Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chuyên đề môn khtn năm 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.43 KB, 18 trang )

UBND THÀNH PHỐ TÂY NINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ

Chuyên đề:
Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực tổ
chức hoạt động khởi động và hoạt động
hình thành kiến thức trong dạy học môn
Khoa học tự nhiên.
Năm học 2022 - 2023

Người thực hiện: Nhóm giáo viên cốt cán
bộ mơn Khoa học tự nhiên - Thành phố


Tháng 9 năm 2022
Chuyên đề:
Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực tổ chức hoạt động khởi động và hoạt
động hình thành kiến thức trong dạy học mơn Khoa học tự nhiên.
I. Lý do chọn chuyên đề
Việc vận dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế Kế hoạch
bài dạy và tổ chức dạy học các bài học/chủ đề đáp ứng được yêu cầu cần đạt của
chương trình nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh là vấn đề rất cần
thiết đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thơng 2018 nói chung cũng như
giáo viên dạy mơn Khoa học tự nhiên nói riêng.
Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các
khoa học vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của
Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, q trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn
tại, vận động của thế giới tự nhiên.
Phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên được thực hiện theo các định
hướng chung là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Tránh áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc; Tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học; Rèn kĩ


năng vận dụng kiến thức khoa học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn, khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở
tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, khám phá, vận dụng; Các
phương pháp, kĩ thuật dạy học cần phối hợp một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với
yêu cầu cần đạt của từng nội dung dạy học thông qua tổ chức các hoạt động trong tiến
trình dạy học cũng như đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
Tiến trình dạy học một bài học/chủ đề của chương trình GDPT 2018 được thực
hiện theo khung gợi ý Kế hoạch bài dạy tại phụ lục 4 công văn 2788/SGDĐT –GDtrH
ngày 23/8/2021 của Sở GDĐT Tây Ninh, bao gồm 4 hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng
Trong đó, hoạt động luyện tập và vận dụng sẽ tùy vào nội dung từng bài học để
thiết kế phù hợp, có thể có hoặc khơng có. Hoạt động "Vận dụng" được thực hiện sau
1 bài hoặc 1 nhóm bài là "hoạt động mở", giáo viên đưa ra "Câu hỏi mở" để học sinh
thực hiện chủ yếu ở ngoài giờ học trên lớp. Như vậy có thể nói, hoạt động 2 “Hình
thành kiến thức” được xem là hoạt động chính của tiến trình dạy học trên lớp đối với
tất cả các bài học/chủ đề. Hoạt động 1 “Khởi động” rất cần thiết trong dạy học phát
triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt
đầu một bài học nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để
chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng
dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học. Giúp giáo viên tìm hiểu
xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan
đến nội dung của bài học. Tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào
bài học mới.

2



Tuy nhiên trong quá trình thiết kế Kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học 2 hoạt
động trên, rất nhiều giáo viên cịn lúng túng trong việc mơ tả các hoạt động theo “nội
hàm” của phụ lục 4, dẫn đến công tác soạn giảng mất rất nhiều thời gian đồng thời Kế
hoạch bài dạy chưa đáp ứng yêu cầu theo gợi ý hướng dẫn. Vì vậy, với mong muốn
giúp giáo viên dạy bộ môn Khoa học tự nhiên của thành phố Tây Ninh có thêm kĩ
năng sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học trong môn Khoa học tự nhiên, đặc biệt là
thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động và hình thành kiến thức đáp ứng mục tiêu của
chương trình GDPT 2018, nhóm giáo viên bộ mơn Khoa học tự nhiên mạnh dạn
nghiên cứu chuyên đề “Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực tổ chức hoạt động khởi
động và hoạt động hình thành kiến thức trong dạy học môn Khoa học tự nhiên” cho
năm học 2022-2023.
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
Tại phụ lục 4, cơng văn 2788/SGDĐT-GDtrH ngày 23/8/2021 của Sở GDĐT Tây
Ninh các hoạt động khởi động và hoạt động hình thành kiến thức được hướng dẫn
thực hiện như sau:
1.1 Hoạt động 1: Khởi động (Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu)
- Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể
cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện
nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
- Nội dung hoạt động: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh
phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác
định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức thực hiện hoạt động: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động
học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá
quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
- Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm
hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hồn thành: kết quả xử lí
tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mơ

tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề
xuất giải pháp thực hiện.
1.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn
đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động 1)
(Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
- Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm
lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
Ngoài ra, trong phần lưu ý hướng dẫn: Mục tiêu ở mỗi hoạt động là sự cụ thể
hóa các mục tiêu ở mục I (về kiến thức, phẩm chất, năng lực), phù hợp với nội dung
của từng hoạt động.
- Nội dung hoạt động: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh
làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm)
để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ
Hoạt động 1.
Phần lưu ý cũng hướng dẫn thêm: Nội dung hoạt động là các phần kiến thức,
kỹ năng theo kế hoạch dạy học, được gợi ý sẵn trong SGK; chú ý bổ sung thêm các
nội dung lồng ghép, tích hợp theo quy định hiện nay.
- Tổ chức thực hiện hoạt động: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình
và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3


