Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC CHƯƠNG 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.13 KB, 32 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT QUỐC GIA
MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2021 – 2022
LÝ THUYẾT – BÀI TẬP – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN


Chương 3

DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ
o Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài. Quần thể là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự
nhiên.
o Đặc điểm vốn gen thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.
o Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số các loại alen khác nhau
của gen đó tại thời điểm xác định.
o Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số
cá thể có trong quần thể.
o Mỗi quần thể có một vốn gen chung và đặc trưng. Vốn gen là tập hợp toàn bộ các alen của tất cả các gen trong
quần thể.
II. QUẦN THỂ TỰ PHỐI
o Đặc điểm:
 Các cá thể tự thụ phấn hoặc tự thụ tinh, kiểu gen gồm các dòng thuần.
 Quần thể tự phối có tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình thấp nên kém thích nghi. Do vậy khi mơi trường
thay đổi thì quần thể tự phối có khả năng thích nghi kém, dễ bị tuyệt diệt. Vì vậy trong q trình tiến hóa, các
lồi tự phối ngày càng ít dần.
o Trong q trình tự phối liên tiếp qua các thế hệ:
 Tần số tương đối các alen không thay đổi.
 Tần số tương đối các kiểu gen thay đổi.
o Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng
dần tỉ lệ đồng hợp tử, nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.
III. QUẦN THỂ GIAO PHỔI NGẪU NHIÊN


o Đặc điểm: Các cá thể giao phối tự do, thành phần kiểu gen đa dạng và thường ở trạng thái cân bằng di truyền,
tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình rất cao.
IV. TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
o Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi- Vanbec. Khi đó thoả mãn đẳng
thức:
p 2AA + 2pq Aa + q2aa = 1.
1. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec
o Số lượng cá thể phải đủ lớn và không xảy ra biến động di truyền. Trong một khoảng thời gian nhất định, điều
kiện này có thể được đáp ứng, nhất là ở những quần thể tách biệt với mơi trường bên ngồi.
o Các các thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tức là khơng có sự chọn lọc trong q trình
giao phối. Đây là điều kiện khó xảy ra trong thực tế.
o Giá trị thích nghi của các kiểu gen khác nhau là như nhau. Điều kiện này chỉ được thỏa ở một số tính trạng,
phổ biến là các tính trạng số lượng có sự di truyền theo qui luật tương tác cộng gộp - các alen khác nhau có vai
trị như nhau trong việc hình thành kiểu hình, và phần lớn chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức sống của cá
thể.
o Khơng có áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên. Rõ ràng đây là điều kiện khó đáp ứng nhất.
o Khơng có hiện tượng di - nhập gen. Có thể được đáp ứng với những quần thể sống tách biệt với các quần thể
khác.
2. Ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec
2


a) Ý nghĩa lý luận
o Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền của quần thể và giải thích vì sao có những quần thể ổn định trong thời
gian dài.
b) Ý nghĩa thực tiễn
o Khi biết một quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec thì từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn có thể
suy ra tần số tương đối của các alen trong quần thể ngược lại nếu biết tần số xuất hiện một đột biến nào đó có thể
dự đốn xác suất bắt gặp thể đột biến đó hoặc sự tiềm tàng các gen đột biến có hại trong quần thể, giúp ích rất
nhiều trong y học và trong chọn giống.

V. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ
1. Dạng 1: Tính tần số alen, tần số kiểu gen, tần số kiểu hình của quần thể
Phương pháp chung, cách làm:
o Nếu cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: dAA + hAa + raa = 1 (với d, h, r lần lượt là tỷ lệ KG lần lượt
của AA, Aa, aa) thì:

 Tần số alen của quần thể được tính theo cơng thức:

ìï
ïï p = d + h
ï ( A)
2
í
ïï
h
ïï q( a ) = r +
2
ïỵ

, trong đó: p(A) + q(a) = 1

 Nếu cấu trúc quần thể ban đầu được cho dưới dạng số lượng cá thể thì tính tần số kiểu gen và áp dụng các
công thức trên.
 Tần số kiểu gen = số cá thể mang kiểu gen đó : tổng số cá thể
Ví dụ: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa. Tần số alen A và alen a của quần thể này lần lượt là
A. 0,5 và 0,5.

B. 0,7 và 0,3.

C. 0,4 và 0,6.


D. 0,2 và 0,8.

Hướng dẫn giải:
Áp dụng cơng thức tính tần số alen trong quần thể ta có:
p(A) = 0,4 + 0,2 : 2 = 0,5
q(a) = 1 – p(A) = 1 – 0,5 = 0,5
2. Dạng 2: Xác định cấu trúc di truyền, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của quần thể tự phối
Phương pháp chung, cách làm:
o Cấu trúc di truyền ở thế hệ P: dAA + hAa + raa = 1. Sau n thế hệ tự phối, tỉ lệ từng loại kiểu gen trong quần thể

ở Fn được tính như sau:

ìï
n
ïï
ỉư

ïï Aa = h.ỗ



ùù
ố2 ữ

ùù
n
ổử
ùù
h ộ

1 ữự


ữỳ
ớ AA = d + . ờ1 - ỗ
ữỳ
ùù
2 ờ ỗ
ố2 ứ



ùù
n
ùù


ửỳ
1ữ
ùù aa = r + h . ờ1 - ổ





ùù
ỗ2 ứ ỳ
2 ờ ố




ợù

o Cu trúc di truyền của quần thể thay đổi theo hướng:
 Tăng tỉ lệ đồng hợp.
 Giảm tỉ lệ dị hợp.
Ví dụ 1: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Tính theo lí thuyết,
tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F 3) là:
2


A. 0,35AA: 0,20Aa: 0,45aa.

B. 0,375AA: 0,100Aa: 0,525aa.

C. 0,25AA: 0,40Aa: 0,35aa.

D. 0,425AA: 0,050Aa: 0,525aa.

Hướng dẫn giải:
Áp dụng cơng thức tính tần số kiểu gen sau n thế hệ tự phối, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba th h t
th phn bt buc (F3) l:

ỡù
3
ùù
ổử
1ữ

ùù Aa = 0, 40.ỗ ữ

ữ = 0,05

ùù
ố2 ứ
ùù
3
ổử
ùù
0, 40 ộ
1 ữự



. 1- ç ÷
í AA = 0, 25 +
÷ú= 0, 425
ç
ïï
2 ê
2
è
ø
ê
ú
ë
û
ïï
3
ïï
é 1 ù

ú
ïï aa = 0, 35 + 0, 40 . ờ1 - ổử




ữỳ= 0, 525
ùù

2 ờ
2






ợù
=> ỏp ỏn D
Vớ d 2: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có
kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được của F 1 là
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.

