Tải bản đầy đủ (.doc) (1,050 trang)

KHBD CÁC MÔN VĂN HÓA CẢ NĂM LỚP 2 CTST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 1,050 trang )

TUẦN 1

Thứ hai ngày 9/5/2022
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
TIẾT 1 : Sinh hoạt dưới cờ ( Tham gia lễ khai giảng )
SGK / 5 TGDK : 35 phút

I/ Yêu cầu cần đạt:
1/ Năng lực:
*Năng lực chung:
- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực đặc thù:
- Em chỉ ra được hình ảnh thân thiện, ln vui vẻ của bản thân
- Em chỉ ra được những việc làm thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp
với bạn.
2/ Phẩm chất:
- Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia
công việc chung của trường, lớp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV + HS : SGK hoạt động trải nghiệm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1/ Khởi động : HS xếp hàng chuẩn bị dự lễ
2/ Khám phá :
- GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng các em HS lớp
1 như đã luyện tập trước đó.
- GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp
mình sau khi biểu diễn xong
- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung


quanh.
3/ Luyện tập – thực hành :
- HS tham gia dự lễ khai giảng.
- HS lắng nghe cô Hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc buổi lễ.
4/ Vận dụng :
-HS ghi nhớ những những hình ảnh thân thiện của các em HS lớp 1 mới vào trường.
-Luôn luôn thương yêu giúp đỡ các em lớp 1.
5/ Tổng kết, đánh giá :
- GV nhận xét tiết học.
- Tổ chức bình chọn cá nhân – nhóm học tốt.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………


Thứ ba ngày 6/9/2022
TỐN
ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiết 1)
TGDK: 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù
- Đọc số, viết số.
- So sánh các số, thứ tự số.
- Đếm thêm 1, 2, 5, 10.
- Cấu tạo thập phân của số.
b. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tư duy lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp tốn học.

2. Phẩm chất: trách nhiệm
Tích hợp: Tốn học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. Chuẩn bị:
- GV: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học
- HS: 1 thanh chục và 8 khối lập phương.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Khởi động:
- Hát bài hát
- Ổn định
2.Bài học và thực hành:
- HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biết: bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
1) Đọc số
- HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.
- GV cho HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một hàng số (10 số) theo các yêu cầu của nhiệm vụ 1.
2) Thứ tự các số trong bảng
- HS đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận.
- GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh hoạ.
- GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét.
- GV nhận xét
3) So sánh các số
a) Phân tích mẫu
- HS so sánh 37 và 60 (bảng con).
- GV chọn hai em có hai cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp  HS,
Gv nhận xét
- HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu. HS làm vào vở  Sửa bài
- GV chốt: ôn lại các cách so sánh, cách sắp xếp các số.
4) Làm theo mẫu


- GV cho HS thảo luận nhóm đơi, tìm hiểu mẫu:

+ Có mấy việc phải làm?
+ Đó là những việc gì?
- Yêu cầu HS trình bày những việc phải làm
GV chốt: có 5 việc, trong sách có 1 việc, các em sẽ làm tiếp 4 việc nữa cho hoàn thiện.
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để điền vào sơ đồ trên bảng lớp.
3.Vận dụng, sáng tạo
- Hãy nêu lại số lớn nhất (nhỏ nhất) có 1 (2) chữ số?
- Nêu cách tìm số liền trước (liền sau) của một số.
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM : EM ĐÃ LỚN HƠN
BÉ MAI ĐÃ LỚN (Tiết 1-2) – Đọc bé Mai đã lớn
SGK / 10 TGDK: 70 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù
* Năng lực ngơn ngữ:
-Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài
qua tên bài và tranh minh hoạ.
-Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của
các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp
em lớn hơn trong mắt bố mẹ; biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà. Kể được tên một số
việc em đã làm ở nhà và ở trường.
b. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tương tác được với thầy (cô) và các bạn.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tự học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học
tập.
2. Phẩm chất:
- HS nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm học lớp Một.
- Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình bằng cách tham gia làm những việc
nhà vừa sức.
II. Chuẩn bị:
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Tranh ảnh HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có).
– Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.


