Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Sach huong dan on tap mon qltcc 03 01 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 152 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

HƯỚNG DẪN ƠN TẬP
MƠN HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠNG
Chủ biên: TS. Bùi Tiến Hanh và TS. Đào Thị Bích Hạnh

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

HƯỚNG DẪN ƠN TẬP
MƠN HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠNG
Chủ biên
TS. Bùi Tiến Hanh
TS. Đào Thị Bích Hạnh
Các thành viên tham gia
PGS.,TS. Hồng Thị Thúy Nguyệt
TS. Phạm Thị Hoàng Phương
ThS. Phạm Thị Lan Anh
ThS. Phạm Thanh Hà
ThS. Đặng Văn Duy
ThS. Phạm Văn Hào

HÀ NỘI, NĂM 2019


MỤC LỤC


MỤC LỤC

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

2

LỜI MỞ ĐẦU

3

PHẦN 1. Câu hỏi tự luận

4

PHẦN 2. Câu hỏi trắc nghiệm

24

PHẦN 3. Bài tập

67

DANH MỤC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1

118



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
HĐND:

Hội đồng nhân dân

KBNN:

Kho bạc Nhà nước

KH&CN: Khoa học và công nghệ
NSĐP:

Ngân sách địa phương

NSNN:

Ngân sách nhà nước

NSTU:

Ngân sách trung ương

UBND:


Ủy ban nhân dân

2


LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý tài chính cơng là một trong những học phần bắt buộc thuộc khối
kiến thức chuyên ngành trong Chương trình đào tạo đối với các chuyên ngành
thuộc ngành Tài chính ngân hàng, chun ngành Kiểm tốn, chun ngành Kế
tốn cơng ở Học viện Tài chính.
Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, Học viện Tài
chính tổ chức biên soạn cuốn sách “Hướng dẫn ơn tập mơn học Quản lý tài
chính cơng” nhằm bổ trợ, định hướng, thúc đẩy tính chủ động tự học tập, nghiên
cứu làm chủ tri thức khoa học về quản lý tài chính cơng của sinh viên ở Học
viện Tài chính. Ngồi ra, cuốn sách cịn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh
viên các cơ sở đào tạo khối kinh tế và những người quan tâm đến môn học Quản
lý tài chính cơng.
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
- Phần 1: Câu hỏi tự luận;
- Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm;
- Phần 3: Bài tập.
Cuốn sách là cơng trình khoa học của tập thể giảng viên Bộ môn Quản lý
tài chính cơng. Trong q trình biên soạn cho lần xuất bản này, tập thể tác giả đã
cố gắng bảo đảm nội dung khoa học và tính hữu ích của cuốn sách theo mục tiêu
đặt ra. Tuy vậy, tài chính cơng và quản lý tài chính cơng là vấn đề rộng lớn,
phức tạp, chứa đựng nhiều nội dung đang trong quá trình cải cách ở trên thế giới
và ở Việt Nam. Vì vậy, cuốn sách khó tránh khỏi khiếm khuyết nhất định. Học
viện Tài chính và tập thể tác giả xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của các nhà

khoa học và bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2019
BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

3


Formatted: English (United States)
Formatted: Normal, Left, Widow/Orphan control

PHẦN 1
CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Tại sao cần nghiên cứu tài chính cơng?
Hướng dẫn:
Tài chính cơng là hoạt động thu, chi và vay nợ của Nhà nước, có quan hệ
và tác động đến mọi chủ thể trong xã hội.

Một số tác động của tài chính cơng đến các chủ thể trong xã hội
Chủ thể

Tác động bởi hoạt động tài chính cơng

Cá nhân

Hệ thống thang bảng lương, mức lương cơ sở, mức đóng
bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, mức lương tối thiểu
chung…
Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…

Các hàng hóa, dịch vụ cơng cộng như đường xá, chiếu
sáng, vệ sinh đô thị…

Cơ quan nhà nước
Đơn vị sự nghiệp công
Doanh nghiệp

Kinh phí hoạt động…
Cơ chế tự chủ, giá dịch vụ…
Thuế thu nhập doanh nghiệp…
Đấu thầu dự án, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cơ
quan nhà nước.

Quy mơ của hoạt động tài chính cơng chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền
kinh tế, trong đó ngân sách nhà nước là cốt lõi của tài chính cơng. Năm 2019,
tổng thu ngân sách nhà nước là 1.411.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 23%
GDP và tổng chi ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng, tương đương khoảng
27% GDP1.

1
Quyết định số 2387/QĐ-BTC về việc cơng khai dự tốn NSNN năm 2019, ngày 24 tháng 12 năm 2018, của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.

4

Formatted: English (United States)


Tóm lại, phạm vi hoạt động của tài chính cơng phát sinh và phát triển
trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, ở cả trong nước và ngoài nước, tác động đến

mọi chủ thể trong xã hội, có tỷ trọng rất lớn về quy mô hoạt động trong nền kinh
tế. Vì vậy, mọi chủ thể trong xã hội rất cần có những kiến thức nhất định về tài
chính cơng.

