Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Khai thác tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái vùng đồng tháp mười trên địa bàn tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 120 trang )

JI

n
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYÊN TẤT THÀNH

NGUYEN TAT THANH

Nguyễn Thành Được

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DƯ LỊCH PHỤC vụ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG
THÁP MƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC sĩ DU LỊCH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

*


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYEN TAT THANH

Nguyên Thành Được
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DƯ LỊCH PHỤC vụ



PHÁT TRIÉN DƯ LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG
THÁP MƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: DU LỊCH
Mã số: 8810101
LUẬN VĂN THẠC sĩ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒNG TRỌNG TN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Qua

q trình khảo sát thực địa tại các điếm tham quan du lịch, thu thập so liệu từ các

đơn vị cơ quan và những tham khảo, trích dần kết quả của các cơng trình khác đều
chú thích tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng. Ket quả nêu trong Luận văn là
trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả nghiên cứu cùa

luận văn.

TP. HCM, ngày 20 tháng 7 năm 2023

Tác giả


Nguyễn Thành Được


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dần khoa

học TS. Hồng Trọng Tn đã tận tình hướng dần, động viên và góp ý trong suốt

q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn.

Trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Du lịch và Việt Nam học, Viện

Đào tạo sau đại học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện thuận lợi
cho học viên trong học tập và nghiên cứu tại trường.

Tác giả luận văn cũng xin bày tở lịng biết ơn của mình đối với các khu du
lịch sinh thái, UBND, Sở VHTT&DL tỉnh Long An, Phòng VH & TT thị xã Kiến

Tường, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa cùng người dân địa phương;
Cơng ty du lịch, các vị chuyên gia, khách du lịch đã tham gia trả lời khảo sát, giúp
đỡ tác giả trong q trình thu thập thơng tin, số liệu đe thực hiện đề tài nghiên cứu.

Xin tri ân gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong mọi hoàn cảnh

đã ln giúp đỡ, động viên đe tác giả hồn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện và trình bày luận văn khơng thể tránh khởi những

sai sót và hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Q
Thầy Cơ, Q Đọc giả đế hồn thiện cho nghiên cứu tốt hơn.


Tác giả kính chúc Quý Thầy Cô khoa Du lịch và Việt Nam học trường Đại
học Nguyễn Tất Thành, Viện Đào tạo sau Đại học luôn dồi dào sức khỏe, đạt được
nhiều thành công tot đẹp trong sự nghiệp trong người cao quý.

Trân trọng

Nguyễn Thành Được

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỪ VIẾT TẨT........................................................................ V
DANH MỤC BẢNG, HÌNH..................................................................................... vi

MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết cùa đề tài.........................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 9

4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 10

5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
6. Đóng góp nghiên cứu khoa học của luận văn.................................................... 11


7. Cấu trúc của luận văn...........................................................................................12
NỘI DUNG.............................................................................................................. 13
CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN VỀ KHAI THÁC TÀI

NG UYÊN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIÉN DU LỊCH SINH THÁI.................... 13

1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................... 13
1.1.1. Một số khải niệm liên quan........................................................................... 13
1.1.2. Tài nguyên du lịch......................................................................................... 19

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch.............................. 31

1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................35
1.2.1. Trên thế giới.................................................................................................. 35
1.2.2. Ở Việt Nam.................................................................................................... 37

Tiểu kết chương 1..................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2. THỤC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG

ĐÒNG THÁP MƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN................................ 40

2.1. Khái quát vùng Đồng Tháp Mười.................................................................... 40
2.2. Tài nguyên du lịch tại Đồng Tháp Mười trên địa bàn tỉnh Long An.............. 48

iii


2.3. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn nghiên cứu................... 53
2.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch sinh thái tại vùng Đồng Tháp Mười... 62


Tiểu kết chương 2..................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XƯẤT MỌT SÓ GIẢI PHÁP CHO PHÁT

TRIẾN DU LỊCH SINH THÁI VỪNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH LONG AN.................................................................................................... 65
3.1. Căn cứ đề xuất hướng khai thác....................................................................... 65
3.2. Một số định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Đồng Tháp Mười............. 68

3.3. Một số giải pháp............................................................................................... 71
3.4. Một số khuyến nghị.......................................................................................... 77

Tiểu kết chương 3..................................................................................................... 78
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 81

PHỤ LỤC................................................................................................................. 89

IV


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CSVC-KT:


Cơ sở vật chất - kỳ thuật

DLST

: Du lịch sinh thái

ĐBSCL

: Đồng bằng sông cửu long

ĐTM

: Đồng Tháp Mười

HĐDL

: Hoạt động du lịch

KBT

: Khu bảo tồn

KDL

: Khu du lịch

KT-XH

: Kinh tế-Xã hội


PTDL

: Phát triển du lịch

QL

: Quốc lộ

SPDL

: Sản phẩm du lịch

TNDL

: Tài nguyên du lịch

TNDLTN : Tài nguyên du lịch tự nhiên

TNDLVH : Tài nguyên du lịch văn hóa

UBND

: Ưỷ ban nhân dân

UNWTO: Tổ chức du lịch thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (The United Nations

World Tourism Organization)
VHTT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