B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa

C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

Hướng dẫn giải:

Quần thể P: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa
Các kiểu gen aa không sinh sản được
=> số cá thể tham gia sinh sản: 0,45AA : 0,3Aa = 0,75 → 0,6AA : 0,4Aa = 1
Quần thể tự thụ phấn
=> thế hệ sau có tần số các kiểu gen là:
Aa = 0,4 x 1/2 = 0,2
AA = 0,6 + (0,4 – 0,2)/2 = 0,7
aa = (0,4 – 0,2)/2 = 0,1
=> Cấu trúc di truyền ở quần thể ở thế hệ sau: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
=> Đáp án C
Ví dụ 3: Ở một lồi thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ
phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là
A. 0,1AA + 0,6Aa +0,3aa = 1

B. 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1

C. 0,6AA + 0,3Aa +0,1aa = 1

D. 0,7AA + 0,2Aa +0,1aa = 1

Hướng dẫn giải:
P: dAA + hAa + raa = 1
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Suy ra:

ổử
1ữ
Aa = h.ỗ
ữ = 0,075 ị h = 0,6




ố2 ứ
3

=> Ở thế hệ xuất phát P, tần số kiểu gen Aa là 0,6
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc lồi này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
=> Ở thế thế hệ xuất phát P, tần số kiểu gen aa = r = 1/10 = 0,1.
2


Vì d + h + r = 1 => Ở thế hệ xuất phát P, tần số kiểu gen AA là: 1 – 0,6 – 0,1 = 0,3
=> Thế hệ xuất phát P có cấu trúc di truyền là: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa => Đáp án B
3. Dạng 3: Xác định số lượng kiểu gen trong quần thể ngẫu phối
Phương pháp chung, cách làm:
o Gen nằm trên NST thường
 Một gen nằm trên 1 NST thường có m alen




Số KG đồng hợp = m

Số KG dị hợp =

Cm2 =

m ( m - 1)
2
m ( m + 1)




2

Tổng số KG trong quần thể =

 Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau


Ví dụ 1: Xét 3 gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau (phân li độc lập): gen 1 có m alen, gen 2 có n alen,

gen 3 có p alen.

m ( m +1) n ( n +1) p ( p + 1)
.
.
2
2
2
=> Tổng số kiểu gen trong quần thể =
 Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường


Ví dụ 2: Xét 3 gen nằm trên cùng 1 cặp NST thường: gen 1 có m alen, gen 2 có n alen, gen 3 có p alen.

m.n.p ( m.n.p + 1)
2

=> Tổng số kiểu gen trong quần thể =

o Gen nằm trên NST giới tính

 Một gen nằm trên NST giới tính X có m alen (gen nằm trên vùng không tương đồng trên X, khơng có alen
tương ứng trên Y)

m ( m + 1)
2



Trên giới XX: Số KG =

(vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường)



Trên giới XY: Số KG = m (vì alen chỉ có trên X, khơng có trên Y)

m ( m + 1)


Tổng số kiểu gen trong quần thể =

2

+m =

m ( m + 3)
2


 Các gen cùng nằm trên NST giới tính X khơng có alen tương ứng trên Y


Ví dụ: Xét 2 gen nằm trên vùng khơng tương đồng của X khơng có alen tương ứng trên Y. Gen 1 có m alen,

gen 2 có n alen.

m.n ( m.n + 1)
– Trên giới XX: Số KG =

2

(vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường)

– Trên giới XY: Số KG = m.n (vì alen chỉ có trên X, khơng có trên Y)

m.n ( m.n + 1)
– Tổng số kiểu gen trong quần thể =

2

+ m.n =

m.n ( m.n + 3)
2

 Một gen có m alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y

m ( m + 1)



Trên giới XX: Số KG =

2

(vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường)
2




Trên giới XY: Số KG = m2

m ( 3m + 1)


Tổng số kiểu gen trong quần thể =

2

 Các gen cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y:Dựa vào các cơng thức trên để tính tốn.
Ví dụ 1: Một quần thể động vật, xét gen I có 3 alen trên nhiễm sắc thể thường và gen II có 2 alen trên nhiễm sắc thể giới
tính X, khơng có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là
A. 60.

B.30.

C. 32.

D. 18.


Hướng dẫn giải:

3 ( 3 + 1)
2

Số kiểu gen tối đa trong quần thể về gen I là:

2 ( 2 + 3)
Số kiểu gen tối đa trong quần thể về gen II là:

2

=6
=5

Vậy số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên trong quần thể là: 6 x 5 = 30 => Đáp án B
Ví dụ 2: Ở một lồi động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lơcut I có 2 alen,
lơcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lơcut III có 4 alen. Q trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của
loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
A. 570.

B. 180.

C. 270.

D. 210.

Hướng dẫn giải:


ìï
ïï XX : 2.3 ( 2.3 + 1) = 21
ïí
2
ïï
2
ï XY : ( 2.3) = 36
Về hai lơcut gen I và II là: ïỵ
=> tổng số kiểu gen của quần thể về locut I, II là: 21 + 36 = 57

4 ( 4 + 1)
Số kiểu gen tối đa trong quần thể về lôcut gen III là:

2

= 10

Vậy số loại kiểu gen tối đa trong quần thể về 3 ba lôcut trên là: 57 x 10 = 570 => Đáp án A
4. Dạng 4: Xác định quần thể có đạt trạng thái cân bằng Hacđi - Van bec hay không?
Phương pháp chung, cách làm:
o Đối với 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường
 Phương pháp giải 1: CTDT của quần thể là: d AA + h Aa + r aa=1


Nếu d.r = (h/2)2 => Quần thể đạt trạng thái cân bằng.



Nếu d.r ≠ (h/2)2 => Quần thể không đạt trạng thái cân bằng.
 Phương pháp giải 2: Từ cấu trúc di truyền của quần thể tìm tần số tương đối của các alen, sau đó thay vào

cơng thức: p2AA + 2pqAa + q2 aa= 1.



Nếu quần thể ban đầu đã cho nghiệm đúng công thức định luật (tức trùng công thức định luật) => Quần thể

đạt trạng thái cân bằng.


