Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC CHƯƠNG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 95 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT QUỐC GIA
MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2021 – 2022
LÝ THUYẾT – BÀI TẬP – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN


Chương 2

TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

I. QUY LUẬT DI TRUYỀN MENĐEN
1. Nội dung của quy luật phân li
Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen.
o Các alen của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ
thể con một cách riêng rẽ, khơng hịa trộn vào
nhau.
o Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp
alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số
giao tử chứa
alen này và 50% số giao tử chứa alen kia.
a. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li
o Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST
luôn tồn tại thành từng cặp, các gen nằm trên các
NST.
o Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương
đồng phân li đồng đều về giao tử, kéo theo sự
phân li đồng đều của các alen trên nó.
b. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li
o Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
o Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
o Tính trạng trội phải trội hồn tồn.
o Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.


c. Ý nghĩa của quy luật phân li
o Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thơng thường các tính
trạng trội là các tính trạng tốt, cịn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là
xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa
kinh tế cao.
o Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong
đó xuất hiện tính trạng xấu, ảnh hưởng tới năng suất và phẩm
chất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần
chủng của giống bằng phép lai phân tích.
o Hiện tượng trội khơng hồn tồn là hiện tượng di truyền
trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung
gian giữa bố và mẹ, cịn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1.
o Thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian là do gen trội A
khơng át chế hồn tồn gen lặn a.
o Tác động của gen gây chết: Các alen gây chết là những đột
biến có thể trội hoặc lặn làm giảm sức sống hoặc gây chết đối với
các cá thể mang nó và do đó, làm biến đổi tỉ lệ 3 :1 của Menđen.

2


2. Nội dung quy luật phân li độc lập
Các cặp gen (alen) phân li độc lập với nhau khi chúng nằm
trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
a. Cơ sở tế bào học

o

Các cặp alen nằm trên các NST tuông đồng


khác nhau.
o Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn
đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.
b. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập
o Khi các cặp alen phân li độc lập thì q trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một lượng lớn biến dị tổ hợp, điều
này đã giải thích sự đa dạng của sinh giới.
o Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ
thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao. Số tổ
hợp giao tử = số giao tử đực × số giao tử cái
Công thức tổng quát:
Số cặp gen dị
Số lượng các
Số lượng các
hợp F1 = số
Số lượng các Số tổ hợp giao
Tỉ lệ phân li
Tỉ lệ phân li
loại kiểu gen
loại kiểu hình
cặp tính trạng loại giao tử F1
tử ở F2
kiểu gen F2
kiểu hình F2
F2
F2
đem lai
1
2
4
1:2:1

3
3:1
2
2
2
2
4
16
(1:2:1)
9
(3: 1)
4
...
...
...
...
...
...
n
n
n
n
n
2
4
(1:2:1)
3
(3:1)n
2n
o Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập có thể dự đốn kết quả phân ly kiểu hình

ở đời sau. Do đó, qua lai giống con người có thể tổ hợp lại các gen, tạo ra các giống mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt
2


3. Phương pháp giải các bài toán liên quan đến các quy luật di truyền của Menđen
a) Dạng 1: Tính số loại và tìm thành phần gen của giao tử
Phương pháp chung, cách làm:
o Số loại giao tử của cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n
o Cách xác định giao tử: Sử dụng sơ đồ phân nhánh.
o Khi các gen phân li độc lập, tỉ lệ mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ các alen có trong giao tử đó.
o Số tổ hợp giao tử bằng tích số loại giao tử đực với số loại giao tử cái.
Ví dụ: Cho phép lai P: ♂AaBbDdEe × ♀AabbDdEe. Hãy xác định:
1. Số loại giao tử đực.
2. Tỉ lệ giao tử mang 3 alen trội, 2 alen trội ở cơ thể cái.
3. Số tổ hợp giao tử của phép lai.
Lời giải
1. Cơ thể đực có 4 cặp gen dị hợp => Số loại giao tử đực là: 24 = 16.
2. Ở cơ thể cái:

1 1 1 1
××
1 ×=
2 2 8
- Giao tử mang 3 alen trội là AbDE = 2
1 1 1
3
.1. . .3 =
8
- Giao tử mang 2 alen trội là AbDe + AbdE + abDE = 2 2 2

3.
- Số loại giao tử đực là 16
- Số loại giao tử cái là 23 = 8
=> Số tổ hợp giao tử là: 16.8 = 128
b) Dạng 2: Tính số kiểu gen – kiểu hình và các tỉ lệ phân li ở đời con
Phương pháp chung, cách làm:
o Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.
o Số KH tính trạng chung bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.
Ví dụ: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai P: ♂AaBbDDEe ×
♀AabbDdEe, hãy xác định:
1. Số kiểu tổ hợp giao tử.
2. Số loại kiểu gen, số loại kiểu hình.
3. Tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình.
4. Loại kiểu hình có 3 tính trạng trợi chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
5. Loại cá thể có 6 alen lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Lời giải
1.
- Xác định số loại giao tử của cơ thể đực và cơ thể cái:
+ Cơ thể đực có kiểu gen AaBbDDEe có 3 cặp gen dị hợp nên cơ thể đực sẽ tạo ra số loại giao tử đực là:2 3 = 8 (loại)
+ Cơ thể cái có kiểu gen AabbDdEe có 3 cặp gen dị hợp nên cơ thể cái cũng tạo ra số loại giao tử là: 2 3 = 8 (loại)
Ở đời con của phép lai trên có số tổ hợp giao tử là: 8 × 8 = 64
2.
- Xét số loại kiểu gen của từng cặp gen
Aa x Aa → 3 loại kiểu gen
2


Bb x bb → 2 loại kiểu gen
DD x Dd → 2 loại kiểu gen
Ee x Ee → 3 loại kiểu gen

=> Ở đời con của phép lai trên có số loại kiểu gen là: 3 × 2 × 2 × 3 = 36 kiểu gen.
- Xét số loại kiểu hình của từng cặp gen: Vì mỗi gen quy đinh một tính trạng và các gen trội là trội hồn toàn nên:
Aa x Aa → 2 loại kiểu gen
Bb x bb → 2 loại kiểu gen
DD x Dd → 1 loại kiểu gen
Ee x Ee → 2 loại kiểu gen
=> Ở đời con của phép lai trên có số loại hợp kiểu hình là: 2 x 2 x 1 x 2 = 8 kiểu hình.
3.
- Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1: Do mỗi gen quy định một tính trạng và các tính trạng trội là trội hoàn toàn
nên:
Aa x Aa → 3/4 trội : 1/4 lặn
Bb x bb → 1/2 trội : 1/2 lặn
DD x Dd → 100% trội
Ee x Ee → 3/4 trội : 1/4 lặn
=> Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai trên là: (3 : 1) × (1 : 1) × 1 × (3 : 1) = 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1
- Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1:
Ta có:
Aa x Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Bb x bb → 1/2Bb : 1/2bb
DD x Dd → 1/2DD : 1/2Dd
Ee x Ee → 1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee
=> Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con của phép lai trên là:(1 : 2 : 1) ×(1 : 1) × (1 : 1) × (1 : 2 : 1)
= 4:4:4:4:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1
4.
Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen A ở đời con là: 1/4×1/2×1×3/4=3/32
Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen B ở đời con là: 3/4×1/2×1×3/4=9/32
Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen D ở đời con là: 3/4×1/2×1×1/4=3/32
=> Ở đời F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trợi chiếm tỉ lệ là: 3/32+9/32+3/32=15/32
5.
Aa x Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa

Bb x bb → 1/2Bb : 1/2bb
DD x Dd → 1/2DD : 1/2Dd
Ee x Ee → 1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee
Cá thể có 6 alen lặn có thể mang các kiểu gen là: aabbDDee, aabbDdEe, AabbDdee hoặc aaBbDdee.
=> Ở đời con loại cá thể chỉ có 6 alen lặn chiếm tỉ lệ là:
1/4×1/2×1/2×1/4+1/4×1/2×1/2×2/4+2/4×1/2×1/2×1/4+1/4×1/2×1/2×1/4=3/32
c) Dạng 3: Nhận dạng quy luật di truyền phân li độc lập
Phương pháp chung, cách làm:
Nếu đề bài cho một trong các điều kiện sau, ta có thể khẳng định các tính trạng trong bài toán di truyền theo quy
luật phân li độc lập
2


o Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
o Nếu cho tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của đời con mà
 Tỉ lệ kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các tính trạng.
 Tỉ lệ kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng tính trạng.
Ví dụ: Cho biết mỗi tính trạng do mợt cặp gen quy định. Cho cây thân cao màu đỏ giao phấn với cây thân thấp màu trắng
được F1 có 100% cây thân cao màu đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn đời F 2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao hoa đỏ; 18,75% cây thân cao,
hoa trắng; 18,75% cây thân thấp hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp hoa trắng.Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai?
Lời giải
- F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
9 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng
- Xét riêng từng tính trạng:
Thân cao / thân thấp = (9 + 3) / (3 + 1) = 3/1
Hoa đỏ / hoa trắng = (9 + 3) / (3 + 1) = 3/1
- Tích chung hai loại kiểu hình:
(thân cao : thân thấp) x (hoa đỏ : hoa trắng) = (3 : 1) x (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 => phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của bài ra.
=> Bài toán tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập.
d) Dạng 4: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P khi biết kiểu hình của đời con

Phương pháp chung, cách làm:
o Bước 1: Nhận diện quy luật di truyền chi phối (sử dụng các dấu hiện nhận biết ở 1.4)
o Bước 2: Sử dụng các dữ kiện về tỉ lệ kiểu gen hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con mà đề bài cung cấp để xác định
kiểu gen, kiểu hình của P.
Ví dụ: Ở lúa A_thân cao; a_thân thấp, B_ hạt tròn; b_hạt dài; D_chín sớm; d_chín ṃn. Tính trạng trội là trợi hồn toàn.
Các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào nếu F 1 có tỉ lệ phân tỉ kiểu hình:
27: 9: 9: 9 : 3: 3: 3: 1?
Lời giải:
- Bước 1: Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST thường khác nhau => Các tính trạng di
truyền tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập.
- Bước 2: Các tính trạng là trội hồn tồn nên F1 có tỉ lệ kiểu hình: 27: 9: 9: 9 : 3: 3: 3: 1 = (3 : 1) x (3 : 1) x (3 : 1)
=> P dị hợp cả 3 cặp gen ở cả 2 bên bố và mẹ.
=> Kiểu gen của P là: AaBbDd x AaBbDd
e) Một số dạng toán nâng cao
Dạng 5: Gen đa alen (gen có nhiều alen)
Ví dụ: Ở một lồi thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên NST thường có 4 alen: alen C bquy định lông đen, alen
Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với
các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen C g và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so với alen C w. Tiến hành các phép
lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau ln tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn
phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
(3) Phép lai giữa cá thể lơng đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra
đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
2


(4) Có 3 phép lai (khơng tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 :
1 : 1.

(5) Phép lai giữa hai cá thểcó kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải: Chọn đáp án B.
(1) Sai. Lai giữa 2 cá thể có cùng kiểu hình và các tính trạng trội đều là trội hoàn toàn chỉ cho ra tối đa là 2 loại
kiểu hình.
(2) Sai. Khơng phải cứ phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau là ln tạo ra đời con có nhiều loại kiểu
gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
+ Lai hai cá thể thuần chủng có kiểu hình khác nhau ví dụ C bCb × CgCg chỉ tạo ra đời con có 1 loại kiểu gen và 1
loại kiểu hình.
+ Trong khi đó, lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình trong trường hợp hai cá thể này mang 2 kiểu gen dị hợp
khác nhau ví dụ CbCw × CbCg sẽ tạo ra đời con có 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
(3) Đúng. Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lơng
xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
Ví dụ: CbCg (đen) x CyCw (vàng) hoặc CyCw (vàng) x CgCw (xám).
(4) Đúng. Phép lai giữa hai cá thể lơng đen có kiểu gen dị hợp khác nhau sẽ cho ra đời con có kiểu gen phân li
theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Ba phép lai giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 bao gồm: C bCg x CbCw,
CbCg x CbCy hoặc CbCy x CbCw.
(5). Sai. Lai giữa hai cá thể thuần chủng có kiểu hình khác nhau chỉ cho 1 kiểu gen.
Dạng 6: Gen đồng trội
o Đồng trội là hiện tượng cả hai alen khác nhau trong một thể dị hợp cùng biểu hiện ra các sản phẩm có hoạt
tính khác nhau trong tế bào.
o Điển hình là trường hợp các alen quy định nhóm máu. Nhóm máu do 3 alen IA, IO, IB quy định. Trong đó, IA,

IB đồng trội và trội hồn tồn so với IO. Do đó:
 IAIO, IAIA => quy định nhóm máu A
 IBIO, IBIB => quy định nhóm máu B
 IAIB => quy định nhóm máu AB
 IOIO => quy định nhóm máu O
Ví dụ: Ở người tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB, IO quy định. Mẹ có nhóm máu B, con có nhóm máu O, người có nhóm
máu nào dưới đây không thể là bố đứa trẻ?
A. Nhóm máu A

B. Nhóm máu B

C. Nhóm máu O

D. Nhóm máu AB

Lời giải: Đáp án D.
Người con có nhóm máu O => Kiểu gen của người con là IOIO => Cả người bố và người mẹ của đứa trẻ đều phải
cho giao tử IO.
=> Người bố chắc chắn không thể là người có nhóm máu AB (IAIB).
Dạng 7: Phép lai kết hợp đột biến nhiễm sắc thể
Ví dụ 1: Ở ngơ, gen R quy định hạt đỏ trội hồn toàn so với r quy định hạt trắng. Thể ba nhiễm (2n+1) cho giao tử n và n+1.
Tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh, còn hạt phấn thì không có khả năng này. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của phép lai
Rrr × Rrr?
Lời giải:
- Kiểu gen Rrr cho ra các loại giao tử có tỉ lệ là: 1/6R : 2/6r : 2/6Rr : 1/6rr
2