V



DANH MỤC BANG

stt

Ký hiệu

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

Các tiêu chí đánh giá khai thác TNDL

26

3

Bảng 1.3

Bảng ma trận tam giác xác định hệ số

28

4


Bảng 1.4

Bảng thang đánh giá thành phẩn

29

5

Bảng 1.5

Bảng thang đánh giá tông hợp phân hạng

30

6

Bàng 2.1

7

Bảng 2.2

Bảng đánh giá các diêm TNDL

59

8

Bảng 2.3


Bảng kềt quả đánh giá tông hợp thành phẩn

60

9

Bảng 2.4

Bảng kểt quả tông hợp đánh giá và phân hạng

61

Tên bảng
Bảng phân loại một sơ loại hình du lịch phô biên
hiện nay

Bảng so sánh dịch vụ, sản phàm du lịch chính tại 5
KDL sinh thái tiêu biếu của vùng ĐTM, Long An

Trang

18

53

DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỊ, BIẾU ĐỒ

stt

Ký hiệu


Tên hình

Trang

1

Hình 1.1

Sơ đồ đánh giá TNDL

24

2

Hình 2.1

Lược đồ vị trí vùng Đồng Tháp Mười

41

3

Hình 2.2

4

Hình 2.3

Lược đồ Quy hoạch cảnh quan vùng Đồng Tháp

Mười

46

Biêu đồ thống kê số lượt khách du lịch từ năm
47

2018-2022

VI


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Họp Quoc (UNWTO)
năm 2021 về xu hướng phát triển của ngành du lịch và sống chung an toàn với dịch

Covid-19, mở ra triến vọng phục hồi ngành cơng nghiệp khơng khói của nhiều nước

trên the giới. Cũng theo tổ chức này nhận định rằng: Du lịch sinh thái (DLST) cùng
với du lịch văn hoá là hai xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch (PTDL) trên thế
giới trong thời gian tới [64].

ở nước ta, trong xu hướng và chiến lược PTDL Việt Nam. Chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội (KT-XH) được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng
yêu cầu PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn, căn cứ theo Quyết định số 933/QĐTTg ngày 14 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ: “Phê duyệt nhiệm vụ lập


Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đen năm 2045” [12]. Với
mục tiêu định hướng PTDL cho các vùng, khu vực động lực, khu du lịch (KDL)
quốc gia và khu vực có tiềm năng. Từng địa phương xây dựng chương trình, ke

hoạch trung và dài hạn theo hướng PTDL bền vừng, tăng trưởng xanh, đảm bảo hài
hòa giữa bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên. Đồng thời, theo đề án quy hoạch

tong thể, định hướng PTDL của Đong bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) tầm nhìn đến

năm 2030 nêu rõ: “Tập trung khai thác thế mạnh về du lịch tự nhiên, du lịch gắn
với khai thác hoạt động nông nghiệp, du lịch sinh thải, du lịch văn hóa miệt vườn ”,

các địa phương cần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (SPDL), xây dựng điểm

đến hấp dần du khách đen tham quan.
Theo thống kê số liệu từ Tống cục Du lịch năm 2022 đạt 3,66 triệu lượt

khách quốc tế đến Việt Nam, cao gấp 23,3 lần so với năm trước do Việt Nam đã mở
cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục. Tuy nhiên, lượng khách đến
vẫn giảm 79,7% so với năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Khách đến bằng

đường hàng không đạt 3,277 triệu lượt người, chiếm 89,5% lượng khách đến Việt
Nam và gấp 29,5 lần so với năm trước. Khách đến bằng đường bộ đạt 380,9 nghìn

1


lượt người, chiếm 10,4% và gấp 8,4 lần; bằng đường biến đạt 3,1 nghìn lượt người,
chiếm 0,1% và gấp 5,1 lần. Trong đó, có 2,6 triệu lượt đến từ châu Á (chiếm 71%);
0,5 triệu từ châu Âu (13,9%); 0,39 triệu từ châu Mỹ (chiếm 10,6%);... Khách Hàn


Quốc đóng góp 37% tổng số khách châu Á; Đơng Nam Á đóng góp 34,7%.

Khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng 68,8% so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt
khách, vượt xa con so 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019, thời điếm trước khi xảy

ra dịch Covid-19. Tong thu từ khách du lịch năm 2022 ước đạt 495 nghìn tỷ đong,
vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt 66% so với năm 2019 [5].

Hiệp hội Du lịch ĐBSCL (MDTA) báo cáo kết quả thống kê năm 2019 vùng
ĐBSCL đón trên 47 triệu lượt khách. Nhưng do ảnh hưởng cùa dịch Covid-19, lượt

khách giảm còn 28 triệu lượt khách năm 2020; 23 triệu lượt khách năm 2021 [23],
Long An là nơi được khai phá sớm ở Nam Bộ, q trình đó đà để lại cho
vùng đất này những di sản vật chất và tinh thần quý báu, sự hình thành và tồn tại

của nó gắn liền với tiến trình lịch sử - văn hóa, KT-XH cùa cư dân trong điều kiện

tự nhiên và môi trường sinh thái cụ the ở địa phương. Trong bối cảnh ấy, dù muộn
hơn, nhưng Đồng Tháp Mười (ĐTM), vùng đất phía Tây của tình đã có lịch sử nối
tiếng về truyền thống khai hoang, lập ấp và chống ngoại xâm của người Việt. Với

những đặc thù của thiên nhiên và sinh thái nơi đây như: hệ sinh thái vùng ngập
nước, hệ thong kênh rạch, sơng ngịi, đặc biệt sơng Vàm cỏ trải dài, những khu bảo

tồn, nhà vườn, nông sản và ấm thực, nét sinh hoạt văn hóa vật chất - tinh thần tiêu
biểu của người dân vùng đất này.

