Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến một số kinh nghiệm trong việc dạy kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.98 KB, 12 trang )

A/ TÊN ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY KĨ NĂNG GIẢI TỐN
CĨ LỜI VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
B/ CẤU TRÚC NỘI DUNG:
Phần 1: Mở đầu
1. Lý do đề xuất sáng kiến kinh nghiệm:
Song song với việc dạy và học môn Tiếng việt, việc dạy học môn tốn ở
trường Tiểu học có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành và phát
triển khả năng tốn học cho HS. Bởi từ đây, những bài học đơn giản đầu tiên
sẽ là nền móng đưa các em đi vào thế giới toán học bao la sau này. Để phát
triển tốt khả năng toán học cho HS, hơn đâu hết, việc học Toán ở Trường tiểu
học phải đặc biệt chú trọng. Chúng ta đã và đang thực hiện tốt nội dung này.
Trong mơn Tốn ở bậc Tiểu học, các bài tốn có lời văn có một vị trí hết
sức quan trọng, chiếm phần lớn lượng thời gian trong học Toán của HS. Việc
giải thành thạo các bài toán là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá khả
năng học toán của mỗi HS. Việc giải toán được chú trọng như thế có lẽ vì
những tác dụng thiết thực mà nó đạt được trên cả hai mặt lý thuyết và thực tế
với HS Tiểu học. Muốn giải toán giỏi các em cần phải xác định hướng đi
chung trong hoạt động giải toán và việc dẫn dắt các em vào đúng lối đi đó là
vai trị khơng thể thiếu của người GV. Chính vì lý do đó, tơi đề xuất sáng kiến
kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc dạy kĩ năng giải tốn có lời văn
cho HS Tiểu học.
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
- Giải tốn tốt là một bước củng cố tốt trong việc khắc sâu kiến thức số học,
đo lường, các yếu tố đại số, hình học của HS.
- Giúp phát triển trí thơng minh, óc sáng tạo, thói quen làm việc một cách
khoa học, bởi giải tốn là q trình địi hỏi nhiều nhất sự tư duy, suy luận, khả
năng phân tích chọn lựa của HS.
- Giải toán là cách tốt nhất để rèn luyện tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận
chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác bởi khi giải tốn bắt buộc các em
phải tự mình xem xét vấn đề,tự mình giải quyết vấn đề, tự mình kiểm tra lại


kết quả.
- Việc giải tốn khơng chỉ giúp các em học giỏi tốn mà cịn giúp các em học
giỏi tất cả các môn học khác.
3. Phương pháp tiến hành:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp luyện tập.
4. Cơ sở và thời gian tiến hành.
4.1. Cơ sở:
1


Qua khảo sát tình hình học tập của HS xác định việc học mơn Tốn nói
chung và giải tốn có lời văn nói riêng cịn nhiều hạn chế.
* Chất lượng khảo sát mơn Tốn đầu năm của lớp:
- Giỏi: 6 em 24%
- Khá: 9 em 36%
- TB: 6
24%
- Yếu: 4
16%
4.2. Thời gian: Tôi thực hiện từ đầu năm học đến ngày hoàn thành sáng kiến
kinh nghiệm cụ thể là HS lớp 4A Trường tiểu học số 2 Cát Khánh - Phù Cát
năm học 2009 -2010.
Phần 2: Kết quả
1. Thực trạng về giải tốn có lời văn đối với HS Tiểu học.
Qua quá trình dạy học nhiều năm ở Tiểu học, được trực tiếp thâm nhập
vào q trình học tốn của HS nhất là HS lớp 4, lớp 5, tôi nhận thấy đa phần