III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Khởi động:
– GV giới thiệu tên chủ điểm Em đã lớn hơn, HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về chủ
điểm (GV khơi gợi để HS nói theo suy nghĩ của mình).
– GV u cầu HS hoạt động nhóm đơi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc nhà em đã làm:
tên việc, thời gian làm việc,...
– GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài Bé Mai đã lớn.
– GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài
đọc: nhân vật (bé Mai, bố mẹ), việc làm của các nhân vật,…
2. Khám phá
a)Luyện đọc thành tiếng
– HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với
giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể
hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào).
– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách,…; hướng dẫn cách
ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hồ nữa. //; Nhưng / bố
mẹ đều nói rằng / em đã lớn. //;…

– HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
b)Luyện đọc hiểu
– GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngạc nhiên (lấy làm lạ, hồn toàn bất
ngờ), y như (giống như),...
– GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SHS.
– HS rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân: Biết làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ.
TIẾT 2
3. Luyện tập
Luyện đọc lại
– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng
nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
– GV yêu cầu HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn
từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
– HS khá, giỏi đọc cả bài.
4. Vận dụng- mở rộng:
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa chăm chỉ.
– GV yêu cầu HS kể tên các việc đã làm ở nhà (nấu cơm, quét nhà, trông em,…) và ở trường
(lau bảng, quét lớp, tưới cây...)
– HS xác định yêu cầu – HS kể tên các việc làm.
– HS nghe một vài nhóm trình bày trước lớp và nhận xét kết quả.
* THLM: TNXH Các thế hệ trong gia đình
*Hoạt động củng cố và nối tiếp:


– Nêu lại nội dung bài.
– Nhận xét, đánh giá.
– Về học bài, chuẩn bị.
Phần điều chỉnh:

……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
TIẾNG VIỆT BS
RÈN ĐỌC: BÉ MAI ĐÃ LỚN
TGDK: 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù
- Đọc to, rõ, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ trong bài Bé Mai
đã lớn.
b. Năng lực chung
- Tích cực thực hiện nhiệm vụ.
- Phối hợp với bạn để hoàn thành nhiệm vụ.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất tự tin thông qua hoạt động đọc.
II. Chuẩn bị:
GV: Sách HDH
HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Khởi động
- Gv giới thiệu, ghi tựa bài
- HS ghi bài vào vở
2. Thực hành
* Nhiệm vụ 1: Đọc bài
* Nhiệm vụ 2: Đọc đoạn
* Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi
3. Vận dụng
* Nhiệm vụ 4: Thi đọc diễn cảm
4. Đánh giá
- HS chia sẻ về tiết học.

- GV nhận xét tiết học.
- Bình chọn bạn học tốt.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TNXH:


CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
TGDK: 35 phút
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học, HS:
- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau
giữa các thế hệ trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gđ.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết
tình huống trong bài học; Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện
cách ứng xử phù hợp
- Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động và khám phá
- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?

+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?
+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- GV mời 2 - 3 HS trả lời.
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi:
+ Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?
+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến
người ít tuổi.
- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình đố các em biết: Gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có
những ai?
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
* GV Kết luận
Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ
- GV trình chiếu sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 và yêu cầu của hoạt động lên bảng.
- HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu:
+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hồ?
+ Gia đình bạn Hồ có mấy thế hệ cùng chung sống?
+ Mỗi thế hệ gồm những ai?


- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.
* GVKết luận
Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân
- HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung
sống? Mỗi thế hệ có những ai?
* GV Kết luận
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:

+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình.
+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Thứ tư ngày 7/9/2022
TIẾNG VIỆT
BÉ MAI ĐÃ LỚN (tiết 3) - Viết chữ hoa A
SGK/ 11 TGDK : 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù
- Viết đúng kiểu chữ hoa A và câu ứng dụng.
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt
động.
- Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
b. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tương tác được với thầy (cô) và các bạn.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tự học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học
tập.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Mẫu chữ viết hoa A.
– Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:



1. Khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa A và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
2. Thực hành:
a)Luyện viết chữ A hoa
– Cho HS quan sát mẫu chữ A hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A
hoa.
– GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ A hoa.
– HD HS viết chữ A hoa vào bảng con.
– HD HS tô và viết chữ A hoa vào VTV.
b)Luyện viết câu ứng dụng
– GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Anh em thuận hồ.”
– GV nhắc lại quy trình viết chữ A hoa và cách nối từ chữ A hoa sang chữ n.
– GV viết chữ Anh.
– HD HS viết chữ Anh và câu ứng dụng “Anh em thuận hoà.” vào VTV
c)Luyện viết thêm
– Cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
– HD HS viết chữ A hoa, chữ Anh và câu ca dao vào VTV.
d)Đánh giá bài viết
– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
– GV nhận xét một số bài viết.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TIẾNG VIỆT

BÉ MAI ĐÃ LỚN (tiết 4) –Từ và câu
SGK/ 12 TGDK : 35 phút
I/ Yêu cầu cần đạt :
1/Năng lực :
* Năng lực chung :
- Biết tự đọc, tìm hiểu và hồn thành được các bài tập .
- Biết lắng nghe và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm.
- Làm được các bài tập nối từ ngữ với tranh. Biết đặt được câu với từ ngữ cho sẵn. Biết chia sẻ
với bạn về suy nghĩ của mình sau khi làm việc nhà.
* Năng lực đặc thù :
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ sự
vật, hoạt động.
- Chia sẻ được với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.