Trong phần lưu ý: Phương thức tổ chức hoạt động là các hình thức, phương
pháp, kỹ thuật được giáo viên thiết kế linh hoạt theo từng nội dung hoạt động: hoạt
động cá nhân, hoạt động nhóm, kỹ thuật tia chớp, khăn phủ bàn, thảo luận nhóm,…có
thể thực hiện theo các bước:
+ Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho
học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh
đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
+ Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình

bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của
giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp
hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
+ Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo
luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo
cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình
bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
+ Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải
hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của
học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ
năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải
thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.
- Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực
hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
Phần lưu ý:
Sản phẩm là kết quả của hoạt động như: biên bản thảo luận, phiếu bài tập, mơ
hình, kiến thức, kĩ năng đạt được… sản phẩm phải tương thích với mục tiêu đã đề ra.
1.3 Một số kĩ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc
phát huy sự tham gia tích cực của HS vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sự
sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương
pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại là kĩ thuật chung. Ngày nay
người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực,
sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “KWL”, các mảnh ghép, phân
tích phim/video, bản đồ tư duy, khăn trải bàn, …
1.3.1 Kĩ thuật "Tia chớp"?

Kĩ thuật tia chớp là một kĩ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối
với một câu hỏi nào đó hoặc nhằm thu thơng tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng
giao tiếp và khơng khí học tập trong lớp học, thơng qua việc các thành viên lần lượt
nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc
tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện:
- Có thể áp dụng bất cứ hoạt động nào trong tiến trình dạy học;
- Lần lượt từng HS nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi / vấn đề giáo viên
nêu ra
- Mỗi HS chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
- Chỉ tổ chức thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
4


1.3.2 Kĩ thuật KWL ( Know-Want – Learn)
Là cách thức tổ chức hoạt động học tập mà học sinh bắt đầu bằng việc động
não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề/ bài học. Thông tin này sẽ được ghi nhận
vào cột K của bảng. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các
em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W.
Cuối cùng học sinh sẽ tự hoàn thành cột L sau khi đã tìm hiểu xong bài học. Kĩ thuật
KWL phù hợp khi tổ chức hoạt động khởi động đầu bài học/chủ đề và hoạt động
luyện tập sau khi kết thức bài học/chủ đề.
Cách thức tiến hành:
Giáo viên chuẩn bị một bảng gồm ba cột như sau:
BẢNG KWL
Những điều em
ĐÃ BIẾTvề chủ đề/bài
học hôm nay (K)

Những điều em

Những điều em
MUỐN BIẾTvề chủ đề/bài HỌC ĐƯỢCvề chủ đề/bài
học hôm nay (W)
học hôm nay (L)

Đầu tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh huy động những kiến thức mà các
em đã biết về chủ đề, bài học và ghi vào cột K.
Giáo viên có thể gợi ý để học sinh viết được những điều em đã biết về bài học/
chủ đề ( Ví dụ: Cấu tạo/ thành phần/ đặc điểm/chức năng/phân loại/ vai trò/ ….)
Thứ hai, yêu cầu các em nêu các ý kiến muốn biết những gì về chủ đề, bài học
hơm nay và ghi vào cột W.
Dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ rất hứng khởi, mong muốn được tìm
hiểu bài mới để giải đáp những điều mà các em muốn biết. Từ đó, các em rất chú ý,
thích tìm hiểu và khám phá bài học. Các em học sinh khơng cịn thụ động, một chiều
mà đã chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức.
Thứ ba, sau khi các em đã lĩnh hội được các kiến thức, kĩ năng, năng lực, giáo
viên hướng các em đến việc trả lời câu hỏi các em đã học được những gì qua bài học,
chủ đề hôm nay và ghi vào cột L. Việc các em ghi lại những gì mình đã học được và
đối chiếu với cột W sẽ giúp các em hệ thống hóa được kiến thức và thấy được việc
học của mình cịn mở rộng ra ngồi cả những điều các muốn biết.
1.3.3 Kĩ thuật phân tích phim/video
Phim/video là những đoạn phim từ 3 đến 5 phút với nội dung và mục đích khác
nhau nhằm phát huy tính tích cực trong quá trình dạy học. Phim/ video được chọn lọc
cần đảm bảo là phương tiện để truyền đạt nội dung bài học. GV cần xem qua trước để
đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem. Đồng thời xử lí phim phù hợp
nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên đưa câu hỏi/phiếu hỏi/ phiếu học tập cho HS đọc trước
giúp học sinh xác định được cần tập trung quan sát những gì
- Bước 2: Giáo viên chiếu video cho HS quan sát

- Bước 3: Học sinh vừa quan sát video vừa ghi nhanh ý trả lời
- Bước 4: Thảo luận thống nhất đáp án trả lời
1.3.4 Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

5


Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết
giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích
cực cũng như nâng cao vai trị của cá nhân trong q trình hợp tác.
Cách tiến hành:
Vịng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được
giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ
đề và ghi lại những ý kiến của mình.
u cầu khi thảo luận nhóm phải đảm bảo: mỗi thành viên trong từng nhóm
đều trả lời được các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vịng 2.
Vịng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2
người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vịng 1 thì
nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải
gắn liền với kiến thức thu được ở vịng 1)