Nếu quần thể ban đầu đã cho không nghiệm đúng công thức định luật (tức không trùng công thức định luật)

=> quần thể không đạt trạng thái cân bằng.
o Đối với gen có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng trên NST X
 Xét một gen có 2 alen nằm ở vùng khơng tương đồng trên NST giới tính X. Quần thể đạt trạng thái cân
bằng di truyền khi tần số alen ở cả hai giới bằng nhau. Khi đó, nếu X A = p; Xa = q thì cấu trúc di truyền của
quần thể là:
2




Tần số alen ở giới dị giao là: XAY = p; XaY = q



Tần số alen ở giới đồng giao là: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1



Nếu tỉ lệ ♂ : ♀ = 1:1 thì quần thể có CTDT là: p/2XAY + q/2XaY + p2/2XAXA + pqXAXa + q2/2XaXa = 1


o Đối với 1 gen có nhiều alen
 Xét 1 gen có 3 alen là A 1, A2 và A3 với tần số tương ứng là p, q và r: Quần thể đạt trạng thái cân bằng di
truyền đối với gen trên nếu tần số các kiểu gen của quần thể là kết quả triển khai đa thức (p + q + r)²:
(p + q + r)² = p²A1A1+ q²A2A2+ r²A3A3+ 2pqA1A2+ 2qrA2A3+ 2prA1A3
 Tương tự, đối với một gen có n alen, kí hiệu A1, A2, A3,…An với tần số alen tương ứng p1, p2, p3,…pn, quần
thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền đối với gen trên nếu tần số các kiểu gen của quần thể là kết quả triển
khai biểu thức: (p1 + p2 + p3 +…pn)².
o Đối với 2 lôcut gen: Xét 2 lôcut gen: lơcut gen 1 có 2 alen A và a, lơcut gen 2 có 2 alen B và b. Quần thể cân
bằng di truyền khi có đủ 2 điều kiện sau:
 Có đủ 4 loại giao tử (AB, Ab, aB, ab)
 Tích tần số các giao tử “đồng trạng thái” (AB, ab) bằng tích tần số các giao tử “đối trạng thái” (Ab, aB):
f(AB) x f(ab) = f(Ab) x f(aB)
o Nếu quần thể chưa cân bằng di truyền thì sau bao nhiêu thế hệ quần thể sẽ cân bằng di truyền?
 Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau nhưng quần thể chưa cân bằng di truyền, thì chỉ cần sau 1 thế hệ quần thể
sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
 Nếu tần số alen 2 giới khác nhau:


Nếu gen trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần thể sẽ cân bằng di truyền.



Nếu gen trên NST giới tính X cần nhiều thế hệ ngẫu phối mới cân bằng, điều này tùy thuộc vào sự chênh lệch

tần số alen ở hai giới.
Ví dụ: Trong các quần thể dưới đây, số quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là
(1) 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
(2) 0,25XAXA : 0,5XAXa : 0,25XaXa và 0,5XAY : 0,5XaY
(3) 0,2IAIA : 0,2IBIB : 0,2IOIO : 0,1IAIO : 0,1IBIO : 0,2IAIB

(4) 0,25AABB + 0,5AaBb + 0,25aabb
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải:
– Với quần thể (1)
d . r = 0,49 x 0,09 = 0,0441
(h/2)2 = (0,42 : 2)2 = 0,0441
=> d . r = (h/2)2
=> Quần thể (1) đạt trạng thái cân bằng di truyền.
– Với quần thể (2)
+ Tần số alen bên giới đồng giao: f(A) = 0,25 + 0,5/2 = 0,5, f(a) = 1 – 0,5 = 0,5
+ Tần số alen bên giới dị giao: f(A) = 0,5 , f(a) = 0,5
=> Tần số alen ở hai giới là bằng nhau.
=> Quần thể (2) đạt trạng thái cân bằng di truyền.
– Với quần thể (3)
0,2IAIA : 0,2IBIB : 0,2IOIO : 0,1IAIO : 0,1IBIO : 0,2IAIB
Tần số alen trong quần thể (3) là:
f(IA) = 0,2 + 0,1/2 + 0,2/2 = 0,35
2


f(IB) = 0,2 + 0,1/2 + 0,2/2 = 0,35
f(IO) = 0,2 + 0,1/2 + 0,1/2 = 0,3
Nếu quần thể (3) ở trạng thái cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền của quần thể (3) phải là kết quả triển khai

của đa thức (0,35 + 0,35 + 0,3)2 = 0,1225IAIA : 0,1225IBIB : 0,09IOIO : 0,21IAIO : 0,21IBIO : 0,245IAIB ≠ Cấu trúc của quần
thể (3) mà đề bài cho.
=> Quần thể (3) không đạt trạng thái cân bằng di truyền.
– Với quần thể (4)
+ Quần thể có đầy đủ 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab
+ Tần số alen của từng loại giao tử là:
f (AB) = 0,25 + 0,5/4 = 0,375
f (Ab) = 0,5/4 = 0,125
f (aB) = 0,54/4 = 0,125
f (ab) = 0,54/4 + 0,25 = 0,375
=> f(AB) x f(ab) = 0,375 x 0,375 = 0,140625
=> f(Ab) x f(aB) = 0,125 x 0,125 = 0,15625
=> f(AB) x f(ab) ≠ f(Ab) x f(aB)
=> Quần thể (4) khơng đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Vậy có 2 quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. => Đáp án B.
5. Dạng 5: Xác định tần số kiểu gen, tần số kiểu hình đời sau khi quần thể đạt trạng thái cân bằng
Phương pháp chung, cách làm:
o Đối với gen có 2 alen trên NST thường:
 Thường đầu bài cho tần số kiểu hình lặn với điều kiện quần thể cân bằng di truyền
=> Tần số alen lặn =

q = aa => Tần số alen trội = 1 – q

 Nếu đầu bài cho tần số kiểu hình trội => Tần số kiểu hình lặn = 1 – tần số kiểu hình trợi
 Tính tỉ lệ cá thể bình thường mang gen gây bệnh phải tính trên tổng số cá thể bình thường do đó Aa có xác

2 pq
p + 2 pq
2


suất là:

o Đối với gen có 2 alen trên NST giới tính: Xét một gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng trên NST X
và khơng có alen tương ứng trên Y
 Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì tần số các alen tần số các alen bằng nhau ở cả hai giới và
bằng tần số kiểu gen ở giới dị giao.
 Nếu quần thể khơng cân bằng thì tần số các alen không bằng nhau ở hai giới


Tần số một alen ở giới đồng giao bằng trung bình cộng các tần số alen tần số alen ở thế hệ trước.



Tần số alen của giới dị giao bằng tần số alen của giới đồng giao tử ở thế hệ trước.



Quần thể cân bằng khi: Tần số alen ở hai giới bằng nhau pA = 1/3p♂ + 2/3p♀

Ví dụ 1: Ở người, một gen trên NST thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy
định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người
phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng
của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
A. 37,5%.

