Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tóm tắt: Nghiên cứu mức độ biểu hiện và tính đa hình của gen PKLR, UGT1A1 ở người phơi nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất da cam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.36 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC

PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

HÀ VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN VÀ TÍNH ĐA
HÌNH CỦA GEN PKLR, UGT1A1 Ở NGƯỜI PHƠI
NHIỄM DIOXIN
CÓ NGUỒN GỐC TỪ CHẤT DA CAM
Ngành: Y học Quân sự
Mã số: Thí điểm

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2023
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN
Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN BÁ VƯỢNG
2. PGS. TS. HOÀNG VĂN TỔNG

Phản biện 1: PGS. TS. Phạm Ngọc Châu

Phản biện 2: GS. TS. Nông Văn Hải


Phản biện 3: PGS. TS. Lê Văn Đông

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp trường
Vào hồi:

giờ

ngày

tháng

năm 2023


Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Học viện Quân y


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dioxin gây ra những tổn thương đa dạng, phức
tạp, làm phát sinh nhiều loại bệnh lý như: các bệnh lý
ung thư, bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu, bệnh lý
rối loạn chuyển hoá, dị tật bẩm sinh... Tuy nhiên, hiện
nay cơ chế tác động của dioxin đối với cơ thể con người
vẫn chưa rõ ràng, chưa xác định được triệu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng đặc trưng do dioxin gây ra, gây
khó khăn cho việc chẩn đốn và điều trị. Vì vậy, việc

nghiên cứu để làm rõ hơn về cơ chế tác động của
dioxin đối với cấu trúc, chức năng của các gen và các
sản phẩm của chúng (protein/enzyme) trong q trình
chuyển hố dioxin như gen PKLR, UGT1A1 là cần thiết.
Gen PKLR là gen mã hóa cho pyruvate kinase, là
enzyme đóng vai trị quan trọng trong q trình
chuyển hố đường. Phơi nhiễm với TCDD có liên quan
đến giảm mức độ biểu hiện của gen PKLR và hoạt độ
pyruvate kinase.
Gen UGT1A1 là gen mã hóa cho enzyme UGT1A1,
là enzyme có vai trị rất quan trọng trong chuyển hố
các chất độc ở gan, trong đó có dioxin. Mức độ biểu
hiện gen UGT1A1 và hoạt độ của enzyme UGT1A1 liên
quan với TCDD thông qua thụ thể AhR. Các đa hình gen
UGT1A1 rs10929303, rs1042640 và rs8330 có liên
quan đến mức độ biểu hiện gen UGT1A1 và hoạt độ
enzyme UGT1A1.
Từ thực tế đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu với
mục tiêu sau:
1. Xác định số lượng bản copy, đa hình
rs3020781, mức độ biểu hiện của gen PKLR, hoạt độ


2
pyruvate kinase và đánh giá mối liên quan với nồng độ
dioxin trong máu ở người phơi nhiễm dioxin có nguồn
gốc từ chất da cam.
2. Xác định đa hình rs10929303, rs1042640,
rs8330, mức độ biểu hiện của gen UGT1A1, nồng độ
enzyme UGT1A1 và đánh giá mối liên quan với nồng

độ dioxin trong máu ở người phơi nhiễm dioxin có
nguồn gốc từ chất da cam.
Những đóng góp mới của luận án:
- Đây là nghiên cứu đầu tiên về mức độ biểu hiện
và tính đa hình của gen PKLR và gen UGT1A1 trên các
đối tượng phơi nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất da
cam có nồng độ dioxin trong máu cao. Kết quả nghiên
cứu chỉ rằng có sự khác nhau về số lượng bản copy,
mức độ biểu hiện mRNA của gen PKLR, hoạt độ
pyruvate kinase; sự phân bố kiểu gen các vị trí đa hình
rs10929303, rs1042640, rs8330, mức độ biểu hiện
mRNA của gen UGT1A1 và nồng độ enzyme UGT1A1 ở
những người phơi nhiễm dioxin so với những người
không phơi nhiễm.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng đương lượng
độc của TCDD, PCDDs và PCDD/Fs có liên quan với số
lượng bản copy, đa hình rs3020781, mức độ biểu hiện
mRNA gen PKLR, hoạt độ pyruvate kinase; các đa hình
rs10929303, rs1042640, rs8330, mức độ biểu hiện
mRNA gen UGT1A1, nồng độ enzyme UGT1A1.
Cấu trúc luận án
- Tổng cộng 130 trang gồm: Phần đặt vấn đề; 4
chương (Chương 1: Tổng quan; Chương 2: Đối tượng và


