Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thị trường eu và khả năng xuất khẩu hàng may mặc của việt nam vào thị trường eu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.53 KB, 24 trang )

Đề án môn học
LI M U
K t thỏng 11/ 1990, khi Việt nam và Liên minh châu Âu chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao, đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh
vực ngày càng phát triển. Trong đó nổi bật nhất là quan hệ hợp tác kinh tế phát
triển với tốc độ rất nhanh sau khi hai bên ký hiệp định hợp tác năm 1995. Cả
Việt nam và EU đều xem nhau là những đối tác thương mại quan trọng. EU là
một thị trường lớn có vai trị quan trọng trong thương mại thế giới và trong quan
hệ thương mại song phương giữa EU và Việt Nam vì thị trường EU chiếm 34 %
giá trị xuất khẩu của Việt nam. Đánh giá về triển vọng của quan hệ hợp tác Việt
nam - EU chúng ta thấy có rất nhiều hứa hẹn
Về lĩnh vực thương mại, kim ngạch 2 chiều giữa Việt Nam và EU tăng
nhanh qua từng năm nhất là bắt đầu từ năm 1997 khi EU dành cho Việt Nam
Quy chế GSP từ 3,6 tỷ USD (1997) lên 6,33 tỷ USD (2002), lên 8,10 tỷ USD
(2005) và năm 2006 đạt 9,9 tỷ USD, năm 2007 đạt 14,23 tỷ USD tăng 39,26%,
trong đó Việt Nam xuất khẩu 9,1 tỷ USD, tăng 28,2% so năm truớc.Các nhóm
hàng xuất khẩu có tăng trưởng cao sang EU trong năm 2007 vẫn là những mặt
hàng truyền thống như giầy dép, dệt may, cà phê hạt xanh, đồ gỗ, thuỷ hải sản,
chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị
trường này.Trong đó ,hàng dệt may đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, tăng 16,5% so năm
2006 và 70,2% so năm 2005.
Hàng may mặc là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt tạo đà cho
các ngành khác phát triển, góp phần vào q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại
hố đất nước. Thực tế trong nhiều năm qua sản phẩm đã có nhiều tiến bộ về chất
lượng, mẫu mã. Nhưng nếu so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta vẫn còn
nhiều yếu kém, thị trường xuất khẩu vẫn cịn hạn hẹp. Dù có nhiều cải tiến và
hiện đại hố cơng nghệ sản xuất nhưng đạt được đến tầm cỡ khu vực
Do đó, cần phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả cạnh
tranh. Đây là một công việc hết sức cần thiết, vì ngành dệt may trong nước đóng

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47



1


Đề án môn học
vai trũ rt quan trng khụng ch về kinh tế, mà còn cả về xã hội. Nhận thức được
tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế
cũng như những thách thức mà ngành này phải đối mặt khi xuất khẩu mặt hàng
này vào thị trường này,em đã chọn đề tài “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu
hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường EU”
Mục đích khi chọn đề tài này là làm sáng tỏ về thực trạng kinh doanh hàng
may mặc Việt Nam trong những năm qua.Trên góc độ cá nhân, em xin được có
ý kiến đánh giá những điểm mạnh ,điểm yếu,phân tích những thuận lợi và khó
khăn của ngành để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh
doanh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
Với mục đích nghiên cứu, đề án được chia làm bốn phần chính:
1.Đặc điểm thị trường EU
2.Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU
3.Đánh giá khả năng xuất khẩu hàng may mặc của Viêt Nam sang EU
4.Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hàng may măc của Việt Nam sang thị
trường EU

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

2


Đề án môn học
1.C IM CA TH TRNG EU
thy được ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của các

doanh nghiệp, trước hết ta cần đi nghiên cứu thị trường EU theo mơ hình
PEST. Mơ hình này bao gồm 4 yếu tố:
Political (Thể chế- Luật pháp)
Economics (Kinh tế)
Sociocultrural (Văn hóa_Xã hội)
Technological (Cơng nghệ)
1.1.Các yếu tố thể chế_luật pháp
Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, ý tưởng hình thành một thị trường chung
cho các dân tộc Châu Âu xuất hiện. Ý tưởng đó bắt đầu vào năm 1950 với sự
hợp tác chủ yếu về Thương mại và Kinh tế, cụ thể hơn là Hiệp ước thành lập
Cộng đồng Than Thép được ký kết vào năm 1952, rồi kế tiếp vào năm 1957 Thị
trường chung Châu Âu chính thức ra đời với 6 thành viên là Pháp - Đức - Ý- Bỉ
- Hà Lan - Luxembuor. Đến tháng 1/1995 khối Liên minh Châu Âu (EU) phát
triển lên tới 15 Quốc gia, rồi tiếp theo tháng 5/2004 mở rộng thêm 10 nước,
nâng tổng số lên 25 thành viên và tháng 1 năm 2007 tiếp tục phát triển thêm 2
nước thành viên mới đó là Rumani và Bungary. Như vậy qua 6 lần mở rộng,
hiện là thị trường bao trùm gần hết Châu Âu và đã trở thành EU-27.
.EU hiện có 27 nước thành viên gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà lan, Lucxăm-bua, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hylạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ
Điển và Phần Lan, Sec, Hungaria, Ba lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia,
Estonia, Malta, Síp, Bungari và Rumani.
+ Diện tích : 4.000.000 km2
+ Dân số : khoảng 493 triệu người
Mục tiêu thành lập EU là tăng cường liên kết kinh tế, tổng lực sức mạnh
của các quốc gia, giải quyết các vấn đê kinh tế nảy sinh trong từng nước và cả
cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, thiết lập một khu vực tiền tệ