Câu 2. Phân tích khái niệm và phân loại tài chính cơng.
Hướng dẫn:
1. Để hiểu rõ khái niệm tài chính cơng cần phân biệt rõ các thuật ngữ
“Khu vực công”, “Khu vực nhà nước”, “Chính phủ chung”, “Chính phủ”.

Khu vực cơng
Khu vực cơng bao
gồm chính phủ
chung và doanh
nghiệp cơng

Khu vực nhà nước

Chính phủ chung

Chính phủ

Khu vực nhà nước
Chính phủ chung Ở Việt Nam, chính
bao gồm chính
bao gồm chính
phủ là cơ quan
quyền nhà nước các quyền nhà nước các hành chính nhà
cấp và doanh nghiệp
cấp
nước ở trung ương

nhà nước

2. Khái tài chính cơng
Trình bày khái niệm và phân tích làm rõ các từ khố trong khái niệm tài
chính cơng theo góc nhìn kinh tế học.
Trình bày các khái niệm và phân tích làm rõ các từ khố trong các khái
niệm tài chính cơng theo góc nhìn thể chế; phân biệt khái niệm tài chính cơng
theo nghĩa rộng và khái niệm tài chính cơng theo nghĩa hẹp.
3. Phân loại tài chính cơng
Phân loại tài chính cơng là gì? Có những tiêu thức nào được sử dụng để
phân loại tài chính cơng.
Phân loại tài chính cơng theo tổ chức hệ thống chính quyền nhà nước: tiêu
thức phân loại này có ý nghĩa như thế nào đối với quản lý tài chính cơng? Tài
chính cơng của từng cấp chính quyền nhà nước được hiểu như thế nào? Tham
khảo các điều 110, 111 của Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; các điều 2, 4 của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2013 để hiểu
được tổ chức hệ thống chính quyền nhà nước ở Việt Nam.
5


Phân loại tài chính cơng theo mục đích tổ chức các quỹ tài chính cơng:
tiêu thức phân loại này có ý nghĩa như thế nào đối với quản lý tài chính cơng?
Từng loại quỹ tài chính cơng được hiểu như thế nào? Mục đích tổ chức từng loại
quỹ là gì?
Phân loại tài chính cơng theo chủ thể quản lý trực tiếp: tiêu thức phân loại
này có ý nghĩa như thế nào đối với quản lý tài chính cơng? Từng loại tài chính
cơng theo chủ thể quản lý trực tiếp được hiểu như thế nào và chủ thể quản lý
trực tiếp là ai? Tham khảo điều 4 của Luật NSNN hiện hành để hiểu các thuật
ngữ NSNN, NSTƯ, NSĐP, đơn vị dự toán ngân sách và đơn vị sử dụng ngân
sách.


Câu 3. Phân tích khái niệm và các mục tiêu quản lý tài chính cơng.
Liên hệ các mục tiêu quản lý tài chính cơng trong Luật Ngân sách nhà nước
hiện hành ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Khái niệm quản lý tài chính cơng
Trình bày khái niệm và phân tích rõ các từ khố trong khái niệm quản lý
tài chính cơng tiếp cận theo nghĩa rộng và tiếp cận theo nghĩa hẹp.
Gắn với khái niệm quản lý tài chính cơng theo nghĩa hẹp, phân tích rõ các
nội dung cụ thể sau:
- Mục tiêu quản lý tổng quát.
- Chủ thể quản lý.
- Đối tượng quản lý.
- Phương pháp, công cụ quản lý.
2. Các mục tiêu quản lý tài chính cơng
Các mục tiêu quản lý tài chính cơng là gì?
Mỗi mục tiêu quản lý tài chính cơng cần phân tích làm rõ các nội dung cụ
thể sau:
- Khái niệm hay mục tiêu đó được hiểu như thế nào?
- Giải thích vì sao quản lý tài chính cơng phải thực hiện mục tiêu đó?
- Các biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu là gì?
6


3. Liên hệ các mục tiêu quản lý tài chính công trong Luật NSNN hiện
hành ở Việt Nam
Mục tiêu kỷ luật tài khoá tham khảo các điều 7, 8, 9, 17, 41, 42, 43 của
Luật NSNN.
Mục tiêu hiệu quả phân bổ tham khảo các điều 8, 42, 43 của Luật NSNN.
Mục tiêu hiệu quả hoạt động tham khảo các điều 32, 34, 54, 61, 65 của

Luật NSNN.

Câu 4. Phân tích mối liên hệ giữa các mục tiêu quản lý tài chính cơng
với “tứ trụ” của quản lý nhà nước?
Hướng dẫn:
1. “Tứ trụ” quản lý nhà nước hay còn gọi là các yêu cầu trong quản lý nhà
nước nhằm hướng tới mục tiêu quản lý nhà nước một cách hiệu quả và bền
vững.