Các nhóm mới thực hiện xong nhiệm vụ thì tổ chức cho HS trình bày và chia
sẻ kết quả.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật các mảnh ghép:
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức
tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở
vịng 2.
- Các chun gia ở vịng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu
tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hồn thành nhiệm vụ ở vịng 1,
chuẩn bị cho vịng 2.
- Số lượng mảnh ghép khơng nên q lớn để đảm bảo các thành viên có thể
truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể
giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vịng 1. Do đó cần xác
định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố
hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
1.3.5 Kĩ thuật đặt câu hỏi
Trong dạy học theo phương pháp này, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi
mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thơng tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết
quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các
HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ.
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và
HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS
sẽ học tập tích cực hơn.
Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:
- Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho HS
tham gia vào quá trình dạy học

6



- Kiểm tra, đánh giá KT, KN của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối
với nội dung học tập
- Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Đúng lúc, đúng chỗ
- Phù hợp với trình độ HS
- Kích thích suy nghĩ của HS
- Phù hợp với thời gian thực tế
- Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Khơng ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích
- Khơng hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
2 Thực trạng
Mục đích của hoạt động khởi động nhằm giúp cho học sinh xác định nội dung
bài học và tạo tâm thế hứng thú cho học sinh. Khi tổ chức hoạt động này cần tạo ra
những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến
thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải
quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thơng tin để giải
quyết triệt để vấn đề. Từ đó tạo ra động cơ thơi thúc các em muốn được tìm hiểu rõ
hơn những kiến thức cịn thiếu hụt, chưa hồn thiện của mình về vấn đề của bài
học/chủ đề
Thực tế, nhiều giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động chưa đáp ứng mục
tiêu của hoạt động này, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như
tổ chức trị chơi, hát múa mà khơng liên quan nội dung bài học, khi kết thúc hoạt động
học sinh không xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần tìm hiểu trong bài học hoặc
chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết.
Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động này chưa đảm bảo quy trình 4 bước (Giao
nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận; Kết luận, nhận định) mà
trong bất kì một hoạt động nào cũng cần phải có, cũng như thời gian tối thiểu cho một

hoạt động.
Hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp học sinh phân tích, khám phá và rút
ra kiến thức mới. Đây là hoạt động quan trọng nhất, có vai trị và tác dụng làm cơ sở
cho các hoạt động luyện tập và vận dụng cũng như tồn bộ q trình dạy học phát
triển phẩm chất năng lực học sinh. Khi thiết kế hoạt động này, đòi hỏi giáo viên phải
bám sát “nội hàm” phụ lục 4, mô tả rõ từng hoạt động đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Vì thế đây là một vấn đề mới mẻ, mà giáo viên còn nhiều lúng túng khi thực hiện.
3. Giải pháp thực hiện
3. 1 Đối với hoạt động Khởi động:
Tổ chức hoạt động khởi động nhằm:
Kích thích sự tị mị, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; học sinh
cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.
Khơng khí lớp học vui, tị mị, chờ đợi, thích thú.
Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài
mới.
Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội
dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
3.1.1 Khi thiết kế hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:

7


Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề giáo viên đưa tình huống/câu
hỏi/bài tập nhằm huy động kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm sẵn có của học sinh
Có thể căn cứ vào tình huống/câu hỏi/bài tập có sẵn trong SGK hoặc tình
huống do giáo viên thiết kế nhưng phải hướng đến mục đích hoạt động này.
Để thiết kế và tổ chức dạy học hoạt động khởi động, giáo viên cần chọn các kĩ
thuật dạy học phù hợp, có ưu thế với thời gian tổ chức ngắn, cần phải động não nhiều
và phát triển các năng lực tự và chủ tự học, giao tiếp và hợp tác như: Kĩ thuật “tia

chớp”, kĩ thuật KWL, kĩ thuật phân tích phim/video, kĩ thuật tóm tắt nội dung tài liệu
theo nhóm, kĩ thuật động não, …
Trình tự thiết kế hoạt động khởi động cần thực hiện như sau:
- Mục tiêu: Xác định đúng mục tiêu của hoạt động này là giúp học sinh huy
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về vần đề cụ thể mà giáo
viên đưa ra, nhằm tạo ra sự hứng khởi, kích thích sự tị mị, mong muốn tìm hiểu
những nội dung của bài học/chủ đề mới.
- Nội dung hoạt động: Nêu rõ nội dung yêu cầu mà giáo viên tổ chức cho học
sinh thực hiện trong hoạt động này (Giáo viên sử dụng phương pháp/kĩ thuật gì để tổ
chức cho học sinh thực hiện giải quyết tình huống/câu hỏi/bài tập đưa ra)
- Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động: Mô tả cụ thể 4 bước
+ Giao nhiệm vụ học tập: (Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ, học sinh tiếp
nhận nhiệm vụ)
Hình thức tổ chức (HS hoạt động nhóm lớn, nhóm đơi hay cá nhân);
Thời gian thực hiện
Nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị
dạy học/học liệu cụ thể (mơ tả rõ theo quy trình phương pháp/kĩ thuật đã xác định)
+ Thực hiện nhiệm vụ: (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ)
HS: Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm)
theo yêu cầu của giáo viên;
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ (các nhóm/học sinh cịn lúng túng)
+ Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo
luận)
GV: Nêu cách thức tổ chức báo cáo (có thể chỉ định hoặc bốc thăm ngẫu nhiên
hoặc cho HS/nhóm xung phong báo cáo)
HS đại diện nhóm hoặc cá nhân báo cáo, các HS còn lại lắng nghe, ghi nhận lại
những ý kiến khác với nhóm mình, tự nhận ra thiếu sót của bản thân/nhóm mình hoặc
bổ sung cho nhóm bạn.
+ Kết luận, nhận định:
GV nhận xét phần trình bày của HS