2/ Phẩm chất :
- Tích cực tham gia các cơng việc ở nhà và ở trường.
- Bồi dưỡng tình yêu trường gia đình, tính chăm chỉ, tự giác khi ở nhà.
- Ln có trách nhiệm với cơng việc được giao.
II. Chuẩn bị: tương tự tiết 1
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Luyện từ
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.
– Cho HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm
đơi/ nhóm nhỏ.
Lưu ý: Mớ: tập hợp gồm một số vật cùng loại được gộp lại thành đơn vị, VD: mua mớ rau
muống, mớ tép.
– Cho HS chơi tiếp sức gắn từ ngữ phù hợp dưới hình.
– GV nhận xét kết quả.
– GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật.

2. Luyện câu
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4, quan sát câu mẫu.
– HD HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đơi – HS chơi trị chơi Truyền điện để nói miệng
câu vừa đặt.
– HS nghe bạn và GV nhận xét câu.
– HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa một từ ngữ tìm được ở BT3.
– Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
*Vận dụng
– Cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc
nhà.
– 1 - 2 HS nói trước lớp cảm xúc sau khi làm một việc nhà để bạn và GV nhận xét, định hướng
cho hoạt động nhóm.
– Yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo nhóm đơi.
– GV u cầu HS nói trước lớp và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những việc nhà mình đã làm,
được người thân khen ngợi, cảm nghĩ khi được khen ngợi.
*Hoạt động củng cố và nối tiếp:
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
TỐN
ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tt)
TGDK: 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:


1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù

- Đọc số, viết số.
- So sánh các số, thứ tự số.
- Đếm thêm 1, 2, 5, 10.
- Cấu tạo thập phân của số.
b. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tư duy lập luận tốn học, mơ hình hóa tốn học, giải quyết vấn đề tốn học, giao tiếp tốn học
2. Phẩm chất: trách nhiệm
Tích hợp: Tốn học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. Chuẩn bị:
- SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy, học:
1.Khởi động:
- Hát bài hát
- Ổn định
2.Luyện tập:
- HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biết: bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
Bài 1: GV cho HS đọc u cầu bài.
- HS thảo luận (nhóm đơi) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10.
- GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số), GV khuyến khích HS nói cách
làm của mình  Cả lớp nhận xét  GV chốt
- Mở rộng: Để đếm nhanh, trong một số trường hợp nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10,
cho ví dụ.
• Thêm 1 : số lượng ít.
• Thêm 2: số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”.
Ví dụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, .. .)
• Thêm 5: Khi có các nhóm 5.
Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh,...
• Thêm 10: Những thứ để thành từng chục.

Ví dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái, ...
Bài 2: -Tìm hiểu bài
- GV vấn đáp giúp HS nhận biết yêu cầu bài (Thay dấu (?) bằng số thích hợp)
- Làm bài:
+ HS tìm cách làm “Đếm nhanh” (đếm thêm 2 vì HS chơi theo cặp, 2 em/nhóm).
+ HS làm bài (cá nhân) rồi nói vói bạn câu trả lời.
(GV lưu ý: làm dấu khi đếm, đếm lần lượt để không bị trùng lặp).
- Sửa bài: GV gọi vài HS nói trước lớp  Cả lớp nhận xét  GV chốt
Bài 3: Tương tự bài 2.
GV giúp HS biết đếm nhanh (đếm thêm 5).


