Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỀN TẤT THÀNH
KHOA LUẢT

NGUYEN TAT THANH

ĐÀO DUY MINH TÚ

TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN
NHIỄM NGUY HIỂM CHO NGƯỜI TỪ THựC

TIỄN THÀNH PHƠ HỒ CHÍ MINH
CHUN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP.HỊ CHÍ MINH - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỀN TÁT THÀNH
KHOA LUẢT

NGUYEN TAT THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHÂN LUẬT

TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN
NHIỄM NGUY HIỂM CHO NGƯỜI TỪ THựC

TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TÉ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐÀO DUY MINH TÚ
Khóa: 2019



MSSV: 1900006377

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẦN: TS. NGUYỀN TRỌNG TN

TP.HỊ CHÍ MINH - 2022


LỜI CẢM ƠN

3 năm, một chặng đường...
Được học tập tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một niềm vinh dự và

tự hào đối với tơi. Như câu nói: “Khơng ai đon độc đứng trên đỉnh thành công”, tuổi
thanh xuân tại ngôi trường mang tên Bác là quãng thời gian học tập và trãi nghiệm

quý báu cùng với sự quan tâm giúp đỡ từ các Thầy Cơ, gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất, tôi xin gửi đến quý thầy/cô ở
khoa Luật - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mà đặc biệt là giảng viên hướng

dẫn khóa luận tốt nghiệp của tơi là Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tuấn đà cùng với tri

thức và tâm huyết của mình đã tận tình chỉ dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp vừa qua.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban lãnh đạo của Trường Đại học

Nguyễn Tất Thành và các Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài này.


Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như hạn chế về kiến thức,
trong khóa luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận

được sự nhận xét, ý kiến đóng góp của q thầy/cơ đe khóa luận được hồn thiện
hơn.

Lời cuối cùng, tơi xin kính chúc q thầy/cơ có nhiều sức khỏe, thành công

và hạnh phúc!
Ngày.......tháng....... năm 2022

Sinh viên thực hiện

Đào Duy Minh Tú


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tuấn, đảm
bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dần, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Ngày.......tháng....... năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đào Duy Minh Tú


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CQ

Cơ quan

CQ CSĐT

Cơ quan cảnh sát điều tra

ỌĐ

Quyết định

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TP. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài........................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài......................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Bố cục tổng quát của khóa luận......................................................................... 5
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH

BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIẾM CHO NGƯỜI.......................................6
1.1 Khái niệm và dấu hiệu pháp lý tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm cho người......................................................................................................... 6
1.2 Quy định pháp luật tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
người......................................................................................................................... 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 19
CHƯƠNG 2 THỤC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH sụ VIỆT NAM TƯ

THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH VÀ MỌT SỐ ĐỊA PHƯƠNG........................... 20
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm cho người từ Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương..................20
2.2 Nguyên nhân hạn chế việc áp dụng pháp luật tội làm lây lan dịch bệnh


truyền nhiễm nguy hiểm cho người...................................................................... 27
2.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm

nguy hiểm cho người.............................................................................................. 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 39
KẾT LUẬN............................................................................................................. 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................42


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế cùa cả nước, tập trung nhiều
khu công nghiệp, khu cao ốc và đang dần đấy mạnh phát triến kinh te - xã hội. Tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội nói chung tại Việt Nam đã có nhiều chuyển

biến rất tích cực. Mặc dù có nhiều thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội cũng như

môi trường giáo dục đang trên đà phát triển, điều đó cũng mang đến những mặt hạn
chế về môi trường, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân, tạo nên hiệu

ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên theo đó là một chuỗi các thiên tai về bão, lũ lụt,
hạn hán và các loại dịch bệnh đe dọa trực tiếp đến đời sống của người dân. Trong

suốt chiều dài lịch sử, Thế giới đã từng xuất hiện rất nhiều đại dịch nguy hiểm với
tỷ lệ từ vong cao. Theo điều 3 Luật phịng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có phân

loại bệnh truyền nhiễm gồm ba nhóm bệnh. Đồng thời theo Quyết định 219/QĐ-


BYT, Covid-19 được liệt kê bo sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh phát
hiện dịch bệnh mới, nhiều bệnh từ động vật hoang dã truyền qua con người ngày

càng nguy hiếm, mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh có tỷ lệ tử vong cao như dịch
bệnh Ebola, SARS-CoV-2 và các biến the cùa dịch bệnh này. Dịch bệnh bùng phát

mạnh mẽ do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân dẫn đến
đại dịch xuất hiện tại Tp. HCM là do ý thức của một số bộ phân người dân không
tuân thủ pháp luật trong việc phòng chống dịch bệnh làm lây lan dịch bệnh. Quá
trình hội nhập và phát trien kinh tế mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với hệ
thống giao thông đi lại tự do dẫn đến sự lây lan mạnh tại đây.

Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người đã và đang trở thành vấn đề
đang được dư luận và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Trong đó, Covid - 19 là loại

dịch mới xuất hiện trong hai năm gần đây và cũng được bổ sung vào danh mục
nhóm các bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người theo QĐ 219/QĐ-BYT ngày

29/01/2020. Tính nghiêm trọng của dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là

việc làm lây lan dịch bệnh là nguyên nhân gây nên nhùng hậu quả về sức khỏe và
về mặt tâm lý của người bệnh. Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 đã có quy

1


định đề xử lý tội phạm này cụ thể ở điều 240. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh địi

hỏi phải có sự chặt chẽ giữa các liên ngành, liên quốc gia.

Thực tiền cho thấy, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố
tụng, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, cơng tác
phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung vần cịn nhiều hạn chế, chưa
giải quyết được triệt đe vấn đề. Vì thế cần có một chế tài đủ tính răn đe đe xử lý tình

trạng vi phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Tội làm lây

lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ thực tiễn Thành phố Hồ Chỉ

Minh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cún đề tài

Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người mà trong đó Covid - 19 là đại

dịch đang được toàn thế giới quan tâm. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến tội làm
lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người vẫn còn là đề tài mới mẻ trong
nghiên cứu khoa học. Đen nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách hệ
thống và hoàn chỉnh về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho
người từ thực tiền TP. HCM. Dù vậy vần có một vài cơng trình nghiên cứu đề cập

đến vấn đề này. Bài luận văn hay các bài viết nghiên cứu khoa học liên quan đến tội
làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có những nội dung quan

trọng trong việc phân tích loại tội phạm này và đồng thời có những phân tích về

điểm bất cập trong xử lý trách nhiệm hình sự. Đe tài khóa luận tội làm lây lan dịch

bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ thực tiền TP. HCM kế thừa khái niệm
cơ bản của tội, lịch sử lập pháp của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy


hiểm cho người. Qua các bài:

-

Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Nhật Thịnh, Trường Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2021;

-

Bài viết nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả: Bùi Thị Hồng Vân, Võ
Hoàng Chi, Phan Trúc Duyên, Trần Thị Thanh Thanh, Trường Đại học Văn
Lang;

2


Bên cạnh đó cịn có một số bài viết đăng trên các trang báo điện tử bình luận
liên quan đến vấn đề pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiếm cho người như:

-

“Bất cập trong xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm lây lan dịch
bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện nay” của Tạp chí điện tử CQ Tịa án
nhân dân tối cao ngày 09/11/2021;

-


“Xử lý hành vi phạm tội liên quan đến bệnh truyền nhiễm ở một số nước trên

thế giới” của Nguyền Hồng Chi Mai, ngày 08/04/2020.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và phân tích thực tiễn áp dụng pháp
luật về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ thực tiền TP.

HCM trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. Khóa luận đề xuất hồn thiện quy
định cùa pháp luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
người phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm trên

địa bàn TP. HCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với những mục đích nêu trên, khóa luận tốt nghiệp đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như:

-

Nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng tội
làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người cũng như những cơ

sở pháp lý đảm bảo cho việc xét xử tội phạm này đúng pháp luật.

-

Đe ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật tội làm lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ thực tiễn TP. HCM cũng như

nâng cao chất lượng điều tra, truy to xét xử đối với tội phạm này trong thời

gian tới.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 . Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm

lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

về nội dung, đề tài được nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự năm

2015 sửa đoi bổ sung năm 2017; Luật phòng, chong bệnh truyền nhiễm năm 2007
và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Không gian: Đe tài được nghiên cứu trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian: Đe tài nghiên cứu dựa trên so liệu thực tế từ thực tiễn xét xử của

Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 07 năm
2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 . Cơ sở lý luận

Đe tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự,


đường lối xử lý tội làm lầy lan dịch bệnh truyền nhiềm nguy hiểm cho người.
5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đe tài được nghiên cứu dựa trên một số phương pháp như:

Phương pháp lịch sử, so sánh tại chương 1: BLHS năm 1999 tìm hiếu tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiếm cho người và đối chiếu các quan điểm khác nhau giừa
các nhà khoa học trong từng thời ki đổi mới pháp luật; giừa quy định của pháp luật

hiện hành với quy định của pháp luật các giai đoạn trước đây và phân biệt một so
tội theo pháp luật hiện hành.

