Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn sử dụng phần mền violet soạn thảo đề thi trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.29 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THCS HỮU ĐỊNH
PHẦN MỞ ĐẦU:
I.Bối cảnh của đề tài:
-Hiện nay đa số giáo viên soạn một bài giảng điện tử trong phần kiểm tra
bài cũ và củng cố giữa bài hoặc cuối bài, thông thường giáo viên chỉ soạn
nội dung câu hỏi trắc nghiệm, bài tập dạng điền khuyết, sau đó giáo viên
gọi học sinh nêu câu trả lời, giáo viên chạy hiệu ứng ra đáp án. Cho nên đa
số giáo viên chúng ta chưa tận dụng hết mọi tính năng của phần mềm
Microsoft Office PowerPoint,chưa liên kết với các chương trình khác khi
trình chiếu, chưa tạo được cơ hội cho học sinh có thể thao tác trên máy
trong lúc giáo viên giảng dạy.
-Sau phần củng cố học sinh thường quên ngay vì học sinh không chủ động
phát hiện ra kiến thức.
II .Lí do chọn đề tài:
- Do giáo viên hiện nay chỉ sử dụng Microft Office PowerPoint mang tính
chất đơn thuần là trình diễn trong giảng dạy.
- Do phần mềm Microft Office PowerPoint còn rất nhiều tính năng hổ trợ
rất cao khác mà hiện nay giáo viên chúng ta chưa tìm hiểu tới.
- Trong một bài giảng điện tử mang tính chất đơn thuần là trình diễn, người
giáo viên trình diễn câu hỏi học sinh trả lời giáo viên tạo hiệu ứng ra đáp án.
Không tạo được sự hứng thú và kích thích trong học tập của học sinh vì nó
cũng giống như giáo viên sử dụng bảng phụ nêu câu hỏi rồi học sinh trả lời.
- Trong một bài giảng điện tử học sinh thao tác được trên màn hình trong
lúc trình diễn sẽ tạo cho học sinh một cảm giác thích thú và tập trung vào
bài học hơn. Tạo cho tiết học thêm, sinh động phong phú hơn.
-Dạy học trực quan bằng “Giáo án điện tử” là một phương pháp có hiệu
quả cao, có tác dụng nhiều mặt nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng
rộng rãi và thường xuyên hoặc chưa khai thác hết tác dụng hoặc chỉ sử
dụng chỉ mang tính chất đối phó ở các bài giảng biểu diễn như các tiết hội
giảng, dự giờ, thanh tra…nên hiệu quả chưa cao.
GV:NGUYỄN THỊ XUÂN DIỆP 1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THCS HỮU ĐỊNH
III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
-Đối với đề tài này bản thân nhận thấy có thể được áp dụng được trong các
môn học xã hội và các môn học tự nhiên có tiến hành kiểm tra bài cũ và
củng cố bài.
-Đối tượng nghiên cứu là học sinh của trường THCS Hữu Định.
IV.Mục đích nghiên cứu:
- Trong một bài giảng điện tử cần có sự tương tác giữa học sinh với máy
tính. Học sinh thao tác được trên màn hình trong lúc trình diễn sẽ tạo cho
học sinh một cảm giác thích thú và tập trung vào bài học hơn. Tạo cho tiết
học thêm sinh động phong phú hơn.
V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Trong một bài giảng điện tử không mang tính chất đơn thuần là trình diễn
mà học sinh thao tác được trên màn hình trong lúc trình diễn lúc củng cố
bài. Nếu học sinh làm sai có thể thực hiện lại, các em chủ động phát hiện
kiến thức.
-Rèn luyện được kĩ năng sử dụng máy vi tính của học sinh, tạo không khí
cho lớp học sinh động hơn.
- Đối với bài tập trắc nghiệm học sinh chọn đáp án, lúc này giáo viên cho
học sinh tự dùng chuột di chuyển đến ngay câu A, hoặc B, hoặc C, hoặc D
(câu mà học sinh chọn), thì lúc này vòng tròn khoanh các câu A, hoặc B,
hoặc C, hoặc D sẽ xuất hiện. Nếu sai thì bạn đưa trỏ chuột đến nút
đến khi đáp án câu đúng xuất hiện.
-Đối với bài tập điền khuyết học sinh có thể kéo thả chuột vào vào cụm từ
cho sẵn.học sinh có quyền làm lại bằng cách nhấp vào nút nếu thấy
GV:NGUYỄN THỊ XUÂN DIỆP 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THCS HỮU ĐỊNH
mình chọn sai.Sau khi chọn xong học sinh cũng có thể nhấp vào nút
để xem kết quả đạt được.
-Đối với bài tập điền khuyết học sinh có thể gõ từ thích hợp từ bàn phím