3
phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên
cứu; Chương 4: Bàn luận); Phần kết luận và Kiến nghị
- Luận án có: 31 bảng, 21 hình, 150 tài liệu tham
khảo.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, nguồn ô nhiễm dioxin
1.1.1. Khái niệm dioxin và các hợp chất tương tự
Dioxin và các hợp chất tương tự dioxin là một
nhóm bao gồm hàng trăm hợp chất hữu cơ độc hại và
tồn tại bền vững trong mơi trường, trong đó có 3 nhóm
hợp chất là: polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDDs,
gọi tắt là dioxin), polychlorinated dibenzofuran (PCDFs,
gọi tắt là furan) và các polychlorinated biphenyl đồng
phẳng (coplanar PCBs hay dioxin-like PCBs, gọi tắt là
dl-PCBs).
1.1.2. Hệ số đương lượng độc và tổng đương
lượng độc của dioxin
Độ độc của các dioxin được biểu thị dưới dạng
một hệ số TEF, được tính theo chất độc nhất là TCDD
(quy định là 1 theo WHO-1998; 1,2,3,7,8 - penta CDD,
có 5 nguyên tử clo, cũng có TEF là 1)
Tổng lượng độc của tất cả các dioxin (TEQ) được
tính theo cơng thức sau:
n
TEQ = ∑ (Ci x TEFi)
i=1
1.1.7. Dioxin ở vùng nghiên cứu


4
Vùng nghiên cứu (Sân bay Biên Hoà và Sân bay
Đà nẵng) và vùng chứng đều có dioxin trong mơi
trường (đất và trầm tích), thực phẩm và cơ thể con
người (máu và sữa mẹ). Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm,

thời gian ô nhiễm và tỷ lệ TCDD trong tổng số TEQ của
PCDD/PCDFs ở các vùng là khác nhau rõ rệt. Trong đó,
ở vùng nghiên cứu (Sân bay Biên Hồ và Sân bay Đà
nẵng) mơi trường (đất và trầm tích), thực phẩm và con
người bị ô nhiễm dioxin nặng; thời gian bị ô nhiễm kéo
dài hàng chục năm; tỷ lệ TCDD trong tổng số TEQ của
PCDD/PCDFs là rất cao, có mẫu lên đến gần 100%.
Trong khi đó, ở vùng chứng thì nồng độ dioxin trong
môi trường, thực phẩm và trong cơ thể con người là
thấp (hầu hết các mẫu đều nằm trong giới hạn tiếp xúc
cho phép của WHO), thời gian tiếp xúc ngắn, tỷ lệ
TCDD trong tổng số TEQ của PCDD/PCDFs là thấp.
1.2. Gen PKLR và Pyruvate kinase
1.2.1. Gen PKLR
Gen PKLR nằm trên nhiễm sắc thể 1q21, điều hồ
q trình phiên mã đặc hiệu cho isoenzyme ở gan
(LPK) và isoenzyme ở hồng cầu (RPK) bằng cách sử
dụng các vùng gen khởi động thay thế .
1.2.2. Pyruvate kinase
Pyruvate kinase enzyme xúc tác cho giai đoạn
cuối của quá trình đường phân. Ở động vật có vú,
pyruvate kinase có bốn loại isoenzyme là L, R, M1 và
M2, các isozyme R và L được điều hòa bởi gen PKLR.