GV dựa vào phương án trả lời của học sinh, định hướng các nội dung học tập
mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.
- Sản phẩm: Kết quả xử lí tình huống, đáp án của câu hỏi, bài tập, … mà giáo
viên đưa ra.
3.1.2 Một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên – Sách KHTN 6- Chân trời
sáng tạo (2 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
– Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

8


Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của
bản thân về các lĩnh vực khoa học tự nhiên nhằm kích thích sự tị mị, mong muốn tìm
hiểu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Nội dung hoạt động: Giáo viên sử dụng kĩ thuật “tia chớp” tổ chức cho học
sinh dự đoán nhanh các lĩnh vực của khoa học tự nhiên
Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân 2 phút, trả lời 2 câu hỏi sau đây vào vở
nháp:
+ Câu 1: Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện
tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và
môi trường. Vậy khoa học tự nhiên sẽ bao gồm những lĩnh vực nào?
+ Câu 2: Căn cứ vào đâu để phân biệt các lĩnh vực khoa học tự nhiên
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và viết nhanh các lĩnh vực của khoa học tự nhiên, căn cứ để phân
biệt các lĩnh vực đó vào vở nháp
GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ các HS còn lúng túng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV mời HS xung phong trình bày câu trả lời của mình (lưu ý những ý kiến
trùng thì khơng nêu lại)
GV ghi nhanh lại các ý kiến ở góc bảng
Các HS cịn lại lắng nghe, ghi nhận lại những ý kiến khác với mình, có thể đặt
câu hỏi thắc mắc với bạn. Tự nhận ra thiếu sót của bản thân hoặc bổ sung thiếu sót
cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét phần trình bày của HS
GV dựa vào phương án trả lời của học sinh, định hướng các nội dung học tập
mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.
Sản phẩm:
Câu 1: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên: Vật lí học, Hóa học, Sinh
học, Khoa học trái đất.
Câu 2: Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu để phân biệt các lĩnh vực khoa học tự
nhiên.
Ví dụ 2:
Bài 10: Khơng khí và bảo vệ mơi trường khơng khí – Mơn KHTN 6 (Sách
Chân trời sáng tạo)
Thời lượng 2 tiết
Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được thành phần của khơng khí (oxygen, nitrogen, carbon dioxide, khí hiếm, hơi
nước)
- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen
trong khơng khí.
- Trình bày được vai trị của khơng khí đối với tự nhiên.

- Trình bày được sự ơ nhiễm khơng khí: các chất gây ơ nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không
khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường khơng khí.
9


Hoạt động 1: Khởi động (15 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của
bản thân về mơi trường khơng khí nhằm kích thích sự tị mị, mong muốn tìm hiểu về
thành phần khơng khí, vai trị của khơng khí, ơ nhiễm khơng khí, …
Nội dung hoạt động: GV sử dụng kĩ thuật KWL tổ chức cho học sinh thực
hiện cột K, W trong bảng KWL tìm hiểu về khơng khí.
Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức HS hoạt động cá nhân (5 phút): Phát phiếu KWL, yêu cầu HS viết
những điều em đã biết về khơng khí (thành phần, vai trị, hiện trạng mơi trường
khơng khí, ….) vào cột K, những điều mà em muốn biết về mơi trường khơng khí
vào cột W.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ viết câu trả lời vào cột K, W
GV theo dõi phát hiện các HS có ý kiến khác nhau, HS chưa viết được,…hỗ
trợ các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên mời ngẫu nhiên vài HS trình bày kết quả. GV ghi nhanh câu trả lời
lên bảng;
Các HS còn lại lắng nghe, ghi nhận lại những ý kiến khác với mình, có thể đặt
câu hỏi thắc mắc với bạn. Tự nhận ra thiếu sót của bản thân hoặc bổ sung thiếu sót
cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét phần trình bày của HS

GV dựa vào phương án trả lời của học sinh, định hướng các nội dung học tập
mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.
Sản phẩm:
BẢNG KWL
Những điều em đã biết Những điều em muốn biết
Những điều em học
về môi trường khơng khí về mơi trường khơng khí
được về khơng khí
(thành phần, vai trị, hiện
trạng mơi trường khơng
khí, ….)
(L)
(W)
(K)
Thành phần: oxygen, Từng thành phần trong
nitrogen, carbon dioxide, khơng khí chiếm tỉ lệ như

thế nào?
Vai trò của từng thành
Vai trò: Cung cấp oxygen phần khơng khí là gì ?
Ngun nhân nào gây ô
cho con người và sinh vật
nhiễm
môi trường không
khác hô hấp, cung cấp
carbon dioxide cho thực khí
vật quang hợp …
Mơi trường khơng khí Làm thế nào để mơi trường
hiện nay bị ô nhiễm không khí trong lành
10



nghiêm trọng, …
……..

……….

Ví dụ 3:
Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào – Môn KHTN 6 (Sách Chân trời
sáng tạo) - Thời lượng: 3 tiết
Yêu cầu cần đạt:
Thơng qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mơ, cơ quan, hệ cơ
quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ
quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được
các ví dụ minh hoạ.