B. 43,75%.

C. 62,5%.

D. 50%.


Hướng dẫn giải:
2


A – thuận tay phải trội hoàn toàn so với a – thuận tay trái
– Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải => Trong quần thể này số người
thuận tay trái (aa) chiếm tỉ lệ là: 1 – 64% = 36%
=> Tần số alen a trong quần thể trên là:

0, 36 = 0,6

=> Tần số alen A trong quần thể trên là: 1 – 0,6 = 0,4
=> Cấu trúc di truyền của quần thể trên là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
– Người phụ nữ thuận tay trái chắc chắn có kiểu gen là aa.

0, 48
= 0,75
0,16
+
0,
48
– Xác suất để người đàn ơng thuận tay phải có kiểu gen dị hợp là:
=> Xác suất để sinh ra được 1 đứa con thuận tay trái của cặp vợ chồng trên là: 0,75.0,5 = 0,375
=> Xác suất để sinh được 1 đứa con thuận tay phải của cặp vợ chồng trên là: 1 – 0,375 = 0,625 = 0,625
=> Đáp án C
Ví dụ 2: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA:0,2Aa:0,7aa; ở giới đực là
0,36AA:0,48Aa:0,16aa. Biết rằng quần thể khơng chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế
hệ F1
A. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.


B. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%.

C. đạt trạng thái cân bằng di truyền

D. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.

Hướng dẫn giải:
– Thành phần kiểu gen ở giới cái: 0,1AA:0,2Aa:0,7aa
=> Tần số alen A ở giới cái = 0,1 + 0,2 : 2 = 0,2
=> Tần số alen a ở giới cái = 1 – 0,2 = 0,8
– Thành phần kiểu gen ở giới đực là: 0,36AA:0,48Aa:0,16aa
=> Tần số alen A ở giới đực = 0,36 + 0,48 : 2 = 0,6
=> Tần số alen a ở giới đực = 1 – 0,6 = 0,4
– Quần thể trên tiến hành ngẫu phối sau 1 thế hệ:
=> Ở F1 cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa
=> Đáp án A
Ví dụ 3: Ở một lồi thú ngẫu phối, xét một gen có hai alen A và a nằm trên NST giới tính X khơng có alen tương ứng trên
Y. Biết quần thể khởi đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,2X AY + 0,8XaY ở giới đực và 0,2XAXA + 0,6XAXa + 0,2XaXa ở giới cái. Sau
một thế hệ ngẫu phối, tần số alen ở mỗi giới là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Quần thể khởi đầu:
– Ở giới đực:
+ Tần số alen A = 0,2
+ Tần số alen a = 0,8
– Ở giới cái:
+ Tần số alen A = 0,2 + 0,6 : 2 = 0,5
+ Tần số alen a = 1 – 0,5 = 0,5
Sau một thế hệ ngẫu phối, tần số các alen ở mỗi giới là:
– Tần số alen của giới dị giao bằng tần số alen của giới đồng giao tử ở thế hệ trước

=> Ở giới đực: A = a = 0,5.
– Tần số một alen ở giới đồng giao bằng trung bình cộng các tần số alen tần số alen ở thế hệ trước
2


=> Ở giới cái: A = (0,5 + 0,2) : 2 = 0,35 và a = 1 – 0,35 = 0,65.

2


CÂU HỎI ÔN TÂP CHƯƠNG 3
Câu 1:Về mặt di truyền mỗi quần thể được đặc trưng bởi:
A. Vốn gen

B. Tỷ lệ các nhóm tuổi

C. Tỷ lệ đực và cái

D. Độ đa dạng

Câu 2:Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thể hệ theo hướng:
A. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội.
B. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử.
C. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn.
D. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử.
Câu 3:Trong các quần thể sau đây, quần thể nào có tần số alen a thấp nhất?
A. 0,3AA : 0, 5Aa : 0,2aa B. 0,2AA : 0, 8Aa

C. 0,5AA : 0, 4Aa : 0,1aa D. 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa


Câu 4:Cho cây có kiểu gen AaBbDdee tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST
thường khác nhau thì tối đa có bao nhiêu dịng thuần về cả 4 cặp gen trên?
A. 3

B. 6

C. 8

D. 1

Câu 5:Khi nói về các quy luật di truyền bổ sung cho các quy luật di truyền của Menđen, có bao nhiêu nhận định
khơng đúng?
I. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể thì di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
II. Gen trên NST giới tính có thể quy đinh giới tính hoặc quy định các tính trạng thường
III. Các gen trong ti thể di truyền tuân theo quy luật phân li độc lập của Menden.
IV. Mỗi cặp tính trạng của cơ thể chỉ do một cặp gen quy định và di truyền theo quy luật chặt chẽ.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6:Quần thể tự thụ phấn ban đầu có tồn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn
tại trong quần thể là
A. 25%

B. 50%


C. 5%.

D. 87,5%.

Câu 7:Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ bố mẹ là 0,2BB : 0,5Bb : 0,3bb . Cho biết các cá
thể Bb khơng có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tần số tương đối của alen B và b lần lượt ở F5 là
A. 0,6; 0,4.

B. 0,25; 0,75.

C. 0,4; 0,6.

D. 0,5; 0,5.

Câu 8:Trong một quần thể thực vật, khi khảo sát 1000 cá thể, thì thấy có 280 cây hoa đỏ (kiểu gen AA), 640 cây
hoa hồng ( kiểu gen Aa), còn lại là cây hoa trắng (kiểu gen aa). Tần số tương đối của alen A và alen a là
A. A = 0,2; a = 0,8

B. A = 0,6 ; a = 0,4

C. A =0,6; a =0,4.

D. A=0,4; a = 0,6.

Câu 9:Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen aa là 0,16. Theo lý thuyết tần
số alen A của quần thể này là
A. 0,4

B. 0,32


C. 0,48

D. 0,6

Câu 10: Trong các điều kiện sau đây, điều kiện nào là tiên quyết đảm bảo cho quần thể giao phối cân bằng Hacđi
– Vanbec?
A. Quần thể phải có kích thước đủ lớn, đảm bảo ngẫu phối.
B. Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản ngang nhau.
C. Nếu xảy ra đột biến thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch
D. Quần thể phải được cách li với các quần thể khác (không có sự di gen – nhập gen).
Câu 11: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố nào dưới đây làm thay đổi cấu trúc
di truyền của quần thể theo hướng duy trì tần số tương đối của các alen, biến đổi thành phần kiểu gen của quần
thể:
A. Đột biến gen

B. Di nhập gen

C. Nội phối

D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 12: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ có đặc điểm?
2


A. Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
B. Phân hóa thành các dịng thuần có kiểu gen khác nhau.
C. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp.
Câu 13: Một quần thể thực vật lưỡng bội, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường có 5 alen. Trong quần thể, số

kiểu gen đồng hợp về gen A là:
A. 15

B. 5

C. 20

D. 10

Câu 14: Một quần thể thực vật lưỡng bội đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,15. Theo lí
thuyết, tần số kiểu gen Aa của quần thể này là
A. 25,5%

B. 12,75%

C. 72,25%.

D. 85%.

Câu 15: Nhân tố nào sau đây góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể?
A. Giao phối khơng ngẫu nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Đột biến.