Thử thách
- Tìm hiểu đề bài: nhận biết yêu cầu, xác định nhiệm vụ (Khay cuối cùng có bao nhiêu cái
bánh?)
- Tìm cách làm: HS thảo luận (nhóm bốn).
HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thứ tự: 2, 7,12,17, 22 (đếm thêm 5).
- HS làm bài  HS chia sẻ trong nhóm để kiểm tra lại kết quả.
- Sửa bài: GV gọi vài em đọc kết quả, nói cách làm.
GDBVMT: Sử dụng đồ nhựa tái chế để bảo vệ mơi trường
- GV chốt
Vui học
- GV có thể nói câu chuyện, giới thiệu hình vẽ, giúp HS xác định quy định các phòng học, đọc
thẻ số của các bạn.
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đơi.
- HS nói cho nhau nghe.
- HS nói trước lớp, GV khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét.
3.Vận dụng, sáng tạo:

- GV cho HS chơi: Đố bạn?
+ Một HS đọc 2 số trong bảng số.
+ Cả lớp viết vào bảng con rồi điền dấu so sánh.
Có thể chơi 3 lần để xác định đội thắng (đội nào đúng nhiều hơn thì thắng cuộc).
Hoạt động thực tế
Cùng người thân chơi trốn tìm để tập đếm thêm 5.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN U
Trị chơi: “Tơi có thể”, nhận biết việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân
TGDK: 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù
- Chỉ ra được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
- Nói được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
b. Năng lực chung:
- NL giao tiếp và hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn
- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể
hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn. Chia sẻ những việc làm thể hiện tình
bạn.
- NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp


2. Phẩm chất:
- PC chăm chỉ: Thể hiện trong lao động nền nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập.
- PC nhân ái: Vui vẻ thân thiện với các bạn khi trở lại trường học. Hợp tác chia sẻ với các bạn
khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, giấy A3; quả bóng nhỏ
- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…
III. Các hoạt động dạy, học:
1.Khởi động:
- HS bắt bài hát
- GV nêu nhiệm vụ học tập
2.Tìm hiểu mở rộng:
HĐ1.Tìm hiểu những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân
- GV yêu cầu một HS đọc nhiệm vụ hoạt động 3 trang SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 8 cho cả lớp
nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đơi, trao đổi với bạn dựa theo gợi ý của bốn tranh để nêu những việc
làm mình có thể thực hiện để xây dưng hình ảnh của bản thân.
- GV gọi 4-5 HS chia sẻ trước lớp về những việc các em cần làm để xây dụng hình ảnh bản thân.
- GV yêu cầu HS vể nhà thực hiện nhũng việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân như các em đã chia sẻ
trong nhóm/trước lớp.
- GV tổng kết hoạt động.
HĐ2: Để xuất những việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ hoạt động 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 9 cho cả
lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ về những việc HS có thể làm để xây dựng hình,
ảnh bản thân theo bốn gợi ý ở sơ đồ trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 9
3.Vận dụng
- GV: Em đã làm những việc gì để thể hiện sự thân thiện, vui vẻ?
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Nhắc nhở HS thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

Thứ năm ngày 8/9/2022
TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN BIỂU
Tiết 1: Đọc Thời gian biểu
SGK/ 13 TGDK : 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:


a. Năng lực đặc thù
- Nói với bạn những việc em làm trong một ngày; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc:
Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các cơng việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học;
biết liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.
b. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tương tác được với thầy (cô) và các bạn.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tự học để hồn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học
tập.
2. Phẩm chất:
- Bước đầu biết quý trọng thời gian.
- Có hứng thú học tập, ham thích lao động.
II. Chuẩn bị:
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên
chữ cái hoàn thiện.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Khởi động:

– GV u cầu HS hoạt động nhóm đơi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn những việc em làm trong
một ngày (có thể kể theo thứ tự hoặc không theo thứ tự), thời gian em dành cho mỗi việc
– Cho HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đốn nội dung bài đọc: nhân
vật, sở thích, ước mơ của nhân vật,…
– GV giới thiệu bài mới,
2. Khám phá và luyện tập
a)Luyện đọc thành tiếng
– GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng thong thả, chậm rãi, rõ thời gian và tên từng việc làm ở mỗi buổi
trong ngày).
– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: trường, nghỉ trưa, chơi, chương trình,…
–GV u cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
b)Luyện đọc hiểu
– GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: thời gian biểu (bảng kê thời gian và
trình tự làm các cơng việc khác nhau, thường là trong một ngày), cầu thủ nhí (cầu thủ nhỏ
tuổi),... – HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong sách.
– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc, điều rút ra từ bài đọc
– GV yêu cầu HS nêu bài học liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc
trong ngày.
THLM: ĐĐ: Quý trọng thời gian
c)Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS luyện đọc thời gian biểu một buổi trong nhóm, trước lớp.