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

3



Đề án môn học
ụn nh nhm cnh tranh vi ng đơla (USD) về lâu dài, để hình thành một liên
minh tiền tệ và kinh tế thống nhất, tiến tới tăng cường liên kết về mặt chính trị...
Ngày 1/1/2002,đồng Euro được chính thức đưa vào sử dụng .Hiện nay có
13 nước sử dụng đồng euro (eurozone)
Chính sách thương mại chung của EU hiện nay đang hướng tới xóa bỏ dần
những hạn chế trong buôn bán, giảm thuế, tạo thuận lợi cho các hoạt động bn
bán bằng cách kết hợp các chính sách song phương, đa phương và khu vực. Qui
định mới về sử dụng hóa chất đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU (gọi
tắt là Luật Reach) bắt đầu được áp dụng thống nhất tại các nước EU từ tháng
6/2007. Luật Reach qui định rõ vấn đề đăng ký, đánh giá và cấp phép đối với
các loại hóa chất thông qua các tiêu chuẩn, chi tiết cụ thể qui định việc sử dụng
hóa chất trong sản xuất hàng hóa, nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường sinh thái.
Hiện nay, 27 nước thành viên EU đang áp dụng thống nhất một biểu thuế
quan chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, theo đó hàng may mặc bị áp đặt
thuế nhập khẩu lên tới 12%
Sau đây là những quy định nhưng doanh nghiêp Việt Nam xuất khẩu
hàng may mặc vào thị trường EU cần biết
1.1.1. Chất lượng và các tiêu chuẩn phân loại
Khơng có tiêu chuẩn chung của EU cho các sản phẩm may mặc. Đa số các
nhà nhập khẩu, đặc biệt là các tổ chức bán lẻ, làm việc trên cơ sở một số các yêu
cầu tối thiểu. Trên khía cạnh này, nhà nhập khẩu đã hình thành và đưa ra những
yêu cầu chất lượng tối thiểu liên quan đến cả vật liệu và sản xuất.
1.1.2. Các khía cạnh về mơi trường liên quan đến thường phục
- Các vấn đề mơi trường
Các khía cạnh mơi trường đóng một vai trị trong nhóm sản phẩm thường
phục, khi chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường Châu âu. Các khía cạnh mơi trường
của sản phẩm được coi là vấn đề chính hiện nay. Bên cạnh các quy định của

chính phủ, có một sự nhận thức mạnh mẽ của người tiêu dùng đặc biệt là các

NguyÔn Quúnh Trang – Líp TMQT 47

4


Đề án môn học
quc gia phớa bc EU (cỏc quc gia Scandinavia , Đức, Hà Lan). Hiện nay nó trở
thành một vấn đề lớn nhất quyết định sự thành công trong thị trường EU.
- Các cơng cụ tài chính tại EU
Bên cạnh luật pháp, một trong những cơng cụ chính của EU trong việc xúc
tiến các sản phẩm môi trưởng là hình thức thuởng ưu đãi giảm trên ‘thuế mơi
trường’ trên sản phẩm. Ví dụ các hệ thống ưu đãi thường là những trợ giá thông
thường và hỗ trợ kế hoạch tổ chức tuy nhiên các hệ thống thuế này cũng hỗ trợ
hệ thống GSP xanh. Hệ thống GSP hoạt động trên cơ sở giả định rằng những ưu
đãi tăng thêm có thể được thưởng cho doanh nghiệp, cho những nhà sản xuất
cam kết vấn đề môi trường và cho những công ty nghiên cứu các kỹ thuật sản
xuất sạch hơn. Ngoài ra nguyên tắc ‘tiền phạt đối với những người làm ô nhiễm’
trở nên hiển nhiên tại EU, các chi phí ngăn ngừa và dọn dẹp ơ nhiễm được quy
trách nhiệm cho người gây ô nhiễm. Các nhà nhập khẩu đối mặt với vấn đề này
thường muốn chia sẽ những chi phí phụ trội với các đối tác ở các quốc gia đang
phát triển của họ.
- Phát triển kinh doanh bền vững; phát triển các nhãn sinh thái và các tiêu
chuẩn quản lý môi trường
Trong những năm gần đây, các vấn đề về môi trường như Đánh giá Chu kỳ
Sống của sản phẩm - Life Cycle Assessment of products, Sản xuất Sạch hơn –
Cleaner Production (CP) và Ecodesign trở nên những công cụ quan trọng cho
các công ty muốn chứng minh tiến trình mơi trường trên sản phẩm của họ và các
tiến trình sản xuất (bằng cách phân tích những ảnh hưởng môi trường lớn nhất

và sử lý cải thiện các ảnh hưởng này). Điều này có thể dẫn tới cả những lợi ích
mang tính chất nội bộ và bên ngoài.
Các nhãn sinh thái Ecolabel
4 nhãn hiệu quan trọng tại EU được áp dụng cho các sản phẩm may mặc
thông thường là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL EKO và nhãn SG
+ EU ecolabel: Nhãn hiệu EU Ecolabel được áp dụng cho drap trải dường
và Aó thun (Theo Quyết định 96/304/EC). EU Ecolabel được áp dụng cho áo