Trong ý nghĩa đó, nghiên cứu về giá trị tài nguyên vùng ĐTM ở Long An sẽ
góp phần vào cơng tác khai thác tài nguyên du lịch (TNDL) và loại hình DLST nơi


đây là sản phẩm đặc trưng, thiết thực trên phương diện hoạt động khai thác nguồn

TNDL vừa đóng góp vào sự phát triển của ngành Du lịch, vừa góp phần vào bảo tồn

tài nguyên bền vừng và đem lại những giá trị KT-XH cho địa phương và công cuộc
xây dựng phát triển KT-XH của đất nước. Từ lý do đó, tác giả chọn đề tài “Khai

thác tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp
Mười trên địa bàn tỉnh Long An” làm luận vãn tot nghiệp.

2


2. Tổng quan nghiên cứu
Thông qua những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội dần đến việc hình

thành nên các tài nguyên đa dạng và phong phú. Đe góp phần vào cơng việc khai

thác tài ngun phục vụ PTDL và giới thiệu những TNDL đến với khách tham quan,
chúng ta tìm hiểu qua những kinh nghiệm về khai thác TNDL, những định nghĩa về

loại hình DLST trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1. Trên thế giới

Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế (TIES, 1990) đưa ra định nghía đon giản
vê DLST: “Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên, nhằm bảo tồn môi

trường và duy trì phúc lợi của cộng đồng địa phương” [22].


Trong chiến lược phát triển DLST của nước úc (1994) định nghĩa: "Du lịch
sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên liên quan đen giảo dục, giải
thích về môi trường tự nhiên; bao gồm cả thành phần văn hóa diễn ra nhằm mục

đích bền vững và bảo vệ môi trường" [66].
Một trong so những người đầu tiên nghiên cứu phân khúc DLST, Hetzer

(1965) trong "Môi trường, du lịch, văn hỏa" có đề cập về du lịch bền vừng, du lịch
có trách nhiệm, trong đó tác giả xác định bon yếu tố chính gồm: (1) mơi trường tác

động thấp nhất có thể, (2) tơn trọng lưu trữ văn hóa, (3) tăng lọi ích cho người dân

địa phương, (4) tăng mức độ hài lòng của khách du lịch. Như vậy ta có the thấy,

Hetzer là người thúc đấy ý tưởng “Du lịch sinh thái” và đặt mối quan tâm đến môi
trường lên hàng đầu địa điếm, tài nguyên và việc phân tích phân khúc khách du lịch
[38]. LI. Pirojnik (1985), cho rằng “7ữz nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên,

văn hoả - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi
và phát triển thê lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe cùa họ,
trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kì thuật

cho phép chủng được dùng để trực tiếp và giản tiếp tạo ra những dịch vụ du lịch và
nghi ngơi” [83]. Richard Butler (2015), "Sự phát triến cùa du lịch và nghiên cứu du

lịch ” (The evolution of tourism and tourism research), đánh giá sự phát triển của du
lịch để nhấn mạnh thực tế rằng du lịch không phải là một hiện tượng mới mà là quá

3



trình đặc trưng cho hành vi của con người về bản chất là lặp đi lặp lại trong nhiều
thế kỷ. Đe hiểu đầy đủ, cần phải xem lại những gì đã đi trước cùng với những ảnh

hưởng của các yếu tố như: phát triển về công nghệ, thay đổi KT và XH trong xà hội.
Cơng trình nghiên cứu PTDL được coi là một quá trình đang diễn ra với các điếm

nhấn và trọng tâm khác nhau ở các thời diem khác nhau, bắt đầu bằng các nghiên
cứu trường hợp thực tế, sau đó là giai đoạn phát trien lý thuyết rộng rãi. Tác giả đưa

ra kết luận với việc lưu ý các phân chia đề xuất nghiên cứu du lịch giữa phương
pháp quản lý (ứng dụng) và xã hội (lý thuyết), giữa phân tích thống kê tinh vi, mơ tả
cá nhân cao và giúp giải quyết các vấn đề thực sự của du lịch cùng sự phát triến của
du lịch [68]. Tseng, Ming-Lang cùng các tác giả (2019) cho rằng: “DLST là du lịch
có trách nhiệm với mơi trường đến các địa điểm tự nhiên và đó đã trở thành một

công cụ để báo tồn môi trường; tiềm năng DLSTphải được đánh giá trước khi phát

triển DLST để hiểu về con người và tài nguyên của địa phương'"’ [86].
về vai trò và đặc điếm của nguồn TNDL, Wang Xiao, Huang Zhen-fang,

Yuan Lin-wang, Yu Zhao-yuan (2007) cho thấy TNDL sinh thái là một loại TNDL
đặc biệt được cấu thành bởi cảnh quan và mơi trường DLST, là một hệ thống tích

hợp và năng động được cấu thành hữu cơ bởi 4 hệ thống nhỏ hơn bao gồm: (1)
Cảnh quan DLST, (2) Thị trường du lịch, (3) Môi trường sinh thái, (4) Các yếu tố
hồ trợ khác của DLST [90]. Tuy nhiên, Jansen-Verbeke và cộng sự (2008) trong

“Tài nguyên du lịch văn hóa, mơ hình qui trình và chính sách ” nhân mạnh răng chỉ
một số tài nguyên có sức hút về tiềm năng du lịch mới được xem là TNDL [75].