vào và học sinh có quyền làm lại bằng cách nhấp vào nút nếu thấy
mình làm sai.Sau khi chọn xong học sinh cũng có thể nhấp vào nút
để xem kết quả đạt được.
-Đối với bài tập ghép đôi học sinh có thể kéo thả chuột vào vào cụm từ cho
sẵn.Sau khi chọn xong học sinh cũng có thể nhấp vào nút để xem kết
quả đạt được và có quyền làm lại bằng cách nhấp vào nút nếu thấy
mình
-Đối với bài tập nhận biết tính đúng sai học sinh có thể nhấp chuột chọn đáp
án và nhận thấy kết quả đạt được sau đó.Nếu chọn sai học sinh có quyền
làm lại bằng cách nhấp vào nút .
-Giáo viên có thể soạn một trò chơi thay cho củng cố bài.
GV:NGUYỄN THỊ XUÂN DIỆP 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THCS HỮU ĐỊNH
PHẦN NỘI DUNG:
I.Cơ sở lí luận:
Các văn bản của BGD&ĐT về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh ; Các văn bản hướng dẫn ra đề kiểm tra trắc nghiệm do BGD
ban hành, trong đó đã hướng dẫn cụ thể các loại hình kiểm tra trắc nghiệm
khách quan . Về các hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan thương có 4
loại sau đây :
+Loại câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn , nhưng trong đố chỉ có
một phương án trả lới đúng nhất.
+Loại câu hỏi điền khuyết : Học sinh phải lựa chọn các từ thích hợp
để điền vào chỗ trống .
+Loại câu hỏi ghép đôi : ghép các nội dung tương ứng ở hai cột để có
phát biểu đúng nhất .
+Loại điền câu hỏi dạng đúng – sai .
II.Thực trạng của vấn đề:
- Sử dụng Microft Office PowerPoint mang tính chất đơn thuần là trình
diễn.Giáo viên chưa có nhiều cơ hội soạn giảng bằng giáo án điện tử và

trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
- Khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
- Sử dụng Microft Office PowerPoint chưa liên kết với các chương trình
khác nên chưa khai thác hết tính năng của PowerPoint
- Cơ sở dữ liệu còn thiếu thốn.
- Học sinh chưa có sự tương tác với máy vi tính,chưa thao tác trên máy vi
tính lúc giáo viên giảng dạy.
GV:NGUYỄN THỊ XUÂN DIỆP 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THCS HỮU ĐỊNH
III.Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề:
1. Liên kết “Giáo án điện tử” với phần mềm Violet
- Giao diện chính của trang soạn thảo phần mềm Violet
2.Các chức năng chính của Violet
Tạo trang màn hình cơ bản
- Để tạo trang màn hình, vào menu Nội dung → Thêm đề mục, cửa sổ
nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút
“Tiếp tục”, cửa sổ soạn thảo trang màn hình sẽ hiện ra và t a có thể đưa nội
dung kiến thức vào đây.
- Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”,
“Công cụ” Sử dụng công cụ chuẩn vẽ hình cơ bản
GV:NGUYỄN THỊ XUÂN DIỆP 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THCS HỮU ĐỊNH
Cách sử dụng: trên cửa sổ soạn thảo, click chuột vào nút “ Công cụ”, một
thực đơn hiện ra, chọn mục “Vẽ hình”
3.Thiết kế bài tập trắc nghiệm
- Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang màn,
rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập
trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập
liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra. Phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết về
việc nhập liệu cho các bài tập thông qua một số ví dụ tương ứng.

- Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm: Một đáp án
đúng,Nhiều đáp án đúng,Đúng/Sai, Câu hỏi ghép đôi.
 Ví dụ 1: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:
Cho biết G là trọng tâm của tam giác ABC,đường trung tuyến của tam giác
ứng với cạnh BC là AM. Biết AG = 4cm, độ dài của GM là:
A. 2cm
B. 4cm
C. 6cm
D. 8cm
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
GV:NGUYỄN THỊ XUÂN DIỆP 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THCS HỮU ĐỊNH
Sau khi nhập liệu bài bập trên ta được giao diện như sau:
 Ví dụ 2: Tạo kiểu bài trắc nghiệm“Ghép đôi”.
- Hãy kéo mỗi ý ở cột phải đặt vào một dòng tương ứng ở cột phải để có
kết quả
đúng.
1.Tập hợp các điểm cách điểm A
cố định một khoảng 3cm.
2.Tập hợp các điểm cách đều hai
đầu của đoạn thẳng AB cố định.
3.Tập hợp các điểm nằm trong góc
xoy và cách đều hai cạnh của góc
đó.
4. Tập hợp các điểm cách điểm
cách đều đường thẳng a cố định
một khoảng 3cm.
A.Là đường trung trực của đoạn
thẳng AB.
B.Là 2 đường thẳng song song với