NguyÔn Quúnh Trang – Líp TMQT 47

5


Đề án môn học
thun dt kim, ỏo thun trn, c tròn, áo tay ngăn hoặc tay dài, được thiết kế để
mặc ngoài trời. Hàng thêu và hàng in, ngoại trừ hàng in nền nhựa. Chỉ sử dụng
chỉ may cho hàng thêu . thun để bán khơng được chỉnh sửa. (Tham khảo về
Eu ecolabel tại eu-c-3)
+ Milieukeur: Dutch Stichting Milieuker (Nền tảng khảo sát môi trường –
environmental Review Foundation) đã được xây dựng các tiêu chuẩn cho ngày
dệt may. Các tiêu chuẩn tập trung vào tiến trình chế biến/tinh chế các sản phẩm
dệt. Các yêu cầu quy định về chất thải vào khơng khí và nước. Khơng cho phép
sử dụng cloride trong tẩy sản phẩm. Ngoài ra cũng quy định mức tối đa cho
phép đối với các loại kim loại nặng có trong sản phẩm cuối cùng và cũng có
những giới hạn đối với thuốc trừ sâu orgnochloride, EOX, các chất tạo mầu và
formaldehyde.
+ OKO-Tex: Nhãn tiêu chuẩn OKO- Tex 100’ (theo Các tiêu chuẩn Châu
âu Điều hồ EN45014) khơng kiểm tra tồn bộ q trình chế biến sản phẩm, chỉ
tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Nhãn hiện này rất thông dụng tại Đức.
+ SKAL: SKAL là một cơ quan kiểm định quốc tế độc lập đối với các

phương pháp sản xuất hữu cơ và cơ quan này sở hữu dấu xác nhận nhận đăng ký
chính thức EKO. SKAL được Chính phủ Hà Lan và Đức ủy quyền theo quy
định ECC 2092/91. Hệ thống kiểm định của SKAL áp dụng trên toàn bộ dây
truyền sản xuất từ thu hoạch bông cho đến sản xuất ra sợi. Hệ thống tập trung
vào các giai đoạn sản xuầt và kiểm tra giai đoạn nào được cho phép, giai đoạn
nào không. Và hệ thống cũng có những tiêu chuẩn cho các tiến trình hồn tất
được cho phép như sử lý khơng thấm nước, sử lý khơng co, phủ bên ngồi, tạo
độ bền, thấm nước hoặc không thấm nước… SKAL cũng định rõ những yêu cầu
đối với sản phẩm cuối cùng và đóng gói cho hàng dệt.
+ Nhãn SG: Nhãn SG (Schadstoffgepruft-Zeichen) viết tắt từ nghĩa ‘kiểm
tra các chất nguy hiểm’, không chỉ áp dụng cho ngành dệt may, mà còn áp dụng
cho nhiều nhóm sản phẩm khác. Nó quy định những mức giới hạn cho các chất

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

6


Đề án môn học
nguy him nh formaldehyde, pentachlorophenol (PC), chlorified phenols (non
–PCP), thuốc trừ sâu, arsen, chì, cadmium, thủy ngân, nickel, chromium…
Các điều kiện lao động :”Schone Keren Kampagne”/”Chiến dịch Quần áo
Sạch”: Bên cạnh các nhãn hiệu sinh thái trên sản phẩm, EU cũng thực hiện
những chương trình với nội dung cải thiện các điều kiện lao động trong ngành
công nghiệp may. Với mục đích này Quy tắc Đạo đức – Code of Conduct đã
được phát triển : the “Eerlijk Handels handvest voor kleding” – EHH, Các Quy
định Thương mại Công Bằng cho ngành may mặc. Các vấn đề được xem xét là:
+ Thanh toán lương thực
+ Tự do trong tổ chức và đàm phán lương tập thể
+ Không bắt buộc làm thêm giờ

+ Không phân biệt đối xử
+ Không sử dụng lao động trẻ em
+ Các điều kiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
Các tiêu chuẩn được đưa ra dựa trên cơ sử các hiệp định của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO).
- Các tiêu chuẩn về môi trường
Hiện tại 2 hệ thống tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và chung nhất là
ISO 14001 và EMAS. Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lý
chất lượng ISO 9000.
EMAS chủ yếu được áp dụng cho các công ty sản xuất tại EU vào EMAS
chỉ được áp dụng rộng rãi tại Đức. Hệ thống EMAS tương đối khó đối với các
doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí do vậy các cơng ty nên sử dụng ISO 14001
- Các vấn đề liên quan đến sản phẩm
Các vật liệu chính sử dụng cho sản xuất các sản phẩm may mặc thông
thường là bông và sợi nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại
được thải ra. Q trình sản xuất có nhiều ảnh hưởng đến môi trường:
Thuốc nhuộm sạch: Các loại thuốc nhuộm từ thực vật mang tính mơi
trường hơn là các loại thuốc nhuộm từ ngun liệu hố thạch.

