế giới.
Ở Việt Nam, đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy và các tội phạm về ma
túy trong nhiều năm qua đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Tuy nhiên, tệ nạn ma túy và các tội phạm về ma túy ngày càng diễn ra phức tạp.
Từ chỗ chủ yếu có từ các nguồn trong nƣớc, những năm gần đây, ma túy từ nƣớc
ngoài thẩm lậu vào Việt Nam ngày càng tăng. Việt Nam không chỉ là địa bàn tiêu
thụ, mà đã biến thành nơi trung chuyển ma túy và hoạt động buôn lậu ma túy.
Bên cạnh đó, đã xuất hiện tình trạng sản xuất và điều chế trái phép chất ma túy ở
trong nƣớc.
Cùng với quá trình phòng ngừa tội phạm là phòng ngừa tình trạng tái
phạm tội, đây là một chủ chƣơng lớn trong chƣơng trình phòng ngừa tội phạm
quốc gia. Hiệu quả phòng chống tình trạng tái phạm tội chịu ảnh hƣởng của
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình giáo dục cải tạo phạm nhân.

Quá trình giáo dục lại đối với ngƣời phạm tội diễn ra đồng thời hai quá trình loại
bỏ phẩm chất nhân cách tiêu cực và sai lệch đồng thời xây dựng những phẩm
chất nhân cách tích cực phù hợp với chuẩn mực xã hội. Quá trình giáo dục cải tạo
phạm nhân chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Một trong
những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cải tạo phạm nhân là nắm bắt
đƣợc một số đặc điểm nhân cách của họ.
Nhân cách con ngƣời chỉ đƣợc hình thành và phát triển thông qua hoạt
động và giao tiếp, hành vi phạm tội của mỗi cá nhân là tổ hợp nhiều nguyên nhân
khác nhau. Để hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân hiệu quả hơn chúng ta cần

2
tìm hiểu các đặc điểm nhân cách một trong những nguyên nhân trực tiếp hình
thành động cơ phạm tội của phạm nhân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có
công trình nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm nhân cách của phạm nhân phạm
tội ma túy trên bình diện tâm lý học.
Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài “Đặc điểm nhân cách
phạm nhân phạm tội ma túy đang chấp hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn 4”
là một yêu cầu cấp bách và cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có
ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục cải tạo phạm nhân trong giai đoạn hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Làm rõ đặc điểm nhân cách của phạm nhân phạm tội ma túy, chỉ ra thực
trạng của vấn đề. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào
việc phòng ngừa và ngăn chặn các tội ma túy đạt hiệu quả hơn.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số đặc điểm nhân cách của phạm nhân phạm tội ma túy.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể điều tra: 250 ngƣời gồm:
3.2.1. Khách thể chính
Phạm nhân phạm tôi ma túy đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam Phú

Sơn 4, gồm:
- 203 phạm nhân phạm tội mua bán trái phép chất ma túy (điều tra chính thức);
Tổng số: 203 ngƣời
3.2.2. Khách thể phụ
10 cán bộ quản giáo làm công tác giáo dục cải tạo tại trai giam Phú Sơn 4
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Ở phạm nhân phạm tội ma túy có một số đặc điểm nổi trội nhƣ: Kín đáo,
đời sống tình cảm không ổn định, lệ thuộc vào nhóm và khả năng tự kiểm soát
cao, có xu hƣớng lƣời lao động.

3
Một số yếu tố chủ quan: nhận thức, thái độ, cảm xúc và khách quan: hoàn
cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến con đƣờng phạm tội
của phạm nhân.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm nhân cách của
phạm nhân phạm tội ma túy (các khái niệm, một số đặc điểm nhân cách của
phạm nhân phạm tội ma túy).
5.2. Khảo sát thực trạng các đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma
túy và các nguyên nhân tâm lý xã hội dẫn họ đến con đƣờng phạm tội ma túy.
5.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào hoạt động đấu tranh
phòng ngừa tình trạng phạm tội ma túy.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về nội dung
Đặc điểm nhân cách của con ngƣời là một vấn đề rất rộng lớn. Do đó,
chúng tôi chỉ nghiên cứu, tìm hiểu một số đặc điểm nhân cách có thể trở thành
nguyên nhân dẫn con ngƣời đến phạm nhân phạm tội ma túy.
Trong Bộ Luật Hình sự năm 1999 các tội phạm ma túy đƣợc quy đinh ở
10 tội danh khác nhau, trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu phạm nhân
phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.

6.2. Giới hạn về khách thể
Phạm nhân phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là đối tƣợng rất khó
tiếp cận. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chỉ chủ yếu điều tra, khảo sát những phạm
nhân đã có hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy đang chấp hành hình
phạt tại các trại giam Phú Sơn 4.