Phương pháp phân tích tại chương 1: khái niệm, điều khoản, các bản án;
chương 2: thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự, các nguồn tin, những bất cập
trong cơng tác áp dụng pháp luật nhằm phân tích và tìm hiểu các bấn đề lý luận, quy

4


định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng quy định cùa pháp luật về chế tài
hình sự đối với hành vi phạm tội.

Phương pháp tổng hợp, thống kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc tại
chương 2: các bản án và số liệu của TAND TP.HCM đê rút ra những nhận định, ý

kiến đánh giá sau q trình phân tích số liệu và đi đến kết luận của bài khóa luận.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận

Bố cục cùa khóa luận bao gom: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo và nội dung. Trong phần nội dung của luận văn được chia làm 02

chương:
Chương 1: Quy định của pháp luật tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm

nguy hiểm cho người.
Chương 2: Thực tiền áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành
phố Ho Chí Minh và một số địa phương

5


CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH

BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIẾM CHO NGƯỜI
1.1 Khái niệm và dấu hiệu pháp lý tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm cho người
1.1.1 Khải niệm tội làm lảy lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người
Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm tội phạm là một trong những vấn
đề quan trọng nhất. Chế định tội phạm là trung tâm thể hiện rõ nét bản chất giai cấp,
các đặc điếm chính trị, xà hội cũng như pháp lý của luật hình sự ở mồi nước. Tội
phạm là một hiện tượng xã hội, vì vậy khái niệm của tội phạm gắn liền với sự phát
triển xã hội và vẫn đang được nghiên cứu hoàn thiện. Trên cơ sở khái niệm tội

phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh

thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng,

an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của to chức, xâm phạm

quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị

xử lý hình sự”1. Từ khái niệm tội phạm, thế hiện toàn diện về các đặc điểm cơ bản
của tội phạm về tính nguy hiềm cho xã hội ở mức độ đáng kể, tính có lồi, tính năng

lực trách nhiệm hình sự thực hiện và tính chịu hình phạt.
Từ khái niệm tội phạm xây dựng cấu thành một số tội trong BLHS 2015
Phần các tội phạm. Trong đó, tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người” theo điều 240 BLHS 2015 là hành vi cùa người có đù năng lực chịu

TNHS cố ý đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật,

sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy

hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc
sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả

năng lây truyền cho người hoặc các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiếm
cho người theo Công văn 45/TANDTC - PC ngày 30/3/2020.
1 Khoăn 1. Điều 8, Bộ luật hình sự 2015.

6


1.1.2 Dấu hiệu pháp lý tội làm lảy lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người

Dấu hiệu pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho

người là căn cứ đe xác định một người có vi phạm pháp luật hay khơng vi phạm

pháp luật và có các yếu tố cấu thành tội phạm. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là cơ

sở pháp lý của việc định tội danh, để xác định thời điểm tội phạm hoàn thành và là
căn cứ pháp lý để định khung hình phạt. Trường họp khơng thỏa các dấu hiệu bắt

buộc trong cấu thành tội thì khơng có tội. Vì vậy để định tội cần xác định đủ 4 yếu
tố:

Thứ nhất, về khách the của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người gồm:

Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là loại bệnh nguy hiểm, có
khả năng gân tổn hại nặng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người bị lây nhiễm, dễ

lây nhiễm, dễ nhiễm, dề lan rộng và nhanh chóng. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm cho người xâm phạm đến sự an tồn và tính mạng sức khỏe con
người và khách thể trực tiếp của tội phạm này là xâm phạm đến sự bền vừng, ổn

định, chế độ bảo vệ môi trường. Thông qua việc xâm phạm đến chế độ bảo vệ mơi

trường gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Đối tượng tác động của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người là động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật có khả năng lây truyền

dịch bệnh cho người (khoản 1 điều 240 BLHS 2015), tuy nhiên đoi với trường hợp
dịch bệnh Covid - 19, thì động vật là thú cưng như chó, mèo khó là đối tượng tác
động của tội phạm này. Theo tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới hay cịn gọi là

WTO thì hiện nay chưa có bằng chứng nào chứng minh chó, mèo có thể lây nhiễm

Covid - 19 cho người. Tại Cơ quan chuyên trách sức khỏe của Liên họp quốc (UN)

cũng đưa ra khăng định: “Loại bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra chủ yêu lây lan
từ người sang người, thông qua các giọt bắn đường hơ hấp hay hạt khí dung trong
khơng khí, được tạo ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện”2. Đặc điếm

riêng có tính đặc thù của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
2 Lê Anh, “Chó, mèo và động vật có vú có làm lây nhiềm Covid-19 sang người khơng?”,
[truy cập ngày 25/8/2022]

7


người là những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện theo điều 8 của luật phòng chống

bệnh truyền nhiễm 2007, nếu khơng có lồi cố ý thì khơng phạm tội.