- Tế bào nỗn (n + 1) có khả năng thụ tinh => Tế bào nỗn có kiểu gen Rrr cho ra các loại giao tử có khả năng thụ
tinh theo tỉ lệ là: 1/6R : 2/6r : 2/6Rr : 1/6rr

- Hạt phấn (n + 1) khơng có khả năng thụ tinh => Tế bào hạt phấn có kiểu gen Rrr cho các loại giao tử có khả năng
thụ tinh theo tỉ lệ là: 1/3R : 2/3r
- Vì gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với r quy định hạt trắng nên:
Khi Rrr × Rrr, cây hoa trắng ở đời con chiếm tỉ lệ là:2/6r. 2/3r + 1/6rr.2/3r = 1/3
=> Cây hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ:1 – 1/3 = 2/3
Vậy phép lai Rrr × Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 2 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Ví dụ 2: Mợt cá thể của mợt lồi 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 20 tế
bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân
bình thường. Tính tỉ lệ loại các loại giao tử n, n+1 và n-1.
Lời giải:
20 tế bào có cặp NST số 1 khơng phân li trong giảm phân I cho 40 giao tử n+1 và 40 giao tử n-1
2000 – 20 = 1980 tế bào giảm phân bình thường cho 1980.4 = 7920 giao tử n = 6
Vậy tỉ lệ loại giao tử có n = 7920/(2000.4) = 0,99; n+ 1= n-1 = 40/8000 = 0,005
Ví dụ 3: Trong phép lai giữa 2 cây tứ bội khác nhau về 2 cặp gen phân li độc lập AAAAbbbb × aaaaBBBB. Tiếp tục cho
F1 tạp giao. Số kiểu gen thu được ở F2 là
A. 25

B. 32

C. 64

D. 81

Lời giải:
- Xác định F1:
Kiểu gen AAAAbbbb chỉ cho ra 1 loại giao tử là: Aabb
Kiểu gen aaaaBBBB chỉ cho ra 1 loại giao tử là: aaBB
=> AAAAbbbb × aaaaBBBB F1: AaaaBBbb
- Xác định số kiểu gen thu được ở F2:
+ AAaa tạo ra 3 loại giao tử AA, Aa và aa => AAaa × AAaa → 5 kiểu gen

+ BBbb tạo ra 3 loại giao tử BB, Bb và bb => BBbb × BBbb → 5 kiểu gen
=> F1 tạp giao: AAaaBBbb × AAaaBBbb => F2 có số kiểu gen là: 5 × 5 = 25
=> Đáp án A.
Ví dụ 4: Các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phép
lai giữa hai cây tứ bội sau đây AAaaBBbb × AAAABBBb cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen như thế nào?
Lời giải:
- AAaa tạo ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 1AA : 4Aa : 1aa, AAAA tạo ra 1 loại giao tử AA
=> AAaa x AAAA → đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là: 1 : 1 : 4
- BBbb tạo ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 1BB : 4Bb : 1bb, BBBb tạo ra 2 loại giao tử 1BB : 1Bb
=> BBbb x BBBb → đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là: 1 : 5 : 5 : 1
Vậy AAaaBBbb x AAAABBBb cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:
(1 : 1 : 4) x (1 : 5 : 5 : 1) = 20 : 20 : 5 : 5 : 5 : 5 : 4 : 4 : 1 : 1 : 1 : 1
II. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
1. Tương tác gen

2


o Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các
locut khác nhau (gen không alen) trong quá trình hình thành một
kiểu hình.
o Tương tác bổ sung:
 Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện tính trạng mới
chưa có ở bố mẹ. Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng
mới trong cơng tác lai tạo giống.
 Thực chất của tương tác gen là sự tương tác giữa các sản
phẩm của các gen với nhau để quy định 1 tính trạng.
 Tương tác bổ sung là trường hợp 2 hay nhiều gen cùng tác
động qua lại theo kiểu bổ sung cho nhau để quy định loại
kiểu hình mới so với lúc nó đứng riêng.

 Trong một phép lai, nếu tỉ lệ kiểu hình của đời con là 9:7
hoặc 9:6:1 hoặc 9:3:3:1 thì tính tính trạng di truyền theo quy
luật tương tác bổ sung.
 Trong phép lai phân tích, nếu đời con có tỉ lệ 1:3 hoặc 1:2:1
hoặc 1:1:1:1 thì tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ
sung.
o Tương tác át chế:
 Tương tác át chế là trường hợp gen này có vai trị át chế khơng cho gen kia biểu hiện ra kiểu hình của nó.
 Tương tác át chế làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp.
o Tương tác cộng gộp:
 Tương tác cộng gộp là trường hợp 2 hay nhiều gen cùng
quy định sự phát triển của 1 tính trạng. Mỗi gen trội (hay
lặn) có vai trị tương đương nhau là làm tăng hoặc giảm
cường độ biểu hiện tính trạng với 1 đơn vị nhất định và
theo chiều hướng cộng gộp (tích lũy).
 Tương tác cộng gộp làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.
 Tính trạng số lượng là những tính trạng do nhiều gen
cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh
hưởng nhiều bởi môi trường, (tính trạng năng suất: sản
lượng sữa, số lượng trứng gà, khối lượng gia súc, gia cầm).
 Sự xuất hiện của mỗi alen trội trong kiểu gen trên làm gia
tăng khả năng tổng hợp melanine nên làm da có màu sậm
hơn.
 Mơi gen trội đều đóng góp 1 phần như nhau trong việc
tổng hợp sắc tố da (tác động cộng gộp).
 Ví dụ: Tính trạng da trắng ở người do các alen: a1 a1 a2
a2 a3 a3 quy định, (vì các alen này khơng có khả năng tạo
sắc tố melanin), gen trội A1, A2, A3 làm cho da màu đâm.
2. Tác động hiệu của gen
o Trường hợp một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều

tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu.
2


=> Các gen trong một tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong một cơ thể cũng có tác dụng qua lại với
nhau vì cơ thể là một bộ máy thống nhất.
o Ví dụ: Gen HbA ở người quy định sự tổng hợp chuỗi (- hemoglobin bình thường gồm 146 axit amin. Gen đột
biến HbS cũng quy định sự tổng họp chuỗi (- hemoglobin bình thường gồm 146 axit amin, nhưng chỉ khác một
axit amin ở vị trí số 6 (axit amin glutamic thay bằng valin). Gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm
thành hình lưỡi liềm làm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.
3. Các dạng bài liên quan đến tương tác gen
a) Dạng 1: Bài tập tương tác gen
Phương pháp chung, cách làm:
o Sự biểu hiện của tính trạng chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen nếu có các dấu hiệu sau:
 Đề bài xét sự di truyền của 1 tính trạng.
 Số tổ hợp kiểu hình (hoặc số tổ hợp kiểu gen) = Số tổ hợp kiểu hình (hoặc số tổ hợp kiểu gen) trong trường
hợp các gen phân li độc lập.
 Tỉ lệ phân li kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng cặp alen.
o Nhận dạng kiểu tương tác gen chi phối sự biểu hiện của tính trạng: Để nhận dạng kiểu tương tác gen chi phối
sự biểu hiện của tính trạng cần căn cứ vào tỉ lệ phân li kiểu hình đặc trưng của từng kiểu tương tác.
P thuần chủng