4
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng nghiên cứu văn bản, tài liệu;
- Trắc nghiệm test 16 yếu tố của R.B. Catell;
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân;
- Phƣơng pháp chuyên gia;
- Phƣơng pháp thống kê toán học;
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục bảng hình và phần phụ
lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đặc điểm nhân cách của phạm nhân phạm tội
ma túy.
- Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu nghiên cứu thực tiến về đặc điểm nhân
cách của phạm nhân phạm tội ma túy.
- Kết luận và kiến nghị.

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHẠM NHÂN
PHẠM TỘI MA TÚY

1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH
PHẠM NHÂN PHẠM TỘI MA TÚY

Nghiên cứu tình hình các tội phạm về ma túy và đƣa ra các biện pháp đấu
tranh phòng chống loại tội phạm này là việc làm có ý nghĩa cấp bách cả về lý
luận và thực tiễn, đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều cá nhân và tổ chức trên
thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1. Nghiên cứu từ phƣơng diện luật học
Văn phòng kiểm soát ma túy và phòng chống tội phạm của Liên Hợp
Quốc (ODCCP) cùng với Uỷ ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) thƣờng xuyên
tiến hành khảo sát và công bố các Báo cáo về tình hình ma túy toàn cầu qua các
năm, đặc biệt có chú trọng phân tích mạng lƣới ma túy, tình hình giảm cầu ma
túy, các xu hƣớng và hình thức buôn lậu ma túy Cục hành pháp ma túy quốc tế
(INCSR) cũng xây dựng hàng loạt các chính sách và chƣơng trình hành động
trong chiến lƣợc kiểm soát ma túy quốc tế; Viện nghiên cứu phân tích chiến lƣợc
quốc phòng công bố hàng năm bản Đánh giá hiệu quả chƣơng trình can thiệp
phòng chống ma túy
Ở Việt Nam, từ năm 1998 đến nay, ngày càng nhiều công trình đƣợc ghi nhận
là những nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ, có hệ thống, khoa học về tệ nạn ma túy và các
tội phạm về ma túy ở góc độ tội phạm học và điều tra tội phạm. Chẳng hạn:
Trong Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Trần Văn Luyện về phát hiện và
điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực
lƣợng công an nhân dân, đã phân tích thực trạng và yêu cầu về nghiệp vụ phát
hiện, điều tra các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là các
tội phạm về ma túy có mức độ nghiêm trọng và phổ biến nhất [26].
Tác giả Vũ Quang Vinh trên cơ sở nghiên cứu hoạt động phòng ngừa các
tội phạm về ma túy của lực lƣợng cảnh sát nhân dân, đã đƣa ra các phƣơng

6
hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma
túy của lực lƣợng cảnh sát nhân dân [46].
Đề tài khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp tăng cƣờng công tác
kiểm soát điều tra các tội phạm về ma túy” do Vụ kiểm sát điều tra án an ninh

Viện kiểm Sát nhân dân tối cao thực hiện. Đề tài đã tổng kết những ƣu điểm, tồn
tại trong công tác kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy và chất lƣợng hồ sơ
vụ án về ma túy trong thời gian từ 1994 - 1997, đồng thời đƣa ra các kiến
nghị[48].
Đề tài khoa học cấp Bộ “Nâng cao ý thức pháp luật phòng chống tội phạm
về ma túy trong quân đội” do Viện kiểm sát quân sự trung ƣơng thực hiện. Thông
qua các kết quả điều tra, đề tài đƣa ra những đánh giá, phân tích về tình hình sử
dụng ma túy và phòng chống tội phạm về ma túy trong quân đội[47].
Đề tài khoa học cấp Bộ “Ma túy trong lứa tuổi chƣa thành niên ở Hà Nội -
Nguyên nhân và một số biện pháp phòng chống trong lực lƣợng công an” của tập
thể tác giả Nguyễn Quang Ngọc, Hoàng Minh Lƣơng, Trƣơng Nhƣ Vƣơng, Trần
Thuỳ Chi. Đề tài phân tích ở phạm vi giới hạn tình hình sử dụng ma túy trong lứa
tuổi chƣa thành niên và hoạt động phòng chống ma túy của lực lƣợng công an
thành phố. Hà Nội [32].
Có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài dƣới dạng
sách tham khảo. Có thể kể đến một số sách nhƣ: “Phòng chống ma túy trong nhà
trƣờng” của tác giả Vũ Ngọc Bừng[4]; “Các tội phạm về ma túy - Đặc điểm hình
sự; dấu vết pháp lý; các biện pháp phát hiện và điều tra” của tác giả Nguyễn
Phong Hoà[18]; “Hiểm hoạ ma túy - Nhận biết và hành động”của tác giả Lƣu
Minh Trị[38]; Đặc biệt các tác giả Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn Luyện đã có
các nghiên cứu chuyên sâu về nghiệp vụ với “Phát hiện và điều tra các tội phạm
về ma túy” và nghiên cứu tổng hợp với “Hiểm họa ma túy với cuộc chiến
mới[49]”
Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại
dâm (Bộ Công an) cũng có một ấn phẩm định kỳ hàng tháng Phòng chống ma