Thứ hai, về mặt khách quan của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm cho người gồm:

Dựa vào đặc điểm cấu trúc cùa tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người theo khoản 1 điều 240 thì đây là tội có cấu thành vật chất. Do vậy,
các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm này bao gồm ba dấu hiệu bắt buộc là

hành vi khách quan làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người cho
xã hội, hậu quả làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người và mối


quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nêu trên. Dấu hiệu hành vi khách quan
được quy định bao gom: ”Đưa ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có

dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phấm khác có
khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; Đưa vào hoặc cho phép đưa
vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị

nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người;
Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”3. Trong đó quy định các

hành vi khác bao gồm những hành vi: “Trốn khỏi nơi cách ly; Không tuân thủ quy
định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách

ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối”4. Tội phạm
được coi là hoàn thành khi người thực hiện một trong các hành vi nêu trên đã làm

lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Tuy nhiên, người thực hiện
hành vi nêu trên nếu không làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
người thì chưa bị coi là tội phạm nhưng có thể bị xừ lý hành chính.

Hậu quả của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người là
buộc phải làm lây lan dịch bệnh. Hậu quả thực tế không chỉ gây ảnh hưởng đến sức
khỏe, tính mạng của con người mà cịn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.
Những dấu hiệu như công cụ, thủ đoạn, không phải là dấu hiệu bắt buộc

trong cấu thành tội phạm này, tuy nhiên việc xác định dấu hiệu này chứa nhiều ý

3 Điểm a, b, c, khoản 1 Điều 240 BLHS 2015.
4 Điếm 1.1, khoàn 1, Công văn số 45/TANDTC-PC


8


nghía quan trọng trong q trình điều tra, truy tố, xét xử. Vì những dấu hiệu nêu
trên cũng góp phần xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và từ đó

CỌĐT có thể xác định được nguyên nhân, điều kiện phạm tội và phân loại loại tội
phạm nhằm khoanh vùng, truy vết dịch bệnh đồng thời tìm ra giải pháp tối ưu trong

công tác thi hành án và phòng chống tội phạm.
Thứ ba, về chủ thể của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
người gom:

Yếu tố chủ thể là dấu hiệu bắt buộc trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm.
Chủ thể của tội phạm nói chung, tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

cho người đều phải là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. Người có

năng lực TNHS là người thỏa yếu tố về độ tuổi theo quy định: “Người từ đủ 16 tuoi
trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ
luật này có quy định khác”5. Người làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu TNHS về tội này theo
khoản 2 điều 12 BLHS 2015 và khơng thuộc tình trạng khơng có năng lực trách

nhiệm hình sự theo điều 21 BLHS 2015. Riêng đối với hành vi “cho phép đưa ra

hoặc cho phép đưa vào Việt Nam...” thì chủ thể là những người có chức vụ, quyền
hạn trong việc phê duyệt, chấp thuận, cho phép đưa ra khỏi vùng dịch, cho phép đưa
vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phấm này bị nhiềm bệnh hoặc mang mầm

bệnh nguy hiểm có khả năng lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Thứ tư, về mặt chủ quan của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm cho người gồm:
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến, trạng thái tâm lý bên trong

của tội phạm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trạng thái tâm lý bên
trong của tội phạm gắn liền với biểu hiện bên ngồi của tội phạm. Mặt chủ quan của

tội phạm nói chung gồm các dấu hiệu như lồi (cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do
tự tin, vô ý do cấu thả); động cơ - mục đích. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiếm cho người lồi là dấu hiệu bắt buộc, người phạm tội thực hiện hành

vi với lồi co ý. Người phạm tội ý thức được hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền
5 Khoăn 1. Điều 12. Bộ luật hình sự 2015

9


nhiễm nguy hiểm cho người gây nguy hiềm cho xã hội nhưng vần thực hiện đế mặc

cho hậu quả xảy ra.
Khác với lồi, động co và mục đích khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người. Động cơ và

mục đích của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là vì
thỏa mãn lợi ích của cá nhân.
1.1.3 . Trách nhiệm hình sự tội làm lảy lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho


người
Trách nhiệm hình sự là một chế định cơ bản của luật hình sự, là một trong

những vấn đề lý luận mà hiện nay giữa các nhà luật học trong và ngoài nước đặc

biệt quan tâm nghiên cứu và đến nay vần cịn nhiều cơng trình nghiên cứu, các bài
báo khoa học, các bài viết nghiên cứu về chế định trách nhiệm hình sự nêu ra nhiều

quan diem khác nhau. Tại Việt Nam hiện nay, chế định về TNHS cũng được đưa ra

tranh luận bởi đây là nền tảng xây dựng các chế định khác của luật hình sự tuy
nhiên vần chưa có sự thống nhất về khái niệm TNHS.