a và cách a một khoảng 3cm.
C.Là đường tròn tâm A bán kính
3cm.
D.Là tia phân giác của góc xoy.
GV:NGUYỄN THỊ XUÂN DIỆP 7
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
Sau khi nhập liệu bài bập trên ta được giao diện như sau:
 Ví dụ 3: Tạo kiểu bài trắc nghiệm“Đúng -Sai”.
Các câu sau đây đúng hay sai?
1.Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
2. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi
đường là hình thoi.
3.Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau.
4.Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
5.Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
Sau khi nhập liệu bài bập trên ta được giao diện như sau:
 Ví dụ 4: Tạo bài tập kéo thả chữ
Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào
những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có
thêm những phương án nhiễu khác.
Điền vào chỗ trống bằng cách kéo thả từ thích hợp
1.Tập hợp các hình chữ nhật là tập hợp con của tập hợp các
hình…………………………………….
2. Tập hợp các hình thoi là tập hợp con của tập hợp các
hình…………………………………………
3.Giao của tập hợp các hình chữ nhật và tập hợp các hình thoi là tập hợp của
hình…………………
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung v ăn bản (có cả các từ mà

sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen
từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp
ký h iệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||<từ được chọn>||.Sau khi chọn
từ bằng bất kỳ cách nào, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ nên rất dễ nhận
ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp ký hiệu || đi là
được.
Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía d ưới
câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các
công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu
LATEX( ). Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các
phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án
nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn
nút “ Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Dưới đây là màn hình nhập
phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả chữ.
Sau khi nhập liệu bài bập trên ta được giao diện như sau:
 Ví dụ 5: Bài tập điền khuyết
Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào
ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào.
Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng cách vào
menu Nội dung  mục Sửa đổi thông tin Nhấn “Tiếp tục”  click đúp
vào bài tập kéo thả  Chọn kiểu “Điền khuyết”  Nhấn nút “Đồng ý”.
Sau khi chỉnh sửa bài bập trên ta được giao diện như sau:
 Ví dụ 6: Trò chơi ô chữ

Sau khi nhập liệu bài bập trên ta được giao diện như sau:
Học sinh lần lượt click vào câu hỏi và gõ câu trả lời từ bàn phím để tìm ra
đáp án
 Tạo hiệu ứng hình ảnh
- Với một đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập, ) để mở bảng hiệu ứng hình ảnh,
đầu tiên ta chọn đối tượng, click vào nút tròn thứ nhất ở phía trên bên phải

đối tượng để mở bảng thuộc tính, sau đó click vào nút tròn ở góc dưới bên
phải của bảng thuộc tính.
 Tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi
Chọn một hình ảnh, đoạn văn bản hoặc plugin trên màn hình soạn thảo, khi
đó sẽ hiện ra 3 nút tròn nhỏ ở phía trên bên phải. Click vào nút (nút đang
quay), bảng lựa chọn hiệu ứng sẽ hiện ra như sau:
 Đóng gói bài giảng
- Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục Bài giảng ->
Đóng gói (phím tắt F4) chọn “Xuất ra file chạy (EXE)”.
Nội dung gói bài giảng và cách chạy
- Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), trong thư mục
gói bài giảng sẽ bao gồm các file và thư mục con như sau:
 Tạo kiên kết
Tạo liên kết cho đối tượng liên kết đến File (tập tin) vừa đóng gói.
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
-Sự đầu tư trong tạo slide trắc nghiệm và điền từ đòi hỏi giáo viên phải tốn
nhiều công sức hơn, nhưng bù lại nó tạo cho học sinh thích thú hơn trong học
tập, nắm vững được kiến thức trọng tâm của bài, rèn luyện được kĩ năng sử
dụng máy vi tính của học sinh, tạo không khí cho lớp học sinh động hơn.
- Vì được tổ chức dưới hình thức trò chơi nên học sinh tham gia rất tích cực,
lớp học sinh động và học sinh luôn làm thêm được nhiều bài tập.
- Học sinh ngày càng yêu thích giờ học hơn.
- Tận dụng được lợi ích của công nghệ thông tin.
- Tạo cho bài giảng thêm phong phú đa dạng.
- Giáo viên đỡ đi công sức sử dụng bảng phụ.
- Giáo viên có thể sử dụng tất cả dạng bài tập này trong tất cả bài giảng của
mình.
Kết quả trước và sau khi thực hiện các dạng trắc nghiệm trong kiểm tra bài cũ
và củng cố bài:
Kết quả Trước Sau