AABB × aabb
AAbb × aaBB

F1

AaBb

F2


Lai phân tích F1 → FB

9:3:3:1

1:1:1:1

9:6:1

1:2:1

9:7

3:1

12:3:1

1:2:1

13:3

3:1

9:3:4

1:2:1

Kiểu tương tác

Bổ sung (bổ trợ)


Át chế

15:1 (6:4:4:1:1)
3:1 (1:2:1)
Cộng gộp
o Khi bài tốn có nhiều phép lai của cùng mợt tính trạng thì phải dựa vào phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc trưng
nhất để khẳng định quy luật di truyền của tính trạng đó.
o Muốn xác định kiểu gen của bố mẹ thì phải dựa vào kiểu hình lặn (nếu có) và số kiểu tổ hợp ở đời con.
o Khi bố mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau thì tiến hành tìm giao tử do bố mẹ thế hệ đó sinh ra, sau đó lập bảng
để tìm kiểu hình.
Ví dụ 1: Ở mợt lồi thực vật, khi trong kiểu gen có cả A và B thì cho hoa màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc B thì cho
hoa màu vàng. Nếu khơng có A và B thì cho hoa màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
a) Tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật nào?
b) Xác định kiểu gen của cây hoa đỏ thuần chủng.
c) Cho cây dị hợp về cả 2 cặp gen tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
Lời giải:
a) Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau cùng chi phối sự biểu hiện của màu hoa.
Trong đó: kiểu gen có cả A và B thì cho hoa màu đỏ, kiểu gen chỉ có A hoặc B thì cho hoa màu vàng, kiểu gen
khơng có A và B thì cho hoa màu trắng.
=> Tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật di truyền tương tác bổ trợ (tương tác bổ
sung).
b) Kiểu gen có cả A và B thì cho hoa màu đỏ => A-B- : hoa đỏ.
Kiểu gen chỉ có A hoặc B thì cho hoa màu vàng => A-bb và aaB- : hoa vàng.
Kiểu gen khơng có A và B thì cho hoa màu trắng => aabb: hoa trắng.
2


=> Cây hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen là: AABB.
c) Cho cây dị hợp về cả 2 cặp gen tự thụ phấn:

P: AaBb x AaBb
Hoa đỏ Hoa đỏ
F1: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
9 hoa đỏ: 6 hoa vàng : 1 hoa trắng
Ví dụ 2: Ở ngơ, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd quy định. Các gen này phân li độc lập với nhau. Trong kiểu
gen nếu có mặt 1 alen trội sẽ làm cho cây cao thêm 10cm. Cây thấp nhất có chiều cao 110cm. Lấy phấn cây cao nhất thụ
phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 thụ phấn được F2. Hãy xác định:
a) Kiểu gen của cây thấp nhất và cây cao nhất.
b) Ở F2 cây có chiều cao 130cm chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Lời giải:
3 cặp gen Aa, Bb, Dd cùng quy định sự biểu hiện của tính trạng chiều cao cây. Trong đó mỗi alen trội sẽ làm cây
cao thêm 10cm => Mỗi gen đóng góp như nhau vào sự biểu hiện của tính trạng.
=> Bài toán tuân theo quy luật di truyền tương tác cộng gộp.
a) Kiểu gen nếu có mặt 1 alen trợi sẽ làm cho cây cao thêm 10cm
=> Cây thấp nhất sẽ có kiểu gen chứa ít alen trội nhất, đó là: aabbdd
=> Cây cao nhất sẽ có kiểu gen chứa nhiều alen trội nhất, đó là: AABBDD
b) - Ở F2, cây có chiều cao 130cm sẽ có kiểu gen chứa 2 alen trội bao gồm: AAbbdd, aaBBdd, aabbDD, AaBbdd,
AabbDd và aaBbDd,
- Lấy phấn cây cao nhất (AABBDD) thụ phấn cho cây thấp nhất (aabbdd) được F 1
=> F1 có kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen: AaBbDd. => F1 x F1: AaBbDd x AaBbDd
Mà:
Aa x Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Bb x Bb → 1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb
Dd x Dd → 1/4DD : 2/4Dd : 1/4dd
Vì tỉ lệ kiểu gen bằng tích tỉ lệ kiểu gen của từng cặp alen nên ở F2 cây có chiều cao 130cm chiếm tỉ lệ là:
3×14×14×14+3×24×24×14=1564
Ví dụ 3: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xám nâu, 99
con lông trắng và 51 con lông đen. Quy luật di truyền đã chi phối sự biểu hiện tính trạng màu sắc lông ở chuột là
A. tác động cộng gộp của các gen không alen.


B. cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng.

C. gen trội át chế khơng hồn tồn gen lặn tương ứng.

D. tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.

Lời giải:
- Khi cho chuột lông xám nâu lai với chuột lông trắng (đồng hợp lặn) → F1: 1 xám nâu : 2 lông trắng : 1 lơng đen.
- Phép lai phân tích 1 tính trạng cho số tổ hợp kiểu hình là 4
=> Chuột lông xám nâu dị hợp 1 cặp gen (trường hợp trội khơng hồn tồn) hoặc dị hợp 2 cặp gen. Tuy nhiên
nếu chuột lông xám nâu dị hợp 1 cặp gen thì ở F1 chuột lơng xám nâu phải chiếm tỉ lệ là 2/4 => Chuột lơng xám
nâu có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen (AaBb).
- F1: 1 xám nâu : 2 lông trắng : 1 lông đen và chuột lơng xám nâu có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen, kiểu gen đồng hợp
lặn quy định lông trắng => Chuột lơng trắng có kiểu gen: aabb và aaB-, chuột lơng đen có kiểu gen A-bb.
=> aa là gen át, B quy định lông xám nâu và b quy định lơng đen.
=> Tính trạng màu lơng ở chuột di truyền theo quy luật tương tác át chế lặn.
=> Đáp án B.
2


b) Dạng 2: Bài tập tương tác gen kết hợp với phân li độc lập
Phương pháp chung, cách làm:
o Nhận biết quy luật di truyền tương tác gen kết hợp với phân li độc lập:
 Đề bài xét sự di truyền của 2 tính trạng.
 Lai F1 dị hợp về 3 cặp gen: F1× F1 → F2 xuất hiện một trong các tỉ lệ sau:
27 : 21 : 9 : 7 = (9 : 7) x (3: 1)
27 : 18 : 3 : 9 : 6 : 1 = (9: 6 : 1) x (3: 1)
27 : 9 : 9 : 3 : 9 : 3 : 3 :1 = (9: 3 : 3: 1) x (3: 1)
27 : 9 : 12 : 9 : 3 : 4 = (9: 3: 4) x (3: 1)
39 : 13 : 9 : 3 = (13: 3) x (3:1)