5
1.3. Gen UGT1A1 và Enzyme UGT1A1
1.3.1. Gen UGT1A1
Gen UGT1A1 nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc
thể 2 (2q37), dài khoảng 160 kb và chứa 5 exon. Gen

UGT1A1 bao gồm ít nhất 9 vùng promoter và exon đầu
tiên (exon đầu tiên: 3, 11 và 12) có thể được nối với 4
exon chung để tạo ra 9 enzyme UGT1A1 khác nhau.
1.3.2 Enzyme UGT1A1
UGT1A1 là một enzyme chuyển hóa ở gan giai
đoạn II, xúc tác phản ứng glucuronid hóa để kiểm sốt
sự chuyển hóa của xenobiotic và các hợp chất nội sinh.
1.4. Tình hình nghiên cứu về mối liên quan giữa
mức độ biểu hiện và tính đa hình của các gen
PKLR và UGT1A1 với dioxin
1.4.1. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện và
tính đa hình gen PKLR với dioxin
Hsia M. T. và CS (1985), cho rằng 3,3’,4,4’tetrachloroazoxybenzene (TCAOB: chất tương tự TCDD)
trên chuột làm giảm đáng kể hoạt tính của pyruvate
kinase trong gan.
Hoffman J.B. và CS (2020), cho rằng tiếp xúc với
PCBs làm giảm đáng kể mức độ biểu hiện gen PKLR ở
chuột được cho ăn cellulose, nhưng mức độ biểu hiện
gen PKLR không bị ảnh hưởng ở chuột được cho ăn
isulin.
1.4.2. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện và
tính đa hình gen UGT1A1, enzyme UGT1A1 với
dioxin


6
Yueh M-F. và CS (2003) cho rằng trong tế bào u
gan HepG2 ở người, gen UGT1A1 cũng có thể cảm ứng
với các phối tử thụ thể AhR như đối với TCDD, βnaphthoflavone




các

chất

chuyển

hóa

benzo[a]pyrene. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác
cũng cho thấy dioxin gây ra sự hoạt hóa phiên mã của
gen UGT1A1 thông qua thụ thể trung gian AhR
Ton N. D. và CS, (2018) đã thực hiện giải trình tự
tồn bộ bộ gen ở 9 cựu chiến binh Việt Nam có nồng độ
dioxin cao trong huyết thanh, cùng với vợ/chồng và
con cái của họ. Tổng cộng, 846 đột biến điểm denovo,
26 đột biến thêm /mất đoạn denovo, 4 đột biến cấu
trúc denovo và 1 biến thể số lượng bản sao denovo đã
được xác định.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Nhóm phơi nhiễm
Gồm 100 người đang sinh sống xung quanh khu
vực Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Biên Hòa:
- Thời gian sống và cư trú của các đối tượng phơi
nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất da cam tại các khu
vực xung quanh Sân bay Đà Nẵng và Sân bay Biên Hịa
là liên tục trong 4 năm (Tính từ thời điểm các đối tượng

phơi nhiễm được lấy máu xét nghiệm nồng độ dioxin
(tháng 3 năm 2015) đến thời điểm được lấy máu để


7
thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài (tháng 3
năm 2019).
- Tổng đương lượng độc của PCDD/PCDFs trong
máu trên 10ppt (pg TEQ/g mỡ). Trong đó, tỷ lệ TEQ của
TCDD/ PCDD/PCDFs trên 30% (kết quả xét nghiệm 17
đồng phân của dioxin thuộc đề tài nghiên cứu KHCN33.13 /11-15).
2.1.2. Nhóm chứng
Gồm 100 người khơng có tiền sử phơi nhiễm
dioxin có nguồn gốc từ chất da cam trong chiến tranh
và đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn, cụ thể như sau:
- Sinh ra lớn lên ở miền Bắc, không tham gia
kháng chiến ở chiến trường miền Nam, Việt Nam,
không sống ở khu vực bị phun rải chất diệt cỏ trong
chiến tranh và khơng sinh sống ở các khu vực là điểm
nóng về dioxin.
- Tuổi đời tương đương với nhóm nghiên cứu
- Không mắc các bệnh liên quan đến dioxin
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên khu vực Đà Nẵng, Biên
Hoà và miền Bắc
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ 3/2019 đến tháng
10/2022
.2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với mô tả cắt ngang có
nhóm chứng so sánh