GS. TSKH Lê Cảm - Nguyên chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật hình sự - Tội phạm học, là một trong

những nhà khoa học hình sự noi tiếng tại Việt Nam cũng có cơng trình nghiên cứu

về trách nhiệm hình sự đưa ra quan điểm, định nghía như sau: “TNHS là hậu quả
pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được the hiện bằng việc áp dụng đối với
người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cường chế cùa Nhà nước do Luật hình sự

quy định”.
GS. TS Nguyễn Ngọc Hịa cũng có quan điểm về TNHS: “TNHS là một

dạng của trách nhiệm pháp lý bao gom nghĩa vụ phải chịu sự tác động cùa hoạt
động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình
phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích”.


Bên cạnh hai quan điếm nêu trên cũng còn những quan diem khác của các
nhà nghiên cứu luật học, dù vậy nhừng quan điểm đó đều có điểm chung về TNHS

là một dạng trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý trong việc thực hiện hành vi

10


vi phạm pháp luật hình sự. Như vậy có thế hiểu, “trách nhiệm hình sự là một dạng
của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội the hiện ở trách

nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi
được quy định trong luật hình sự do Tịa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất

định”6.
Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi có một tội phạm được thực hiện. Vì vậy,

“Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách

nhiệm hình sự”7. Hiện nay, các hình thức trách nhiệm hình sự được cụ the qua các
hình phạt đối với người phạm tội như: “Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo, khơng giam

giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình”8. Bên cạnh những trách nhiệm hình sự
nêu trên thì tùy vào vị trí, vai trị, khả năng tác động khác nhau đối với từng tội
phạm làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người mà người phạm tội

cịn có the áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bố sung như: “Cấm đảm nhiệm chức
vụ, làm những ngành nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú, quản chế, tước

một so quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi


không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi khơng áp dụng là hình phạt
chính”9. Khi áp dụng các hình phạt đối với người phạm tội, Nhà nước the hiện thái
độ lên án về mặt chính trị - pháp lý, đạo đức đối với tội phạm tội làm lây lan dịch

bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người. Mục đích của các trách nhiệm hình sự tác

động cho người phạm tội và những người khác có ý định phạm tội trong tương lai

có thái độ tơn trọng pháp luật, tơn trọng trật tự xà hội. Đây là tổng thể các loại hình
phạt có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo một trật tự nhất định, là điều kiện đảm

bảo cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt được thuận lợi,

chính xác, đảm bảo cho việc xét xử của TA cơng bằng, bình đẳng và họp lý hơn.
Đối với quy định tại điều 240 BLHS 2015 quy định về TNHS của tội làm lây

lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người cụ the qua các khung hình phạt

chính (cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng) và các hình phạt bổ sung, cụ the:

6 Trường đại học Luật Tp. Hồ Chi Minh (2017), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nhà xuất
bán Hơng Đức, tr. 146
‘ Khoăn 2, Điệu 2, Bộ Luật hình sự (2015)
8 Khoăn 1, Điệu 32, Bộ luật hình sự (2015)
9 Khoăn 2, Điều 32, Bộ luật hình sự (2015)

11



Hình phạt chính quy định:
Tại khoản 1. Đây là điều khoản thuộc cấu thành co bản của tội phạm này,

Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm, khi người phạm tội thực hiện hành vi vi

phạm pháp luật với mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp thì bị phạt tiền và khi mức
độ nguy hiềm cho xã hội cao hơn thì áp dụng hình phạt tù có thời hạn. “Phạt tiền từ

50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Phạt tù

từ 05 năm đến 10 năm; Phạt tù từ 10 năm đến 12 năm”.
Tại khoản 2, 3. Đây là hai điều khoản thuộc cấu thành tăng nặng của tội

phạm này. Đặc biệt trường hợp làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
người dần đến làm chết 01 người thì phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, làm chết 02
người trở lên thì phạt tù từ 10 năm đến 12 năm và đây cũng là mức phạt tù có thời

hạn cao nhất của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Và

trường hợp “Dần đến phải công bố dịch thuộc tham quyền cùa Chủ tịch Uy ban
nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế” nghĩa là hành vi của người phạm tội đã gây

ra các hậu quả: “1. Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: có ít nhất một người
bệnh được chẩn đốn xác định”10.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 điều 240 BLHS 2015 cũng có quy định thêm một
số hình phạt bổ sung bao gồm phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm

đến 05 năm.