D. Cách li địa lí.

Câu 16: Ở một lồi thực vật, xét một gen quy định một tính trạng gồm 2 alen A và a. Alen A trội hoàn toàn so với
alen a. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Tỉ lệ kiểu hình lặn trong quần

thể là:
A. 48%.

B. 84%.

C. 60%.

D. 36%.

Câu 17: Xét hai quần thể thực vật, một quần thể chỉ sinh sản bằng tự thụ phấn, một quần thể chỉ sinh sản bằng
giao phấn. Ở mỗi quần thể, xét một gen có 4 alen quy định một tính trạng, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Số loại kiểu gen ở cả hai trường hợp tự thụ và giao phấn là như nhau.
B. Số loại giao tử tối đa trong hai quần thể về gen nói trên là như nhau.
C. Ở quần thể tự thụ phấn sẽ cho ra ít loại kiểu hình hơn giao phấn.
D. Quần thể tự thụ phấn có đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn.
Câu 18: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là:
65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là
A. A = 0,50; a = 0,50

B. A = 0,35 ; a = 0,65

C. A = 0,30; a = 0,70

D. A = 0,25; a = 0 75

Câu 19: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen A của quần thể này là
A. 0,7

B. 0,3


C. 0,4

D. 0,5

Câu 20: Một quần thể ngẫu phối có tần số Alen A = 0,4; a = 0,6. Ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, cấu trúc di
truyền của quần thể là.
A. 0,16AA ; 0,48Aa : 0,36aa

B. ,16Aa ; 0,48AA : 0,36aa

C. 0,36AA ; 0,48Aa : 0,16aa

D. 0,16AA ; 0,48aa : 0,36Aa

Câu 21: Trong một quần thể của một loài ngẫu phối , tỷ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lý thuyết tỷ lệ
hợp tử mang gen đột biến là
A. 19%

B. 10%

C. 1%

D. 5%

Câu 22: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ, thu được kết quả như sau
Thế hệ
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
F1
0,49

0,42
F2
0,49
0,42
F3
0,21
0,38
F4
0,25
0,3
F5
0,28
0,24
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây ?

Kiểu gen aa
0,09
0,09
0,41
0,45
0,48

2


A. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
D. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên
Câu 23: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây khơng phải là của quần thể ngẫu phối ?

(1) Thành phần kiểu gen đặc trưng, ổn định qua các thế hệ
(2) Duy trì sự đa dạng di truyền
(3) Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỷ lệ dị hợp tử
(4) Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể.
A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 24: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền 0,1 AA: 0,4 Aa : 0,5 aa . Tỉ lệ kiểu gen dị hợp sau 3
thế hệ ngẫu phối là
A. 0,9

B. 0,125

C. 0,42

D. 0,25

Câu 25: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần
ngẫu phối là:
A. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa

B. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa

C. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa


D. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa

Câu 26: Cho cây hoa đỏ P tự thụ phấn, thu được F1 gồm 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa hồng và 6,25% cây
hoa trắng. cho tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến,
theo lý thuyết tỷ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 4 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng

B. 4 cây hoa đỏ: 8 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng

C. 2 cây hoa đỏ: 4 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng

D. 2 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng

Câu 27: Trong các quần thể sau đây có bao nhiêu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền ?
QT 1 : 0,5AA :0,5Aa

QT2 : 0,5AA :0,5aa

QT3 : 0,81AA :0,18Aa : 0,01aa

QT4 : 0,25AA :0,5Aa :0,25aa

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1


Câu 28: Quần thể nào sau đây cân bằng di truyền?
A. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

B. 0,1 AA : 0,4Aa : 0,5aa.

C. 0,5AA : 0,5aa.

D. 0,16AA : 0,3 8Aa : 0,46aa.

Câu 29: Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây ,Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,48.
B. Alen A có tần số 0,7; alen a có tần số 0,3.
C. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
D. Sau 1 thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng di truyền.
Câu 30: Một lồi sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen năm trên NST thường, alen A trội hoàn toàn so với
alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình
trội như sau:
Quần thể
Tỉ lệ kiểu hình trội
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

I
96%

II
64%

III
75%


IV
84%

A. Quần thể II có tần số kiểu gen AA là 0,16.
B. Quần thể I có tần số kiểu gen Aa là 0,32.
C. Quần thể III có thánh phần kiểu gen 0.25ẠA: 0,5Aa: 0,25 aa.
2


D. Trong bốn quần thế trên, quần thể IV có tần số kiểu gen Aa lớn nhất.
Câu 31: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 alen (A và
a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm ở trên
A. nhiễm sẳc thể X và Y. B. nhiễm sắc thể thường. C. nhiễm sắc thể X.

D. nhiễm sẳc thể Y.

Câu 32: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của
một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,7Aa: 0,3aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 là
A. 60,625% cây hoa đỏ: 39,375% cây hoa trắng.
B. 39,375% cây hoa đỏ: 60,625 cây hoa trắng
C. 62,5% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa trắng.
D. 37,5% cây hoa đỏ: 62,5% cây hoa trắng
Câu 33: Một quần thể có cấu trúc như sau P:17,34% AA; 59,32% Aa; 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra
3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?
A. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P
B. Tần số tương đối của A/a= 0,47/0,53
C. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA ; 49,82% Aa ; 28,09%aa
D. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P.
Câu 34: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di
truyền của quần thể sẽ là

A. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1

B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.

C. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.

D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.