những hạn chế trong kĩ năng giải toán của HS bắt nguồn từ những nguyên
nhân sau:
1.1. Giáo viên:
Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn kỹ năng đọc đề toán cho
HS, cho HS đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm
của đề tốn, khơng chịu phân tích đề tốn khi đọc đề.
1.2 Học sinh:
- Đọc đề vội, bỏ qua bước cơ bản trong giải tốn là tóm tắt đề tốn, HS chưa
xác định các kiểu tóm tắt đề tốn khác nhau phụ thuộc vào từng dạng bài cụ
thể.
- Học sinh chưa có kỹ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán phức
tạp. Hầu hết các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các
em thường gặp trong Sách giáo khoa. Khi gặp bài tốn địi hỏi tư duy, suy
luận một chút các em khơng biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ.
- Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến
nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan.
Ngồi ra, cịn có những trường hợp HS hiểu bài nhưng cịn lúng túng trong
cách trình bày nhất là với các bài tốn có lời văn phức tạp.
2. Nội dung giải pháp mới:
Từ thực tế nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dẫn dắt HS đi theo các bước chung
trong hoạt động giải toán là điều cần thiết. Các bước giải toán mà tôi xác định
và đã dạy cho HS vẫn là các hoạt động bắt buộc mà xưa nay đã tiến hành. Tuy
nhiên trong q trình thực hiện, từng bước tơi đã xác định cụ thể và có cải tiến
để đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động học tập của HS. Các hoạt động đó
được tiến hành cụ thể như sau:
2.1 Hướng dẫn HS đọc đề tốn:
Có thể nói đây là bước quan trọng góp phần vào sự thành cơng trong việc
giải tốn của HS. Với những bài tốn quá phức tạp, GV cần hướng dẫn để HS
xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt được mấu chốt trong yêu cầu của bài
2



tốn. Hết sức tránh tình trạng HS vừa đọc xong đề đã vội vàng bắt tay vào
giải ngay. Phải tập cho HS thói quen tự tìm hiểu đề tốn qua việc phân tích
những điều đã cho và xác định được những điều phải tìm.
Để làm được điều đó, cần hướng sự tập trung suy nghĩ của HS vào những
từ quan trọng của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải tìm hiểu hết ý
nghĩa của từ đó.
Ví dụ: Trong bài tốn : “ Để lập thành tích chào mừng ngày Quốc khánh
2/9, một đội công nhân sửa đường trồng rừng đặt ra chỉ tiêu trồng 85 cây/ngày
công. Nhưng một số công nhân đã làm đạt chỉ tiêu 290 cây trong ba ngày. Hỏi
họ đã làm vượt chỉ tiêu bao nhiêu cây?” .
Ở trường hợp này, trước hết phải giúp cho học sinh hiểu rõ nghĩa của các
từ “ vượt chỉ tiêu”, “ đạt chỉ tiêu”, “ngày công”.
Bên cạnh đó HS cũng cần phải phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của
đề tốn, những gì khơng thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của
học sinh vào những chỗ cần thiết. Ví dụ: trong đề tốn: “ Trong lớp có 42 HS,
trong đó một phần ba số HS được kết nạp đội trong đợt kỉ niệm ngày 26/3 sắp
đến. Hỏi có bao nhiêu học sinh chưa kết nạp đội?”. Ở đây HS cần phải tập
trung vào cụm từ “ một phần ba” mặc dù nó khơng được viết bằng chữ số.
2.2 Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề tốn:
Khi đã thâm nhập vào đề tốn, việc tóm tắt đề tốn sẽ giúp HS tự thiết lập
được mối liên hệ giữa những cái đã cho và những cái phải tìm. Học sinh tự
tóm tắt được đề toán nghĩa là nắm được yêu cầu cơ bản của bài tốn. Việc
tóm tắt đề tốn có thể thực hiện bằng sơ đồ, bằng hình vẽ, hoặc ngơn ngữ, kí
hiệu ngắn gọn.
Khi tóm tắt đề tốn cần gạt bỏ tất cả những gì là thứ yếu, lặt vặt trong đề
toán và hướng sự tập trung của HS vào những điểm chính yếu của bài tốn,
tìm cách biểu thị một cách cô đọng nhất trong nội dung bài tốn. Sau đây là
một số cách tóm tắt đề tốn thơng dụng:

2.21. Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Muốn rèn luyện tốt cho HS kĩ năng tóm tắt bằng sơ đồ đọan thẳng cần làm
quen với cách biểu thị một số quan hệ sau:
+ Quan hệ “ số a lớn hơn hay kém hơn số b một số đơn vị”.
a

a

b

b

+ Quan hệ “ số a gấp hay kém số b một số lần”
a

(a kém b 3 lần)

b

+ Biểu thị tổng của hai số a và b là một số nào đó
a
b

+ Biểu thị hiệu của hai số a và b là một số nào đó
a
b

3



+ Biểu thị a= một phần mấy của b ( VD: a= ¾ của b)
a
b

2.2.2 Tóm tắt bằng lưu đồ:
Đây là cách tóm tắt ít được sử dụng hơn, tuy nhiên nó khá tiện lợi và hiệu
quả với một số bài toán suy ngược từ cuối như : Nếu gấp một số lên 6 lần rồi
bớt đi 3 thì được 27. Tìm số đó.