Hoạt động 1: Khởi động (15 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của
bản thân về cơ thể người, tạo hứng thú, kích thích sự tị mị, mong muốn được tìm
hiểu về các cấp độ trong tổ chức cơ thể đa bào (cơ thể người)
Nội dung hoạt động: GV sử dụng kĩ thuật phân tích phim/ video tổ chức cho
HS xem phim, trả lời câu hỏi về cấp độ tổ chức trong cơ thể người.
Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV u cầu HS hoạt động nhóm đơi (8 phút): Quan sát video “Bên trong cơ
thể bạn có gì?” để ghi câu trả lời vào phiếu học tập (PHT) số 1
GV phát PHT số 1 cho các nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (8 phút)
HS đọc câu hỏi trên phiếu trước, xem video, thảo luận theo cặp thống nhất ý
kiến ghi câu trả lời vào phiếu PHT số 1

GV theo dõi phát hiện các nhóm có ý kiến khác nhau, các nhóm cịn lúng túng
hỗ trợ kịp thời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên chỉ định một vài nhóm trình bày kết quả. GV ghi nhanh ý kiến lên
bảng;
Các HS còn lại lắng nghe, ghi nhận lại những ý kiến khác với mình, có thể đặt
câu hỏi thắc mắc với nhóm bạn. Tự nhận ra thiếu sót của nhóm mình hoặc bổ sung
thiếu sót cho nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét phần trình bày của HS
GV dựa vào phương án trả lời của học sinh, định hướng các nội dung học tập
mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.
Sản phẩm:
Câu 1. Hoàn thành bảng sau theo mẫu:
STT
1
2
3
4
5
6

Hệ cơ quan
Hệ vận động
Hệ tuần hồn
Hệ hố hấp
Hệ tiêu hóa
Hệ bài tiết
Hệ thần kinh


Các cơ quan chính trong từng hệ cơ quan
Cơ, xương
Tim, các mạch máu
Mũi, khí quản, phế quản, phổi…
Miệng, thực quản, dạ dày, ruột …
Thận, bóng đái, …
Bộ não, tủy sống, dây thần kinh, …
11




…..

…..

Câu 2. Sắp xếp các từ sau theo thứ tự tăng dần của các mức độ tổ chức cơ thể
đa bào: cơ quan, mô, hệ cơ quan, cơ thể, tế bào.
Trả lời: Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể
3. 2 Đối với hoạt động: Hình thành kiến thức
Hoạt động hình thành kiến thức nhằm hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn
đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động khởi động. Đây là hoạt động chính, quan
trọng của bài học. Giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các
bài tập/ nhiệm vụ.
3.2.1 Khi thiết kế hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên cần lưu ý các vấn
đề sau:
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh là thực hiện "Học qua
làm". Khi thiết kế các hoạt động hình thành kiến thức, cần hướng tới giao nhiệm vụ
cho học sinh "làm để học". Muốn vậy thì "Câu hỏi" hoặc "Câu lệnh" cần cho học sinh
hiểu rõ phải "Làm gì?", "Làm như thế nào?" và "Làm ra cái gì?". Vì vậy, đối với mỗi

hoạt động định tổ chức, giáo viên phải xác định đúng mục tiêu, nội dung và sản phẩm
Hạn chế câu hỏi, bài tập cung cấp kiến thức đơn thuần. Nhẹ hóa những nội
dung kiến thức mang tính hàn lâm, ít ứng dụng vào thực tiễn.
Tăng cường câu hỏi, bài tập kết nối được với vấn đề/tình huống trong thực tiễn.
Câu hỏi, bài tập phải có tính logic, hệ thống. Câu hỏi, bài tập phải tạo cơ hội để
học sinh được phát triển năng lực sáng tạo, tư duy phản biện, khơi gợi hứng thú từ
người học.
Ưu tiên lựa chọn những kĩ thuật dạy học tích cực, có nhiều ưu thế trong hoạt
động hình thành kiến thức mới như: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ
thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật bản đồ tư duy, … để tổ chức các
hoạt động học tập một cách phù hợp.
3.2.2 Tiến trình thiết kế hoạt động hình thành kiến thức cần thực hiện như sau:
Hoạt động 2.1. Ghi tên hoạt động (Tìm hiểu/Khám phá ….)
Mục tiêu: Liệt kê các YCCĐ về phẩm chất, năng lực chung, năng lực KHTN
phù hợp với nội dung của từng hoạt động.
Nội dung: Mô tả rõ: GV sử dụng PPDH/KTDH ….. yêu cầu học sinh đọc
thông tin sgk trang…./ quan sát tranh…../ video …..thảo luận nhóm đơi/ nhóm lớn/
hoạt động cá nhân, tìm hiểu vấn đề …..
Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể:
Hình thức tổ chức (HS hoạt động nhóm lớn, nhóm đơi hay cá nhân);
Thời gian thực hiện
Nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị
dạy học/học liệu cụ thể theo PP/KTDH đã xác định
Hình thức sản phẩm (biên bản thảo luận, phiếu học tập, mơ hình, sơ đồ, ...)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi,
hỗ trợ)
HS: Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn
/làm) theo yêu cầu của giáo viên;
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần)

Bước 3. Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo,
thảo luận)
GV: Nêu cách thức tổ chức báo cáo (có thể chỉ định hoặc bốc thăm ngẫu nhiên
hoặc cho HS/nhóm xung phong báo cáo)
12