8
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn
mẫu thuận tiện.
2.3.4. Cách thức tiến hành nghiên cứu
* Phương pháp tách chiết DNA tổng số
- DNA tổng số được tách chiết từ máu ngoại vi
bằng việc sử dụng bộ kít GeneJET Whole blood
genomic DNA purification mini kit (#K0782) theo quy
trình của hãng Thermo Fisher Scientific (Mỹ).
* Phương pháp tách chiết RNA tổng số
RNA được tách bằng bộ kít GeneJET RNA
Purification Kit (#K0732) theo quy trình của hãng
Thermo Fisher Scientific (Mỹ).
* Phương pháp tổng hợp cDNA
cDNA được tổng hợp từ RNA bằng bộ kít
RevertAid First Strand cDNA Synthesis Kit (#K1622)
theo quy trình của hãng Thermo Fisher Scientific (Mỹ).
* Phương pháp xác định số lượng bản copy của gen PKLR
Số lượng bản copy của gen PKLR được xác định
bằng kỹ thuật real-time PCR, với gen nội chẩn là gen ALB
* Phương pháp pháp giải trình tự gen để xác định các
đa hình của gen PKLR và gen UGT1A1
Kỹ thuật giải trình tự Sanger được sử dụng để
xác định trình tự DNA của các đoạn gen PKLR và
UGT1A1 chứa các điểm đa hình cần xác định. Các kết

quả giải trình tự DNA của các gen được phân tích bằng
phần mềm BioEdit và đối chiếu với dữ liệu gen trên
NCBI để xác định kiểu gen tại các vị trí đa hình cần xác
định.


9
* Phương pháp xác định mức độ biểu hiện gen PKLR và
gen UGT1A1
Mức độ biểu hiện mRNA của gen PKLR và gen
UGT1A1 được xác định bằng kỹ thuật real-time PCR, với
gen nội chẩn là gen GAPDH
* Phương pháp xác định hoạt độ enzyme pyruvat
kinase
Hoạt độ enzyme pyruvat kinaseđược xác định
bằng phương pháp miễn dịch hấp thụ liên kết với
Enzyme (ELISA) bằng cách sử dụng kít xét nghiệm
MAK072-1KT/ của hãng Sigma.
* Phương pháp xác định nồng độ enzyme UGT1A1
Nồng độ enzyme UGT1A1 được xác định bằng
phương pháp miễn dịch hấp thụ liên kết với Enzyme
(ELISA) bằng cách sử dụng kít xét nghiệm Code:
MBS760703 của hãng Mybiosource.
2.2.7. Chỉ tiêu đánh giá kết quả
- Tuổi, giới tính và thời gian phơi nhiễm với dioxin
(năm)
- TEQ của TCDD, PCDDs, PCDFs và PCDD/Fs. Tỷ lệ
TCDD
- Số lượng bản copy (làm trịn và khơng làm trịn),
phân bố kiểu gen tại vị trí đa hình rs3020781, mức độ

biểu hiện mRNA của gen PKLR, hoạt độ pyruvate kinase.
- Phân bố kiểu gen tại các vị trí đa hình
rs10929303, rs1042640, rs8330, kiểu halotype của 3 đa
hình gen này, mức độ biểu hiện mRNA của gen UGT1A1,
nồng độ enzyme UGT1A1.