Quy định trong Luật phòng, chong bệnh truyền nhiễm và được phân loại các
bệnh truyền nhiễm thành ba nhóm bệnh: “Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc

biệt nguy hiểm có khả năng lầy truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao

hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiếm có
khả năng lây truyền nhanh và có the gây tử vong; Nhóm c gom các bệnh truyền

nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền khơng nhanh”11 . Có thể thấy, việc liệt kê
các bệnh truyền nhiễm là điều khơng thể vì nguy nhân khách quan dịch bệnh không

thể lường trước được. Do đó, Bộ Y tế bổ sung kịp thời danh mục dịch bệnh Covid 10 Khoán 1, Điều 2, Quyết định 02/20Ị6/QĐ-TTG ngày 21/01/2016 của Thú tướng Chinh phu về việc quy
định điều kiện công bo dịch, công bo hết dịch bệnh truyền nhiễm
11 Khoăn 1, Điều 3, Luật phòng, chong bệnh truyền nhiềm 2007

12


19 vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quyết định số 219/QĐ-BYT. Từ đó

mới phát sinh trách nhiệm hình sự đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người. Khơng những vậy cịn bổ sung thêm cơng văn 45/TANDTC-

PC đe cụ the hóa “hành vi khác”, góp phần làm tăng tính minh bạch trong việc xác
định trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.
Theo quy định tại điều 240 BLHS 2015 và khoản 1 công văn 45/TANDTC-

PC quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người cụ thể
qua các khung hình phạt chính (cấu thành co bản, cấu thành tăng nặng) và các hình
phạt bơ sung.

Tuy nhiên, hậu quả làm chết người trong khoản 2, 3 điều 240 BLHS 2015 là
vô ý. Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự với lồi cố ý làm

lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người dẫn đến hậu quả làm chết
người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này. Neu người phạm tội

cố ý làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người với mục đích làm
chết người sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội danh khác và đây là tình tiết

tăng nặng trách nhiệm hình sự theo diem 1 khoản 1 điều 52 BLHS 2015 là lợi dụng

dịch bệnh để phạm tội.
Cần có những căn cứ cụ thể về điều kiện truy cứu TNHS đối với tội làm lây

lan dịch bệnh truyền nhiềm nguy hiểm cho người. Khi có đủ các yếu tố cấu thành
tội phạm bắt buộc thì mới phải chịu TNHS, điển hình là vụ bệnh nhân so 17 có

những hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19. Tuy nhiên bệnh nhân số 17 không

bị khởi tố bởi thời gian thực hiện hành vi. Bệnh nhân số 17 thực hiện hành vi làm
lây lan dịch Covid - 19 cụ the vào ngày 5 tháng 3 năm 2022, tuy nhiên đến ngày 30
tháng 3 năm 2022 thì Hội đong thấm phán TANDTC mới ban hành công văn số

45/TANDTC-PC hướng dần áp dụng điểm c khoản 1 điều 240 BLHS 2015. Nghĩa
là nếu thực hiện hành vi không khai báo trung thực làm lây lan dịch Covid - 19
trước thời điểm ban hành cơng văn thì khơng có cơ sở về mặt lý luận cũng như
khơng có cơ sở về mặt chỉ đạo trong công tác nghiệp vụ để khởi tố hình sự đối với

trường hợp bệnh nhân số 17.


13


Không chỉ những vụ án liên quan đến tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiếm cho người mà mọi vụ án, “khi quyết định hình phạt, tịa án căn cứ vào

quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xà hội của hành
vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS”12
đe đưa đến quyết định hình phạt một cách khách quan, tương xứng với tính chất,

mức độ nghiêm trọng. Mặc khác nó cũng là yêu cầu của nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghía trong quyết định hình phạt.
1.2 Quy định pháp luật tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho

người
1.2.1 Quy định pháp luật tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho

người qua các thời kỳ

Đối với pháp luật hình sự Việt Nam, quyền con người và tội xâm phạm ảnh

hưởng đến môi trường là những vấn đề luôn được các nhà lập pháp quan tâm. Tuy
nhiên, bộ Luật Hồng Đức (Bộ Quốc triều hình luật) hay Luật Gia Long đều khơng

có quy định cụ thể về tội phạm liên quan đến an toàn vệ sinh, dịch tễ do cũng còn

nhiều hạn chế bởi chế độ giai cấp, đất nước tập trung khôi phục kinh tế, hàn gắn
chiến tranh. Đen năm 1985, đây là thời kỳ đất nước ta bắt đầu đổi mới hội nhập vì
vậy vấn đề về quyền con người, về mơi trường, an tồn vệ sinh mới được chú trọng
hơn.