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

7


Đề án môn học
X lý nc: S dng hiu qu nước là một trong những yếu tố quan trọng
trong sản xuất sạch khi sử lý vải sợi
Nhuộm Azo và các chất độc hại khác: Các loại thuốc nhuộm Azo được sử
dụng trong quá trình tạo mầu cho vải sợi. Một số chất tạo mầu azo có chứa tính
chất gây ung thư hoặc có thể hình thành các chất amin mà có các chất gây ung

thư và các chất dễ biến đổi. Nhiều loại thuốc nhuộm azo bị cấm tại Đức, lệnh
cấm các loại thuốc nhuộm azo được áp dụng cho tất cả các sản phẩm tiếp xúc
với da trong thời gian dài. Tại Hà Lan, lệnh cấm thuốc nhuộm azo chỉ áp dụng
đối với giày dép, grap trải giuờng và quần áo. Nhìn chung khoảng 120 loại thuốc
nhuộm azo bị cấm. Một số chất khác cũng bị cấm tại một số các quốc gia thành
viên EU là pentachlorophenol, một số chất làm chậm cháy, PCB và PCT,
asbestos, cadmium, formaldehyde và nickel.
1.1.3. Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn
- Đóng gói
Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến bao bì. Vì
những lý do về mơi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC… ít
thơng dụng đối với người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có thể
cấm sử dụng loại vật liệu này
- Kích cỡ mark : Các số đo cho con người được sử dụng: chiều dài, vòng
ngực, vòng hơng. 3 số đo cơ bản này xác định kích cỡ cho hàng may mặc.
- Ghi nhãn: Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng về
tương lai và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn
từ thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thơng tin an tồn tiêu
dùng. Thơng thường có 2 lại phương pháp:
- Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy;
- Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và
kích cỡ của nhãn.
Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc
gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu; các biểu tượng

NguyÔn Quúnh Trang – Líp TMQT 47

8



Đề án môn học
liờn quan n tớnh bn vng ca mầu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của
cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác.
1.1.4. Thuế nhập khẩu và hạn ngạch
Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan
thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngồi EU. Nếu khơng có hiệu lực
của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được
áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng cho nhiều
quốc gia đang phát triển, ví dụ như :
Hệ thống GSP – Generalized System of Preferences áp dụng từ 1-1-1995
được thay thế bằng RGSP – Renewed Generalized System of Preferences.
Hiệp định Lomé lần thứ 4 cho các quốc gia Châu Phi, Caribbean và Thái
Bình Dương.
RGSP: hiệp định này cho phép các sản phẩm từ các quốc gia có liên quan
có thể nhập khẩu theo biểu suất thuế ưu đãi hoặc sản phẩm từ các quốc gia kém
phát triển được miễn thuế nhập khẩu. Nhà xuất khẩu phải điền vào ‘Chứng nhận
Xuất xứ Form A’, được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống thuế tình cờ
và thuế trần khơng tồn tại.
Hiệp định Lomé: Các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia ACP có thể
được nhập khẩu miễn thuế, khi nhà xuất khẩu điền vào “Chứng nhận Vận
chuyển EUR.1” và do Hải quan của nước xuất khẩu cấp.
1.2. Các yếu tố kinh tế
EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới có tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá ổn định, tăng dần lên hàng năm. Sau đây là số liệu tăng GDP của EU
qua các năm:
Năm 2005, mức tăng GDP của EU chỉ đạt 1,5%., GDP của EU năm 2006
ước tính tăng 2,5%, năm 2007 tăng 2,7%,tăng trưởng GDP của EU trong quý
I/2008 chỉ đạt 0,7%, tương đương với mức tăng trưởng của khu vực Euro.
Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô mà cịn vững mạnh về cơ cấu.Với sự
ra đời chính thức của đồng Euro vào 1/1/2002 đã có ý nghĩa rất lớn đối với nền


Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

9


Đề án môn học
kinh t EU núi riờng v kinh tế thế giới nói chung. Giá trị ngày càng cao trong
dự trữ ngoại tệ toàn cầu này là cơ sở để dự báo về sự phát triển bền vững của
đồng euro. Dự kiến đến năm 2010, tỉ trọng của đồng euro trong quỹ dự trữ và
trao đổi ngoại tệ thế giới sẽ tăng lên mức 30-40%.
Tỷ lệ lạm phát trung bình của EU cũng lên đến mức 3,1% trong năm 2007,
tăng nhanh so với các năm trước đây. Trong tháng 9/2007 chỉ số giá đã tăng
2,1% là mức kỷ lục trong 2 năm qua của EU. Trong tháng 10/2007, lạm phát đã
tăng 2,6% đối với 13 nước sử dụng đồng Euro và 2,7% đối với toàn bộ 27 nước
EU. Nguyên nhân chủ yếu được đánh giá là do giá năng lượng và thực phẩm
(sữa, pho mát, trứng, bánh mỳ và ngũ cốc) tăng.
Đến tháng 5/2008, lạm phát tại EU đã tới 3,9%, riêng khu vực Euro là
3,7%. Tỉ lệ này cùng kỳ năm ngoái là 2,1% và 1,9%.
Quý IV/07, số lượng việc làm của EU đã tăng 0,4%, tức là đã có thêm 3,3
triệu người có việc làm, nâng tổng số lao động được làm việc tại đây lên 224,5
triệu người, khiến số người thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 16,1 triệu người
trong quý đầu năm 2008 và theo dự đốn mới nhất thì tỷ lệ thất nghiệp của EU
có thể giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2008.
Những nước có sự gia tăng việc làm nhiều nhất là Đức (nước này đạt chỉ
tiêu chung là 70% số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong quý IV/07),
tiếp đến là Ba Lan và Tây Ban Nha. Ngoài Hunggari và Lítva, các nước EU
khác đều có sự gia tăng việc làm, đặc biệt là Ailen, Lúcxămbua, Manta và
Xlôvênia là những nơi mức gia tăng vượt quá 3% trong cả năm. Tồn khối EU,
tỷ lệ người có việc làm trong quý IV/07 là 66%, so với 65% một năm trước đó.