Yêu cầu

Cách hiểu

Nội dung

Trách
nhiệm
giải trình

Cơ quan, đơn vị, cá nhân
quản lý nhà nước có trách
nhiệm phải giải thích, trình
bày khi có u cầu về quy
trình quản lý, cách thức quản
lý và kết quả quản lý.

Giải trình nội bộ là giải trình cho các cơ
quan, đơn vị thuộc các cấp chính quyền.

Minh

bạch

Cơ quan, đơn vị, cá nhân
quản lý nhà nước cung cấp
các thông tin về hoạt động
quản lý dễ hiểu nhất cho
cơng chúng.

Giải trình ra bên ngồi là giải trình cho
các khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch
vụ cơng.
Chất lượng thơng tin cần cung cấp phải
dễ hiểu, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, cập
nhật.
Hình thức cung cấp thơng tin qua các
kênh thơng tin để cơng chúng có thể tiếp
cận dễ dàng với chi phí thấp.

Tính tiên
liệu

Các chiến lược phát triển, chính sách
Sự ổn định của hệ thống phát triển được xây dựng dựa trên các dự
pháp luật, chính sách và mức báo khoa học, đáng tin cậy.
độ chính xác của các dự báo.
Hệ thống pháp luật ổn định, bền vững.

Sự tham
gia


Người dân, doanh nghiệp, Tham gia bằng cách đóng góp nguồn lực
các tổ chức chính trị - xã hội, bằng tiền, tài sản, ngày công lao động.
xã hội - nghề nghiệp, các Tham gia bằng cách giám sát các hoạt

7


nhà tài trợ cùng tham gia vào động quản lý của Nhà nước.
q trình quản lý cơng cùng
với Nhà nước.

2. Mối liên hệ giữa các mục tiêu quản lý tài chính cơng với các u cầu
quản lý nhà nước tham khảo và phân tích làm rõ các nội dung ở “Bảng 1.1”
trang 29 - 30, Giáo trình Quản lý tài chính cơng, NXB Tài chính, năm 2016.

Câu 5. Nội dung quản lý tài chính cơng?
Hướng dẫn:
Tiếp cận theo hoạt động tài chính cơng cần trình bày rõ các nội dung cụ
thể về quản lý thu, quản lý chi và quản lý vay nợ trong quản lý tài chính cơng.
Tiếp cận theo quy trình quản lý, quản lý tài chính cơng gồm những nội
dung nào? Mỗi nội dung quản lý tài chính cơng theo quy trình quản lý trình bày
rõ khái niệm và các nội dung quản lý cụ thể. Tham khảo chức năng và nhiệm vụ
của các cơ quan quản lý tài chính cơng gắn với quy trình quản lý hướng dẫn ở
câu hỏi tự luận số 6 của tài liệu này.

Câu 6. Các chức năng, nhiệm vụ chính của các cơ quan trong bộ máy
quản lý tài chính cơng ở Việt Nam?
Hướng dẫn:
1. Phân tích rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có vai trị quan trọng
trong bộ máy quản lý tài chính cơng thuộc các cấp chính quyền nhà nước ở Việt

Nam.
Các cơ quan quản lý tài chính cơng thuộc chính quyền trung ương: Bộ Tài
chính; Bộ Kế hoạch và đầu tư; các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành
dọc thuộc Bộ Tài chính như cơ quan thuế, cơ quan hải quan, KBNN.
Các cơ quan quản lý tài chính cơng thuộc chính quyền địa phương các
cấp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh; Phịng Tài
chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện; cơng chức tài chính ở UBND cấp xã.
2. Phân tích rõ các nhiệm vụ cụ thể về quản lý tài chính cơng, đặc biệt là
quản lý NSNN của các đơn vị dự toán ngân sách các cấp.

8


3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý tài chính
cơng ở Việt Nam tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan.

Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan quản lý tài chính cơng ở Việt nam
Cơ quan

Văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Tài chính

Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, ngày 26 tháng 07 năm
2017, của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch

và đầu tư

Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư, ngày 25
tháng 07 năm 2017, của Chính phủ.
Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài
chính, ngày 25 tháng 9 năm 2018, của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định 1836/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục
Thuế, ngày 08 tháng 10 năm 2018, của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cơ quan thuế

Quyết định 110/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành
phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành
phố, ngày 14 tháng 01 năm 2019, của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quyết định 245/QĐ-TCT quy định về chức năng, nhiệm vụ của
các Đội thuộc Chi cục Thuế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế.
Quyết định 65/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ
Tài chính, ngày 17 tháng 12 năm 2015, của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan
hải quan

Quyết định 1919/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương, ngày 06 tháng 09 năm 2016, của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
Quyết định 4292/QĐ-TCHQ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, ngày 12 tháng 12 năm 2016, Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan.