Câu 35: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong sinh trưởng thực tế của quần thể có hình chữ S
B. Tỉ lệ đực cái của các lồi ln là 1/1
C. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất
D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm
Câu 36: Một quần thể (P) có thành phần kiểu gen là 0,4 AA:0,4 Aa :0,2 aa , sau 2 thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen dị
hợp ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,1

B. 0,2

C. 0,48

D. 0,32

Câu 37: Trong một quần thể thực vạt giao phấn, xét một locus có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn
so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỷ lệ 25%. Sau một số thế hệ
ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỷ lệ 16%.
Tính theo lý thuyết thành phần kiểu gen của quần thể P là
A. 0,3AA:0,45Aa:0,25aa

B. 0,45AA:0,3Aa:0,25aa


C. 0,25AA:0,5Aa:0,25aa

D. 0,1AA:0,65Aa:0,25aa

Câu 38: Nghiên cứu sự thay đối thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được
kết quả như trong bảng sau:
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
AA
0,49
Aa
0,42
Aa
0,09
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

Thế hệ F2
0,36
0,48
0,16

Thế hệ F3
0,25
0,5
0,25

Thế hệ F4
0,16
0,48

0,36

(1) Chọn lọc tự nhiên đã gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen a trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,3
(3) Ở các thế hệ, quần thể đều đạt trạng thái cân bằng di truyền.
2


(4) Tần số alen A thay đổi theo hướng tăng dần qua các thế hệ
A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 39: Ở một lồi động vật, xét một lơcut nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định thực
quản bình thường trội hồn tồn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những con thực quản hẹp sau khi sinh ra
bị chết yểu. Một quần thể ở thể hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực và giới cái như nhau, qua
ngẫu phối thu được F1 có 1% cá thể thực quản hẹp. Biết rằng khơng xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong quần thể
(P) tỉ lệ cá thể dị hợp so với tỉ lệ cá thể đồng hợp là
A. 1/5

B. 1/4

C. 4/5.

D. 2/5.


Câu 40: Một quần thể thực vật tự thụ phấn gồm 80 cây có kiểu gen AA, 20 cây có kiểu gen aa, 100 cây có kiểu gen
Aa. Tần số alen A và a lần lượt là:
A. 0,6 và 0,4

B. 0,8 và 0,2

C. 0,6525 và 0,3475

D. 0,65 và 0,35.

Câu 41: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,4. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen
dị hợp tử trong quần thể sẽ là
A. 0,1

B. 0,05

C. 0,15

D. 0,2

Câu 42: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể thực vật qua 3 thế hệ liên tiếp, người ta thu
được kết quả sau.
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
AA
0,40
Aa
0,50
Aa
0,10

Có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

Thế hệ F2
0,525
0,25
0,225

Thế hệ F3
0,5875
0,125
0,2875

Thế hệ F4
0,61875
0,0625
0,31875

I. Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Tự thụ phấn là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Thế hệ ban đầu (P) không cân bằng di truyền.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 43: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội khơng hồn tồn so với alen a quy định hoa trắng,

kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu
được kết quả ở bảng sau:
Thế hệ
P
F1
F2
F3
Tần số kiểu gen AA
2/5
9/16
16/25
25/36
Tần số kiểu gen Aa
2/5
6/16
8/25
10/36
Tần số kiểu gen aa
1/5
1/16
1/25
1/36
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di – nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân
tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Cây hoa trắng khơng có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên
B. Cây hoa hồng khơng có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt
C. Cây hoa hồng khơng có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 44: Alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Một cặp bố mẹ thuần chủng quả
tròn lai với quả dài, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Tiếp tục F2 giao phấn tự do được F3. Theo lí

thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là
A. 3 quả tròn : 1 quả dài. B. 8 quả tròn : 1 quả dài. C. 2 quả tròn : 3 quả dài. D. 5 quả tròn : 1 quả dài.
2


Câu 45: Ở một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A, a). Cho tần số tương đối
của alen A = 0,38 ; a = 0,62 . Cho biết A quy định hoa đỏ và a quy định hoa trắng. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và hoa
trắng là với điều kiện quần thể cân bằng
A. 46.71% hoa trắng, 53.29% hoa đỏ

B. 46.71% hoa đỏ , 53.29% hoa trắng

C. 38,44% hoa đỏ ,61,56% hoa trắng

D. 61,56% hoa đỏ , 38,44% hoa trắng

Câu 46: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hồn
tồn so với alen A. Có các quần thể sau:
I. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.

II. 0,5 AA: 0,5 aa.

III. 0,18 AA: 0,64 Aa: 0,18 aa.

IV. 0,3 AA: 0,5 aa: 0,2 Aa

V. 0,42 Aa: 0,49 AA: 0,09 aa.
Có bao nhiêu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 3


B. 4

C. 2

D. 1

Câu 47: Cho biết tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương tác theo kiểu bổ sung.
Khi kiểu gen có mặt cả 2 alen A và B thì biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác cho kiểu hình hoa trắng.
Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,4, tần số B là 0,5. Tỉ lệ KH của quần thể là:
A. 4% đỏ: 96% trắng.

B. 63% đỏ: 37% trắng.

C. 20% đỏ: 80% trắng.

D. 48% đỏ: 52% trắng.

Câu 48: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do một gen quy định, Cho các cây thân cao (P) lai với các
cây thân thấp thu được F1 gồm 81,25% cây thân cao và 18,75% cây thân thấp. Trong số các cây thân cao P, cây
thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 81,25%.

B. 50%.

C. 37,5%.

D. 62,5%.

Câu 49: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ thu được kết quả như sau
Thế hệ

Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
F1
0,15
0,8
F2
0,35
0,4
F3
0,45
0,2
F4
0,5
0,1
Nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ là:
A. Giao phối không ngẫu nhiên.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên

C. Chọn lọc tự nhiên

D. Đột biến.

Kiểu gen aa
0,05
0,25
0,35
0,4

Câu 50: Một gen trên nhiễm sắc thể thường với các alen của nó tạo ra được 10 kiểu gen khác nhau trong quần

thể. Số phép lai tối đa liên quan đến gen này có thể có trong quần thể là
A. 100.

B. 45

C. 55

D. 110.

Câu 51: Một quần thể thực vật tự thụ có tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0, 45AA:0,30 Aa:0, 25aa . Cho biết các cá thể
có kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là?
A. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1aa.

B. 0,36 AA : 0,48Aa : 0,16aa .

C. 0,525AA : 0,150 Aa : 0,325aa

D. 0,36 AA : 0,24 Aa : 0,40aa .

Câu 52: Một quần thể gồm 2000 cá thể, trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400
cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D và d trong quần thể này lần lượt là:
A. 0,40 và 0,60.