10
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu
Không vi phạm về y đức trong nghiên cứu.
2.4. Hạn chế của nghiên cứu
- Không xác định nồng độ dioxin ở nhóm chứng.
Nhóm phơi nhiễm sử dụng kết quả xét nghiệm nồng độ
dioxin trong máu năm 2015.
- Do phạm vi và khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên
cứu về gen và các sản phẩm của chúng (enzyme), vì thể
chưa đánh giá được mối liên quan giữa sự thay đổi về
gen với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong
một số bệnh lý đã được cơng nhận liên quan với dioxin
2.5. Phân tích số liệu
- Số liệu được thu thập trên phần mềm Microsoft
Excel, được xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0, phần mềm
arlequin 3.5.2.
- Đối với so sánh khác nhau về số lượng bản copy,
mức độ biểu hiện gen, hoạt độ enzyme, nồng độ enzyme
sử dụng kiểm định Mann-Whitney. Phân tích mối liên
quan giữa sự phân bố kiểu gen với số lượng bản copy,
mức độ biểu hiện gen, hoạt độ enzyme, nồng độ enzyme
sử dụng kiểm định Krustal - Wallis
- Phân tích tương quan định tính, kiểm định tỷ suất

chênh sử dụng kiểm định Mantel Haenzel. Phân tích
tương quan định lượng, kiểm định sử dụng thuật tốn
tương quan spearman.
Nhóm phơi nhiễm
(n=100)
- Sống gần khu vực
điểm nóng về dioxin
(sân bay Biên Hịa và
sân bay Đà Nẵng)
- Kết quả dioxin máu
+ PCDD/PCDFs >10

Nhóm chứng
(n=100)
- Sống ở vùng khơng
có ơ nhiễm dioxin từ
chất da cam
- Khơng mắc các bệnh
liên quan đến dioxin


11

Gen PKLR
- Xác định số bản copy
- Xác định đa hình rs3020781
- Xác định mức độ biểu hiện mRNA
- Xác định hoạt độ pyruvate kinase
Gen UGT1A1
- Xác định đa hình rs10929303, rs1042640

và rs8330
- Xác định mức độ biểu hiện mRNA
- Xác định nồng độ enzyme UGT1A1
So sánh, phân tích và
KẾT LUẬN:
- Mục tiêu 1
- Mục tiêu 2
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Số lượng bản copy, đa hình rs3020781, mức
độ biểu hiện của gen PKLR, hoạt độ pyruvate
kinase và mối liên quan với nồng độ dioxin trong
máu ở người phơi nhiễm dioxin có nguồn gốc từ
chất da cam
3.2.1. Số lượng bản copy, đa hình rs3020781, mức
độ biểu hiện của gen PKLR, hoạt độ pyruvate
kinase


12
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhóm số lượng bản copy làm trịn của gen PKLR
ở các

nhóm nghiên cứu

Số lượng bản
copy
gen
PKLR


Nhóm phơi nhiễm
(n=100)

Nhóm chứng
(n=100)

p

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
≤ 2 copies
39
39,0
71
71,0
3 copies
50
50,0
23
23,0
<0,0001
≥4 copies
11
11,0
6
6,0
Min - Max
1-6
2–5
Có sự khác nhau về tỷ lệ số lượng bản copy làm
tròn của gen PKLR theo các nhóm số lượng bản copy

giữa nhóm phơi nhiễm và nhóm chứng, với p<0,0001.

Hình 3.1. Số lượng bản copy gen PKLR ở các nhóm
nghiên cứu
Ghi chú: (A) Số lượng bản copy gen PKLR khơng làm trịn
và (B) Số lượng bản copy làm tròn
Nhận xét: Giá trị trung vị của số lượng bản copy
của gen PKLR khơng làm trịn và làm trịn ở nhóm phơi
nhiễm là cao hơn so với ở nhóm chứng, sự khác biệt này
là có ý nghĩa thống kê, với p<0,0001.


13

Hình 3.3. Mức độ biểu hiện gen PKLR giữa các
nhóm nghiên cứu
Mức độ biểu hiện mRNA của gen PKLR ở nhóm phơi
nhiễm (trung vị: 18,44 (2^-ΔCt)) là cao hơn gần gấp 3 lần
so mức độ biểu hiện mRNA của gen PKLR ở nhóm chứng
(trung vị: 6,77 (2^-ΔCt)), sự khác biệt này là có ý nghĩa
thống kê với p<0,0001

Hình 3.4. Hoạt độ enzyme PK giữa các nhóm
nghiên cứu
Hoạt độ pyruvate kinase trong huyết tương của
nhóm phơi nhiễm (trung vị:18,62 (mIU/mL) là nhỏ hơn
gần 3 lần so với hoạt độ pyruvate kinase trong huyết
tương ở nhóm chứng (trung vị: 49,88 (mIU/mL), sự khác
biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.