Brian Boniface và Chris Cooper (2009), cho rằng TNDL là cơ sở thuận lợi để PTDL
của các điếm, vùng, quốc gia và TNDL có 03 thuộc tính: (1) Tính hữu hình (được
xem là có giá trị kinh tế đối với ngành du lịch); (2) Tính chia sẻ (giá trị nguồn tài

nguyên khơng chỉ chia sẻ với khách du lịch mà cịn được chia sẻ cho cộng đồng địa

phương); (3) Tính dề thay đổi và hư hại [67].
về bảo tồn nguồn TNDL, Ceballos-Lascuráin (1996) mơ tả DLST là du lịch
có trách nhiệm với môi trường tham quan ở các khu vực tự nhiên với mục đích

thưởng thức, đánh giá cao thiên nhiên, các đặc điểm văn hóa cũng như thúc đẩy bảo

4


tồn, giảm thiểu tác động của du khách [69]. Theo Libosada (2009), DLST cung cấp
một phần hữu hình cho bảo tồn động - thực vật và hệ sinh thái [77], Cristina Bama

và Manuela Epure (2011) trong nghiên cứu “Du lịch sinh thải - Báo tồn thiên nhiên

và di sản văn hóa ’’(Ecotourism - conservation of the nature and cultural heritage)
đã chỉ ra các tiêu chí cơ bản đế phát triển DLST bền vững như: Hạn chế tối đa
những tác động xấu của HĐDL đến tự nhiên và Di sản văn hóa địa phương; Nâng

cao ý thức của người dân và du khách về bảo vệ mơi trường; Trích lợi nhuận từ hoạt

động du lịch cho công tác bảo tồn TNDL [71]. Tương tự, Reimer, J.K và Walter

(2013) trong nghiên cứu phát triển DLST vùng núi Cardamon phía tây nam

Campuchia, tác giả cho răng “Lợi ích tài chỉnh từ du lịch sinh thái đến từ phỉ vào

cửa công viền, tự nguyện đóng góp và phỉ bảo tồn mơi trường, được nhắm mục tiêu
trực tiếp vào việc báo tồn ”[84].

Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa du lịch và khai thác TNDL, Michael
Romeril (1985), “Du lịch và Môi trường - hướng tới moi quan hệ cộng đồng” [80],

Lu Yunting (1988) [79], Rosemary Burton (1995) [85], Leonard, J. L. và Carson, L.
J (1997) [76], Lindberg, K (1998) [78], Moore, S.A and R.K. Dowling (2002), “Tác

động của quản lý đen mơi trường sinh í/?ứỉ”[81]. Dwyer và Kim (2003)[73],
Boniface Brian và Cooper Chris (2009) [67], Coria, Jessica, và Enrique Calfucura

(2012) [70]. Trong những nghiên cứu này đều khang định vai trị và vị trí rất quan
trọng của nguồn TNDL, đánh giá TNDL là bước căn bản trong quy hoạch PTDL.

Trong kinh nghiệm thực tiền, Wineaster Anderson và George Lindi (2014)

nghiên cứu “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tanzania ”, tác giả sử dụng

cách tiếp cận khảo sát 250 bên liên quan đến DLST từ các tuyến du lịch phía Đơng

và phía Bắc đà được phỏng vấn, thiết kế nghiên cứu định tính được áp dụng cùng
các thơng số hữu ích được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch, giám sát và ra
quyết định đối với các hoạt động DLST đã được đề xuất thực hiện thông qua 18 chỉ

so về DLST bền vừng tại Tanzania [92]. Tại tỉnh Quý Châu, Wang Jing, Zhong

Linsheng, Chen Tian (2017) đã tìm hiểu các TNDL sinh thái, xem xét chất lượng

của chúng và lợi thế so sánh với các huyện khác để xây dựng chiến lược hiệu quả.

5


DLST là một mơ hình phát triển quan trọng đối với những vùng chưa phát triển có
tài nguyên cảnh quan, nghiên cứu cũng phân tích lợi thế so sánh của các huyện đe

phản ánh tiềm năng PTDL của các huyện khác nhau. Ket quả cho thấy TNDL sinh

thái tỉnh Quý Châu rất nhiều, đa dạng về loại hình và chất lượng cao [91]..
2.2. Ở Việt Nam
Theo khoản 4, Điều 3, Luật Du lịch năm 2017, TNDL được định nghĩa như
sau: “Từỉ nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu to tự nhiên và các giả trị văn
hóa làm cơ sở đê hình thành sán phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp

ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch văn hóa” [41],
Lê Huy Bá (2005) đưa ra khái niệm về DLST "Du lịch sinh thải là một loại

hình du lịch lấy các hệ sinh thải đặc thù, tự nhiên làm đối tượng đe phục vụ cho
những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cánh quan hay

nghiền cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triến kinh tế du lịch và giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như
giáo dục tuyên truyền và bảo vệ môi trường về tài nguyên thiên nhiên một cách bền

vững”[ỉ, tr. 112].

Nguyền Quyết Thẳng, Nguyễn Văn Hoá (2012) quan niệm rằng “Tài nguyên

DLST gồm các giả trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thải cụ thê và các giả trị
văn hỏa bản địa tồn tại, phát triến không tách rời hệ sinh thải tự nhiên đó là các

yếu tố cơ bản để hình thành các diêm, các tuyến du lịch, có thế được sử dụng nhằm
thỏa mãn cho nhu cầu về DLST của con người” [50, tr.257].
Phạm Trung Lương (2015) trong đề án xây dựng kế hoạch ứng phó với biến
đổi khí hậu của Bộ VHTT&DL nêu rằng: "Phát triển DLST là cách tiếp cận quan

trọng của phát triển bền vững, đảm báo được sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế,

văn hóa - xã hội và mơi trường cho một lãnh tho ở những quy mô khác nhau từ địa

phương đen vùng, quốc gia” [34].
Phạm Thu Thuỷ (2017) đã nêu định hướng PTDL bền vừng theo cả 3 mặt:

“Kinh tế, Xã hội và Mơi trường”. Trong đó xác định rõ môi trường thiên nhiên là

6


yếu tố quan trọng nhất cho sự PTDL của lãnh thổ, do đó cần tổ chức lãnh thổ du

lịch hợp lý, sử dụng tài nguyên cho PTDL theo hướng bền vững [52].
Ngồi ra, nhũng cơng trình nghiên cứu khoa học về cơ sở lý luận TNDL,

DLST của các tổ chức và các tác giả trước như: Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự (1991),
Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam [14]; Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997), cơ sở

cảnh quan học của việc sử dụng họp lý TNTN, bảo vệ môi trường lãnh tho Việt
Nam [24]; Lê Văn Lanh (2000), Du lịch sinh thái [31]; Phạm Trung Lương và cộng

sự (2002),Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt

Nam [33]. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên đều thống nhất về khái niệm:

“DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giảo dục mơi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triền bền vững với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Trong khai thác TNDL phục vụ

phát trien DLST cần có lưu ý đến: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường, (2)

trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
về đánh giá TNDL, trong nghiên cứu “Khai thác tài nguyên du lịch nhân vãn

để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Hồng Trọng Tn (2018) đà xác
định 12 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động khai thác TNDLVH. Các nhân to

này được phân thành 04 nhóm, bao gom: (1) Vị trí địa lý; (2) Đặc diem tự nhiên; (3)

Đặc điểm KT - XH; (4) Đặc điểm nguồn TNDL. Cũng như 8 tiêu chí và 17 chỉ tiêu
sử dụng để đánh giá các điểm TNDLVH đang được khai thác, với sự tham gia đánh

giá của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch (theo hướng
tiếp cận từ dưới lên); các tiêu chí đánh giá gồm: (1) Tính hấp dần; (2) Khả năng tiếp

cận; (3) Thời gian khai thác; (4) Sức chứa khách; (5) Tính an tồn; (6) CSHT và
CSVCKT phục vụ du lịch; (7) Nhân viên phục vụ (tại điểm du lịch); (8) Ý thức

cộng đông địa phương tại diêm du lịch [53].

Bàn về giải pháp khai thác TNDL, Đồ Quốc Thông (2004), cho rằng TNDL

còn ton tại dưới dạng tiềm năng là do: (1) Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh

giá đầy đủ; (2) Chưa có nhu cầu khai thác do "cầu" cịn thấp; (3) Tính đặc sắc của
tài ngun thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết đề khai thác, hình thành SPDL.

7


Các điều kiện để tiếp cận hoặc các phương tiện khai thác cịn hạn chế, do đó chưa
có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác, chưa đủ khả năng đầu tư để

khai thác [47]. Nguyễn Hoài Nhân và Lâm Hải (2020), trong nghiên cứu “Đảnh giả
thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Đồng Nai dưới góc độ liên kết vùng

và nội vùng ”, đã nêu lên giải pháp cụ the cho việc liên kết sản phẩm du lịch Đồng
Nai với các sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng bằng việc khai thác thế mạnh

các điểm, KDL, dựa trên định vị của sản phẩm du lịch Đồng Nai [38]. Ngô Văn

Kiệt (2022), trong nghiên cứu “Khai thác giả trị tài nguyên du lịch phục vụ phát
triển du lịch sinh thái tại tỉnh Tiền Giang” đưa ra 5 giải pháp phát triển DLST tại

Tiền Giang [27].

Cịn nhiều cơng trình nghiên cứu khác được hình thành xoay quanh các vấn
đề về khai thác TNDL được áp dụng vào thực tiễn DLST ở Việt Nam như: Trương

Minh Chuân (2010), “Nghiên cứu đặc điếm tài nguyền môi trường và cánh quan
địa lý trong việc phát triển bền vững du lịch sinh thải trên đảo Phú Quốc” [15].


Trần Thị Đang Thanh (2011), “Dí/ lịch mùa nước nơi vùng Đồng Tháp Mười - Tiềm
năng và thực trạng” [49], Nguyễn Thanh Sang (2014), ‘‘"Đảnh giả tiềm năng tuyến

diêm du lịch sinh thải tỉnh Bạc Liêu” [43]. Phạm Xuân Hậu, Trương Thị Thanh
Tuyền (2017), ""Đánh giả tiềm năng để phát triển diêm đến du lịch sinh thải tại khu

Ramsar Lảng Sen ” [26].
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030 của

Tống cục Du lịch Việt Nam (2012) cũng đà xem xét, đánh giá tổng họp nguồn tài
nguyên và đưa ra định hướng chiến lược khai thác TNDL phục vụ PTDL. Theo đó,
đề án PTDL khu vực ĐBSCL đến năm 2020 đã chia thành 4 cụm khai thác du lịch:

cụm trung tâm gom Thành phố cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang với

sản phẩm nối trội là du lịch tham quan vùng sông nước, du lịch lễ hội, du lịch với

mục đích thương mại, nghỉ dưỡng biến cao cấp; Cụm bán đảo Cà Mau gồm các tỉnh
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch là tham quan điềm cực Nam
của Tổ quốc, DLST tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lề hội gắn với
văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng; Cụm dun hải phía Đơng gồm các tỉnh Tiền

8


Giang, Ben Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phấm chủ đạo như du lịch sông

nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân (homestay), tham quan làng nghề, di tích lịch sử

cách mạng; Cụm Đồng Tháp Mười gồm Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang với các

sản phẩm du lịch đặc trưng là DLST tại các khu rừng đặc dụng ngập nước [56].