Các HS còn lại lắng nghe, ghi nhận lại những ý kiến khác với mình, có thể đặt
câu hỏi thắc mắc với bạn/nhóm bạn. Tự nhận ra thiếu sót của bản thân hoặc bổ sung
thiếu sót cho bạn/nhóm bạn.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét phần trình bày báo cáo của học sinh;
Phân tích, làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi
nhận, thực hiện;
Tổ chức đánh giá các mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh/nhóm
(nếu có)
Định hướng các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập
mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.
Sản phẩm: Là kết quả của hoạt động như: biên bản thảo luận, phiếu bài tập,
mơ hình, kiến thức, kĩ năng đạt được…
3.2.3 Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Bài 9: Oxygen – KHTN 6 (Sách Chân trời sáng tạo)
2. Hình thành kiến thức
2.1 Tìm hiểu một số tính chất của oxygen (20 phút)
Mục tiêu: Nêu được một số tính chất của oxygen
Chủ động tích cực tìm hiểu về tính chất của oxygen
Nội dung 1: GV sử dụng phương pháp trực quan, tổ chức cho HS hoạt động
nhóm, quan sát hình ảnh trên màn chiếu, trả lời câu hỏi phiếu học tập số 1 để nhận
biết tính chất của oxygen.

Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 (5 phút), quan sát các hình ảnh trên màn
chiếu (Hình 9.1 sgk, hình ống nghiệm chứa oxygen) thảo luận trả lời các câu hỏi trong
PHT số 1
HS nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
GV chiếu cho HS quan sát Hình 9.1, hình ống nghiệm chứa oxygen.
HS quan sát, phân chia nhiệm vụ, thảo luận thống nhất từng câu trả lời, thư kí
ghi vào phiếu.
GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
GV mời một nhóm lên trình bày kết qủa phiếu học tập
Các HS cịn lại lắng nghe ghi nhận lại những ý kiến khác với nhóm mình, đặc
câu hỏi thắc mắc với nhóm bạn. Tự nhận ra thiếu sót hoặc có ý kiến bổ sung cho
nhóm bạn.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
GV nhận xét phần trình bày của HS
Chiếu kết quả PHT số 1 hồn chỉnh, phân tích làm rõ những nội dung trọng
tâm:
Câu hỏi

Phiếu học tập số 1
Trả lời

1. Em hãy cho biết khí Oxygen có trong khơng
oxygen tồn tại ở đâu?
khí, trong nước, …
13


Kết luận về tính chất của
oxygen
Oxygen là chất khí,


2. Thường xun hít thở
khí oxygen trong khơng
khí, em hãy cho biết màu,
mùi, vị của oxygen?
3. Tại sao các đầm nuôi
tôm thường lắp đặt hệ
thông quạt nước

Oxygen không màu, không khơng màu, khơng mùi,
mùi, khơng vị.
khơng vị, nặng hơn khơng
khí, ít tan trong nước

Do oxygen ít tan trong
nước và việc ni tơm có
số lượng lớn làm cho
lượng oxygen trong ao
đầm rất ít. Người ta dùng
giải pháp quạt để sụt khí
liên tục vào nước giúp cho
oxygen tan nhiều hơn
trong nước, từ đó tơm có
đủ oxygen để hơ hấp.
GV u cầu vài HS nêu lại tính chất của oxygen, HS ghi vào vở.
GV công bố biểu điểm, phát phiếu chấm điểm, cho các nhóm chấm chéo và

báo cáo điểm của nhóm bạn đồng thời nộp phiếu chấm lại cho GV.
Định hướng cho HS tìm hiểu tầm quan trọng của oxygen ở hoạt động tiếp theo.
Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
Ví dụ 2:
Bài 31: Động vật – Môn KHTN 6 (sách Chân trời sáng tạo)
2.1.3 Tìm hiểu các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên (30 phút)
Mục tiêu:
- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh
hình thái (hoặc vật mẫu, mơ hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. Gọi
được tên một số con vật điển hình.
- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo
trật tự, xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm các nhóm động vật. Thảo
luận và hồn thành nhiện vụ học tập của nhóm theo phân công.
Nội dung 1.3: GV sử dụng phương pháp trực quan, kĩ thuật “Các mảnh ghép”
tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 2 vịng để nhận biết các nhóm động vật có
xương sống.
Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 5 nhóm, chiếu file giao nhiệm vụ:
Vịng 1: Vịng chuyên gia
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm (8 phút), thực hiện yêu cầu của
từng nhóm như sau:
Nhóm 1: Quan sát Hình 31.1a, kết hợp đọc thơng tin sgk trang 142, nêu các
đặc điểm giúp nhận biết nhóm cá. Kể tên 5 động vật nhóm cá.
Nhóm 2: Quan sát Hình 31.1b, kết hợp đọc thơng tin sgk trang 143, nêu các
đặc điểm giúp nhận biết nhóm lưỡng cư. Kể tên 5 động vật nhóm lưỡng cư.
Nhóm 3: Quan sát Hình 31.1c, kết hợp đọc thơng tin sgk trang 143, nêu các
đặc điểm giúp nhận biết nhóm bị sát. Kể tên 5 động vật nhóm bị sát.
Nhóm 4: Quan sát Hình 31.1d, kết hợp đọc thơng tin sgk trang 143, nêu các
đặc điểm giúp nhận biết nhóm chim. Kể tên 5 động vật nhóm chim.