14
3.2.2. Mối liên quan giữa số lượng bản copy, đa
hình rs3020781, mức độ biểu hiện của gen PKLR,
hoạt độ pyruvate kinase với nồng độ dioxin trong
máu ở người phơi nhiễm dioxin có nguồn gốc từ
chất da cam
Bảng 3.13. Tổng đương lượng độc dioxin trong
máu theo nhóm số lượng bản copy làm tròn của
gen PKLR
Chỉ tiêu nghiên cứu

≤ 2 copies (1)
(n= 39)

3 copies (2) (n=
50)

≥ 4 copies (3)
(n= 11)

Trung vị
34,29
49,72
61,93
TCDD
(25%–75%) (17,30–59,84) (14,10 – 103,53) (37,7 – 288,3)
(pg TEQ/g
Min - Max
4,92 - 373,13

3,89 - 858,33
22,22 - 722
mỡ)
p = 0,031 (p1-2 =0,215; p2-3=0,066; p1-3=0,008)
Trung vị
48,62
66,92
81,02
PCDDs
(25%–75%) (25,26 – 82,35) (25,32 – 114,49) (49,91 – 313,04)
(pg TEQ/g
Min - Max
7,0 – 423,3
7,97 – 981,66
36,57 – 750,62
mỡ)
p = 0,037 (p1-2 =0,191; p2-3=0,075; p1-3=0,013)
Trung vị
6,88
8,34
8,88
PCDFs
(25%–75%) (5,48 – 10,28) (5,65 – 11,65)
(7,69 – 10,59)
(pg TEQ/g
Min - Max 2,83 – 189,68
3,51 – 60,19
5,81 – 28,99
mỡ)
p = 0,23 (p1-2 =0,20; p2-3=0,574; p1-3=0,109)

Trung vị
55,3
79,05
88,7
PCDD/Fs
(25%–75%) (30,3 – 92,2) (32,23 – 123,25) (57,8 – 322,0)
(pg TEQ/g
Min - Max
13,4 – 587,0
11,9 – 1022,0
49,4 – 763,0
mỡ)
p = 0,037 (p1-2 =0,172; p2-3=0,088; p1-3=0,013)
Giá trị trung vị TEQ của TCDD, PCDDs và
PCDD/PCDFs trong máu theo các nhóm số lượng bản


15
copy gen PKLR ở những người phơi nhiễm dioxin là khác
biệt có ý nghĩa thống kê, với giá trị của p tương ứng lần
lượt là p = 0,031, p = 0,037 và p = 0,037.
Bảng 3.14. Tổng đương lượng độc của dioxin theo
sự phân bố kiểu gen tại vị trí đa hình PKLR

rs3020781
CT (n = 46) (2) TT (n = 24) (3)
Chỉ tiêu nghiên cứu
CC (n =30) (1)
Trung vị
41,56

28,16
59,49
TCDD
(25%–75%) (23,34 – 130,07)
(11,8 - 59,25)
(38,7 – 176,81)
(pg
TEQ /g
Min - Max
5,46 – 858,33
4,92 – 290,0
3,89 – 722,0
mỡ)
p = 0,011 (p1-2 =0,095; p1-3=0,192; p2-3=0,004)
Trung vị
59,4
42,48
80,97
PCDDs
(25%–75%)
(29,68

151,07)
(20,93

88,14)
(51,61
– 192,12)
(pg
TEQ /g

Min - Max
9,26 – 981,66
7,0 – 313,04
7,97 – 750,62
mỡ)
p = 0,016 (p1-2 =0,129; p1-3=0,204; p2-3=0,005)
Trung vị
7,84
7,94
9,31
PCDFs
(25%–75%) (6,22 – 11,83)
(5,46 – 10,52)
(6,07 – 12,93)
(pg
TEQ /g
Min - Max
2,83 – 189,68
3,46 – 29,18
3,86 – 52,42
mỡ)
p = 0,351 (p1-2 =0,463; p1-3=0,577; p2-3=0,141)
Trung vị
70,05
52,35
90,45
PCDD/Fs
(25%–75%) (34,5 – 157,75)
(27,7 – 97,88)
(58,9 – 201,5)