TNDL nói chung và TNDLTN nói riêng đều là các yếu tố, vai trò quan trọng
trong sự phát triển về HĐDL và đời sống xã hội, TNDLTN góp phần tạo nên môi

trường cảnh quan phong phú. Trong việc nghiên cứu để phát triển DLST, điều đầu
tiên đó là tập trung vào ý tưởng bảo vệ và bảo ton. Bởi vì, TNDL là cảnh quan thiên

nhiên, yếu tố tự nhiên với các giá trị văn hoá làm cơ sở để hình thành SPDL, KDL,
điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.

ở các cơng trình nghiên cứu trên đã nêu lên được các thế mạnh đặc điểm của

nguồn TNDL, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về khai thác TNDL phục vụ
phát triển DLST của vùng ĐTM trên địa bàn tỉnh Long An.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cùa luận văn là nhận diện, phân tích thực trạng khai thác TNDL

phục vụ DLST vùng Đồng Tháp Mười trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó, đề xuất
một số định hướng và giải pháp để phát triển loại hình du lịch này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác TNDL phục vụ phát triến
du lịch sinh thái.

-


Nhận diện và phân tích về TNDL vùng Đồng Tháp Mười

- Phân tích thực trạng hoạt động và các yếu to ảnh hưởng đến khai thác tài
nguyên du lịch tại ĐTM trên địa bàn tỉnh Long An.

- Đe xuất một số định hướng và giải pháp phục vụ phát triển DLST vùng
Đồng Tháp Mười trên địa bàn tỉnh Long An.

9


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đoi tượng
- Đối tượng nghiên cửu: Khai thác tài nguyên du lịch phục vụ phát trien du
lịch sinh thái vùng Đong Tháp Mười trên địa bàn tỉnh Long An.

- Đối tượng khảo sát: Co quan quản lý, chuyên gia, khách du lịch, công ty

lữ hành, nhà cung cấp dịch vụ và cộng đong địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Long An. Trong đó tập trung

chủ yếu vào khu vực Đồng Tháp Mười

- Không gian khảo sát: Các diem, KDL tại 4 huyện: Mộc Hoá, Thạnh Hoá,
Tân Hưng, Vinh Hưng và thị xã Kiến Tường thuộc tỉnh Long An.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ năm 2018 - 2022; thời

gian khảo sát từ tháng 12/2022 đến 05/2023.

- Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu chủ yếu về thực trạng khai

thác TNDL phục vụ phát triển DLST vùng Đồng Tháp Mười trên địa bàn tỉnh Long
An; các định hướng và giải pháp để phát triển loại hình du lịch này.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.7. Phương pháp phân tích, tong hợp

Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp, những tài liệu, số liệu được công bố rộng rãi
trong các luận văn, luận án, sách báo, tạp chí khoa học,... Tác giả kết hợp với khảo

sát thực địa, thu thập thơng tin, so liệu, hình ảnh từ địa bàn nghiên cứu về tình hình
hoạt động du lịch từ năm 2018 - 2022. Sau đó, tổng hợp dừ liệu và tiến hành xử lý,

phân tích, phân loại theo mục đích sử dụng cho các nội dung cụ thế và đưa ra kết
quả theo từng nội dung nghiên cứu được thống kê và trình bày theo bảng biêu. Song

song đó tác giả cũng so sánh, đối chiếu các nội dung khảo sát thực địa với các thông

tin trình bày ở tài liệu thứ cấp.
Ket quả đó là cơ sở khoa học đe tác giả đưa ra một số định hướng và giải
pháp hiệu quả nhất cho phát triền DLST tại tỉnh Long An.

10


5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với đề tài nghiên cứu này.
Tác giả khảo sát thực địa từ tháng 12/2022 đến tháng 5/2023 nhằm quan sát, thu


thập thông tin, lấy số liệu thực tế về hoạt động du lịch thuộc địa bàn nghiên cứu giới
hạn trong đề tài. Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác TNDL bo sung
cho nghiên cứu đạt hiệu quả hơn.

5.3. Phương pháp chuyên gia

Tác giả tiến hành phỏng vấn thông qua 9 chun gia có chun mơn và kinh
nghiệm về du lịch, nhằm đưa ra các tiêu chí đánh giá phù họp, cũng như trọng số

của các tiêu chí đánh giá về hoạt động khai thác TNDL. Nội dung cuộc phỏng vấn

liên quan đến những thuận lợi và khó khăn trong khai thác diem TNDL sinh thái tại
ĐTM trên địa bàn tỉnh Long An. Thời gian phỏng vấn tháng 4/2023.

5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin một cách đầy đủ
nhất về hiện trạng khai thác các điếm TNDL. Nội dung cuộc phỏng vấn đi sâu vào
các dịch vụ phục vụ khách du lịch, mức độ hấp dần của điểm TNDL, sản phẩn,

chương trình du lịch, CSHT và CSVC-KT tại các điểm TNDL đang khai thác .
Đối tượng tham gia phỏng vấn gồm: 5 hướng dần viên du lịch, 5 nhân viên

công ty du lịch trong thời gian tháng 3/2023.

5.5. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ được sử dụng trong quá trình khảo sát, xác định khoảng

cách, đặc điểm phân bố các KDL, tuyến và điểm du lịch theo không gian lãnh thổ.
6. Đóng góp nghiên cứu khoa học của luận văn


6.1. về lý luận

Ket quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, phương pháp luận

và phương pháp nghiên cứu về hiện trạng khai thác TNDL phục vụ phát triển du

lịch sinh thái.