7
tuý với các bài viết nghiên cứu, trao đổi về lý luận, kinh nghiệm, thông tin phòng,
chống ma tuý.
Nhìn chung, các công trình đã đáp ứng đƣợc yêu cầu nghiên cứu đề tài ở

góc độ tội phạm học và điều tra tội phạm. Đó là: 1) tổng kết thực trạng nghiện
ma túy và công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy; 2) chỉ ra một
số nguyên nhân, điều kiện của các tội phạm về ma túy và 3) đề xuất một số giải
pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này ở Việt Nam.
Các nghiên cứu đều chỉ ra xu hƣớng gia tăng và tính chất ngày càng nghiêm
trọng của thực trạng nghiện ma túy và các tội phạm về ma túy ở Việt Nam, thể hiện
ở số ngƣời nghiện ma túy, tái nghiện ma túy, số lƣợng chất ma túy bất hợp pháp bị
thu giữ, số vụ và đối tƣợng bị điều tra và xét xử về các tội phạm về ma túy, nhân
thân của các bị cáo phạm tội về ma túy Công tác đấu tranh phòng chống các tội
phạm về ma túy ở Việt Nam đã và đang thu đƣợc nhiều kết quả, nhƣng vẫn chƣa đủ
sức khống chế, ngăn chặn sự gia tăng của loại tội phạm này.
1.1.2. Nghiên cứu từ phƣơng diện tâm lý học
Ở Việt Nam, hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu từ phƣơng diện
tâm lý học về đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy, mà chỉ có một số
công trình nghiên cứu tập trung tìm hiểu về ngƣời nghiện ma túy ở các mặt khác
nhau. Chẳng hạn nhƣ:
Trong cuốn „Phòng chống ma túy trong thanh niên”, các tác giả đã cho
rằng: ma túy trở thành nhu cầu nổi trội và bức bách nhất với ngƣời nghiện ma
túy, thậm chí nó còn lấn át các nhu cầu tự nhiên khác của con ngƣời. Ngƣời
nghiện ma túy không thiết ăn, lãnh cảm tình dục, thờ ơ với ngƣời thân, các nhu
cầu xã hội khác bị triệt tiêu. Ngƣời nghiện ma túy rất có hứng thú nói về những
cảm giác do ma túy mang lại. Khi không có thuốc thì cau có, bực bội, u sầu, nói
năng thiếu bình tĩnh. Ngƣời nghiện ít chú ý đến ngƣời thân, thờ ơ với công việc,
không quan tâm tới những vui buồn của cuộc sống, cƣ xử thiếu chuẩn mực [39].
Một số tài liệu cho rằng đa số ngƣời nghiện ma túy là thanh niên thƣờng
thích đua đòi, thích ăn chơi với nhu cầu khoái cảm cao. Nguồn cảm hứng của bản

8
thân thƣờng phải do kích thích từ bên ngoài (dùng ma túy chẳng hạn) thì mới đủ
mạnh để họ có thể mua vui, giảm sầu [17]; [29]; [37].

Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Trần Thùy Chi đã khẳng
định rằng, một trong những đặc điểm của thanh niên là hƣớng tới giá trị xã hội,
và thể hiện bằng tính tích cực xã hội thì ở thành niên nghiện ma túy có sự sai lệch
trầm trọng tron hệ thống định hƣớng giá trị: giá trị đạo đức méo mó, quan điểm
về cuộc sống, về con ngƣời và về mối quan hệ ngƣời – ngƣời vô cùng lệch lạc,
giá trị pháp luật bị thiếu hụt [6].
Một số các nghiên cứu đề cập đến cá nhân ngƣời nghiện ở khía cạnh
những đặc điểm tâm lý [37], hay một số nghiên cứu đề cập đến nhận thức và thái
độ đối với ma túy của thanh niên sinh viên nói chung [23]. Tuy nhiên, hầu nhƣ
các nghiên cứu này mới chỉ mang tính liệt kê một số đặc điểm tâm lý của ngƣời
nghiện ma túy.
Nghiên cứu đề tài cấp bộ “Phác thảo chân dung nhân cách của thanh niên
nghiện ma túy Hà Nôi” do Viện Tâm lý học tiến hành đã đƣa ra một số đặc điểm
cơ bản của thanh niên nghiện ma túy từ góc độ tâm lý học nhân cách, nhƣng vẫn
chƣa đề cập một cách bao quát những yếu tố tác động đến đối tƣợng này, đặc biệt
là một số hoàn cảnh xã hội đặc thù của đối tƣợng [21].
Đặc biệt Trong luận án tiến sĩ tâm lý học của tác giả Phan Thị Mai Hƣơng
(2002) về tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thành niên nghiện
ma túy và mối tƣơng quan giữa chúng, đã đƣa ra nhận định: ở ngƣời thanh niên
nghiện ma túy có một số đặc điểm nhân cách nổi trội là độ trầm cảm, lo âu cao,
có xu hƣớng thích thử nghiệm cái mới lạ, thiếu tính độc lập và trải nghiệm những
hoàn cảnh xã hội không thuận lợi trong gia đình, quan hệ bạn bè và gặp nhiều
biến cố[22].
Đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, các tội phạm về ma túy nói
riêng đòi hỏi các nghiên cứu vừa phải có tính hệ thống, vừa có tính thời sự.
Những công trình đã nghiên cứu thực sự là những đóng góp đáng kể cả về lý luận
và thực tiễn trong công tác phòng ngừa, loại trừ tệ nạn ma túy và các tội phạm về