KBNN

Quyết định 26/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính,

9


ngày 08 tháng 07 năm 2015, của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định số 1618/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, ngày 22 tháng 08 năm 2019, của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Quyết định 4236/QĐ-KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
ngày 08 tháng 09 năm 2017, của Tổng giám đốc KBNN Việt
Nam.

Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch
và đầu tư
Phịng Tài
chính - Kế

hoạch

Thơng tư liên tịch 220/2015/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính
thuộc UBND cấp tỉnh và Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc
UBND cấp huyện, ngày 31 tháng 12 năm 2015, của Bộ trưởng Bộ
Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Thơng tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và
đầu tư thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, ngày 11 tháng 12 năm 2015, của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Tham khảo chức năng, nhiệm vụ của một Sở Tài chính hoặc Sở kế
hoạch và đầu tư hoặc Phịng Tài chính - Kế hoạch cụ thể bằng
cách truy cập vào website của cơ quan đó và tìm đến mục chức
năng, nhiệm vụ.

Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý tài chính cơng
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015
Các điều của Luật NSNN có liên quan
Cơ quan

Xây dựng và quyết Tổ chức thực Kiểm toán và đánh
định kế hoạch tài hiện kế hoạch
giá thực hiện kế
chính cơng
tài chính cơng hoạch tài chính cơng

Bộ Tài chính


26, 43, 45

26, 60

26, 67, 70

Bộ Kế hoạch và đầu tư

27, 43, 45

27

27

Cơ quan thuế

45

55, 60

Cơ quan hải quan

45

55, 60

KBNN
Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và đầu tư,Phòng


31, 44, 45, 46

10

49, 51, 55,
56, 60, 62

63

49, 51, 53,
54, 55, 56, 60

63, 66, 67, 68, 69


Tài chính - Kế hoạch
Quốc hội

48

70

HĐND các cấp

30, 44, 45, 48

30, 69, 70

Câu 7. Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về quản lý tài chính

cơng ở Việt Nam?
Hướng dẫn:
Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý
tài chính cơng. Một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong quản lý tài
chính cơng ở Việt Nam cụ thể như sau:
Luật NSNN quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát
NSNN; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan trong lĩnh vực NSNN. Tham khảo Luật NSNN, ngày 25 tháng 06 năm
2015, của Quốc hội; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật NSNN, ngày 21 tháng 12 năm 2016, của Chính phủ;
Thơng tư số 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN, ngày 30 tháng 12
năm 2016, của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
Luật đầu tư công quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý
và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Tham khảo Luật Đầu
tư công, ngày 13 tháng 06 năm 2019, của Quốc hội.
Luật quản lý thuế quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác
thuộc NSNN. Tham khảo Luật Quản lý thuế, ngày 13 tháng 6 năm 2019, của
Quốc hội.
Luật phí và lệ phí quy định về danh mục phí, lệ phí; người nộp phí, lệ phí;
tổ chức thu phí, lệ phí; nguyên tắc xác định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản
lý, sử dụng phí, lệ phí; thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ
chức trong quản lý phí, lệ phí. Tham khảo Luật Phí và lệ phí, ngày 25 tháng 11
năm 2015, của Quốc hội.
Luật quản lý nợ công quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động
vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Tham khảo Luật

11



Quản lý nợ công, ngày 23 tháng 11 năm 2017, của Quốc hội.
Luật kiểm toán quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và
hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán
nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; quyền hạn và
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm
toán nhà nước. Tham khảo Luật Kiểm toán nhà nước, ngày 24 tháng 06 năm
2015, của Quốc hội.

Câu 8. Phân tích khái niệm ngân sách nhà nước và phân loại ngân
sách nhà nước, liên hệ với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Phân tích khái niệm NSNN
Giải thích rõ thuật ngữ ngân sách.
Trình bày khái niệm NSNN và chỉ rõ từ khoá trong khái niệm NSNN theo
từng góc độ: Kinh tế, chính trị, pháp lt, quản lý.
Trình bày khái niệm và giải thích rõ các từ khoá trong khái niệm NSNN ở
Việt Nam tham khảo điều 4 của Luật NSNN hiện hành.
2. Phân loại NSNN
Trình bày khái niệm, mục đích phân loại NSNN.
NSNN được phân loại theo những tiêu thức nào? Trình bày rõ khái niệm,
mục đích, các loại ngân sách theo từng tiêu thức phân loại.
Phân loại NSNN ở Việt Nam tham khảo Thông tư 324/2016/TT-BTC quy
định hệ thống mục lục NSNN, ngày 21 tháng 12 năm 2016, của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.