B. 0,20 và 0,80.

C. 0,30 và 0,70.

D. 0,25 và 0,75.

Câu 53: Ở một loài thực vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thương co hai alen, alen A quy định thân cao

trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Một quần thể thuộc loài nay đang ở trạng thái cân bằng di truyền
có 64% số cây thân cao; cho cây thân cao giao phấn với cây thân thấp (P). Xác suất thu được cây thân cao ở F1 là
A. 37,5%

B. 62,5%

C. 43,5%.

D. 50%.
2


Câu 54: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,2 AA+0,6Aa +0,2 aa=1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di
truyền của quần thể sẽ là:
A. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625aa = 1

B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425aa = 1

C. 0,25AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1

D. 0,35 AA + 0,3 Aa + 0,35 aa = 1

Câu 55: Cho các nhận định sau:
(1) Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình
(2) Quá trình ngẫu phối khơng làm thay đổi tần số alen của quần thể
(3) Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ
(4) Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
Có bao nhiêu nhận định đúng về quần thể ngẫu phối?
A. 3


B. 2

C. 4

D. 1

Câu 56: Một quần thể của một lồi thực vật,xét gen A có 2 alen A và gen a; gen B có 3 alen B1; B2; B3. Hai gen A,B
nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số alen của A là 0,6, tần số của B1 là 0,2 ; B2 là 0,5. Nếu
quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và trong quần thể có 10000 cá thể thì theo lý thuyết, số lượng cá
thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen A và gen B là
A. 1976

B. 1808

C. 1945

D. 1992

Câu 57: Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hồn tồn so
với alen a làm cho hạt không nảy mầm. Tiến hành gieo 100 hat (40AA:60Aa) lên đất canh tác, các hạt sau khi nảy
mầm đều sinh trưởng và phát triển bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1, F1 nảy mầm và
sinh trưởng, sau đó ra hoa và kết hạt tạo thế hệ F2. Ở các hạt F2, kiểu gen Aa có tỷ lệ là
A. 11/17

B. 6/17

C. 3/17

D. 25/17


Câu 58: Ở một loài giao phối, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở
một quần thể cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,8; a là 0,2 và tần số alen B là 0,9; b là 0,1. Trong quần thể
này, cây có kiểu hình thân cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 37,24%

B. 84,32%

C. 95,04%

D. 75,56%

Câu 59: Ở một loài động vật, locus gen quy định màu sắc lơng gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về
một locus này quy định kiểu hình khác nhau; locus gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn.
Hai locus gen này nằm trên NST giới tính X ở vùng khơng tương đồng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lý
thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về cả 2 giới ở 2 locus trên là
A. 14KG ; 8KH

B. 9KG; 4KH

C. 10KG; 6KH

D. 14KG; 10KH

Câu 60: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân
thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% thân cao và 75% thân thấp. Khi P tự thụ phấn 2 thế hệ ở F2 cây thân cao
chiếm tỷ lệ 17,5% . Tính theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở P , cây thuần chủng chiếm tỷ lệ
A. 25%

B. 12,5%


C. 5%

D. 20%

Câu 61: Trong một quần thể ngẫu phối xét một cặp gen gồm hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, tần số xuất
hiện các kiểu gen trong quần thể ở thời điểm nghiên cứu như sau
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
Đực
300
600
100
Cái
200
400
400
Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Theo lý thuyết tình số kiểu gen Aa ở thế hệ tiếp theo là
A. 0,48

B. 0,46

C. 0,5

D. 0,52

2



Câu 62: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở
thế hệ xuất phát, quần thể có 30% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh ngắn. hãy cho
biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỷ lệ kiểu hình nào sau dây là của quần thể nói trên ?
A. 0,36 Cánh dài: 0,64 cánh ngắn

B. 0,94 cánh ngắn: 0,06 cánh dài

C. 0,6 cánh dài: 0,4 cánh ngắn

D. 0,06 cánh ngắn: 0,94 cánh dài

Câu 63: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng. Một quần thể ban đầu (P) có
cấu trúc di truyền là: 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1. Người ta tiên hành thí nghiệm trên quần thể này qua 2 thế hệ. Ở
thế hệ thứ nhất (F1) được tỉ lệ phân ly kiểu hình là 84% cậy hoa vàng:16% cây hoa trắng, ở thế hệ thứ 2 (F2) tỉ lệ
phân ly kiểu hình là 72% cây hoa vàng: 28% cây hoa trắng. Biết rằng khơng cị sự tác động của các yếu to làm
thay đổi tần số alen của quần thể. Quá trình thí nghiệm này là:
A. Cho P tự thụ phấn và cho F1 giao phấn.

B. Cho giao phấn từ P đến F2

C. Cho P giao phấn và cho F1 tự thụ phấn

D. Cho tự thụ phấn từ P đến F2

Câu 64: Cho biết mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể, alen A quy định hoa kép trội hoàn toàn so với alen a quy
djnh hoa đơn; Alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quà chua. Trong một quần thể đạt
cân bằng di truyền, người ta đem giao phấn ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được ở F1 gồm 63% cây hoa kép
quả ngọt; 12% cây hoa kép, quả chua; 21% cây hoa đơn, quả ngọt; 4% cây hoa đơn, quả chua. Cho các phát biểu
sau:
(1) Tần so alen A bằng tần số alen a

(2) Tần số alen B = 0,4.
(3) Nếu chỉ tính trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3/7
(4) Nếu đem tất cả cây hoa đơn, quả ngọt ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì đời F2 xuât hiện loại kiểu hình hoa
đơn, quả chua chiếm tỉ lệ 4/49;
Có bao nhiêu phát biểu khơng đúng ?
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 65: Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc
thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có đoạn
tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y khơng có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có
thể có trong quần thể trên là:
A. 138

B. 4680

C. 1170

D. 2340

Câu 66: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lơcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn
toàn so với alen a quy dịnh thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 15%. Sau một thế
hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 20,25%.
Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là
A. 0,805 AA : 0,045 Aa : 0,15 aa.


B. 0,65 AA : 0,2 Aa : 0,15 aa.

C. 0,25 AA : 0,6 Aa : 0,15 aa

D. 0,4225 AA : 0,455 Aa : 0,125 aa.

Câu 67: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội khơng hồn tồn so với alen a quy dịnh hoa trắng,
kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, nguôi ta thu
được kết quả ở bảng sau :
Thế hệ
Tần số kiểu gen AA
Tần số kiểu gen Aa
Tần số kiểu gen aa

P
2/5
1/5
2/5

F1
25/36
10/36
1/36

F2
36/49
12/49
1/49


F3
49/64
14/64
1/64

2


Cho rằng các quần thể này không chịu tác động của các nhân tố đột biến, di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.
Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
B. Cây hoa trắng khơng có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn một cách nghiêm ngặt.
C. Cây hoa hồng khơng có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn một cách nghiêm ngặt.
D. Cây hoa đỏ khơng có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 68: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy
định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, số
kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là
A. 54