- HD HS đọc nối tiếp thời gian biểu theo buổi.
3. Hoạt động củng cố và nối tiếp:
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN BIỂU
Tiết 2: Nghe - viết Bé Mai đã lớn
SGK/ 13 TGDK : 35 phút
I/ Yêu cầu cần đạt:
1/Năng lực:
* Năng lực chung:
- HS tự tìm hiểu bài để hồn thành tốt bài viết và bài tập chính tả.
- Nghiệm thu bài chính tả và chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp.
- Nêu được suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của biển.
* Năng lực đặc thù:
Nghe - viết đúng đoạn văn; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c⁄k.
2/ Phẩm chất:
- Chăm chỉ, chịu khó viết và làm bài tập.
- Có trách nhiệm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao
II. Chuẩn bị: VBT
II. Hoạt động dạy, học
1. Nghe – viết
– GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn.
– HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của
phương ngữ, VD: thử, kiểu, túi xách,... ; hoặc do ngữ nghĩa, VD: giày.
– GV đọc từng cụm từ ngữ và viết đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi
bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa
học).
– GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
– GV nhận xét một số bài viết.
b)Làm quen với tên gọi một số chữ cái
– GV yêu cầuHS đọc yêu cầu BT và bảng tên chữ cái tr.14 SHS.

– HD HS tìm chữ cái phù hợp với tên trong nhóm nhỏ.
– Cho HS chơi trò Kết bạn ghép thẻ từ ghi chữ cái phù hợp với thẻ từ ghi tên chữ cái.
– GV yêu cầu HS đọc lại bảng tên chữ cái đã hoàn thành.


– GV yêu cầu HS học thuộc bảng chữ cái.
c)Luyện tập chính tả
Phân biệt c/k
– GV yêu cầuHS xác định yêu cầu của BT 2(c).
– Cho HS quan sát tranh, thực hiện BT vào VBT.
– GV yêu cầu HS nêu kết quả và đặt câu với các từ tìm được.
*Hoạt động củng cố và nối tiếp:
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TOÁN
ƯỚC LƯỢNG (TIẾT 1)
SGK / 11 TGDK : 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù
- Nhận biết việc ước lượng.
- Vận dụng ước lượng số đồ vật theo nhóm chục.
b. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tư duy lập luận tốn học, mơ hình hóa tốn học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán

học.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
*Tích hợp: TN & XH
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của
GV.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Khởi động:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 9 (trong vòng 15s) và trả lời câu hỏi : Đốn xem trong
hình có bao nhiêu quả bóng?
- GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng
- GV đặt vấn đề, giới thiệu Bài 2: Ước lượng.
2.Bài học và thực hành:
HĐ1. Ước lượng


- GV cho HS quan sát hình vẽ: Yêu cầu HS chỉ quan sát, không đếm hết, xác định xem có
khoảng bao nhiêu con bướm?
GV cho HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ước lượng.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận: Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục.
HĐ2: Thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình máy bay sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy
ước lượng có khoảng bao nhiêu chiếc máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay?
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình ngơi sao sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy
ước lượng có khoảng bao nhiêu ngơi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao?
-GV gọi HS đại diện trả lời  HS khác nhận xét, bổ sung.
GV đánh giá, NX, chốt, chuyển sang nội dung mới.

HĐ3. Luyện tập
- GV chia HS thành 3 nhóm, trả lời các bài tập trong phần Luyện tập sgk trang 12:
+ Nhóm 1: Ước lượng và đếm số lượng thuyền giấy.
+ Nhóm 2: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng tenis.
+ Nhóm 3: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng rổ.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời  GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3.Vận dụng:
- HS so sánh kết quả của luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động để thấy tác dụng
của việc học ước lượng.
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
Phần điều chỉnh:
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
ĐẠO ĐỨC:
QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
TGDK: 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù
- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
b. Năng lực chung
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
- Biết được vì sao phải q trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.



- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.
II. Chuẩn bị:
- Bộ tranh, ảnh về đức tính chăm chỉ (nếu có)
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của
GV.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Khởi động:
HĐ: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe?
+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na?Em có đồng tình với việc làm đó khơng, vì sao ?
- GV đặt vấn đề và giới thiệu Bài 1: Quý trọng thời gian.
2.Kiến tạo tri thức mới:
HĐ1. Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những dẫn dắt, gợi mở:
+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bọn nào biết, bọn nào chưa biết quý trọng thời gian?...
- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm
báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến, cùng HS nhận xét bổ sung.
HĐ2. Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.
- GV cần gợi ý để hướng HS nêu lên một số việc làm cụ thể thể hiện được sự quý trọng thời
gian (Ví dụ: Cùng bạn thực hiện hoạt động vui học, vừa học vừa chơi; Chuẩn bị sách vở cho
ngày mai trước khi đi ngủ (để buổi sáng không mất thời gian chuẩn bị), ...)
- GV nhận xét, bổ sung.
HĐ3. Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