Câu 9. Phân tích các nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước, liên hệ
với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
Hướng dẫn:

1. Phân tích các nguyên tắc quản lý NSNN
Có bao nhiêu nguyên tắc quản lý NSNN.

12


Mỗi nguyên tắc quản lý NSNN phải làm rõ các nội dung cụ thể sau:
- Giải thích tên nguyên tắc hay tên nguyên tắc được hiểu như thế nào?
- Vì sao quản lý NSNN phải thực hiện nguyên tắc đó?
- Yêu cầu hay biện pháp thực hiện nguyên tắc trong quản lý NSNN là gì?
2. Liên hệ với Luật NSNN ở Việt Nam
Chỉ rõ từng nguyên tắc gắn với quy định cụ thể nào ở điều nào của Luật
NSNN hiện hành tham khảo các điều sau của Luật NSNN hiện hành.
Nguyên tắc quản lý NSNN

Các điều có liên quan của Luật NSNN

Nguyên tắc 1

5, 8, 47

Nguyên tắc 2

7

Nguyên tắc 3

64

Nguyên tắc 4


50

Nguyên tắc 5

7

Nguyên tắc 6

65

Nguyên tắc 7

8, 17

Câu 10. Phân tích khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước, liên hệ với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Khái niệm phân cấp quản lý NSNN
Trình bày khái niệm và giải thích rõ các từ khố trong khái niệm phân cấp
quản lý NSNN. Tham khảo điều 4 của Luật NSNN hiện hành.
Giải thích bản chất và mục tiêu của phân cấp quản lý NSNN.
2. Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
Có mấy nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN? Mỗi nguyên tắc phân cấp
quản lý NSNN cần làm rõ các nội dung:
- Vì sao phân cấp quản lý NSNN phải thực hiện nguyên tắc đó?
- Yêu cầu hay biện pháp thực hiện nguyên tắc.
Liên hệ với Luật NSNN ở Việt Nam: Chỉ rõ từng nguyên tắc gắn với quy
định cụ thể nào ở điều nào của Luật NSNN hiện hành tham khảo các điều sau
13



của Luật NSNN hiện hành.
Nguyên tắc quản lý NSNN

Các điều có liên quan của Luật NSNN

Nguyên tắc 1

4, 35, 36, 37, 38

Nguyên tắc 2

4, 9, 35, 36, 37, 38

Nguyên tắc 3

4, 9

Câu 11: Trình bày hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Khái niệm hệ thống NSNN: Trình bày khái niệm hệ thống NSNN và
giải thích các từ khoá trong khái niệm hệ thống NSNN.
2. Hệ thống NSNN ở Việt Nam
Hệ thống NSNN luôn gắn liền với hệ thống chính quyền nhà nước. Vì
vậy, để hiểu được hệ thống NSNN ở Việt Nam, người học cần hiểu rõ hệ thống
các cấp chính quyền nhà nước ở Việt Nam: Tham khảo các Điều 110, 111 Hiến
pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các điều 2, 4, Luật tổ chức
chính quyền địa phương 2015.
Hệ thống NSNN ở Việt nam: Tham khảo các điều 4, 6 của Luật NSNN

hiện hành và điều 6 của Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật NSNN, ngày 21/12/2016 của Chính phủ.
Phân biệt rõ các thuật ngữ: ngân sách địa phương, ngân sách tỉnh, ngân
sách cấp tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách cấp huyện, ngân sách xã, ngân sách
cấp xã.
Giải thích tính lồng ghép của hệ thống NSNN ở Việt Nam.

Câu 12: Phân tích nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước,
liên hệ với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Phân cấp chi NSNN
Phân tích rõ khái niệm và yêu cầu phân cấp chi NSNN.
Nội dung phân cấp nhiệm vụ chi NSNN theo Luật NSNN hiện hành ở Việt
Nam: làm rõ nhiệm vụ chi của NSTƯ và NSĐP; tham khảo điều 36, 38, của
14


Luật NSNN hiện hành.
Nội dung phân cấp thẩm quyền quyết định về chi NSNN theo Luật NSNN
hiện hành ở Việt Nam: làm rõ thẩm quyền quyết định phân cấp nhiệm vụ chi
NSNN và NSĐP, định mức phân bổ ngân sách, chế độ chi ngân sách; tham khảo
điều 20, 25, 30 của Luật NSNN hiện hành.
2. Phân cấp thu NSNN
Phân tích rõ khái niệm và yêu cầu phân cấp thu NSNN.
Nội dung phân cấp nguồn thu cho các cấp ngân sách theo Luật NSNN
hiện hành ở Việt Nam: làm rõ nguồn thu giữa NSTƯ và NSĐP, tỷ lệ phần trăm
phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTƯ và NSĐP; tham khảo điều 35, 37
của Luật NSNN hiện hành.
Nội dung phân cấp thẩm quyền quyết định về thu NSNN: làm rõ thẩm
quyền quyết định phân cấp các nguồn NSNN, tỷ lệ phần trăm phân chia các