9
ma túy ra khỏi xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn chƣa thực sự đảm bảo tính

tổng thể và tính cập nhật trong các phân tích, kết luận. Hầu hết các công trình
nghiên cứu thuộc chuyên ngành tội phạm học và điều tra tội phạm, những nghiên
cứu từ góc độ tâm lý học một cách có hệ thống còn rất thiếu. Đặc biệt chƣa có
nghiên cứu những nghiên cứu về đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma
túy để tìm ra nguyên nhân tâm lý xã hội của các tội phạm về ma túy. Trong khi
đó, tệ nạn ma túy và các tội phạm về ma túy đã và đang có những diễn biến phức
tạp. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này từ phƣơng diện tâm lý học thực
sự là điều cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1.Khái niệm ma túy, tội phạm và tội phạm ma túy
1.2.1.1.Khái niệm ma túy
Hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về ma túy. Theo gốc Hán -
Việt thì ma túy “làm mê mẩn”. Chất ma túy ban đầu dùng chỉ có tác dụng gây
ngủ, gây mê, ngày nay dùng để chỉ các chất tự nhiên tổng hợp có khả năng gây
nên bệnh nghiện. Từ quan điểm về tính chất gây nghiện của ma túy, tác giả
Nguyễn Phong Hòa và Đặng Ngọc Hùng cho rằng: “Chất chất ma túy là những
chất độc, có tính gây nghiện có khả năng bị lạm dụng”[17]. Đồng quan điểm trên
tác giả Nguyễn Hồng Minh và Lại Thế Sử định nghĩa: “Ma túy là tên chung của
các hoạt chất tự nhiên và các loại thuốc cai nghiện có tác dụng với thần kinh con
ngƣời”[29]
Về tác hại của ma túy đối với cơ thể thì tác giả Vũ Ngọc Bừng cho rằng:
“Các chất ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm
nhập vào cơ thể ngƣời có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm
cho con ngƣời lệ thuộc vào chúng và cuối cùng gây nên tổn thƣơng cho các nhân
và cộng đồng”[5]…Theo tổ chức y tế thế giới OMS thì định nghĩa: “Ma túy là
bất kỳ chất gì mà khi đƣa vào cơ thể sống, có thể thay đổi một hay nhiều chức
năng cơ thể”[4].
Từ các quan điểm trên khi bàn đến khái niệm ma túy, chúng ta có thể hiểu
ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả năng gây ức


10
chế thần kinh, có tính chất gây nghiện và khi đƣa vào cơ thể quá liều có thể làm
thay đổi chức năng chức năng tâm lý, sinh lý bình thƣờng của con ngƣời. Ma túy
bao gồm nhiều loại nhƣ: thuốc phiện, cần sa, nhựa cần sa, lá côca, moocphin,
coocain, hêrôin, amphêtamin…
1.2.1.2. Tội phạm
Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [2].
Nhƣ vậy, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái với pháp
luật hình sự và phải chịu hình phạt.
1.2.1.3. Tội phạm về ma túy
Các chất ma túy là loại chất chất gây nghiện nguy hiểm do đó các chất này
phải do. Nhà nƣớc độc quyền và thống nhất quản lý với những quy định rất
nghiêm ngặt. Vi phạm các quy định về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ
gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma túy của Nhà nƣớc mà còn góp phần tạo
ra một lớp ngƣời nghiện, qua đó đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công
cộng, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng nhƣ ảnh hƣởng
xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Theo Giáo trình Luật hình sự của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội thì tội
phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của
Nhà nƣớc [40, tr.163].
Tội phạm về ma túy bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau
nhƣng đều có chung hai đặc điểm cơ bản: 1) tính nguy hiểm cho xã hội của các
tội phạm về ma túy thể hiện ở sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát


11
triển bình thƣờng của con ngƣời cũng nhƣ đến hạnh phúc gia đình và trật tự công
cộng nói chung; 2) Các tội phạm về ma túy đều có chung đối tƣợng là các chất
ma túy (hoặc liên quan đến các chất ma túy). Đó là các chất có khả năng gây
nghiện cao cho ngƣời sử dụng, làm cho ngƣời nghiện không chỉ bị lệ thuộc vào
chất đó mà làm cho họ bị tổn hại về nhiều mặt và thậm chí còn có thể đẩy họ vào
con đƣờng phạm tội để có tiền thỏa mãn cơn nghiện[3, tr.793].
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, các tội phạm về ma túy đƣợc quy định
tại chƣơng XVII với 10 điều luật khác nhau. Theo đó, có các tội phạm sau: 1) Tội
trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma túy; 2) Tội săn xuất trái
phép chất ma túy; 3) Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy; 4) Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; 5)Tội tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy; 6) Tội chức chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; 7) Tội sử
dụng trái phép chất ma túy; 8) Tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái
phép chất ma túy; 9) Các tội liên quan đến tiền chất ma túy và các phƣơng tiện
dùng để sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy…; 10) Tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác[2].
1.2.2. Khái niệm ngƣời phạm tội và phạm nhân
1.2.2.1. Khái niệm người phạm tội
Trong Từ điển Luật học định nghĩa ngƣời phạm tội là ngƣời có đủ dấu
hiệu của chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi đƣợc luật hình sự quy định
là tội phạm [3, tr.580]. Hoặc có thể hiểu ngƣời phạm tội là ngƣời thực hiện hành
vi bị coi là tội phạm và đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, có đủ điều kiện phải
chịu trách nhiệm hình sự và có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự [19].
Theo quy định của Luật hình sự Việt Nam, ngƣời có năng lực trách nhiệm
hình sự là ngƣời đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trƣờng hợp
ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo Điều 12 Bộ luật
hình sự quy đinh: “1. Ngƣời đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về

mọi tội phạm; 2. Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên, nhƣng chƣa đủ tuổi phải chịu trách

12
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng” Điều 13 Bộ luật hình sự: “1. Ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự, đối với ngƣời này, phải áp dụng biện pháp buộc chữa bệnh;
2. Ngƣời phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhƣng lâm vào tình
trạng quy định tại khoản 1 Điều này trƣớc khi bị kết án, thì cũng áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, ngƣời đó có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự ”.
1.2.2.2. Khái niệm phạm nhân
Phạm nhân là một thuật ngữ pháp lý đƣợc sử dụng rất phổ biến trong các
khoa học khác nhƣ: Điều tra hình sự, Tội phạm học, Thi hành án hính sự, Tâm lý
học tội phạm, Tâm lý học tƣ pháp…
Theo Từ điển tiếng Việt thì phạm nhân là ngƣời có tội bị xử án và đang ở
tù [33, tr.738]
Phạm nhân là một từ gốc hán, theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là ngƣời
phạm tội. Trong Thuật ngữ pháp lý hiện hành, phạm nhân có hai nghĩa: theo
nghĩa rộng, phạm nhân là ngƣời đã bị Toà án tuyên là đã có tội phải chịu hình
phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Theo nghĩa hẹp, phạm nhân là ngƣời
phạm tội đã bị Toà án kết án hình phạt tù nhƣng đang đƣợc cải tạo trong các trại
giam hoặc là ngƣời bị kết án tử hình nhƣng chƣa thi hành [3, tr.599].
1.2.3. Khái niệm nhân cách, đặc điểm nhân cách và đặc điểm nhân cách
phạm nhân phạm tội ma túy
1.2. 3.1. Khái niệm nhân cách
Nhân cách không chỉ là khái niệm tâm lý học mà còn là đối tƣợng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học khác nhƣ: xã hội học; giáo dục học; đạo đức học;
triết học…Hiện nay, ngƣời ta quan tâm đến vấn đề nhân cách còn có ý nghĩa về

chính trị và kinh tế. Chính sự hiểu biết về nhân cách con ngƣời cũng là cơ sở để
điều khiển hoạt động của họ. Tuy nhiên, trong tâm lý học, nhân cách luôn là vấn

13
đề hết sức phức tạp, một vấn đề rộng và các quan điểm tiếp cận lại rất đa dạng,
cho nên trong giới tâm lý học chƣa có sự thống nhất hoàn toàn về khái niệm này.
Một số lý thuyết đề cao quan điểm sinh học trong cách hiểu về nhân cách,
coi yếu tố sinh học là yếu tố quan tọng hơn cả cần nghiên cứu trong hệ thống
nghiến cứu về nhân cách nhƣ bản năng vô thức (Freud), đặc điểm hình thể
(Kretschmer)…
Ngƣợc lại, có một số lý thuyết quá đề cao quan điểm xã hội trong định
nghĩa về nhân cách, cho rằng chỉ cần chú trọng đến yếu tố về xã hội là đủ để hiểu
về nhân cách con ngƣời mà không cần tính đến các yếu tố sinh học nhƣ thuyết
siêu đẳng và bù trừ (A.Adler), thuyết tƣơng tác xã hội (G.H.Mead).
Ở Liên Xô trƣớc đây có nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu về nhân cách
nhƣ: XL.Rubinstein, A.N.Leonchiev, B.G.Ananhiev. LX Vƣgotxki…Dựa trên
quan điểm triết học Macxit, các nhà tâm lý học Xô Viết đều có sự thống nhất
chung về phƣơng pháp luận nghiên cứu nhân cách. Họ đều đƣa ra định nghĩa và
cấu trúc của nhân cách.Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu của mình, mỗi tác
giả cũng có quan niệm riêng về vấn đề này.
Tác giả B.M.Cheplov, B.C.Merlin xem nhân cách là hệ thống các phẩm
chất của cá nhân [25].
Tác giả A.G.Côvaliov quan niệm nhân cách nhƣ là cá thể có ý thức, có
một vị thế xã hội và thực hiện một vai trò xã hội nhất định [25].
Theo tác giả E.V. Sôrôkhôva thì nhân cách là con ngƣời với tu cách là kẻ
mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý, quy định của hình thức hoạt động
và hành vi có ý nghĩa xã hội [42, tr.167].
Tác giả B.G.Ananhiev đã cho rằng nhân cách là một cá thể có tính chất xã
hội, là khách thể và chủ thể của bƣớc tiến lịch sử, nhân cách không tồn tại ngoài
xã hội, lịch sử.Vì thế, nghiên cứu nhân cách không tách rời việc nghiên cứu con