- GV gợi ý , đặt câu hỏi HS trả lời:
+ Thời gian trôi đi có quay trở lợi được khơng?
+ Thời gian trong một ngày có phải là vơ hạn khơng?
+ Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì?
- Cho cả lớp đọc bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu.
THLM: TV: Thời gian biểu (lập thời gian biểu công việc trong ngày của em)
3.Vận dụng:
- Em đã học được điều gì qua bài học ?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Thực hiện những điều đã học. Chuẩn bị bài tiết sau.
Phần điều chỉnh:


……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TNXH:
CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 2)
TGDK: 35 phút
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau
giữa các thế hệ trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết
tình huống trong bài học.Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện
cách ứng xử phù hợp

- Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
 HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động và khám phá
- Một số HS lên bảng giơ tranh vẽ hoặc hình ảnh về gia đình để cả lớp quan sát và đặt câu hỏi:
Đố bạn biết, gia đình mình có mấy thế hệ?
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình
- GV tổ chức cho HS quan sát một số sơ đồ các thế hệ trong gia đình có sẵn (hoặc có thể chiếu
máy chiếu cho HS quan sát).
- GV đặt câu hỏi: Trong gia đình này có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?
- GV đặt câu hỏi: Các em cần chuẩn bị những gì để làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình?
- GV yêu cầu HS thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình theo các gợi ý:
+ Gia đình em có mấy thế hệ?
+ Vẽ, viết tên hoặc dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ.
- GV mời HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp.
- HS và GV cùng nhận xét và bình chọn những sơ đồ đúng và đẹp mắt.
* Kết luận: Mỗi gia đình có nhiều thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Các thế
hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau.
Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.


- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 trong SGK trang 10 và thảo luận để trả lời các câu hỏi:
Hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao?
- GV mời HS trình bày ý kiến của mình.
- HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.

* Kết luận: Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu
cần phải yêu quý và quan tâm đến ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và ni
dưỡng chúng ta.
Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống
- GV u cầu HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK/11 và cho biết nội dung của hình là gì.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đơi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.
- HS đóng vai, giải quyết tình huống
- HS và GV cùng nhau nhận xét. GV dặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những
việc cần làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.
* Kết luận: Tất cả mọi người nên bày tỏ tình cảm của mình với người thân; đề nghị hoặc bày
tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bó giữa các
thành viên trong gia đình.
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân
+ Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau?
+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình của mình?
- GV dẫn dắt để HS rút ra bài học. Nêu được các từ khoá của bài: “Chia sẻ - Thế hệ - Yêu
thương”.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS thực hiện những hành động thể hiện sự yêu thương và quan tâm với bố mẹ, ông
bà trong gia đình và chia sẻ những việc đã thực hiện vào tiết học sau.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.

TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN BIỂU(Tiết 3) - MRVT Trẻ em
SGK / 15 TGDK : 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù
- MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được.
- Bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.

b. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tương tác được với thầy (cô) và các bạn.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tự học để hồn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học
tập.


2. Phẩm chất:
- Rèn tính chăm chỉ, ham học hỏi.
II. Chuẩn bị:
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Tranh ảnh một số hoạt động của trẻ em (nếu có).
– HS mang tới lớp ảnh chụp bản thân để tự giới thiệu, truyện đã đọc về trẻ em.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
2.Thực hành:
a)Luyện từ
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.
– Cho HS tìm từ ngữ theo u cầu trong nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, mỗi HS tìm 1 từ cho
nhóm, ghi vào thẻ từ. Chia sẻ kết quả trước lớp.
– GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– GV nhận xét kết quả.
b)Luyện câu
– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4, quan sát câu mẫu.
– HD HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đơi.
– GV u cầu HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
– GV nhận xét câu.

– HD HS viết vào VBT 2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3, một câu về hoạt động, một câu
về tính nết.
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
Hoạt động củng cố và nối tiếp:
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị .
Phần điều chỉnh:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 9/9/2022
TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN BIỂU (tiết 4)
Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, lời khen ngợi
SGK / 16 TGDK : 35 phút
I. Yêu cầu cần đạt:
1/ Năng lực:
*Năng lực chung:



×