khoản thu phân chia giữa NSTƯ và NSĐP, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản
thu giữa các cấp NSĐP; tham khảo điều 20, 25, 30 của Luật NSNN hiện hành.
3. Điều hồ NSNN
Phân tích rõ lý do vì sao cần điều hồ NSNN và các phương thức điều hoà
NSNN; khái niệm phân cấp điều hoà ngân sách.
Cơ chế điều hoà NSNN ở Việt Nam: tham khảo điều 4, 9, 19, 39, 40 của
Luật NSNN hiện hành. Trong đó, phải giải thích được các thuật ngữ và cách
tính: tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách;
số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới.
4. Phân cấp vay nợ cho chính quyền địa phương
Phân tích khái niệm và giải thích lý do vì sao phải phân cấp vay nợ cho
chính quyền địa phương.
Nội dung phân cấp vay nợ cho chính quyền địa phương: thẩm quyền vay
nợ, khn khổ giới hạn nợ, phương thức huy động vốn vay; tham khảo điều 7
của Luật NSNN hiện hành. Giải thích vì sao ở Việt Nam, ngân sách cấp huyện
và ngân sách cấp xã không được phân cấp vay nợ.
5. Phân cấp thẩm quyền quyết định NSNN theo quy trình quản lý ngân
sách
Quy trình quản lý NSNN là gì? Quy trình quản lý NSNN có những giai
15


đoạn nào? Quyết định NSNN theo quy trình quản lý NSNN là quyết định những
vấn đề gì?
Theo Luật NSNN hiện hành ở Việt Nam, thẩm quyền quyết định NSNN
theo quy trình quản lý NSNN về từng vấn đề trên thuộc về cơ quan nào? nội
dung cụ thể của từng vấn đề được quyết định là gì? Tham khảo các điều 19, 30
của Luật NSNN hiện hành.

Câu 13. Các loại kế hoạch tài chính - ngân sách ở Việt Nam.

Hướng dẫn:
Ở Việt Nam, có các loại kế hoạch tài chính - ngân sách nào?
Khái niệm và nội dung của từng kế hoạch tài chính - ngân sách ở Việt
Nam tham khảo các điều 17, 43 của Luật NSNN hiện hành và điều 4 của Luật
Đầu tư công 2019.

Câu 14. Nội dung cơ bản của quy trình quản lý ngân sách nhà nước,
liên hệ với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Nêu tên các giai đoạn của quy trình quản lý NSNN.
2. Giai đoạn chuẩn bị và quyết định dự toán NSNN, làm rõ các nội dung:
Khái niệm, căn cứ, quy trình các bước; tham khảo các điều 41, 42, 46, 47 của
Luật NSNN hiện hành.
3. Giai đoạn chấp hành ngân NSNN, làm rõ các nội dung: Mục tiêu, yêu
cầu, nội dung chấp hành thu NSNN, nội dung chấp hành chi NSNN; tham khảo
các điều 49, 50, 55, 56 của Luật NSNN hiện hành.
4. Giai đoạn kiểm toán và quyết toán NSNN, làm rõ các nội dung: kiểm
toán và quyết toán NSNN; tham khảo các điều 63, 65, 67, 69, 71 của Luật
NSNN hiện hành.

Câu 15. Phân tích khái niệm về cân đối ngân sách nhà nước, liên hệ
với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
16


1. Quan niệm về cân đối NSNN thay đổi qua các thời kỳ. Mỗi học thuyết
cân đối NSNN có cách tiếp cận khác nhau phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội
của từng quốc gia.
Học thuyết cổ điển về cân đối NSNN: NSNN phải cân bằng hằng năm,

Nhà nước không được chi tiêu quá số thu.
Học thuyết ngân sách theo chu kỳ: Sự cân bằng NSNN không duy trì
trong khn khổ một năm mà được duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ kinh tế.
Học thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt: Nhà nước thúc đẩy tăng chi ngân
sách để kích cầu, khi nền kinh tế khơi phục thì nhà nước sẽ cắt giảm chi tiêu.
2. Phân tích khái niệm cân đối NSNN
Trình bày khái niệm và giải thích rõ các từ khố trong khái niệm cân đối
NSNN.
Phân tích rõ phạm vi tổng thu và tổng chi NSNN.
Cơ cấu thu, chi NSNN được hiểu như thế nào? Thế nào là cơ cấu thu, chi
hài hoà?
3. Liên hệ với Luật NSNN hiện hành tham khảo các điều 5, 7, 35, 36, 37,
38 của Luật NSNN hiện hành.

Câu 16. Phân tích khái niệm và cách tính bội chi ngân sách nhà nước.
Hướng dẫn:
1. Trình bày khái niệm và phân tích rõ các từ khố trong khái niệm bội chi
NSNN; phân tích cách tính bội chi NSNN.
2. Phân tích khái niệm và cách tính bội chi NSNN ở Việt Nam.
Khái niệm bội chi NSNN ở Việt Nam tham khảo điều 4 Luật NSNN.
Cơng thức và cách tính bội chi NSTƯ và bội chi NSĐP tham khảo điều 4
của Luật NSNN hiện hành.
Xác định các khoản thu, chi NSTƯ và ngân sách cấp tỉnh để tính bội chi
NSTƯ và bội chi NSĐP cấp tỉnh, tham khảo các điều 7, 35, 36, 37, 38 của Luật
NSNN hiện hành.