11


6.2. về thực tiễn

Ket quả nghiên cứu cung cấp nguồn tư liệu tham khảo giúp cơ quan chức
năng xây dựng, hoạch định các chính sách quản lý khai thác và bảo tồn TNDL; cho
các công ty lừ hành áp dụng đe tổ chức các hoạt động DLST phù hợp với thực tiền.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng góp phần vào sự phát triển ngành du lịch, đem

lại hiệu quả KT - XH cho địa phương, đề tài nghiên cứu cũng là tư liệu cho học viên
trong ngành tham khảo nghiên cứu kế thừa.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung luận văn
gồm có 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiền về khai thác tài nguyên du lịch và phát

triển du lịch sinh thái.
Chương 2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch


sinh thái vùng Đong Tháp Mười trên địa bàn tỉnh Long An.
Chương 3. Định hướng và đề xuất một số giải pháp phục vụ phát triển du

lịch sinh thái vùng Đong Tháp Mười trên địa bàn tỉnh Long An.

12


NỘI DUNG
Chương 1. CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN VỀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIẾN DU LỊCH SINH THÁI

1.1. Cơ sỏ’ lý luận
1.1.1. Một so khái niệm liên quan

ỉ. 1.1.1. Khải niệm du lịch

Theo UNWTO (1995), “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khảm phả và tìm hiếu, trải nghiệm
hoặc nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích

khác nữa ”[59],

Theo Điều 3, Chương 1, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun
trong thời gian khơng quả 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ

dưỡng, giải trí, tìm hiếu, khảm phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích


hợp pháp khác ”[42].
Theo I.I Pirojnik (1985), “Dí/ lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong

thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức về văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giả trị về

tự nhiên, kinh tế và vãn hóa ” [83].

Những quan niệm trên đều đề cập khá đầy đủ đến các nội dung cơ bản của
hoạt động du lịch (HĐDL). Tuy nhiên cịn đơi chỗ khác biệt trong sự thống nhất về

ngừ nghĩa, nhưng nhìn chung du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con
người bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ để tìm hiểu, khám phá, nghỉ dưỡng

nhằm phát trien the chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức,... Mặt khác, du

lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh, phục vụ vận chuyển, ăn uống,
tham quan, lưu trú,... ớ Việt nam, hiện nay khái niệm về du lịch được trình bày
trong Luật Du lịch Việt Nam được áp dụng phổ biến và sử dụng rộng rãi.

13


1.1.1.2. Khách du lịch
Các to chức quốc tế có liên quan nghiên cứu nhiều về khái niệm khách du

lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê, tổng họp số liệu và so sánh
quôc tê. Theo “Các khuyến nghị quốc tế về thong kê Du lịch năm 2008 ” (IRTS) của
WTO được Úy ban thống kê Liên họp quốc (UNSC) sử dụng cho rằng: Khách du


lịch (Visistor) là người tham gia chuyến đi đến địa diem bên ngồi mơi trường sống
thường xun của họ trong thời gian ít hơn 1 năm cho mục đích kinh doanh, nghỉ
ngơi hoặc mục đích cá nhân khác khơng bao gồm việc làm thêm đề nhận thu nhập ở
quốc gia đến thăm [87].

Theo khoản 2, Điều 4 và khoản 3, Điều 34 Luật Du Lịch Việt Nam năm
2017, “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi

học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến ”[42]. Khách du lịch
được chia thành hai nhóm cơ bản: Khách du lịch quốc te (Internatonal tourist) và

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist).
Khách du lịch quốc tế (Internatonal tourist):

+ Inbound tourist: là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó
định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du lịch. Khách này sử dụng ngoại tệ đe mua

hàng hóa dịch vụ.

+ Outbound tourist: là cơng dân của một quốc gia và người nước ngoài đang
cư trú tại quốc gia đó ra nước ngồi du lịch.

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Là công dân Việt Nam và người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1.1.1.3. Hoạt động du lịch
Theo khoản 3, Điều 3, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 giải thích: “Hoạt
động du lịch là hoạt động của khách du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du


lịch và cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch” [42].
Hoạt động tại các điếm du lịch, KDL với các chương trình, sản phẩm, dịch

vụ phục vụ khách du lịch; các hoạt động DLST tại điếm khai thác TNDL như: tham
quan du lịch, thăm các điểm đa dạng sinh học, động - thực vật,...

14


1.1.1.4. Điểm du lịch
UNWTO (2009), “Điểm đến du lịch là một nơi cụ thể, ở đó khách du lịch lưu

lại it nhất một đêm, các sản phẩm du lịch, dịch vụ cung cấp và tài nguyên du lịch
thu hút; có ranh giới hành chỉnh để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh đê xác

định năng lực cạnh tranh của điếm đến du lịch trên thị írwỜ77g”[88].
ở nước ta, theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, qui định: “Điểm
du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan

của khách du lịch ” [42]. Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân

vùng du lịch, có quy mơ nhỏ, diện tích, khơng gian riêng biệt.

Theo thuật ngữ điểm du lịch và điểm đến du lịch (Tourism destination) được

hiểu: Điểm du lịch là một phần trong điểm đến du lịch. Điểm đến du lịch được hiểu

như là một quốc gia hoặc vùng lãnh thố / địa phương có khả năng thu hút với nguồn

TNDL hấp dẫn, kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp, có các SPDL, dịch vụ hồ trợ và có

điều kiện phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm.