Nhóm 5: Quan sát Hình 31.1e, kết hợp đọc thông tin sgk trang 144, nêu các
đặc điểm giúp nhận biết nhóm thú. Kể tên 5 động vật nhóm thú.

14


Yêu cầu sau khi kết thúc vòng 1, từng thành viên trong nhóm có khả năng chia
sẻ lại cho nhóm mảnh ghép nhận biết được đặc điểm của nhóm mình đã thảo luận.
Vịng 2: Nhóm mảnh ghép: (15 phút)
GV quy định cách thức hình thành nhóm mới: Nhóm mới được hợp thành từ
1-2 HS của mỗi nhóm cũ (HS bốc thăm nhóm mới)
- Từng thành viên trong nhóm mới tiến hành chia sẻ nhiệm vụ vòng 1 cho tất
cả các thành viên cịn lại hiểu.
- Nhóm mới thảo luận, cử thư kí hồn thành PHT số 2:
Câu 1: Hồn thành Bảng những đặc điểm nhận biết các nhóm động vật có
xương sống theo mẫu:
ST
T
1
2
3
4
5

Nhóm
động vật

Lưỡng

Bị sát

Chim
Thú

Đặc điểm nhận biết các nhóm động
vật có xương sống

Con đại diện

Câu 2: Xếp các động vật có xương sống sau đây vào các nhóm phù hợp: Dơi,
Cá lóc, Cóc, Lươn, Gà, Cá heo, Thú mỏ vịt, Vịt , Trăn.
STT

Tên nhóm

Tên động vật

1
2
3
4
5


Lưỡng cư
Bị sát
Chim
Thú
HS nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong 2 phút, suy nghĩ về câu hỏi và ghi lại

những ý kiến của mình.
Các nhóm chuyên gia tiến hành thảo luận nhiệm vụ vòng 1
Các nhóm mảnh ghép thảo luận thực hiện nhiệm vụ vịng 2
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV mời một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận vịng 2
Các nhóm cịn lại lắng nghe, thư kí ghi nhận lại những ý kiến khác với nhóm
mình, HS tự nhận ra thiếu sót hoặc có ý kiến bổ sung cho nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét phần trình bày của HS
Chiếu kết quả PHT số 2 hồn chỉnh, phân tích làm rõ những nội dung trọng
tâm:
Câu 1: Hoàn thành Bảng những đặc điểm nhận biết các nhóm động vật có
xương sống theo mẫu:
STT
1

Nhóm
động vật


Đặc điểm nhận biết các nhóm động vật
Con đại diện
có xương sống
Là nhóm thích nghi với đời sống ở nước, Cá chép, cá rô đồng,
hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây, đẻ …
15


2


Lưỡng cư

3

Bò sát

4

Chim

5

Thú

trứng.
Sống ở nước và ở cạn, da trần ẩm ướt, hô Ếch đồng, ếch cây, ..
hấp bằng da và bằng phổi. Đẻ trứng trong
nước.
Sống ở cạn, da khô, có vảy sừng bao bọc, Thằn lằn, rắn, ..
hơ hấp bằng phổi, đẻ trứng.
Sống trên cạn, mình có lơng vũ bao phủ, Chim bồ câu, chim
chi trước biến đổi thành cánh, đẻ trứng.
sâu, ..
Mơi trường sống đa dạng, có lơng mao
bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa,
răng nanh, răng hàm. Phần lớn đẻ con và
ni con bằng sữa.

Bị, chó, …


Câu 2: Xếp các động vật có xương sống sau đây vào các nhóm phù hợp: Dơi,
Cá lóc, Cóc, Lươn, Gà, Cá heo, Thú mỏ vịt, Vịt , Trăn
STT
1
2
3
4
5

Tên nhóm

Tên động vật


Lưỡng cư
Bị sát
Chim
Thú

Cá lóc, Lươn
Cóc
Trăn
Gà, Vịt
Cá heo, Dơi, Thú mỏ vịt

GV yêu cầu vài HS nêu lại đặc điểm nhận biết của từng nhóm ĐVCXS, HS ghi
vào vở.
GV cơng bố biểu điểm, phát phiếu chấm, cho các nhóm chấm chéo và báo cáo
điểm của nhóm bạn đồng thời nộp phiếu chấm lại cho GV.
Định hướng cho HS tìm hiểu tác hại của động vật có xương sống ở hoạt động

tiếp theo.
- Sản phẩm: Phiếu học tập của các nhóm
Ví dụ 3: Bài 35: Lực và biểu diễn lực
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm lực (30 phút)
Mục tiêu: Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này
lên vật khác.
Nội dung 1: GV sử dụng phương pháp trực quan, tổ chức cho HS quan sát
hình ảnh để tìm hiểu khái niệm về lực.
- HS quan sát các hình 1, hình 2 để phát hiện sự đẩy, kéo của vật này lên vật
kia và lấy ví dụ tương tự.
- HS quan sát hình 3 để phát hiện độ lớn của lực.
- HS làm thí nghiệm như hình 4, hình 5 để xác định hướng của lực.
Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng máy chiếu Projector cho HS quan sát hình 1, 2 và yêu cầu HS hoạt
động cá nhân để trả lời câu hỏi kèm theo hình.
GV giới thiệu khái niệm về lực và yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự.
GV tiếp tục cho HS quan sát hình 3 và u cầu HS hoạt động theo nhóm 2 HS
cạnh nhau để trả lời câu hỏi kèm theo hình.
16