17


Câu 17. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến bội chi ngân sách nhà

nước và nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
Hướng dẫn:
1. Có những nguyên nhân nào dẫn đến bội chi NSNN và phân tích tác
động của từng nguyên nhân đến thu NSNN, chi NSNN, bội chi NSNN.
2. Trình bày các nguồn bù đắp bội chi NSNN và phân tích ưu, nhược điểm
của từng nguồn bù đắp bội chi NSNN.
3. Nguồn bù đắp bội chi NSNN ở Việt Nam tham khảo điều 7 của Luật
NSNN hiện hành.

Câu 18. Trình bày khái niệm và nội dung sử dụng thặng dư ngân sách
nhà nước, liên hệ Luật Ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Trình bày khái niệm và phân tích rõ các từ khố trong khái niệm thặng
dư NSNN; phân tích cách tính bội thặng dư NSNN
2. Giải thích từng nội dung sử dụng thặng dư NSNN.
3. Phân biệt bội thu NSNN và thặng dư NSNN. Nội dung sử dụng bội thu
NSNN ở Việt Nam tham khảo điều 7 của Luật NSNN hiện hành và điều 5 của
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
NSNN, ngày 21 tháng 12 năm 2016, của Chính phủ.

Câu 19. Trình bày các giải pháp tổ chức cân đối ngân sách nhà nước
ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Các giải pháp tổ chức cân đối NSNN trong chuẩn bị và quyết định dự
toán NSNN tham khảo điều 7, 8, 10, 11, 41, 42 của Luật NSNN hiện hành.
2. Các giải pháp tổ chức cân đối NSNN trong chấp hành dự toán NSNN
tham khảo điều 7, 8, 10, 11, 50, 52, 55, 56, 58 của Luật NSNN hiện hành.
3. Các giải pháp tổ chức cân đối NSNN trong kiểm toán và quyết toán
NSNN: tham khảo 64, 65, 72, 73 của Luật NSNN hiện hành.


18


Câu 20. Trình bày khái niệm và phân tích đặc điểm của các quỹ tài
chính nhà nước ngồi ngân sách.
Hướng dẫn:
1. Trình bày khái niệm các quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách.
2. Phân tích đặc điểm các quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách theo các
tiêu chí sau:
- Mục đích sử dụng.
- Tính linh hoạt trong quản lý điều hành.
- Tính ổn định.

Câu 21. Trình bày tiêu chí và nội dung phân loại các quỹ tài chính
nhà nước ngồi ngân sách.
Hướng dẫn:
1. Khái niệm và mục đích phân loại các quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân
sách.
2. Từng tiêu chí phân loại các quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách nêu
rõ mục đích, các loại quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách, mỗi loại quỹ tài
chính nhà nước ngồi ngân sách cho ví dụ quỹ cụ thể ở Việt Nam.

Câu 22. Phân tích mục đích, nguồn hình thành và nội dung sử dụng
quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Mục đích hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội.
2. Phân tích rõ nội dung các nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội tham
khảo điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội, ngày 20 tháng 11 năm 2014, của Quốc
hội.
3. Phân tích rõ các nội dung sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội tham khảo điều

84 của Luật Bảo hiểm xã hội, ngày 20 tháng 11 năm 2014, của Quốc hội.

Câu 23. Phân tích mục đích, nguồn hình thành và nội dung sử dụng
19


quỹ Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Mục đích hình thành quỹ Bảo vệ mơi trường.
2. Phân tích rõ nội dung các nguồn hình thành quỹ Bảo vệ môi trường
tham khảo điều 5 của Thông tư số 132/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý
tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, ngày 28 tháng 8 năm 2015,
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Phân tích rõ các nội dung sử dụng quỹ Bảo vệ môi trường tham khảo
điều 6 của Thông tư số 132/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính
đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, ngày 28 tháng 8 năm 2015, của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.

Câu 24. Phân tích mục đích, nguồn hình thành và nội dung sử dụng
quỹ Đầu tư phát triển địa phương ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
1. Mục đích hình thành quỹ Đầu tư phát triển địa phương.
2. Phân tích rõ các nội dung các nguồn hình thành quỹ Đầu tư phát triển
địa phương tham khảo các điều 26, 27, 28, 29 của Nghị định số 138/2007/NĐCP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương,
ngày 28 tháng 8 năm 2007 và điều 10 của Nghị định số 37/2013/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm
2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, ngày 22
tháng 04 năm 2013, của Chính phủ.
3. Phân tích rõ các nội dung sử dụng quỹ Bảo vệ môi trường tham khảo
Chương II của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ

chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, ngày 22 tháng 04 năm
2013, của Chính phủ.