Theo Cooper và cộng sự (1990), “Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du

khách thực hiện hành trình đến đó, nhằm thỏa mãn nhu cầu theo động cơ, mục đích
của chuyến đi ”[72, tr.63]. Giuseppe Marzano (2007), “Điểm đến du lịch là một

thành pho, thị xã, khu vực khác của nền kinh tế trong so đó phụ thuộc đen mức độ
tích lũy đáng kê từ các khoản thu từ du lịch, nó có thể chứa một hoặc nhiều diêm
tham quan du lịch hấp dẫn” [82, tr.452]. Các khái niệm điểm đến du lịch được
nhiều nhà nghiên cứu bổ sung, đưa ra nhận định nhưng điều có điểm tương đồng.
Qua phân tích cho thấy, Điểm đến (Destination) là một khái niệm dễ hiểu,

không the tách rời trong khái niệm du lịch và điếm đến du lịch (Tourism

Destination). Điểm đến du lịch được hiểu như là một địa điểm mà khách du lịch sẽ

ghé thăm quan trong quá trình du lịch, điếm đến du lịch quyết định đến mục đích

của chuyến tham quan và sẽ có ít nhất một điểm du lịch hay nhiều điểm du lịch

khác nhau tùy vào nhu cầu của khách mà kết họp nhiều điểm du lịch cùng nhau sao
cho họp lý. Tất cả đều là nơi diễn ra hầu het các HĐDL của khách từ tham quan,

giải trí, nghỉ ngơi đến ăn uống, qua đêm và cũng là nơi khách du lịch chi tiêu các

15


khoản tiền cho chuyến đi. Dưới góc độ quản lý vận hành thì điểm du lịch khác điểm

đến du lịch; điểm đến bao gồm nhiều thành phần cùng tham gia điều hành, quản lý
hoạt động phục vụ khách đế vừa làm hài lòng khách vừa mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho các bên. về khái niệm điểm du lịch, co bản các nhà nghiên cứu đều thống

nhất một số đặc diem như: điếm du lịch có tài nguyên hấp dần, có quy mơ nhỏ và có

thể đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan.
ỉ. 1.1.5. Tuyến du lịch
Theo Điều 4, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017, “Tuyến du lịch là lộ

trình liên kết các khu du lịch, diêm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với

các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng khơng” [42].

Qua đó, tuyến điểm du lịch được hiểu là dựa trên các tiêu chí chính được

hình thành nên tuyến du lịch, tuyến du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh, trong vùng, liên
vùng và liên quốc gia.

- Định hướng tổ chức khơng gian du lịch chính của toàn lãnh thổ
- Các điếm nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có khả năng thu hút khách
- Tài ngun du lịch, sự hấp dần cùa các cảnh quan trên toàn tuyến và ở
các điếm tham quan du lịch

- Các điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Mơi trường tự nhiên và mơi trường văn hóa, xà hội
- Các điều kiện về CSHT, đặc biệt là hệ thống giao thông và các cửa khẩu

quốc tế
- Nhu cầu giao lưu và hội nhập khu vực và quốc tế

- Sự phân bo và xu hướng của các luồng khách du lịch [41].

Như vậy, “Tuyến du lịch được định nghĩa là lộ trình liên kết các KDL, diêm
du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gan vói các tuyển giao thông đường bộ,

đường sắt, đường thủy, đường hàng khơng”. Với khái niệm này, thì nhiều diêm du

lịch, KDL cùng với hệ thống CSHT giao thơng hồn chỉnh, kết nối lại với nhau tạo
thành tuyến du lịch.

16


Trong từng trường hợp cụ thế, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội tỉnh,

tuyến nội vùng, tuyến liên vùng hoặc tuyến liên quốc gia. Các tuyến du lịch được
kết noi dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển, chúng ta có thể phân chia ra
tuyến du lịch đường bộ, đường không, đường thủy,... Việc xác định các tuyến du

lịch phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định, nhằm đảm bảo được tính hấp dần cao để
tạo ra chương trình du lịch; nếu tuyến du lịch noi các KDL, diem du lịch trong
phạm vi địa phương thì thuộc tuyến du lịch địa phương; nếu tuyến du lịch nối các

KDL, điểm du lịch, trong đó có KDL, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng,

liên tình, kết nối với các cửa khấu quốc tế thì thuộc tuyến du lịch quốc gia. Tuy
nhiên cả hai tuyến du lịch phải đảm bảo các biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi

trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
1.1.1.6. Loại hình du lịch:


Là các phương thức du lịch, cách khai thác thị hiếu, sở thích và nhu cầu của
khách dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau và được phân theo nhóm hoạt động du lịch.

- Phân loại theo phương tiện giao thông: ô tô, máy bay, tàu thuỷ,...[59].
- Phân loại theo cơ sở lưu trú: Khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, bãi cắm trại,...
- Phân loại theo hình thức tố chức: Du lịch theo đồn, du lịch cá nhân, du lịch
gia đình, ...

- Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du

lịch văn hoá - lịch sử, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch tâm linh, du lịch quá cảnh,
du lịch team building, du lịch thể thao,...

- Phân loại theo vùng, lành thổ: Du lịch trong nước, du lịch nước ngoài
- Phân loại theo đặc điểm địa lý: Du lịch núi, du lịch miệt vườn, du lịch biến [87]
Cịn nhiều hoạt động loại hình du lịch khác, nhưng tất cả đều dựa theo sự

phân chia về môi trường tài nguyên (TNDLTN và TNDLVH).
Trong ngành du lịch hiện nay, để gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, các

loại hình du lịch ở Việt Nam giờ đây ngày càng phát triển cả chiều sâu lẫn chiều
rộng. Nó được hiếu là phương thức du lịch, cách khai thác thị hiếu, sở thích cũng

như nhu cầu của khách hàng để có thể đáp ứng tốt nhất mong đợi khách hàng.

17



×