Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đáp án lịch sử 7 giữa kì 1 ( 2023 2024)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.99 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP SỬ 7 GIỮA KÌ I
NĂM HỌC 2023-2024
A.GIỚI HẠN VỀ KIẾN THỨC
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Phân tích được vai trị của thành thị trung đại.
2.Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất CNTB ở Tây
Âu.
– Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
3. Văn hố Phục hưng và Cải cách tôn giáo.
- Nhận biết được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng.
4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ
XIX.
5. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
-Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn
Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào
đến q trình tích lũy tư bản ngun thủy?
A.Cung cấp nguồn vốn và nhân công cho giai cấp tư sản.
B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.
D. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
Câu 2. Ý nào sau đây KHÔNG nằm trong mục đích của các cuộc phát kiến địa
lí?
A.Tìm nguồn ngun liệu, vàng bạc từ các nước phương Đơng.
B. Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước phương Đơng.
C. Tìm con đường giao lưu bn bán với các nước phương Đơng.
D. Tìm những vùng đất mới ở châu Phi và châu Mĩ.
Câu 3. Lực lượng giữ vai trò sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến ở


Tây Âu thời kì Trung đại là:
A. q tộc
B. nơ lệ.
C. nông nô
D. hiệp sĩ.
Câu 4. Quê hương” của phong trào văn hóa Phục hưng là ở nước nào?
A. I-ta-li-a.
B. Đức.
C Pháp.
D. Thụy sỹ.
Câu 5. Ai là nhà viết kịch vĩ đại thời kì văn hóa Phục hưng?
A. M.Xéc-van-téc
B. Mi-ken-lăng-giơ.
C. Lê-ơ-nađơVanh-xi.
D. W.Sếch-xpia.


Câu 6. Thời trung đại, tôn giáo nào ở Châu Âu đã chi phối toàn bộ đời sống
tinh thần của xã hội?
A. Phật giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Đạo giáo.
D. Đạo Tin Lành.
Câu 7. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời phong kiến được biểu hiện rõ nhất
dưới thời nhà
A. Đường.
B. Hán.
C. Thanh.
D. Minh.
Câu 8. Thời phong kiến, tôn giáo nào ở Trung Quốc trở thành hệ tư tưởng

chính thống?
A. Đạo giáo
B. Phật giáo.
C. Nho giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 9. Nội dung nào KHÔNG phải là hệ quả của các cuộc
phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại?
A. Tạo ra cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.
B. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng.
C. Làm nảy sinh q trình cướp bóc thuộc địa.
D. Dẫn đến sự ra đời các thành thị trung đại.
Câu 10. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho
các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Tăng lữ, quý tộc.
B. Nông dân, quý tộc.
C. Thương nhân, quý tộc. D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
Câu 11. Những thành phần nào hình thành nên giai cấp tư
sản trong xã hội Tây Âu?
A. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn
lớn.
B. Chủ công trường thủ công, nông dân mất ruộng đất, nhà
buôn lớn.
C. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn phá
sản.
D. Chủ đồn điền, nhà buôn lớn, các thợ thủ công học việc.
Câu 12. Hãy xác định câu đúng ( Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử.
A. Dưới thời Vương triều Gúp-ta, công cụ bằng sắt chưa phổ biến. Đúng
B. Vương triều Đê-li thực hiện chính sách cấm đốn khắc nghiệt Hin-đu giáo.
Đúng
C. Từ thời Vương triều Đê-li, Hồi giáo được phát triển mạnh thành một tôn

giáo lớn ở Ấn Độ. Sai
D. Vị vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là A-cơ-ba. Sai


II: Tự luận
Câu 13.: Phân tích vai trị của thành thị trung đại đối với
châu Âu thời trung đại?
Vai trò của thành thị đối với châu Âu thời Trung đại:
- Về kinh tế: thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh
địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Về Chính trị: thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân
quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Về xã hội: sự ra đời của thành thị đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
- Về văn hóa: thành thị mang khơng khí tự do và mở mang tri thức cho mọi
người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.
Câu 14 : Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
Thiên chúa giáo ra đời từ thế kỉ I TCN ở Palestin.
Ban đầu Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức.
Trong một thời gian dài bị chính quyền đàn áp.
Thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo đã được hồng đế La Mã cơng nhận và có một
vị trí vững chắc trong xã hội.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XII, Giáo hoàng phát động “Thập tự chinh” đem
quân đi tàn phá, cướp bóc Pa-le-xtin.
Hầu hết người dân Tây Âu đều là giáo dân. Nhà thờ là trung tâm sinh hoạt
ăn hóa và là nơi diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống của họ.
Câu 15: Em có nhận xét gì về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ
thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX? Một trong số thành tựu văn hóa đó có ảnh
hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?
1. Nhận xét gì về những thành tựu của văn hố Trung Quốc từ thế kỉ
VII đến giữa thế kỉ XIX

- Những thành tựu văn hóa của Trung Quốc có sự kế thừa các di sản văn hóa
thời cổ đại, trung đại, có sự giao thoa với văn hóa nước ngồi.
- Sáng tạo ra những thành tựu văn hóa mới rực rỡ và độc đáo, nổi bật nhất là về
mặt tư tưởng - tôn giáo, sử học - văn học, kiến trúc - điêu khắc, nghệ thuật và một
số lĩnh vực khoa học kĩ thuật....
- Những thành tựu lớn lao trên tất cả các lĩnh vực giúp Trung Quốc trở thành
trung tâm văn hố quan trọng ở Viễn Đơng và trên thế giới.
2. Một trong số thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến
văn hóa Việt Nam?
Ảnh hưởng về văn hố, chữ viết, khoa học kĩ thuật, tơn giáo
+ Tôn giáo (Nho giáo): ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập
vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng


Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống
trị. Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết
chế quân chủ tập quyền theo mơ hình Đơng Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý
cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật
đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn
Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
+ Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành
nhà Hồ và một số cơng trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy,
phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
+ Văn học - nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên
Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dịng văn học
yêu nước dân tộc.
Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời
sống văn hố của nhân dân.
+ Ngồi ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi,

chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt
cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.
Câu 16: Mô tả sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh?
Trả lời:
Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:
- Nơng nghiệp:
+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho
nơng dân, chú trọng thủy lợi.
+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên
trồng ngũ cốc, chè, bông…
- Thủ công nghiệp:
+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
+ Xưởng thủ cơng xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu
vực chun mơn hóa sản xuất
- Thương mại:
+ Bn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi bn bán với thế giới.
+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế
Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống
Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.
Câu 17: Trình bày nội dung cải cách tơn giáo?
Cơng khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội
+ Chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
+ Phủ nhận vai trị của Giáo hội, Giáo hồng
+ Chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản,
thuận lợi và tiết kiệm thời gian.


Câu 18:Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ VI đến

giữa thế kỉ XIX?
Lĩnh vực

Thành tựu nổi bật

Vương triều

Tôn giáo

Đạo Bà-la-môn phát triển
thành đạo Hin-đu
- Đạo Phật phân hóa
thành hai giáo phái
Đạo Hồi được du nhập và
phát triển
Chữ Phạn
- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la
của Ka-li-đa-sa

Vương triều Gúp-ta

Chữ viết và Văn học

Kiến trúc

Chịu ảnh hưởng sâu sắc
của Phật giáo, Hin-đu
giáo và Hồi giáo.
- Đền Kha-giu-ra-hô
- Chùa A-gian-ta


Vương triều Đê-li

Vương triều Đê-li
Vương triều Gúp-ta



×