Câu 25. So sánh theo dõi và đánh giá trong quản lý tài chính cơng.
Hướng dẫn:
1. Trình bày khái niệm và chỉ rõ các từ khoá trong khái niệm theo dõi,
khái niệm đánh giá.
20


2. So sánh theo dõi và đánh giá dựa trên các tiêu chí:
- Mục tiêu.
- Chủ thể thực hiện.
- Tần suất thực hiện.

Câu 26. Phân biệt mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số.
Hướng dẫn:
1. Trình bày các khái niệm mục tiêu, chỉ số, chỉ tiêu.
2. Phân biệt mục tiêu và chỉ tiêu, chỉ số và chỉ tiêu.
3. Cho ví dụ về mục tiêu, chỉ số, chỉ tiêu; từ đó chỉ rõ sự khác biệt của
mục tiêu, chỉ số và chỉ tiêu.

Câu 27. Phân tích các tiêu chí cơ bản của một chỉ số tốt theo tiêu
chuẩn CREAM.
Hướng dẫn:
1. Trình bày khái niệm chỉ số.
2. Giải thích các tiêu chí của một chỉ số tốt: Rõ ràng, phù hợp, kinh tế,
thỏa đáng, đo lường được; cho ví dụ chỉ số đáp ứng được các tiêu chí.

Câu 28. Phân tích các phương pháp thu thập thông tin trong đánh giá

quản lý tài chính cơng.
Hướng dẫn:
1. Có bao nhiêu phương pháp thu thập thơng tin trong đánh quản lý tài
chính cơng.
2. Mỗi phương pháp thu thập thơng tin cần trình bày rõ các nội dung sau:
- Khái niệm.
- Ưu điểm.
- Nhược điểm.
- Trường hợp áp dụng.
21


Câu 29. Phân tích các phương pháp đánh giá quản lý tài chính cơng.
Hướng dẫn:
1. Tiếp cận theo phương pháp phân tích dữ liệu thơng tin, đánh giá quản lý
tài chính cơng bao gồm những phương pháp nào?
2. Phân tích từng phương pháp đánh giá quản lý tài chính cơng cần làm rõ
các nội dung sau:
- Khái niệm.
- Ưu điểm.
- Nhược điểm.
- Trường hợp áp dụng.

Câu 30. Trình bày các tiêu chí phân loại đánh giá quản lý tài chính
cơng.
Hướng dẫn:
1. Đánh giá quản lý tài chính cơng được phân loại theo những tiêu chí
nào?
2. Từng tiêu chí phân loại phân tích rõ khái niệm, mục đích của từng loại
đánh giá.


Câu 31. Phân tích khung logic kết quả phát triển.
Hướng dẫn:
1. Vẽ sơ đồ khung lôgic kết quả phát triển.
2. Trình bày khái niệm và phân tích rõ mối quan hệ giữa các yếu tố cấu
thành khung lôgic kết quả phát triển: đầu vào, hoạt động, đầu ra, kết quả phát
triển; trong đó phân tích rõ các cấp độ của kết quả phát triển.
3. Cho ví dụ về khung lơgic kết quả phát triển.

Câu 32. Xây dựng khung đánh giá quản lý khoản chi tiêu công theo

22


kết quả đối với một khoản chi tiêu công cụ thể.
Hướng dẫn:
1. Cho một khoản chi tiêu công để thực hiện một mục tiêu cụ thể nào đó;
nêu rõ chủ thể thực hiện, thời gian thực hiện và hoàn thành.
2. Xây dựng khung lôgic kết quả phát triển của khoản chi tiêu công đã
cho: chỉ rõ kết quả, bao gồm kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp; đầu ra; các
hoạt động cụ thể; đầu vào.
3. Xây dựng các chỉ số đo lường kết quả, đầu ra, hoạt động và đầu vào
theo khung lôgic kết quả phát triển của khoản chi tiêu công đã cho.
4. Căn cứ vào các chỉ số đã xác định để xác định thông tin cần thu thập,
phương pháp thu thập thông tin, nguồn cung cấp và người thu thập thông tin, tần
suất thu thập thơng tin.

Câu 33. Phân tích những vấn đề cốt lõi về kết quả hoạt động quản lý
tài chính cơng theo khung PEFA.
Hướng dẫn:

1. Các vấn đề cốt lõi về hoạt động của một hệ thống quản lý tài chính cơng
là gì?
2. Từng vấn đề cốt lõi phân tích rõ nội dung khái quát, nêu tên các chỉ số
đánh giá.

Câu 34. Phân tích các chỉ số đánh giá độ tin cậy của ngân sách.
Hướng dẫn:
1. Đánh giá độ tin cậy của ngân sách sử dụng những chỉ số nào?
2. Mục đích sử dụng của từng chỉ số.
3. Phương pháp tính tốn: cơng thức, nội dung.
4. Tiêu chí đánh giá và chấm điểm từng chỉ số.

23


×