36 : 9 : 3 : 12 : 3 : 1 = (12 : 3 : 1) x (3: 1)
45 : 3 : 15 : 1 = (15 : 1) x (3: 1)
 Hoặc xuất hiện các tỉ lệ: 15: 5: 3: 3 = (5: 3)x (3: 1); 3: 3: 1: 1 = (3: 1) x (1: 1)...
o Phương pháp giải
 Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng, xác định được một tính trạng di truyền tương tác, tính trạng kia do
một gen quy định.
 Bước 2: Xét chung: tích tỉ lệ chung bằng tích tỉ lệ riêng của các nhóm tính trạng → hai tính trạng đều phân li
độc lập.
 Bước 3: Viết kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
Ví dụ: Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản. F 1 đồng loạt hoa tím thân cao. Tiếp tục cho
F1 phấn với nhau thu được F2 phân li theo tỉ lệ: 27 cây hoa tím, thân cao; 9 cây hoa tím, thân thấp; 18 cây hoa hồng, thân
cao; 6 cây hoa hồng, thân thấp; 3 cây hoa trắng, thân cao; 1 cây hoa trắng, thân thấp. Xác định quy luật di truyền chi phối?
Lời giải:
- Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Tính trạng màu sắc hoa:
Tỉ lệ phân li kiểu hình đối với tính trạng màu sắc hoa ở F2:
Hoa tím : hoa đỏ : hoa trắng = 9: 6 : 1
=> Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B- hoa tím; A-bb = aaB- : hoa hồng; aabb hoa trắng.
=> Kiểu gen của P: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB => Kiểu gen của F1: AaBb
+ Tính trạng chiều cao thân:
Tỉ lệ phân li kiểu hình đối với tính trạng chiều cao thân ở F2:
Thân cao : thân thấp = 3: 1
=> Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật phân li
Quy ước: D: thân cao; d: thân thấp
=> Kiểu gen của P: DD x dd => Kiểu gen của F1: Dd
- Tích chung 2 cặp tính trạng: (9 : 6 : 1) x (3 x 1) = 27 : 18 : 9 : 6 : 3 : 1 = tỉ lệ của bài toán
=> 3 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau.
Kiểu gen của P là một trong 4 trường hợp sau: AABBDD x aabbdd hoặc AABBdd x aabbDD hoặc AAbbDD x
aaBBdd hoặc aaBBDD x AAbbdd.

Kiểu gen của F1 là: AaBbDd.
III. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN
1. Di truyền liên kết hoàn toàn
2


a) Đối tượng nghiên cứu
o

Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di

truyền: Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vịng đời ngắn, có nhiều
biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít (2n = 8).
o

Hai cặp gen Aa và Bb di truyền phân li độc lập với nhau nếu chúng

nằm trên 2 cặp NST khác nhau; di truyền liên kết với nhau nếu chúng
cùng nằm trên một cặp NST.
o

Các gen trên cùng một NST thì di truyền cùng nhau và tạo thành

một nhóm gen liên kết. Bộ NST của lồi là 2n thì số nhóm gen liên kết là
n.
o

Trong tế bào, số lượng gen nhiều hon rất nhiều so với số lượng NST

nên liên kết gen là phổ biến.

b) Cơ sở tế bào học của di truyền liên

kết hoàn toàn

o Các gen quy định các tính trạng

khác nhau cùng nằm trên 1 NST và

di truyền cùng nhau.
o Liên kết gen làm hạn chế biến dị tổ

hợp và đảm bảo di truyền bền

vững giữa các nhóm tính trạng.
o Trong chọn giống

người ta có thể sử dụng đột

biến chuyển đoạn để

chuyển các gen có lợi vào

cùng

chúng di truyền cùng nhau tạo

một

NST


để

ra các nhóm tính trạng

tốt

2. Hốn vị gen
o Hoán vị gen làm

tăng biến dị tổ hợp, tạo điều

kiện cho các gen tốt tổ

hợp với nhau, tạo ra các nhóm

tính trạng tốt.
o Hốn vị gen xảy ra do sự tiếp hợp

và trao đổi chéo giữa các đoạn

cromatit tương đồng khác nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân 1.
o Ở kì đầu của ngun phân cũng có thể có hốn vị gen.
o Tần số hốn vị gen = tổng giao tử hoán vị/tổng số giao tử
o Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách của gen và không
vượt quá 50%.
o Bản đồ di truyền là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen
trong nhóm liên kết.
o Khi lập bản đồ di truyền, cần phải xác định số nhóm gen liên kết,
trình tự và khoảng cách của các gen trong nhóm gen liên kết trên
nhiễm sắc thể.


2


o Khoảng cách giữa các gen trên NST được tính bằng đơn vị cM (centiMoocgan).
o Dựa vào việc xác định

tần số hốn vị gen, người ta xác lập trình

tự và khoảng cách của các

gen trên nhiễm sắc thể: 1% HVG = 1cM.

o Để xác định các cặp

tính trạng di truyền phân li độc lập, liên

kết hồn tồn hay hốn vị

gen chúng ta so sánh tỉ lệ phân li kiểu

hình ở đời con với tích tỉ

lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng.

Trong hường hợp các cặp
tính trạng di truyền phân
li độc lập thì tỉ lệ phân li
kiểu hình của địi con
bằng tích tỉ lệ từng cặp

tính trạng. Liên kết gen
hồn toàn làm hạn chế
biến dị tổ hợp) cho nên tỉ

lệ kiểu hình ở đời con sẽ bé hơn trường

hợp phân li độc lập. Cịn hốn vị gen thì lớn hơn trường hợp phân li độc lập.
o Khi bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen thì:
 Tỉ lệ kiểu hình lặn: aabb = ab x ab
 Tỉ lệ kiểu hình A-bb = aaB- = 0,25 – aabb
 Tỉ lệ kiểu hình A-B- = aabb + 0,5.
o Tìm tần số hốn vị gen nên dựa vào kiểu gen đồng hợp lặn aabb.
o Nếu phép lai có nhiều nhóm gen liên kết thì phải phân tích và loại bỏ những nhóm liên kết khơng có hốn vị
gen, chỉ tập ữung vào nhóm liên kết có hốn vị gen.
o Nếu bài tốn cho các loại giao tử thì phải xác định đâu là giao tử liên kết, đâu là giao tử hoán vị theo nguyên
tắc: giao tử hoán vị < 0,25.
3. Các dạng bài tập liên quan đến liên kết gen và hoán vị gen
3.1. Bài tập liên kết gen
a) Dạng 1: Bài tập liên kết gen hoàn toàn cơ bản
Phương pháp chung, cách làm:
o Xác định số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử:
 Với x là số cặp NST tương đồng mang gen => số loại giao tử tạo thành = 2x