Thái độ Sự tập trung chú ý vào bài
học chưa cao.
Sự tập trung chú ý vào bài học
được nâng cao rõ rệt.
Hành vi Một số học sinh yếu chưa
chủ động tham gia nắm kiến
thức và nêu kiến thức đã
nắm bắt được mà chỉ dựa
vào một số học sinh khá,
giỏi.
Cả lớp hăng hái nhiệt tình
tham gia nêu lại các ý chính
của bài. Học sinh yếu đã mạnh
dạn tham gia ý kiến của mình
cùng các bạn khác.
Nhận thức -Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay
trên lớp đạt 75%
-Thực hành vận dụng kiến
thức vào bài tập đạt 70%.
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay
trên lớp đạt 95%-100%
-Thực hành vận dụng kiến
thức vào bài tập đạt 90%-95%
PHẦN KẾT LUẬN:
I.Những bài học kinh nghiệm:
-Qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân nhận thấy có hai vấn đề:
- Muốn đạt được kết quả cao trong giảng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, bởi
thiết kế một bài giảng điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức
tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng.

- Tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ
của các cấp, các ngành thì việc thiết kế một bài giảng và giảng dạy bằng các
phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy
các môn học trong nhà trường .
II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Ứng dụng tạo slide bài tập trắc nghiệm và bài tập điền khuyết vào hoạt động
dạy của giáo viên là một trong những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động
học tập của học sinh, làm các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi
học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày nay.
III.Khả năng ứng dụng triển khai:
a. Đối với giáo viên:
- Chủ động tìm tòi sáng tạo nhiều hình thức khác nhau và khai thác các tính
năng của phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003, liên kết Violet để
thiết kế bài giảng cho phù hợp với nhận thức của học sinh.
- Mạnh dạn sử dụng tin học trong mọi lĩnh vực nhất là trong công tác chuyên
môn.
- Tích cực sưu tầm, chọn lựa các tài liệu hỗ trợ cho bài dạy ngày một phong
phú.
b. Đối với học sinh:
- Thích thú khi được thao tác trên máy tính trong lúc học.
- Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến riêng
của mình, kể cả những em nhút nhát ít khi giơ tay phát biểu.
- Dưới sự định hướng của thầy, cô giáo, các em chủ động phát hiện kiến thức,
nắm bắt kiến thức. Giờ dạy thật thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh tiếp thu được
bài và vận dụng tốt vào thực hành.
IV.Những kiến nghị, đề xuất:
1. Muốn thực hiện được giảng dạy có ứng dụng CNTT có hiệu quả, người
GV phải có lòng yêu nghề, say mê công việc, yêu thích phương pháp
giảng dạy có ứng dụng CNTT thì mới đạt hiệu quả.
2. Ngày càng có nhiều thầy cô giáo thành thạo giảng dạy có ứng dụng CNTT.

Nếu nhiều lớp cùng dạy cùng tiết có sử dụng máy chiếu thì số lượng
máy chiếu, máy tính không đáp ứng đủ .Trang bị các thiết bị cố định ở một
phòng chưa phục vụ đồng thời cho nhiều giáo viên.Cho nên cần trang bị các
thiết bị cố định mỗi phòng học sẽ làm cho GV cảm thấy nhẹ nhàng hơn
trong khâu lắp ráp hệ thống trình chiếu.
3. Mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài
giảng điện tử cho giáo viên đã biết và chưa biết. Trong đó đặc biệt chú trọng
đến kĩ thuật thiết kế bài giảng điện tử và phương pháp sư phạm khi trình
chiếu bài giảng.
4.Do đây là phần mềm có bản quyền nên hiện nay chúng ta chỉ sử dụng bản
free ,có thể được nhà trường tạo điều kiện mua bản quyền để có thể sử dụng
được nhiều tính năng và không vi phạm về luật bản quyền .
5. Trên đây là một số quan điểm của cá nhân tôi về biện pháp cơ bản thiết
kế bài giảng ứng dụng CNTT với vai trò đề cao chủ thể học sinh trong
việc tìm hiểu kiến thức mới. Rất mong đồng nghiệp đóng góp để chúng ta có
nhiều kĩ năng hơn thiết kế các bài giảng điện tử có chất lượng nhằm phục vụ
tốt cho công tác giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp theo hướng đề
cao chủ thể nhận thức – học sinh. Chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Bối cảnh của đề tài Trang 1
II.Lí do chọn đề tài Trang 1
III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trang 2
IV.Mục đích nghiên cứu Trang 2
V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trang 2
PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận Trang 4
II.Thực trạng của vấn đề Trang 4
III.Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề Trang 5
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 14

PHẦN KẾT LUẬN
I.Những bài học kinh nghiệm Trang 15
II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Trang 15
III.Khả năng ứng dụng và triển khai Trang 16
IV.Những kiến nghị, đề xuất Trang 16

×