GV sử dụng Kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS hoạt động nhóm 5 – 6 HS thực
hiện thí nghiệm như hình 4, 5 và trả lời câu hỏi kèm theo hình. GV theo dõi việc HS
sử dụng, bảo quản lò xo.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân quan sát hình 1, 2 trả lời câu hỏi
HS lắng nghe GV giới thiệu khái niệm về lực, ghi nhận và lấy ví dụ tương tự.
HS quan sát hình 3, thảo luận với bạn ngồi cạnh để trả lời câu hỏi.

HS hoạt động nhóm 5 - 6 HS, làm thí nghiệm theo hình 4, 5. Nhóm trưởng
điều khiển nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. Cử đại diện nhóm chuẩn bị báo cáo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV mời vài HS trả lời câu hỏi trong hình 1, 2. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV mời 2 HS nêu ví dụ về lực đẩy, 2 HS nêu ví dụ về lực kéo. Cả lớp nhận
xét, bổ sung.
GV mời 2 HS trả lời câu hỏi trong hình 3. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, trả lời câu hỏi trong
hình 4, 5. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét về thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Khẳng định các câu trả lời đúng của HS. GV kết luận: Mỗi lực có độ lớn và
hướng nhất định.
Định hướng: Biểu diễn các lực trên giấy như thế nào?
Sản phẩm:
Câu trả lời của HS từ việc quan sát các hình 1, 2, 3:
- Câu 1: Để đóng cánh cửa, bạn nhỏ trong hình1 đã đẩy cánh cửa.
- Câu 2: Để xe chuyển động, con bị trong hình 2 đã kéo chiếc xe.
Ví dụ về lực:
- VD 1: Đầu tàu tác dụng lực kéo vào các toa tàu, làm các toa tàu chuyển động.
- VD 2: Nhóm người tác dụng lực đẩy vào ơ tơ đang bị sa lầy giúp nó ra khỏi
chỗ lầy.
Câu trả lời của HS từ việc quan sát các hình 3:
Câu 3: Lực tác dụng lên quả bóng cao su trong hình 3b mạnh hơn, vì bóng bị
biến dạng (móp) nhiều hơn.
Câu trả lời của HS từ việc làm thí nghiệm theo hình 4, hình 5:
- Câu 4: Khi gắn vật vào lò xo theo thẳng đứng, lò xo dãn ra theo hướng từ trên
xuống. Lực mà vật kéo lò xo có hướng từ trên xuống.
- Câu 5: Khi kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn, khối gỗ trượt theo hướng từ phải
sang trái. Lực mà tay kéo khối gỗ có hướng từ phải sang trái.

III. Kết luận
Mục đích của Kế hoạch bài dạy là để giáo viên thực hiện hiệu quả các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh. Như vậy, để có thể thiết kế Kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học hoạt
động khởi động cũng như hoạt động hình thành kiến thức trong giảng dạy bộ môn
Khoa học tự nhiên đúng theo tinh thần hướng dẫn tại phụ lục 4, công văn
2788/SGDĐT –GDtrH ngày 23/8/2021 của Sở GDĐT Tây Ninh thì giáo viên phải
nắm vững “nội hàm’ của từng hoạt động. Từ đó chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng
các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ
sở giáo dục.

17


Hoạt động khởi động là một hoạt động học tập, do đó nhiệm vụ chuyển giao
của giáo viên phải rõ ràng, nội dung vấn đề đặt ra khi tổ chức cho học sinh khởi động
phải gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức theo yêu cầu cần đạt của
bài học. Giáo viên cần coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời
gian hoạt động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập,
học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề
đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.
Hoạt động hình thành kiến thức là hoạt động cơ bản trong bài học/chủ đề. Hoạt
động này nhằm giúp học sinh phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Đây là
hoạt động quan trọng nhất, trọng tâm nhất, có vai trị và tác dụng làm cơ sở cho các
hoạt động luyện tập và vận dụng cũng như tồn bộ q trình dạy học phát triển năng
lực học sinh. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm, dành nhiều hơn về thời gian và công sức
cho việc nghiên cứu, thực hiện nội dung hoạt động cơ bản này.
Bất kì hoạt động học tập nào cũng phải bảo đảm rõ về mục tiêu, nội dung và
sản phẩm hoạt động mà người học phải hoàn thành. Vì vậy, khi thiết kế Kế hoạch bài
dạy, giáo viên phải "hình dung" rõ về "kịch bản" để tổ chức dạy học, trong đó các

"Câu hỏi/Lệnh" giao cho học sinh khai thác ngữ liệu, hình ảnh trong sách giáo khoa,
học liệu hoặc sử dụng thiết bị dạy học phải rõ ràng, cụ thể; bảo đảm rõ về mục đích,
nội dung và sản phẩm hoạt động nhìn thấy (viết, vẽ, nói, làm) mà học sinh thực hiện
được. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo
mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Thành phố, ngày 24 tháng 9 năm 2022
Người viết

Duyệt chuyên đề

Nhóm giáo viên cốt cán bộ môn KHTN

18



×