Dù vậy, pháp luật hình sự lúc bấy giờ vần còn nhiều điểm bất cập, chưa cụ
thể hóa. Theo điều 195 Bộ luật hình sự 1985 chỉ quy định tội vi phạm các quy định

về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng “Người nào vi phạm các quy định
về giữ gìn vệ sinh cơng cộng, về phòng ngừa và phòng chống dịch bệnh, về bảo vệ
mơi trường gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một

năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ một năm đến hai năm”. Điều đó chưa thể hiện được hành vi, yếu tố
khách quan, mức độ nguy hiểm và các chế tài xử lý vi phạm.

12 Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nhà xuất
bán Hông Đức, tr.304

14


Lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam quy định “Tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiếm cho người” tại điều 186 BLHS 1999: “1. Người nào có
một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị

phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực

vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh
nguy hiểm cho người; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực

vật hoặc sản phẩm động vật thực vật bị nhiềm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy

hiểm có khả năng truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy

hiểm cho người. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm

trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. 3. Người phạm tội cịn có the bị
phạt tiền từ mười triệu đong đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghe hoặc làm công việc nhất định từ một năm đen năm năm”13.
1.2.2 Một sổ điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm
1999 đổi với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

Trong suốt chiều dài lập pháp hình sự Việt Nam đã qua nhiều đợt sửa đổi bo

sung. So với Điều 186 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi tắt là BLHS
1999) và Điều 240 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì có một số nội dung

thay đổi. Điều khác biệt đầu tiên là tên gọi, Điều 186 BLHS 1999 là “Tội làm lây

lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”, còn điều 240 BLHS 2015 gọi là “Tội làm lây
lan dịch bệnh truyền nhiềm nguy hiếm cho người”, điều đó the hiện sự phù hợp hơn
trong cách nhận biết tội và đúng với thuật ngừ pháp lý hơn.
Đối với khung cơ bản, điều 186 BLHS 1999 quy định: “Người nào có một

trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người,

thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:...”, tại khoản này, chỉ quy định một mức

phạt tù từ một năm đến năm năm đây là hình phạt tù có thời hạn. Đen BLHS 2015

có sự thay đổi về chế tài xử lý vi phạm, đưa thêm mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 200.000.000 đong. Việc bổ sung thêm mức phạt tiền có ý nghĩa quan trọng góp
phần to lớn giúp TA đưa ra chế tài phù họp hơn đối với từng trường họp. Hiện nay,


đã bo sung thêm hành vi “cho phép” đưa ra khỏi vùng có dịch điều này the hiện

13 Điều 186, Bộ luật hình sự 1999

15


hành vi phạm tội đối với trường hợp này là thuộc chủ thể đặc biệt, chủ thế này là
người có chức vụ, quyền hạn có thế “cho phép” bằng cách cấp giấy phép hoặc

hướng dần cho người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, từ chủ thể
đặc biệt này có thể áp dụng thêm các biện pháp chế tài bổ sung như “cấm đảm

nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định”. Và cũng tại diem a
khoản 1 điều 240 BLHS 2015 có bổ sung thêm quy định “trừ trường họp pháp luật

có quy định khác” nhằm phòng trường hợp cần thiết đưa mẫu dịch bệnh hoặc các

loại chế phẩm gây bệnh khác ra ngồi khu vực nhằm phục vụ q trình nghiên cứu,
điều tra, hoặc các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Đối với khung hình phạt co bản, điều 240 BLHS 2015 khơng cịn giữ các

quy định chung chung mà cụ thể hơn qua từng điểm trong điều khoản này. Cụ thể

về thẩm quyền công bố dịch bệnh như thẩm quyền của “Chủ tịch ủy ban nhân dân

tỉnh”, “Bộ trưởng Bộ Y Te”, “Thủ tướng Chính phủ” và chế tài phạt tù cũng chia ra
từng trường hợp cụ thể tương ứng với từng mức độ phạm tội.
Và đoi với hình phạt bổ sung, điều 240 BLHS 2015 tăng mức phạt tiền từ
“mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng” lên “từ 20.000.000 đồng đen

100.000.000” cho thấy mức độ nghiêm trọng hơn đối với tội phạm này, song song

với đó là tính răn đe giáo dục phịng ngừa tội phạm.
1.2.3 Phân biệt tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người với một số tội
phạm khác cỏ liên quan