Quý đầu năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp trong các nước EU đã giảm từ 7,4% năm
trước xuống còn 6,7%, trong đó giảm mạnh nhất là ở Ba Lan
EU là một trong những khu vực đầu tư ra nước ngoài cũng như thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới. Trong năm 2006, EU đã đầu tư
ra nước ngoài 183 tỉ Euro, tăng 35% so với năm 2005 và được nhận 135 tỉ Euro
FDI, tăng 42% so với năm 2005. Đầu tư nội bộ EU giảm 8% so với năm 2005.

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

1
0


Đề án môn học
Cỏc nc thuc EU u t ra nước ngoài lớn là Pháp (39 tỉ Euro, chiếm
21%), Đức (31 tỉ Euro). Các nước được nhận FDI nhiều nhất là Anh (56 tỉ
Euro, chiếm 42%), Luxembourg (20 tỉ Euro. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu
dịch vụ, chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần Mỹ); đầu tư ra nước ngồi
chiếm 47% FDI tồn cầu.
Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt
hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc các
ngành cơng nghiệp cơ khí, chế tạo, hố chất, giao thơng vận tải, hàng không,
dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng
chất xám và giá trị gia tăng lớn… Nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là
nguyên, nhiên vật liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ sản,
nông sản, lương thực.
1.3. Các yếu tố văn hoá _ xã hội
1.3. 1. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU
Với gần 500 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập cao, EU là một thị
trường lớn và khó tính. Người tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu

cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh mơi trường, nhãn mác, bao bì..
Người dân Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc khơng có chất
nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (Azo-dyes). Khách hàng EU đặc biệt chỉ quan tâm
tới chất lượng và thời trang của loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trang
lại mang tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Đối với mặt hàng này, nhu
cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã.Người tiêu dùng châu Âu có sở
thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ
cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu
đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về
chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Nhiều trường hợp những sản phẩm
này giá đắt, nhưng họ vẫn mua và khơng thích đổi sang các sản phẩm khơng nổi
tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều.

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

1
1


Đề án môn học
1.3.2 .H thng phõn phi
Cỏc kờnh phõn phối có thể trên thị trường EU là các nhà nhập khẩu, các đại
lý, các nhà phân phối và/hoặc cung ứng trực tiếp.
Trong nền thương mại châu Âu, hệ thống phân phối của EU là một trong
những yếu tố quan trọng trong khâu lưu thơng và xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường này. Hệ thống của châu Âu mà cụ thể của EU bao gồm các hình thức
phân phối như sau :
+ Các trung tâm châu Âu
+ Các đơn vị chế biến
+ Dây chuyền phân phối

+ Các nhà bán buôn, bán lẻ
+ Người tiêu dùng
Trong các hình thức trên thì hình thức được sử dụng nhiều nhất là các trung
tâm thu mua châu Âu. Ngày nay, việc thu mua đó được châu Âu hóa với quy mơ
ngày càng rộng lớn.
1.4. Yếu tố công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có với nội dung nổi bật
các ngành: điện tử, tin học, tự động hóa, vật liệu mới và công nghệ sinh học.
Cuộc cách mạng này làm quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở hầu hết các
nước EU diễn ra nhanh hơn theo chiều hướng chuyển mạnh sang những ngành
có hàm lượng trí tuệ cao; tỷ trọng nơng nghiệp và khai thác khống sản giảm
dần và đặc biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch
ra khỏi châu Âu.
2.Tình hình xuất khẩu hàng may măc Việt Nam sang thị trường EU
2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Thị trường EU là "miền đất hứa" của Việt Nam khi khung pháp lý về thị
trường đã được mở hồn tồn, và hơn thế, EU cịn dành cho Việt Nam cơ chế ưu
đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước đang phát triển. Hàng may mặc
là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đang được xuất khẩu với số lượng lớn sang thị

NguyÔn Quúnh Trang – Líp TMQT 47

1
2


Đề án môn học
trng ny. c bit l nm 2005, EU xoá bỏ quota đối với hàng dệt may Việt
Nam, cơ hội xuất khẩu dệt may Việt Nam đang rất lớn...Thị trường EU chiếm
40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.