ngƣời. Theo tác giả, phải nghiên cứu xu hƣớng, tính cách, cấu trúc nhân cách,
động cơ hành vi [42].
A.N.Lêonchiev, nhà tâm lý học Nga, khi nghiên cứu về nhân cách đã cho
rằng, nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới, đƣợc hình thành trong các quan hệ cá

14
nhân do hoạt động của ngƣời đó đƣợc cải biến mà thành. Theo ông, khái niệm
nhân cách, cũng giống nhƣ khái niệm cá nhân, biểu hiện tinhd chỉnh thể của chủ
thể cuộc sống; nhân cách không hợp thành từ những mẫu nhỏ, không phải là một
thứ san hô. Nhƣng nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn, đặc biệt nó không phải là
một chỉnh thể của chủ thể cuộc sống; nhân cách không hợp thành từ những mẫu
nhỏ, không phải là một thứ san hô. Nhƣng nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn, đặc
biệt nó không phải là một chỉnh thể đƣợc chế định theo kiểu di truyền, có nghĩa
là: ngƣời ta sinh ra không phải đã là nhân cách mà ngƣời ta trở thành một nhân
cách. Ông đã phê phán các quan điểm sai lệch về nhân cách nhƣ quy nhân cách
vào vai trò xã hội hoặc coi nhân cách là trung tâm quyết định mọi hiện tƣợng tâm
lý và đã phân biệt rõ giữa con ngƣời, các nhâ, cá tính và nhân cách. Cá nhân là
một chỉnh thể trọn vẹn không phân chia và các đặc điểm cá nhân đã xuất hiện khi
sự sống của nó bắt đầu. Còn nhân cách ra đời muộn hơn, khi có ý thức bản ngã.
Do đó đứa trẻ sinh ra chƣa thể có bản ngã. Nhờ có hoạt động, chủ thể tác đông
vào thế giới đối tƣợng và qua giao tiếp với ngƣời khác, tâm lý đƣợc phát triển và
nhân cách hình thành. Đúng nhƣ sự khẳng định của Leontiev, hoạt động là cơ sở
của nhân cách [25].
Tác giả K.K. Platônôv xác định nhân cách là con ngƣời, là ngƣời mang
trong mình tự ý thức về chính bản thân, tự ý thức bản ngã [42].
Những ý kiến về nhân cách mà các tác giả nêu trên cho thấy mỗi định
nghĩa đều có nét đặc trƣng riêng, nhƣng tựu chung lại, họ đều coi trọng các đặc
điểm tâm lý cá nhân mà những đặc điểm đó, gần đây ngày càng đƣợc xem xét
trong sự gắn kết với các mối quan hệ xã hội của cá nhân một thiếu sót trong tâm
lý học phƣơng Tây trƣớc đây nói chung.

Ở Việt Nam, nhân cách là một khái niệm đƣợc các nhà tâm lý học nghiên
cứu từ nhiều năm nay.Tuy đã có nhiều đóng đáng trân trọng về lý luận và thực
tiễn nhƣng cho đến nay, chúng ta vẫn chƣa thấy có sự thống nhất.
Theo từ điển tiếng Việt, nhân cách đƣợc hiểu là tƣ cách và phẩm chất con
ngƣời [33, tr. 407].

15
Các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy có đƣa ra định
nghĩa sau: “Nhân cách là tổng hòa không phải mọi đặc điểm cá thể của con
ngƣời, mà chỉ là những đặc điểm nào quy định con ngƣời nhƣ là một thanh viên
xã hội, coi nhƣ là một công dân, một ngƣời lao động, một nhà hoạt động có ý
thức. Nói cách khác, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm phẩm chất tâm lý cá
nhân, quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ”[13, tr84 – 85]
Theo tác giả Lê Đức Phúc, nhân cách là những nét bản chất, những
phƣơng thức hành vi, biểu hiện độc đáo, riêng biệt trong hoạt động với những
mối quan hệ thực hiện của một ngƣời. Và khi ngƣời ta chết đi, sự hoạt động của
não bộ không còn nữa, thì chỉ có sự phản ánh nhân cách của họ thông qua những
ngƣời khác, tạo nên những hiện tƣợng tâm lý có thể đƣợc giải thích khác nhau
mà thôi [34].
Tác giả Đỗ Long cho rằng nhân cách là một chủ thể tự ý thức ở mỗi con
ngƣời, thể hiện thông qua quá trình tự khẳng định trong hoạt động chủ đạo của
chính mình” [27, tr.3].
Từ phân tích trên, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng nhân cách là
tổ hợp các những thuộc tính tâm lí của một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá
trị xã hội của người ấy.[13, tr. 64].
1.2.3.2. Đặc điểm nhân cách
Trong Từ điển tiếng Việt, đặc điểm đƣợc hiểu là nét riêng biệt 33, tr.283].
Nhƣ vậy,có thể hiểu đặc điểm nhân cách là nét riêng biệt của nhân cách.
Các đặc điểm của nhân cách đƣợc G.W.Allport coi là một cấu trúc tâm –
thần kinh có khả năng đáp ứng lại nhiều kích thích tƣơng đƣơng, chi phối hành vi