Tội làm lây lan

Tội cố ý lây

dịch bệnh truyền

truyền HIV

Tiêu

nhiễm nguy hiểm

cho người

gây tơn hại cho

động, vệ sinh lao

chí

cho người

khác


sức khỏe của

động, về an tồn ở

người khác

những nơi đơng

Tội cố ý gây

Tội vi phạm quy

thương tích hoặc định về an toàn lao

người

Cơ sở

Điều 240 BLHS

Điều 149

Điều 134 BLHS

Điều 295 BLHS

pháp

2015, công văn


BLHS 2015

2015

2015



45/TANDTC -

16


PC
Khách Sự bền vừng và Quyền

thể

ổn định của môi bảo

vệ

được Quyền bất khả Quy định của nhà
sức xâm phạm về nước về an tồn

của tội trường

khỏe,

tính


phạm

mạng,

danh con người

cùa lao động, về vệ

khỏe

sức

sinh lao động, về

dự, nhân phâm

an toàn ở những

của con người

nơi đông người

Hành

Đưa ra hoặc cho Cố ý làm lây Tác động vào cơ Không thực hiện

vi đặc

phép đưa ra khỏi truyền HIV từ thể cùa người hoặc không đúng,


trưng

vùng



dịch chính cơ thể khác

bệnh động vật, người

thực

vật,

khả

năng

có đường

qua

sức

khỏe; định về an tồn tùy

thể hiện nhận thuộc từng ngành,

tình thức




điều từng lĩnh vực

lây dục, khi người khiến hành vi

nguy hiêm cho biết mình bị tội mong muon
người, trừ trường HIV

nhưng gây thương tích

họp pháp luật có vẫn quan hệ hoặc gây tơn hại
quy định khác; tình dục người cho
vào

thơ

sức

hoặc kia không biết người khác

cho phép đưa vào người quan hệ

lãnh

đủ,

bị không đúng quy


truyền dịch bệnh bị nhiễm HIV cùa người phạm

Đưa

đầy

sản tội sang cơ thê thương, bị tổn trình,...những quy

thực vật hoặc vật Thơng
khác

đó

phạm người

phàm động vật, người bị hại. hại

phẩm

làm cho khơng

Việt với mình đang

Nam động vật, bị nhiễm HIV

thực vật hoặc sản
phẩm động vật,

thực vật bị nhiễm
bệnh hoặc mang

mầm bệnh nguy

17

khỏe


hiếm có khả năng

lây truyền cho
người; Trốn khỏi

nơi

cách

ly;

Khơng tn thủ
quy định về cách
ly; Từ chối, trốn

tránh

áp

việc

dụng biện pháp
cách ly, cưỡng

chế

cách

ly;

Không khai báo
y tế, khai báo

đầy

không

hoặc

khai

đủ

báo

gian dối.
Mức

Cao nhất là phạt

Cao nhất là

Cao nhất là phạt


Cao nhất là phạt tù

hình

tù 12 năm, thấp

phạt tù chung

tù chung thân,

12 năm, thấp nhất

phạt

nhất là phạt tiền

thân, thấp nhất

thấp nhất là phạt

là phạt tiền từ

từ 50.000.000

là phạt tù từ 03

cải tạo không

20.000.000 đồng


đồng đen

năm đến 07

giam giữ đến 03

đến 100.000.000

200.000.000

năm

năm

đồng

18


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong phạm vi chương 1, tác giả trên cơ sở nghiên cứu về các tài liệu, các

công trình nghiên cứu khoa học, văn bản pháp luật về tội làm lây lan dịch bệnh

truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo điều 240 BLHS 2015, tác giả đã đưa ra
quan điểm của mình về khái niệm về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người, về trách nhiệm hình sự đoi với tội làm lây lan dịch bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm cho người và dấu hiệu pháp lý định tội. Ngoài ra, tác giả đã khái


quát lịch sử lập pháp về quy định của pháp luật hình sự và một số điếm mới đối với

tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Bên cạnh đó, tác giả
cịn phân biệt tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người với một
số tội phạm khác có liên quan. Việc nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản, chung

nhất của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiêm cho người là tiền đề đe
tiến đến nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, việc nghiên cứu lí luận khoa học hình sự và quy định của tội làm

lây lan dịch bệnh truyền nhiềm nguy hiểm cho người cịn có thể rút ra một số kết

luận như:
Thứ nhất, tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người là tội

có cấu thành vật chất vì vậy buộc phải có đủ các dấu hiệu về mặt khách quan thì
mới cấu thành tội phạm.

Thứ hai, tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được
cụ the thông qua hành vi tại khoản 1 điều 240 BLHS 2015 và còn được hướng dần
cụ thể hơn tại công văn 45/TANDTC-TC.

19


×