Xuất khẩu may mặc sang EU tăng nhanh sau năm 1992, khi Việt Nam và
EU thiết lập mối quan hệ thương mại với nhau. Kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường này năm 1996 đạt 223 triệu USD. Năm 1997, dù ở trong cuộc khủng
hoảng chung khu vực, kim ngạch xuất khẩu may mặc sang EU vẫn tăng lên 366
triệu USD, con số này cũng tăng đáng kể trong suốt giai đoạn 1998-2001, tăng
từ 504 triệu USD lên 617 triệu USD. Nhưng năm 2002, con số này chỉ cịn 553
triệu USD, và năm 2003 tuy có tăng lên nhưng cũng chỉ đạt 612 triệu USD. Tuy
nhiên, đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu may mặc sang EU đã tăng trưởng trở
lại với 684,5 triệu USD, tuy vẫn kém xa chỉ tiêu đặt ra là 1 tỷ USD. Năm 2005,
EU xoá bỏ quota, hàng may mặc Việt Nam được xuất khẩu tự do sang EU, đây
là cơ hội lớn cho may mặc Việt Nam được phát huy năng lực cạnh tranh một
cách “công bằng và tối đa”. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu chung của ngành
dệt may Việt Nam đạt 5,834 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2005. Trong
đó, thị trường EU đạt 1,243 tỷ USD (chiếm 20%).Năm 2007 hàng may mặc đạt
xấp xỉ 1,5 tỷ USD, tăng 16,5% so năm 2006 và 70,2% so năm 2005. 7 tháng đầu
năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang EU đạt 975 triệu
USD, tăng 21,63% so với cùng kỳ năm 2007
2.2. Phương thức xuất khẩu
Hai hình thức xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam sang thị trường EU
là: gia công xuất khẩu, chiếm tới 70%; xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB, chỉ
mới chiếm 30%. Hình thức gia cơng là xuất khẩu qua một nước trung gian, chủ
yếu là qua các nước NICs có nền cơng nghiệp dệt may phát triển - với vị trí là
nhà đặt hàng. Các nhà nhập khẩu EU đóng vai trị là chủ hàng nước ngồi và là
nguồn cung ứng chính về nguyên phụ liệu. Xuất khẩu trọn gói theo FOB là
doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể thoả thuận tự cung ứng nguồn nguyên
phụ liệu trong và ngồi nước có giá thành rẻ, hình thức này mang lại lợi nhuận

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

1

3


Đề án môn học
thc t cao hn, giỳp doanh nghip tiếp cận tốt hơn với thị trường và xu hướng
thế giới
2.3 Thị trường và khách hàng
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước thành viên EU tăng
khá nhờ xuất khẩu sang các thị trường Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Đức
Tính chung cho 7 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
của nước ta sang EU đạt 975 triệu USD, tăng 21,63% so với cùng kỳ năm 2007.
Đạt được mức tăng trưởng cao trong 7 tháng đầu năm nay chủ yếu nhờ tăng xuất
khẩu mạnh sang các thị trường Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan; tăng khá sang các
thị trưởng như ĐỨC, Pháp, Bỉ.. . Kim ngạch và mức tăng trưởng xuất khẩu cụ
thể sang một số thị trường như sau:
+ Kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 227 triệu USD, tăng 10% so với 7
tháng năm 2007;
+ Kim ngạch xuất khẩu sang Anh tăng 20,51%, đạt 163 triệu USD.
+ Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha tăng 65,93%, đạt 126 triệu USD.
+ Kim ngạch xuất khẩu sang Hà Lan tăng 30%, đạt 88 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tăng mạnh sang các nước
thành viên như Đan Mạch, Thụy Điển, Rumani.. . trên 40%. Ngoài ra, kim
ngạch xuất khẩu sang các thị trường , Bồ Đào , Slovenia giảm.NhaSlovakia
2.4 Cơ cấu hàng may mặc
Các sản phẩm dệt may chủ yếu của Việt nam xuất sang EU là áo jacket
(51,7%); sơ mi nam (10%); quần âu (5%); áo len và dệt kim (3,9%); quần áo
(3,5%); T-shirt và poloshirt (3,4%); quần dệt kim (2,7%); bộ quần áo bảo hộ lao
động (2,1%); áo khoác nam (1,8%)
Áo Jackét là mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU
Trong 7 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng

chủ lực của nước ta sang EU đều tăng mạnh như:
+ Mặt hàng quần tăng 19%
+ Áo khốc tăng 21,65%

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

1
4


Đề án môn học
+ o s mi tng 29%
+ Qun áo thể thao tăng 81%
Tuy nhiên, xuất khẩu áo len của Việt lại giảm khá mạnh, kim ngạch xuất
khẩu giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản phẩm xuất khẩu sang EU ngày càng đa dạng về chủng loại, thêm các
mặt hàng mới có tiềm năng như áo len, áo nỉ, bít tất... Mẫu mã, hình thức, màu
sắc phong phú hơn
3. Đánh giá khả năng xuất khẩu hàng may măc của Việt Nam vào thị
trường EU
3.1 Những điểm mạnh (S)
Ngành dệt may nước ta đang có lợi thế so sánh về nguồn lực lao động. Việt
Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, với nguồn bổ sung mỗi năm tới trên 1,5
triệu người. Bên cạnh đó, theo nhận xét của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, lao
động Việt Nam rất dễ đào tạo về nghề nghiệp và vận hành sản xuất. Đặc biệt,
trong ngành may, chỉ cần 3 tháng đào tạo là có thể có cơng nhân làm việc.
Một lợi thế nữa là giá nhân công tại Việt Nam hiện vẫn tương đối thấp, với
mức lương 0,3 - 0,6 USD/giờ (cùng nhóm Indonesia, Trung Quốc), thấp hơn giá
lao động tại Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan...
Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, có kỷ luật, có tay nghề

EU là thị trường lớn về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Năng lực sản xuất của ngành rất lớn: nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu
thành công vào các thị trường lớn mang tính cạnh tranh cao của thế giới, trong
đó có EU.
Trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp của các thành phần kinh tế đầu
tư đổi mới công nghệ trang thiết bị của ngành.
Nhiều doanh nghiệp ngành dệt sản xuất phụ kiện, tăng cường đầu tư, đáp
ứng một phần nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành.