thích nghi và thể hiện. Hay nói rõ hơn, đặc điểm khiến cho con ngƣời đáp lại
những hoàn cảnh môi trƣờng giống nhau theo những cách giống nhau. Nhƣng
H.J. Eysenck lại cho rằng có thể xác định kiểu loại nhân cách dựa trên các đặc
điểm và sự khác biệt giữa các cá nhân. Bên cạnh đó, R.B.Cattell đã nhận định
đặc điểm phản ánh thiên hƣớng ứng xử của cá nhân, điều chỉnh hành vi của con
ngƣời.Sự điều chỉnh này mang tính chất tƣơng đối ổn định qua thời gian và nhất
quán trong hoàn cảnh mà con ngƣời trải nghiệm[dẫn theo 22].

16
H.J. Eysenck lại quan niệm rằng kiểu loại NC chứa đựng đặc điểm nhân
cách. Nhƣ thế đặc điểm nhân cách là vị trí trung gian, nhờ đặc điểm này mà có
thể phân loại nhân cách. Tập hợp một số đặc điểm nhân cách có liên quan hình
thành nên một kiểu loại nhân cách. Theo Eysenck thì kiểu loại nhân cách phản
ánh những khác biệt về hoạt động sinh lý thần kinh. Nhƣ vậy cũng giống nhƣ
Allport, Eysenck nhấn mạnh đến cơ sơ sinh học của đặc điểm nhân cách.
Cattell, một đại diện khác của lý thuyết đặc điểm nhân cách, cũng cho
rằng đặc điểm là những thiên hueongs ứng xử nhất định của nhân cách. Thuật
ngữ đặc điểm thừa nhận một số khuôn mẫu và điều chỉnh hành vi ổn định qua
thời gian và nhất quán qua hoàn cảnh của con ngƣời. Cattell thừa nhận vai trò
của cả yếu tố gen và yếu tố môi trƣờng đối với đặc điểm nhân cách, nhƣng sự
ảnh hƣởng này là rất khác nhau đối với những đặc điểm khác nhau.
Nhìn chung, các nhà tâm lý học phƣơng Tây tuy có nhiều điểm chƣa hoàn
toàn thống nhất khi đƣa ra quan niệm về đặc điểm nhân cách, nhƣng tựu chung
lại, đều cho rằng đặc điểm quy định và điều chỉnh hành vi. Các đặc điểm nhân
cách không phải là đồng nhất, và sự không đồng nhất đó thể hiện trong cả quá
trình hình thành, phát triển và phát huy tác dụng của chúng.
Theo A.N.Leoncheiv, đặc điểm nhân cách luôn thể hiện trong các hoạt
động của con ngƣời. Chính vì vậy, khi xét các đặc điểm nhân cách con ngƣời
phải nhìn nhận những nét riêng biệt đƣợc biểu hiện thông qua các hoạt động cụ
thể của họ[25].

Trên cơ sở các quan niệm khác nhau về đặc điểm nhân cách, chúng tôi cho
rằng: Đặc điểm nhân cách là những thuộc tính tâm lý nhất định tạo nên nét đặc
trưng cho nhân cách của cá nhân, giúp ta không chỉ phân biệt được cá nhân này
với các nhân khác mà còn quy định họ về một nhóm. Nó được thể hiện trong cấu
trúc nhân cách và trong hành động của mỗi người.
1.2.3.3.Một số lý thuyết chủ yếu về đặc điểm nhân cách.
Có nhiều lý thuyêt nghiên cứu về đặc điểm nhân cách với các phƣơng
pháp tiếp cận và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của

