Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN VĂN 10 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.52 KB, 3 trang )

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN
ÔN TẬP MÔN VĂN LỚP 1O (HỌC KỲ II)
Phần Đọc văn : Giới hạn ôn tập và một số vấn đề trọng tâm ở các bài sau:
1/ Bài “ Đái cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi
- Hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Hiểu rõ nguyên lý chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai bài cáo là: tư tưởng
nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt. Đứng trên nguyên lý đó
tác giả đã tố cáo tội ác của kẻ thù và lược thuật những chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Dựa vào văn bản và SGK, phân tích được nội dung và nghệ thuật của bài cáo
2/” Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” trích “Đại Việt sử ký toàn thư”của Ngô Sĩ Liên
- Nắm được những nét chung về bộ sử ký
- Nắm được những nét tính cách của Trần Quốc Tuấn
+ Lo tính kế sách giúp vua giữ nước bằng cách dựa vào sức dân
+ Trung thành, tận trung với vua Trần
+ Có tài năng, mưu lược
- Phân tích rõ chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là
hình ảnh “ tráp đựng kiếm có tiếng kêu” : Đó là lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với
Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp
dân , giúp nước
3/” Hồi trống cổ thành” trích “Tam quốc diễn nghĩa”của La Quán Trung
- Hiểu được hồi trống trong đoạn trích có ý nghĩa là lời thách đố của Trương Phi, là lời minh oan của
Quan Công và là tiếng trống để đoàn tụ những người anh hùng
- Nắm được tính cách của các nhân vật:
+ Trương Phi: nóng nảy, cương trực, thẳng thắn, nói là làm nhưng dễ dẫn đến đơn giả, lỗ mãng, thô
bạo.
+ Quan Công: độ lượng, từ tốn đã dung hòa được sự nóng nảy, bộc trực của Trương Phi.
4/ ” Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích “chinh phụ ngâm”- Bản diễn Nôm của Đoàn Thị
Điểm?
- Nắm vững thông tin về tác giả, dịch giả, chủ đề của tác phẩm
- Phân tích được tâm trạng của người chinh phụ: bồn chồn mong tin chồng, lẻ loi, cô đơn trong


khong gian mênh mông, trong thời gian vô tận, cố gắng tìm mọi cáh dể thoát khỏi vòng vây của nỗi
cô đơn, tìm được sự thanh thản nhưng cũng đành tuyệt vọng.
- Cảm nhận được nỗi nhớ chồng triền miên, da diết, đè nặng trong lòng người thiếu phụ
- Thấy được sự đồng cảm giữa người và cảnh
5/ ” Trao duyên” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Tìm hiểu hoàn cảnh trao duyên của Thúy Kiều để thấy được nỗi đau của Thúy Kiều khi buộc phỉa
phụ tình.
- Phân tình được sự khôn khéo vừa tình vừa lễ, vừa có ý nương tựa, gửi gắm vừa thắt buộc Thúy
Vân không thể từ chối lời đề nghị của Thúy Kiều trong cách nhờ cậy em.
- Phân tích những diễn biến tâm lý của Thúy Kiều sau khi trao duyên:
+ Trao duyên nhưng không thể trao tình, trao kỷ vật nhưng cái hồn của kỷ vật vẫ chôn sâu trong trái
tim Kiều.
+ Kiều tự thấy mình như người đã chết sau khi trao duyên, nàng như quên hẳn hiện tại chỉ sống với
hình ảnh của hư vô.
+ Kiều vẫn luôn bị ám ảnh bởi lời thề xưa nên nàng như quên hẳn Thúy Vân trước mặt, tự nói với
chính mình và Kim Trọng nỗi đau đớn về số kiếp, định mệnh, về những day dứt của mình.
6/ ” Nỗi thương mình” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Hiểu rõ về cuộc sống của Thúy Kiều trong hiện tại: dêm thân mua vui cho khách bốn phương, phải
sống cuộc sống trăng gió, suồng sã, đùa cợt cùng với khách làng chơi
- Phân tích được nỗi lòng và tâm trạng của Thúy Kiều: xót xa ch bản thân, dày vò, tủi nhục trước sự
nhơ nhớp của thân xác Kiều phải gượng làm vui, không thể jhoaf nhập vào cuộc sống nhơ bẩn.
- Thấy được sự đồng cảm giữa người và cảnh trong đoạn trích
7/ Tác gia Nguyễn Trãi
- Nắm vững về tiểu sử, cuộc đời, những sáng tác chính của nhà thơ Nguyễn Trãi
- Phân tích những giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Trãi
+ Lý tưởng độc lập dân tộc và lý tưởng nhân nghĩa
+ Vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng vĩ đại
- Phân tích những giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi
+ Việt hóa thơ Đường luật
+ Sử dụng từ thuần Việt, tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói dân gian

8/ Tác gia Nguyễn Du
- Chỉ rõ những yếu tố gia đình và những biến động thời đại đã tác động đến sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Du
- Phân tích những giá trị nội dung chính trong thơ Nguyễn Du
+ Đề cao tình đời, tình người, trân trọng những giá trị nhân bản
+ Phê phán, căm ghét các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.
- Phân tích những giá trị nghệ thuật thơ Nguyễn Du
+ Hàm súc, uyên thâm, sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ Trung Quốc
+ Việt hóa thể loại, ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc
Phần tiếng Việt : Giới hạn ôn tập ở các bài sau:
1/ Bài: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt
- Nắm được 4 yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp:
- Đúng về ngữ âm, chuẩn về chữ viết
- Dùng từ đúng về hình thức cấu tạo, đúng nghĩa
- Dùng đúng qui tắc ngữ pháp, liên kết câu chặt chẽ trong văn bản
- Dùng đúng với đặc trưng và chuẩn mực phong cách chức năng ngôn ngữ
- Bài tập:Vận dụng làm bài tập nhận biết các lỗi sai và cách chữa
2/ Bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Trình bày khái niện ngôn ngữ nghệ thuật
- Trình bày 3 đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
+ Tính hình tượng
+ Tính truyền cảm
+ Tính cá thể
- Bài tập
+ Phân trích chức năng thông tin và chức năng thẩm mỹ trong một số ví dụ
+ Phân tích tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể trong một số ví dụ
Phần Làm văn: Thuyết minh về các tác giả hoặc các văn bản đã giới hạn

×