NguyÔn Quúnh Trang – Líp TMQT 47

1
5


Đề án môn học
3.2. Nhng im yu (W)
Khú khn u tiên lại xuất phát từ ngay trong ngành dệt may, đặc biệt khi
các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng. Do thiếu công
nghiệp phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường
thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Cho đến thời điểm này, ngồi lợi thế lao
động ra, cịn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn như: 100% máy móc thiết bị,
phụ tùng; 100% xơ sợi hố học: 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ;
70% vải các loại; 67% sợi dệt cũng là nhập khẩu. Các loại phụ liệu như chỉ may,
mex dựng, khoá kéo cũng phải nhập khẩu từ 30-70% tổng nhu cầu. Tính đến
2006, năng lực sản xuất toàn ngành về nguyên liệu của Việt Nam là: xơ bông
10.000 tấn/năm (5% nhu cầu); xơ sợi tổng hợp 50.000 tấn (30% nhu cầu); sợi xơ
ngắn: 260.000 tấn (60% nhu cầu). Đối với sản xuất dệt nhuộm: vải dệt kim
150.000 tấn (60% nhu cầu); dệt thoi 680 triệu m2 (30% nhu cầu). Từ số liệu trên
có thể thấy, ngành dệt may Việt Nam đang “đi trên đôi chân của người khác”.

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu vẫn dưới dạng gia
công (70% kim ngạch), hiệu quả thấp, bị động trong xuất khẩu.

Tồn ngành

dệt may hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp, trong đó: DNNN chiếm 0,5%, FDI
chiếm 25% và phần lớn là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Xét trên
quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ.
Năng suất lao động của ngành may còn thấp so với các nước trong khu vực.
Khâu thiết kế, tạo mốt, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn rất yếu, chưa
chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng. Sản phẩm xuất khẩu
chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống (hàng quen làm dễ thu lợi nhuận)
như: Áo Jackét, áo sơmi và quần tây. Các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp,
chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất với một tỷ lệ rất
thấp.
Về thương hiệu: Việt Nam xuất khẩu năm 2007 là 7,8 tỷ USD, nhưng thương
hiệu chính của Việt Nam là chưa đáng kể, những doanh nghiệp mạnh như Thành
Công, Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Thái Tuấn… mặc dù đích thân sản xuất nhưng

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

1
6


Đề án môn học
thng hiu li l nc ngoi. Vit Nam chưa có đủ điều kiện cạnh tranh vì thương
hiệu chiếm vị trí rất quan trọng. Cũng sản phẩm như vậy, thời gian sản xuất như
vậy nhưng với thương hiệu nổi tiếng, uy tín, giá cả có thể gấp 3 lần so cùng sản
phẩm kém về thương hiệu nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh cao.

Khả năng cạnh tranh: Tình thời trang, nhanh nhạy của thị trường dệt may,
giá cả…Chính vì Việt Nam khơng có ngun liệu tại chỗ, khơng có thương
hiệu…nên khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam bất lợi so các cường quốc
hàng dệt may khác. Với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng
những sản phẩm cao cấp hoặc từ trung bình trở lên
3.3 Cơ hội (O)
Đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức
sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng
có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được đối xử bình đẳng như các
thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Từ 2005, ngành dệt
may Việt Nam đã được EU và Canada xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu
vào những thị truờng này
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội thu hút dịng đầu tư trực tiếp và
gián tiếp từ nước ngồi. Nhờ đó, ngành dệt may có điều kiện phát triển nguồn
nguyên liệu bơng, xơ sợi tổng hợp, hố chất thuốc nhuộm,...để nâng cao tỉ lệ nội
địa hoá (theo kế hoạch sẽ đạt đến 50% vào năm 2010). Việt Nam cịn có cơ hội thu
hút dịng vốn đầu tư nước ngồi vào các lĩnh vực hạ tầng như đường xá, giao
thông, hạ tầng viễn thông, ngân hàng....tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may
phát triển hơn nữa. Nhờ có dịng đầu tư nước ngoài mà nguồn nhân lực cũng sẽ
được cải thiện. Các doanh nghiệp Dệt may có điều kiện tiếp cận và đào tạo mạnh
hơn lực luợng chuyên gia về công nghệ, thị trường, tài chính từ nước ngồi.
Cũng như tất cả các thành viên WTO khác, Việt Nam sẽ được đối xử bình
đẳng về pháp lý trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Mọi tranh chấp
thương mại đều được giải quyết thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp thương

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

1
7



Đề án môn học
mi WTO. Khi ó l thnh viờn WTO, thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam
vào các nước WTO sẽ được tính lại một cách bình đẳng và tạo điều kiện xuất
khẩu tốt hơn
3.4 Thách thức (T)
Rủi ro lớn nhất là sự phát triển ngành dệt may của các nước Trung Quốc,
Ấn Độ, Bangladest và Campuchia. Trong đó, dệt may Trung Quốc và Ấn Độ với
ngành cơng nghiệp phụ trợ phát triển sẽ gây sức ép lớn với dệt may nước ta.
Đầu năm 2008, EU đã chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung
Quốc, và đến năm 2009 Mỹ cũng sẽ bãi bỏ. Đây là một thách thức lớn đối với
ngành dệt may Việt Nam vì Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt
Nam trên thị trường quốc tế. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu
của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng
dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của
các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may
Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu
và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là EU và Mỹ đang có đề xuất dự thảo thỏa
thuận quy định về nhãn mác đối với hàng dệt may, giày dép và hàng du lịch
trong khuôn khổ WTO. Theo đó, hàng dệt may XK phải có nhãn mác nêu rõ
xuất xứ hàng hóa, thành phần vải và hướng dẫn sử dụng.
4.Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hàng may măc của Việt Nam sang
thị trường EU
4.1.Các giải pháp mang tính chất vĩ mơ
4.1.1. Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của các cơ quan
quản lý góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Cụ thể, một mặt, cần đơn giản hóa

các thủ tục nhập nguyên liệu, nhập mẫu hàng, nhập bản vẽ để việc thực hiện các
hợp đồng gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp đỡ mất thời gian và ít gặp