AB
VD: ab => x = 1 => số loại giao tử tạo thành = 21
 Với a (a ≤ x) cặp NST tương đồng chứa các gen đồng hợp => số loại giao tử = 2x-a

Aa
VD:


bd
bd có x = 2 và a = 1=> 22-1 = 2 loại giao tử

o Dấu hiệu nhận biết quy luật di truyền liên kết gen hồn tồn: Bài tốn tn theo quy luật di truyền liên kết gen
hồn tồn nếu có một trong các điều kiện sau:
 Các gen nằm trên cùng một NST, khơng có hiện tượng trao đổi chéo trong giảm phân.
 Số loại kiểu gen hoặc kiểu hình chung ít hơn so với trường hợp PLĐL.
o Khi cho lai 2 tính trạng:
P

F1
Kiểu gen

Kiểu hình
2


AB/ab x AB/ab

1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab

Ab/aB x Ab/aB

1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB

AB/ab x Ab/aB

1 AB/Ab : 1 AB/ab : 1 Ab/ab : 1 aB/ab

AB/ab x ab/ab


1 AB/ab : 1 ab/ab

Ab/aB x ab/ab

1 Ab/ab : 1 aB/ab

3:1
1:2:1
1:1

Ab/ab x aB/ab
1 Ab/aB : 1 Ab/ab : 1 aB/ab : 1 ab/ab
1:1:1:1
Ví dụ: Cho cây có quả to, màu vàng giao phấn với cây có quả nhỏ, màu xanh được F 1 có 100% cây quả to, màu xanh. Cho
F1 giao phấn với nhau đời F2 thu được 25% quả to, màu vàng; 50% quả to, màu xanh; 25% cây quả nhỏ, màu xanh. Cho
biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định.
a) Hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai?
b) Xác định kiểu gen của P và F1?
Lời giải:
a) Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai
- Xét riêng từng tính trạng:
+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước quả:
Ở F2:
Quả to : quả nhỏ = (25% + 50%) : 25% = 3 : 1 => Quả to là trội hoàn toàn so với quả nhỏ.
Quy ước: A – quả to, a – quả nhỏ => F1 x F1: Aa x Aa
+ Xét sự di truyền tính trạng màu sắc quả:
Màu xanh : màu vàng = (25% + 50%) : 25% = 3 : 1 => Quả xanh là trội hoàn toàn so với quả vàng.
Quy ước: B – quả xanh; b – quả vàng => F1 x F1: Bb x Bb
- Tích chung hai tính trạng:

(Quả to : quả nhỏ) x (màu xanh : màu vàng) = (3 : 1) x (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 ≠ 1 : 2 : 1
=> Hai tính trạng này di truyền theo quy luật liên kết gen hoàn toàn.
b) Xác định kiểu gen của P và F1. Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật liên kết gen hoàn toàn.
P: quả to, màu vàng (Ab/-b) giao phấn với cây có quả nhỏ, màu xanh (aB/a-) mà F 1: 100% quả to, xanh => P không
thể cho giao tử ab => Kiểu gen của P là: Ab/Ab x aB/aB.

Ab
=> F1 có kiểu gen là: aB .
b) Dạng 2: Liên kết gen hoàn toàn kết hợp tương tác gen
Phương pháp chung, cách làm:
o Phương pháp nhận biết quy luật di truyền
 Đề bài xét đến 2 tính trạng.
 Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng khơng bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và có sự giảm
xuất hiện các biến dị tổ hợp.
 Có 2 trường hợp:


Nếu tỉ lệ chung cả hai tính trạng giống tỉ lệ tương tác đơn thuần như: 9: 3: 3:1; 9: 6: 1; 9: 7; 12: 3: 1; 13: 3;
9: 3: 4... thì chắc chắn các gen liên kết đồng.



Nếu tỉ lệ chung của 2 tính trạng khác tỉ lệ đơn thuần như 9 : 3 : 2 : 1 : 1; 6 : 6 : 3: 1; 8 : 5 : 2: 1; 6 : 5 :
3 :1 :1; 10 : 3 : 2 : 1; 8: 4 : 3 : 1.. thì chắc chắn các gen liên kết đối.

 Ngoại lệ, đối với tương tác át chế 13 : 3, tỉ lệ chung về cả hai tính trạng là 9 : 3 : 4 sẽ phù hợp cả liên kết
đồng và liên kết đối.
2



o Phương pháp giải
 Bước 1: Xác định quy luật di trùn


Tách riêng từng tính trạng để xét: có 1 tính trạng di truyền tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy
định.



Xét chung: Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng khơng bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng
và thấy giảm xuất hiện biến dị tổ hợp → gen quy định tính trạng di truyền theo quy luật của Menđen
đã liên kết hoàn tồn với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác.

 Bước 2: Xác định kiểu gen


Xác định các gen liên kết đồng hay đối dựa vào sự xuất hiện hay khơng xuất hiện loại kiểu hình có
kiểu gen duy nhất (VD: đời sau xuất hiện kiểu hình có kiểu gen aa → P đều có giao tử abd → liên kết
đồng).



Xác định gen nào liên kết, gen nào phân li độc lập (chú ý nếu là kiểu tương tác có một cách quy ước
gen, vai trị A = B ( 9: 6: 1; 9: 7; 15: 1) ta chọn cả 2 trường hợp).

 Bước 3: Viết sơ đồ lai và thực hiện yêu cầu đề bài
Ví dụ: Người ta cho lai giữa 2 cơ thể thỏ thu được F1 có tỉ lệ 12 lông trắng, dài : 3 lông đen, ngắn : 1 xám ngắn. Hãy biện
luận và viết sơ đồ lai. Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, kích thước lơng do 1 gen quy định, không có
hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
Lời giải:

- Bước 1: Xác định quy luật di truyền
+ Xét sự di truyền của tính trạng màu sắc lơng:
F1 có tỉ lệ 12 trắng : 3 đen : 1 xám → F1 có 16 tổ hợp = 4 x 4 → P mỗi bên cho ra 4 loại giao tử → F1 dị hợp về 2 cặp
gen quy định 1 tính trạng → tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác → đây là tỉ lệ của tương
tác gen kiểu át chế trội.
Quy ước: A-B- và A-bb: trắng; aaB- : đen; aabb: xám → P: AaBb (trắng) x AaBb (trắng)
+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước lơng
F1 có sự di truyền 3 dài : 1 ngắn mà kích thước lơng do 1 gen quy định → dài là tính trạng trội, ngắn là tính trạng
lặn. Quy ước: D: dài, d: ngắn → P:

