Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ăn Gì Tiểu Sỏi Thận Ra? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.22 KB, 3 trang )

Ăn Gì Tiểu Sỏi Thận Ra?

Ngò ôm từng được phân loại vào họ Huyền sâm (hay họ Hoa mõm sói)
Scrophulariaceae.
(Bài của Cao Vĩnh Duy, yk31)
Ngò ôm, hay ngổ, ngò om (Limnophila aromatica) là một loại rau gia vị
sống tại vùng khí hậu nhiệt đới thuộc họ Mã đề. Các tỉnh miền Nam gọi là
rau om hay rau ôm. Tại các tỉnh miền Trung, rau này còn được gọi là ngổ
hương. Các tên gọi khác ngổ thơm, ngổ om, mò om hoặc ngổ điếc.
Đặc điểm: Ngò ôm là cây thân thảo, mọc bò, thân rỗng giòn, dài 20 - 30cm,
có nhiều lông, mùi rất thơm, lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.
Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không
cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo
quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng.
Phân bố: Ngò ôm mọc nhiều nhất trong vùng Đông Nam Á, nơi chúng phát
triển dễ dàng trong môi trường nóng và nhiều nước, như trong ruộng lúa.
Chúng mọc nổi trên mặt nước nhưng cũng có thể trồng trên cạn nếu tưới
nhiều nước; khi đó rau mọc thành bụi. Rau này được sử dụng nhiều trong ẩm
thực Việt Nam và cũng có thể dùng như một cây cảnh trong hồ cá cảnh hoặc
bể thủy sinh. Rau này được giới thiệu tới Bắc Mỹ giữa thập niên 1970 do
người Việt vượt biên sang nhập cư sau chiến tranh Việt Nam .
Ngò ôm dễ bị lẫn với ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) mà miền Nam gọi
là rau ngổ hay ngổ cộng thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi
hay ngập nước.
Trong thực phẩm: Ngò ôm có một hương vị nằm giữa chanh và thì là.
Trong ẩm thực Việt Nam, rau này được sử dụng thường xuyên nhất để nấu
canh chua kiểu miền Nam, đôi khi dùng kèm với phở Sài Gòn hoặc để ướp
thịt, nấu lẩu. Ở miền Bắc, ngò ôm và rau răm là hai loài rau gia vị không thể
thiếu cho món chân giò giả cầy.
Rau ngò ôm là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm và
rối loạn tiêu hóa vì thân có nhiều lông và thường mọc ở ao hồ bị nhiễm bẩn


nên rất khó rửa sạch để diệt hết vi khuẩn
Trong y học cổ truyền:
Theo GS Đỗ Tất Lợi trả lời về tác dụng của rau ngò ôm: “Rau ngò ôm có
độc tính không đáng kể, tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt, làm mất
cơn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu để tống
sỏi ra ngoài. Theo kinh nghiệm chữa sỏi thận của lương y Lê Quang Tốt,
dùng rau ngò ôm giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần, sáng 1
nắm, chiều 1 nắm. Uống liền 5 ngày. Hoặc uống một nắm rau ngò ôm cùng
một số vị thuốc lợi tiểu như bông mã đề, râu ngô để thanh nhiệt và hành
khí, giúp bệnh nhân tiểu thông, cơn đau giảm và mất hẳn.”
Một nghiên cứu khoa học cho rằng, thành phần hóa học trong ngò ôm có vai
trò là chất chống oxy hóa có vai trò trong việc bảo vệ rối loạn chức năng
mạch máu

×