Ngun Quúnh Trang – Líp TMQT 47

1
8


Đề án môn học
nhng khú khn tr ngi. Mt khỏc, hợp lý hóa cơng tác cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ (Certificate of Origin - C/O). Chính phủ nên chuyển việc cấp C/O hàng
dệt may về Bộ Thương mại để thực hiện chế độ một cửa, giảm chi phí hành
chính cho doanh nghiệp và tăng cường công tác chống gian lận thương mại theo
yêu cầu của EU, Mỹ
4.1.2 Các biện pháp về tài chính
Để giải quyết vốn cho đầu tư của ngành dệt may, trong tình hình hiện nay,
bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của doanh nghiệp, Nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn ngồi xã
hội.Trong chính sách hỗ trợ vốn, đối với các dự án vốn nhỏ và có hiệu quả, thời
gian thu hồi vốn nhanh, Chính phủ nên tạo điều kiện hỗ trợ để các doanh nghiệp
dệt may phát hành cổ phiếu và thuê tài chính. Đối với dự án vốn lớn, hiệu quả
kinh doanh còn thấp, thời gian huy động vốn dài, Chính phủ cần bố trí nguồn
vốn tận dụng ưu đãi có thời gian trả nợ từ 5 đến 10 năm với lãi suất thấp, hoặc
cho doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ODA của các nước có thời gian thu hồi
vốn dài, lãi suất thấp. Ngồi ra, Chính phủ cần hỗ trợ vốn từ ngân sách đối với
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở các khu công nghiệp, công tác nghiên cứu
và đào tạo, các dự án môi trường.
4.1.3. Biện pháp giải quyết ngun phụ liệu
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ người trồng bơng, góp phần đảm bảo

ngành dệt phát triển. Cụ thể, đầu tư để giải quyết vấn đề khoa học kỹ thuật như
xác định mùa vụ thích hợp, tạo được các giống lai có năng suất cao, phẩm chất
tốt đưa vào sản xuất, xây dựng phương thức tổ chức sản xuất; làm dịch vụ kỹ
thuật đầu tư vật tư, bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ để người nông dân an tâm
sản xuất; xây dựng các cơ sở chế biến bông tại các vùng trồng bông với công
nghệ hiện đại, đáp ứng công suất chế biến, nâng cao chất lượng bơng xơ. Ngồi
ra, nên đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, sản xuất hóa
chất, thuốc nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên, phụ liệu đang
phải nhập khẩu để phục vụ ngành dệt may Việt Nam. Trong khi cịn phải nhập

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

1
9


Đề án môn học
khu nguyờn liu nh hin nay, chủ động, cần thành lập các kho ngoại quan
để các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài dự trữ hàng có thể cung cấp kịp
thời nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp may khi ký kết được hợp đồng
sản xuất, bảo đảm tiến độ giao hàng. Đồng thời, cần xây dựng trung tâm nguyên,
phụ liệu ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chủ động
về nguồn nguyên, vật liệu, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp may trong cả
nước. Các dự án đầu tư này cần được nghiên cứu, quy hoạch một cách tổng thể
trong sự phát triển chung của các ngành cơng nghiệp khác, của nơng thơn và
miền núi và hồn thiện áp dụng các luật về môi trường sinh thái.
4.2.Các giải pháp mang tính chất vi mơ
Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh là mục tiêu hàng đầu của doanh
nghiệp dệt may sang EU lúc này bao gồm: phát triển sản phẩm (đầu tư nâng cao
chất lương sản phẩm; nâng cấp đồng bộ máy móc, thiết bị; cải tiến các cơng

đoạn hồn tất khâu in, nhuộm; tổ chức dây chuyền sản xuất có hiệu quả; đẩy
mạnh nâng cao tay nghề); Chú trọng khâu nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mặt
hàng, mẫu mã mới. áp dụng khoa học hiện đại tạo ra các nguyên liệu mới; Tập
trung đa dạng hoá nguồn sản phẩm và chun mơn hố các sản phẩm có ưu thế.
Thứ hai, phát triển thị trường: Tăng cường hơn nữa công tác thị trường.
Nghiên cứu kỹ lượng đặc điểm thị trường cần tiếp cận và đưa ra chiến lược phát
triển cụ thể.
Thứ ba, sử dụng và khai thác nguồn vốn tự có hoặc đi vay một cách hiệu quả.
Thứ tư, liên kết các doanh nghiệp lại thành chuỗi theo hướng chỉ đạo của
Chính phủ, áp dụng có hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU. Nhờ
mô hình này, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, nâng
cao năng lực cạnh tranh nhờ lợi thế quy mơ.

Ngun Qnh Trang – Líp TMQT 47

2
0



×