(pg
TEQ /g
Min - Max
13,9 – 1022,0
13,4 – 322,0
11,9 – 763,0
mỡ)
p = 0,021 (p1-2 =0,137; p1-3=0,204; p2-3=0,007)
Có sự khác nhau theo sự phân bố kiểu gen tại vị
trí đa hình PKLR rs30207 về TEQ của TCDD, PCDDs và
PCDD/PCDFs trong máu ở những người phơi nhiễm 81,
với các giá trị của p đều <0,05.
Bảng 3.15. Mối tương quan giữa mức độ biểu hiện
gen PKLR với tổng đương lượng độc của dioxin
trong máu
Chỉ tiêu nghiên cứu

r

p

Phương trình
hồi quy


16
TEQTCDD

Mức độ 0,536 < 0,01 Y = 0,13X + 22,125
biểu

TEQPCDDs
0,52
< 0,01 Y = 0,114X + 21,188
hiện gen
TEQPCDFs
0,150 = 0,138
PKLR
TEQPCDD/Fs
0,506 < 0,01 Y = 0,106X + 20,878
Mức độ biểu hiện mRNA của gen PKLR có mối
tương quan thuận mức độ vừa với TEQ của TCDD, PCDDs
và PCDD/PCDFs, với hệ số tương quan lần lượt là
r=0,536; r = 0,52 và r = 0,506, với p < 0,01
Bảng 3.16. Mối tương quan giữa hoạt độ pyruvate
kinase với tổng đương lượng độc của dioxin trong
máu
Chỉ tiêu nghiên cứu
TEQTCDD
TEQPCDDs
TEQPCDFs
TEQPCDD/Fs

Hoạt độ
enzyme
PK

r
-0,52

Phương trình

hồi quy
< 0,01 Y = -0,035 + 20,728
p

-0,514 < 0,01 Y = -0,031X + 21,048
-0,293 < 0,01 Y = -0,11X + 18,866
-0,518 < 0,01 Y = -0,029X + 21,185

Hoạt độ enzyme PK có mối tương quan nghịch
mức độ vừa với TEQ của TCDD, PCDDs và PCDD/PCDFs,
với hệ số tương quan lần lượt là r = -0,52; r = -0,14 và r
= -0,518, với p < 0,01.
3.3. Đa hình rs10929303, rs1042640, rs8330, mức
độ biểu hiện của gen UGT1A1, nồng độ enzyme
UGT1A1 và mối liên quan với nồng độ dioxin trong
máu ở người phơi nhiễm dioxin có nguồn gốc từ
chất da cam
3.3.1. Đa hình rs10929303, rs1042640, rs8330,
mức độ biểu hiện của gen UGT1A1, nồng độ
enzyme UGT1A1


17

Hình 3.16. Mức độ biểu hiện mRNA của gen
UGT1A1
Mức độ biểu hiện mRNA của gen UGT1A1 ở nhóm
phơi nhiễm (trung vị: 10,67 (2^-ΔCt)) là cao hơn khoảng
2,5 lần so với ở nhóm chứng (trung vị: 4,13 (2^-ΔCt)), với
p<0,0001.


Hình 3.17. Nồng độ enzyme UGT1A1 ở các nhóm
nghiên cứu
Giá trị trung vị của nồng độ enzyme UGT1A1 ở
nhóm phơi nhiễm (trung vị: 5507 pg/mL) là cao hơn so
với ở nhóm chứng (trung vị: 4580 pg/mL), sự khác biệt
này là có ý nghĩa thống kê với p<0,0001.
3.3.2. Mối liên quan giữa đa hình rs10929303,
rs1042640, rs8330, mức độ biểu hiện của gen



×