B. 64

C. 24

D. 10

Câu 69: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen 0,2 AA, 0,8 Aa. Qua một số thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ
kiểu gen trong đồng hợp lặn trong quần thể là 0,35. Số thế hệ tự thụ phấn của quần thể là:
A. 3

B. 4


C. 2

D. 5

Câu 70: Trong một quần thể ngẫu phối cân bằng di truyền, xét hai gen trên NST thường khơng cùng nhóm gen
liên kết. Gen thứ nhất có tần số alen trội bằng 0,7. Gen thứ hai có tần số alen lặn bằng 0,5. Biết rằng mỗi gen đều
có hai alen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hồn tồn và khơng có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết tỉ lệ
cá thể mang hai cặp gen dị hợp là.
A. 21%

B. 68,25%

C. 42%

D. 50%

Câu 71: Một quần thể của một loài thực vật, xét gen A có 2 alen là A và a: gen B có 3 alen là B1, B2 và B3. Hai gen
A và B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số của A là 0.6; tần số của B1 là 0,2; tần số của B2
là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và trong quần thể có 10000 cá thể thi theo lí thuyết, số
lượng cá thể mang kiểu gen dị hợp cả gen A và gen B là:
A. 1976

B. 2976

C. 1945

D. 1992

Câu 72: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường, alen A quy định thân cao trội hoàn

toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng.
cho các cây thân cao hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp hoa trắng (P) thu được F1 gồm 87,5% cây thân cao
hoa trắng, 12,5% câu thân thấp hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết nếu cho các cây thân
cao hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được đời con có số cây thân cao hoa trắng chiếm tỷ
lệ
A. 91,1625%

B. 87,5625%

C. 98,4375%

D. 23,4375%

Câu 73: Ở một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3; b là 0,2. Biết các gen phân li
độc lập, alen trội là trội không hồn tồn, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau về quần thể này:
I. có 4 loại kiểu hinh.
II. có 9 loại kiểu gen.
III. Kiểu gen AaBb có tỉ lệ lớn nhất.
IV. Kiểu gen AABb khơng phải là kiểu gen có tỉ lệ nhỏ nhất.
A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 74: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền như sau: 0,3 AA:0,6 Aa:0,1aa. Khi môi trường sống bị thay
đổi tất cả cá thể đồng hợp lặn đều chết. Sau bao nhiêu thế hệ thì tần số alen a bằng 0,08?
A. 2


B. 3

C. 8

D. 10

Câu 75: Ở một lồi lưỡng bội, trên NST thường có n + 1 alen. Tần số alen thứ nhất bằng 1/2 và mỗi alen còn lại là
1/2n. Giả sử quần thể ở trang thái cân bằng di truyền. Tần số các cá thể dị hợp trong quần thể là:
2


n +1
A. 4n .

1
2
B. 4n .

3n - 1
C. 4n .

1
1
+
2
4.
D. 4n

Câu 76: Ở người bệnh mù màu do một alen a nằm trên NST giới tính X quy định khơng có alen tương ứng trên

Y. Ở một hịn đảo, có 600 có kiểu gen X AY, 400 người có kiểu gen XaY, 600 người có kiểu gen XAXA , 200 người có
kiểu gen XAXa và 200 người có kiểu gen XaXa Tần số alen a của quần thể này là:
A. 0,4

B. 0,33

C. 0,25

D. 0,35

Câu 77: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong sinh trưởng thực tế của quần thể có hình chữ S
B. Tỉ lệ đực cái của các lồi ln là 1/1
C. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất
D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm
Câu 78: Khi nghiên cứu tỉ lệ nhóm máu trong một quần thể người đã thu được kết quả 45% số người mang nhóm
máu A, 21% số người mang nhóm máu B, 30% số người mang nhóm máu AB và 4% số người mang nhóm máu
O. Giả sử quần thể nghiên cứu đạt trạng thái cân bằng di truyền. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau là
đúng?
I. Có 25% số người mang nhóm máu A có kiểu gen đồng hợp.
II. Tần số alen IB là 30%
III. Tần số kiểu gen IAIOlà 12%
IV. Tần số kiểu gen IBIO là 9%.
V. Tần số alen IO là 20%
A. 1

B. 4

C. 2


D. 3

Câu 79: Ở một lồi thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 2 alen quy định. Thực hiện một phép lai giữa cây
hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thế hệ F1thu được toàn cây hoa hồng. Cho các cây hoa hồng
F1 tự thụ phấn thu được các hạt F2. Người ta chọn ngẫu nhiên 100 hạt F2 gieo thành cây chỉ thu được các cây hoa
đỏ và hoa hồng, cho các cây này tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, trong số các cây thu được ở thế hệ cuối cùng, tỉ
lệ cây hoa trắng thu được 7/20. Tỉ lệ của hạt mọc thành cây hoa hồng trong hỗn hợp 100 hạt F2 nói trên là:
A. 80%

B. 60%

C. 20%

D. 40%

Câu 80: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét 2 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, alen A
trội hoàn toàn so với alen a, alen B trội hoàn toàn so với alen b. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc
di truyền là: 0,15 AABB + 0,30 AABb + 0,15 AAbb + 0,10 AaBB + 0, 20 AaBb + 0,10 Aabb =1 . Do điều kiện sống
thay đổi những cá thể có kiểu hình lặn aa bị đào thải hồn tồn ngay sau khi sinh ra. Cho rằng khơng có tác động
của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a, b lần lượt là:
A. 0,25 và 0,25

B. 0,2 và 0,5

C. 0,125 và 0,5

D. 0,375 và 0,75

Câu 81: Ở một lồi thực vật, alen D quy định quả trịn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, alen R quy
định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen r quy định quả trắng. Hai cặp gen đó nằm trên hai cặp NST thường khác

nhau. Ở thế hệ F1 cân bằng di truyền, quần thể có 14,25% cây quả tròn, đỏ; 4,75% cây quả tròn, trắng; 60,75% cây
quả dài, đỏ ; 20,25% cây quả dài, trắng. Cho các cây quả tròn, đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ cây quả dài,
trắng thu được ở thế hệ sau là bao nhiêu?
A. 0,56%.

B. 3,95%

C. 2,49%

D. 0,05%

Câu 82: Ở người, răng khểnh alen lặn a nằm trên NST thường qui định, alen trội A qui định răng bình thường;
thuận tay phải do một alen trội B nằm trên cặp NST thường khác quy định, alen lặn b quy định thuận tay trái. Cả
hai tính trạng này đều thể hiện hiện tượng ngẫu phối và cân bằng di truyền qua các thế hệ. Trong một quần thể
2



×