17
mình chúng tôi chỉ đề cập đến một số lý thuyết chủ yếu về đặc điểm nhân cách
dƣới đây.
* Thuyết đặc trưng của Gordon Willard Allport(1897-1967)
G.W.Allport là một thuyết gia có ảnh hƣởng lớn trong việc nghiên cứu về
các nét nhân cách. Ông cho rằng, mỗi con ngƣời có những nét đặc trƣng độc nhất
vô nhị và những nét này tạo nên cấu trúc nhân các. Các đặc điểm đại diện cho
những thiên hƣớng khái quát của nhân cách và chi phối tính ổn định trong hành
động của các nhân trong các tình huống và theo thời gian.
Theo Allport, con ngƣời là bất ổn và đầy sợ hãi, mong muốn cả sự an toàn
lẫn tự do. Ông cho rằng cái quy định nhân cách là bản ngã, cá tính, dấu hiệu chủ
yếu nhất của bản chất con ngƣời. Trong thuyết này, G.W.Allport đƣa ra hai khái
niệm quan trọng về nhân cách.
Khái niệm “tính có một không hai” của nhân cách dùng để chỉ sự độc đáo
riêng của từng ngƣời, không giống ngƣời khác. G.Allport cho rằng mục đích
chính của tâm lý học nhân cách là nghiên cứu tính có một không hai hay cá tính
của mỗi ngƣời.
Khái niệm “sự tự trị hành động của các động cơ” xem các động cơ mới
nảy sinh trong quá trình phát triển của cá nhân sẽ tiếp tục điều hành một cách tự
trị không cần có sự củng cố của những điều kiện sinh lý vốn là nguyên nhân sinh
ra chúng lúc trƣớc. Sự tự trị điều hành động cơ là cơ chế hình thành các động cơ

mới. Sự hình thành nhân cách trƣớc hết là phát triển các động cơ.G.W.Allport
giải thích sự hình thành động cơ mới bằng sự chuyển hóa các phƣơng tiện của
hoạt động thành mục đích và động cơ của hoạt động. Sự hình thành các thuộc
tính cơ bản của nhân cách thống nhất với sự phát triển của các động cơ và hình
thành kỹ xảo của hành vi. Điểm nổi bật ở đây là G.W.Allport đã nhấn mạnh khái
niệm đặc điểm nhân cách và làm rõ mối quan hệ của nó với tính huống. Ông coi
trọng những đặc điểm riêng biệt độc đáo, không lặp lại ở ngƣời khác. Tuy nhiên
ông không tinh đến hệ thống các mối quan hệ xã hội là điều kiện quy định sự
xuất hiện các động cơ mới là cơ chế duy nhất, chủ yếu hình thành nhân cách con

18
ngƣời.Allport chỉ tháy mối quan hệ qua lại giữa hệ thống cơ thể với điều kiện bên
ngoài qua vật chất và năng lƣợng[dẫn theo 22].
* Thuyết phân tích nhân tố của H.J.Eysenck (1916-1997)
Eysenck đã phát triển lý thuyết đặc điểm nhân cách bằng nỗ lực xây dựng
nên thang đo các đặc điểm đó. Lý thuyết của ông chịu ảnh hƣởng của kỹ thuật
thống kê phân tích yếu tố, của tƣ duy của các nhà loại hình học (typologist) châu
Âu nhƣ Jung và Kretschmer, của những nghiên cứu di truyền của Cyril Burt, của
những thực nghiệm về điều kiện hóa cổ điển của Pavlop, của lý thuyết về học tập
của Clark Hull.
Phƣơng pháp cơ sở để Eysenck tiến hành đo đạc và phát triển cách phân
loại các đặc điểm nhân cách là phép phân tích yếu tố (factor ânlysis). Theo lý
thuyết đặc điểm nhân cách, trong nhân cách có cấu trúc tự nhiên, và phân tích
yếu tố cho phép chúng ta có thể phát hiện ra chúng. Nếu các biến số đƣợc quan
sát cùng xuất hiện hoặc biến mất cùng một lúc thì ta có thể suy luận rằng chúng
có cùng một đặc điểm nhất định, chúng tạo nên sự thống nhất về chức năng nhân
cách. Phép phân tích yếu tố còn cho thấy các hành vi vận hành cùng với nhau là
có liên hệ.
Theo Eysenck thì nhân cách là một tổ chức có thứ bậc. Cấp độ đơn giản
nhất của hành vi là những phản ứng đặc biệt. Tuy nhiên, một số phản ứng này

liên hệ với nhau và tạo nên thói quen tổng hợp nên yếu tố bậc cao nhất đƣợc coi
là siêu yếu tố.
Eysenck xác định các chiều cạnh cơ bản của nhân cách nằm sau các yếu tố
đặc điểm đã tìm đƣợc. Các chiều cạnh cơ bản này ông gọi là các loại hình hay kiểu
loại nhân cách. Đầu tiên ông đƣa ra hai chiều cạnh cơ bản của nhân cách là Tính
hƣớng nội – Hƣớng ngoại và Tính nhạy cảm, dễ bị kích thích hay là ổn định và bất
ổn định.Các chiều cạnh cơ bản này có quan hệ với 4 loại khí chất mà các thầy thuốc
Hy lap Hyppocrat và Galen đƣa ra là ƣu tƣ nóng nảy, bình thản và hăng hái.
Sau này ông bổ sung thêm một chiều cạnh thứ 3 gọi là Tính tâm thần.
Nguời có quan điểm cao theo chiều cạnh này có xu hƣớng sống một mình vô

×