Dd x Dd

- Bước 2: Xác định kiểu gen
P dị hợp về 3 cặp gen mà F1 có tỉ lệ 12 : 3 : 1 → số tổ hợp giao tử = 16 khác với 64 tổ hợp trong phân li độc lập →
xảy ra hiện tượng liên kết gen. Nhận thấy, tính trạng màu lơng trắng ln dài, lông xám luôn ngắn → A liên kết

AD
AD
Bb´
Bb
ad
với D, a liên kết với d. => Kiểu gen của P là: ad
- Bước 3: Viết sơ đồ lai
P:

AD
Bb
ad
(trắng, dài)


GP:

ADB, ADb, adB, adb

F1:

AD
Bb
ad
(trắng, dài)

×

ADB, ADb, adB, adb

AD
AD
AD
AD
AD
AD
ad
ad
ad
1
BB : 2
Bb : 1
BB : 4
Bb : 1
bb : 2

bb : 1 BB : 2 Bb : 1 bb
AD
AD
ad
ad
AD
ad F E55555555
ad
ad F Ead
E5555555555555555555555555555555555
55F
¯

12 trắng, dài

¯

:

¯

3 đen, ngắn : 1 xám, ngắn

3.2. Bài tập hoán vị gen
a) Dạng 1: Bài tập hoán vị gen cơ bản
2


Dạng 1.1. Xác định kiểu giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử
Phương pháp chung, cách làm:

o Một tế bào giảm phân khơng có hốn vị gen chỉ tạo ra 2 loại giao tử, cịn nếu có hốn vị gen thì tạo ra 4 loại
giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.
o Mợt cơ thể giảm phân có hốn vị gen thì chỉ có 1 số tế bào là hốn vị gen thưc sự cịn lại là liên kết hồn tồn vì
vậy tỉ lệ các giao tử phụ tḥc vào tần số hốn vị gen.
 Giả sử cơ thể

AB
ab có x tế bào giảm phân, trong đó có y tế bào hoán vị gen sẽ cho các giao tử

AB = ab = Ab = aB = y (giao tử). Còn lại x – y tế bào khơng hốn vị gen sẽ cho các giao tử AB = ab = 2(x – y). Vì
vậy, số giao tử mỗi loại:
AB = ab = 2(x – y) + y = 2x – y
Ab = aB = y

f=
Tần số hoán vị gen

2y
y
=
4x 2x

o Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen giảm phân cho các loại giao tử với tỉ lệ:

AB
ab cho các loại giao tử: AB = ab = (1 – f)/2 ; Ab = aB = f/2.
Ab
aB cho các loại giao tử: AB = ab = f/2; Ab = aB = (1 – f)/2.
AB
Ví dụ: Một cá thể đực có kiểu gen ab , biết tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%.

a) Một tế bào của cá thể này giảm phân bình thường thì sẽ tạo ra những loại giao tử nào?
b) Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
Lời giải:

AB
Cá thể đực có kiểu gen ab
a) Xác định các loại giao tử được tạo ra từ một tế bào của cá thể trên
– Nếu tế bào đó giảm phân khơng xảy ra hốn vị gen thì tế bào đó khi giảm phân sẽ tạo ra hai loại giao tử là: AB
và ab.
– Nếu tế bào đó giảm phân có xảy ra hốn vị gen thì tế bào đó khi giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng
nhau là: AB, ab, Ab và aB.
b)
f = 20% => Cá thể trên khi giảm phân sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ tương ứng là:
AB = Ab = (1 – f)/2 = (1 – 0,2)/2 = 0,4
Ab = aB = f/2 = 0,2/2 = 0,1
Dạng 1.2. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con lai F1 của phép lai có bố mẹ dị hợp 2 cặp gen
Phương pháp chung, cách làm:
o Hoán vị gen 1 bên:
 Xét cơ thể dị hợp lệch (chéo) giả sử f = 20%
P:

Bv
♀ bV thân xám, cánh dài

x

Bv
♂ bV thân xám, cánh dài
2



G:

BV = bv = 10 % ; Bv = bV = 40 %



bV = Bv = 50%

F1 : 25 % thân xám, cánh cụt : 50% thân xám, cánh dài : 25 % thân đen, cánh dài
Như vậy, khi dị hợp chéo có xảy ra hốn vị gen 1 bên thì tỉ lệ kiểu hình ln là: 1 : 2 : 1.
 Tổng hợp các trường hợp khác:
Gọi giao tử của bố mẹ có hốn vị gen: AB = ab = x; Ab = aB = y
F1

P

Kiểu gen

AB AB AB Ab
´
´
ab ab ; ab aB
Ab
(HVG ở aB )

Kiểu hình
(có kiểu

hình


x AB y AB y AB x + y AB y Ab y aB x ab
;
;
;
;
;
;
đồng hợp lặn về
2 AB 2 aB 2 aB
2 ab 2 ab 2 ab 2 ab
cả 2 gen)

Ab Ab Ab AB
´
´
aB aB ; aB ab
Ab
(HVG ở aB )

1:2:1

x AB x AB
Ab y Ab x Ab y aB x aB
;
; y
;
;
;
;

2 Ab 2 aB
aB 2 Ab 2 ab 2 ab 2 ab

(khơng có kiểu
hình đồng hợp
lặn về cả 2 gen)

o Hoán vị gen 2 bên:

AB AB
´
ab
 P: ab
Gọi AB = ab = x ; Ab = aB = y

ìï
ïï
ïï
ïï
ïí
ïï
ïï
ïï
ïïỵ

AB ab
Ab aB
= = x2 ;
=
= y2

AB ab
Ab aB
AB
Ab
= 2 x2 ;
= 2y2
ab
aB
AB AB Ab aB
=
=
=
= 2 xy
Ab
aB
ab
ab
→ Kiểu gen F1 thu được có:
AB Ab
´
 P: ab aB
Gọi tỉ lệ mỗi loại giao tử liên kết là x, tỉ lệ mỗi loại giao tử hốn vị là y.

ìï
ïï
ïï
ïï
ïí
ïï
ïï

ïï
ïïỵ

AB ab Ab aB
= =
=
= xy
AB ab Ab aB
AB Ab
=
= 2 xy
ab
aB
AB AB Ab aB
=
=
=
= x2 + y 2
Ab
aB
ab
ab
→ Kiểu gen F1 thu được có:
o Trong trường hợp phép lai 2 tính trạng (2 cặp gen dị hợp Aa, Bb) thì tương quan tỉ lệ kiểu hình ở đời F 1 như
sau: A-B- = 1/2 + aa,bb; A-bb = aaB- = 1/4 – aa,bb. (Công thức đúng với tất cả trường hợp phân li đợc lập, liên kết
gen, hốn vị gen 1 bên hoặc 2 bên, kiểu gen là dị hợp tử đều hoặc dị hợp tử chéo).

AB ab
´
Ví dụ 1: Các tính trạng trội là trội hồn tồn. Cho phép lai P: ab ab . Tần số hoán vị gen là 40%. Xác định tỉ lệ kiểu hình

mang cả hai tính trạng lặn ở F1?
Lời giải:
2


AB ab
´
P: ab ab
Trong đó:

AB
ab có f = 40% cho các giao tử : AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%
ab
ab chỉ tạo ra một loại giao tử ab
ab
Vậy các cơ thể lai mang 2 tính trạng lặn ab chiếm tỉ lệ = 0,3 ab x 1 ab = 0,3 = 30%
Ví dụ 2: Mợt lồi thực vật, gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp, gen B quy định thân cây màu xanh, gen b quy
định thân cây màu đỏ. Kết quả theo dõi mợt thí nghiệm ở mợt thế hệ có 4 kiểu hình khác nhau, trong đó cây thấp, thân đỏ
chiếm 4% tổng số cây thu được của thí nghiệm. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, màu xanh ở thí nghiệm đó là bao nhiêu?
Lời giải:
A – thân cao, a – thân thấp
B – thân màu xanh, b – thân cây màu đỏ
Cây thân cao, màu xanh (A-, B-) trong thí nghiệm đó chiếm tỉ lệ là:
1/2 + (aa,bb) = 1/2 + 0,04 = 0,54
Dạng 1.3. Xác định quy luật di truyền
Phương pháp chung, cách làm:
o Xét phép lai 2 tính trạng đơn gen.
o Xuất phát từ phép lai P thuần chủng, các kiểu hình tương phản → F1 → F2 hoặc xuất phát là bố mẹ dị hợp 2
cặp gen (Aa, Bb) cho tự thụ → được F1 cho kết quả như sau:
TLKH

9:3:3:1
3:1
1:2:1
Các tỉ lệ khác

Quy luật

Kiểu gen F1(hoặc P)

Phân li đợc lập

AaBb

Hốn vị gen cả bố và mẹ với f = 0,5

AB/ab hoặc Ab/aB

Liên kết gen hồn tồn
Hốn vị gen

AB/ab
Ab/aB
ab/ab (F2) < 1/16 → Ab/aB (HVG 2 bên bố mẹ)

ab/ab (F2) > 1/16 → AB/ab (HVG 1 hoặc cả 2 bên)
o Cũng là tình huống trên, nếu lai phân tích thì cho kết quả như sau:
TLKH
1:1:1:1

Quy ḷt


Kiểu gen F1(hoặc P)

Phân li đợc lập

AaBb

Hốn vị gen cả bố và mẹ với f = 0,5

AB/ab hoặc Ab/aB

1:1

Liên kết gen hoàn toàn

Các tỉ lệ khác x : x : y : y
x + y = 0,5; x > y

Hoán vị gen với f = 2y

AB/ab
Ab/aB
AB/ab nếu FB có ab/ab

Ab/aB nếu FB khơng có ab/ab
o Các trường hợp khác phải tiến hành xét các trường hợp và tiến hành theo 3 bước:
 Bước 1: Xét riêng sự di truyền của gen quy định từng tính trạng.
 Bước 2: Xét sự di truyền chung của 2 tính trạng (Cần giả thiết các trường hợp có thể xảy ra đó là: Phân li độc lập
hoặc liên kết gen hoặc hoán vị gen, mỗi trường hợp thử tính theo mợt kiểu hình hoặc kiểu gen nào đó, thường là kiểu
hình đồng hợp lặn về tất cả các gen).

2


 Bước 3: Viết sơ đồ lai kiểm nghiệm kết quả.
o Chú ý: đối với lồi trinh sản thì con đực bợ nhiễm sắc thể đơn bợi, chỉ có 1 loại giao tử (ví dụ ở ong mật)
Ví dụ 1: Cho biết A_thân cao trội so với a_thân thấp; B_hoa đỏ trội so với b_hoa trắng. Cho cây thân cao hoa đỏ tự thụ phấn,
đời F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao hoa trắng chiếm 16%. Cho biết mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo
hạt phấn giống với q trình giảm phân tạo nỗn. Hãy xác định tần số hoán vị gen và kiểu gen của bố mẹ?
Lời giải:
Quy ước:
A - thân cao trội so với a - thân thấp
B - hoa đỏ trội so với b - hoa trắng
P: Cây thân cao, hoa đỏ (A–B–) x Cây thân cao, hoa đỏ (A–B–)

ab
F1 có 4 kiểu hình trong đó cây thân cao, hoa trắng (A–bb) chiếm 16% => Cây thân thấp, hoa trắng ab ở F1 chiếm tỉ
1
lệ là: 0,25 – 0,16 = 0,09 > 16 => Hốn vị gen có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên.
TH1: Hoán vị gen xảy ra ở một bên

ab
=> 0,09 ab = 0,5 ab x 0,18 ab
=> Tỉ lệ giao tử ab ở bên xảy ra hoán vị gen = 0,09 x 2 = 0,18 < 0,25 => ab là giao tử hoán vị

Ab AB
´
=> Kiểu gen của P là: aB ab => Tần số hoán vị gen là: 0,18 x 2 = 36%
TH2: Hoán vị gen xảy ra ở hai bên

0,09 = 0, 3 > 0,25 => ab là giao tử liên kết.

AB AB
´
ab => Tần số hoán vị gen là: (0,5 – 0,3) x 2 = 40%
=> Kiểu gen của P: ab
=> Tỉ lệ giao tử ab =

Ví dụ 2: Cho lai giữa các con ruồi giấm đồng hợp tử mắt tím, cánh cụt với các con ruồi giấm kiểu dại (mắt đỏ, cánh bình
thường). Kết quả ở F1, tất cả các con đều có kiểu hình kiểu dại. Lai phân tích những con ruồi cái F 1 với những con ruồi đực
có kiểu gen đồng hợp thu được : 1167 con mắt tím, cánh cụt; 161 con mắt tím, cánh bình thường; 157 con mắt đỏ, cánh cụt;
1162 con mắt đỏ, cánh bình thường.
a) Cho biết quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng?
b) Xác định kết quả F2 nếu cho những con ruồi F1 giao phối với nhau?
Lời giải:
Khi cho các con ruồi giấm đồng hợp tử mắt tím, cánh cụt với các con ruồi giấm kiểu dại (mắt đỏ, cánh bình
thường) được F1: 100% kiểu hình kiểu dại => Mắt đỏ trội hồn tồn so với mắt tím, cánh bình thường trội hồn
tồn so với cánh cụt.
Quy ước:
A – mắt đỏ, a – mắt tím
B – cánh bình thường, b – cánh cụt
a) Xác định quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng
– Khi tiến hành lai phân tích những con ruồi cái F 1 với những con ruồi đực có kiểu gen đồng hợp thu được đời
con có 4 kiểu gen với tỉ lệ: 0,44 con mắt tím, cánh cụt : 0,06 con mắt tím, cánh bình thường : 0.06 con mắt đỏ, cánh
cụt : 0,44 con mắt đỏ, cánh bình thường ≠ 1 : 1 : 1 : 1 ≠ 1 : 1.
2



×