-3

×6

x

27

Hoặc một ví dụ khác: “ Ba bạn Lan, Mai và Phượng có trồng ba cây: lan;
mai, phượng trong vườn trường. Bạn trồng cây mai nói với Lan: “ Trong ba
chúng ta khơng có ai trồng cây trùng với tên của mình cả.Hỏi bạn nào đã
trồng cây nào?
Bài tốn có hai nhóm đối tượng, một nhóm là tên các bạn, kí hiệu là L, M,
P ; một nhóm là tên các cây kí hiệu là l, m, p. Ta dùng nét liền để nối hai đối
tượng ứng với nhau và nét đứt để nối hai đối tượng khơng có sự tương ứng.
L.
M.
P.

Người


.l
.m
.p

cây

Theo đầu bài:
+Bạn trồng cây mai không phải là Lan nên Lan không trồng cây mai là nét
đứt.
+Khơng có ai trồng cây trùng với tên của mình là nét đứt.
Có thể dựa vào tóm tắt này để suy luận và giải tốn như sau:
Vì “ L- l” và “L-m” đều là nét đứt, suy ra “ L-p” là nét liền
Vì “ M-m” là nét đứt nên “M-l” là nét liền, còn lại “ P-m” là nét liền.
Kết quả : Bạn Lan trồng cây Phượng
4


Bạn Mai trồng cây Lan.
Bạn Phượng trồng cây mai.

Người

L.
M.
P.

.l
.m
.p


cây

2.2.3/. Tóm tắt bài tốn bằng ngơn ngữ, kí hiệu ngắn gọn:
Thực chất đây là cách viết tắt các ý chính, chủ yếu của đề toán, phối hợp
với việc dùng một số dấu, kí hiệu mũi tên, dấu gạch ngang để biểu thị cái đã
cho và cái phải tìm
VD: Bài tốn “ Một tổ thợ mộc có 3 người, trong 5 ngày đóng được 75 cái
ghế. Nếu tổ có 5 người làm trong 7 ngày thì đóng được bao nhiêu cái ghế ?”
Có thể tóm tắt như sau:
3 người
5 người

5 ngày
7 ngày

75 ghế
ghế ?

2.2.4. Tóm tắt bài tốn bằng bảng kẻ ơ:
Nếu bài tốn có các nhóm đối tượng chung với nhau những đặc tính nào
đấy, hoặc các đại lượng có giá trị tương ứng với nhau một cách chặt chẽ, lúc
đó ta có thể dùng bảng kẻ ơ để xếp các đối tượng ấy vào cùng một hàng rồi
dựa vào sự tính tốn suy luận tính tốn theo từng hàng hoặc từng cột để phối
hợp lại mà đi đến kết quả. Như vậy ta dễ dàng nhận thấy được những quan hệ
chính trong bài tốn, nhờ đó mà giải tốn được dễ dàng hơn.
VD: Bài tốn “ Lớp em có 35 học sinh, trong đó có 20 bạn trai. Chủ nhật
vừa rồi có 8 bạn gái đi xem phim và có 11 bạn trai khơng đi xem phim. Hỏi
đã có bao nhiêu bạn khơng đi xem phim?
Nam
Nữ

Tất cả
Có đi xem phim
8
Khơng đi xem
11
?
phim
Tất cả
20
35
Dựa vào bảng này ta có thể giải bài tốn này như sau:
+ Số bạn nam có đi xem phim là :
20 – 11 = 9 (bạn)
+ Số học sinh có đi xem phim là :
9 + 8 = 17 (bạn)
+ Số bạn học sinh không đi xem phim là :
35 – 17 = 18
(bạn)
2.25/ Tóm tắt bài tốn với các cơng thức bằng lời:
Trong cách tóm tắt này, người ta thường viết tắt các giá trị của một số
lượng các từ, chữ rồi ghi lại các dữ liệu của bài tốn thành các phép tính cộng,
trừ, nhân, chia với những từ, chữ ấy.
Ví dụ: “ Một người mua 10 quả trứng gà và 5 quả trứng vịt hết tất cả là
9500 đồng. Tính giá tiền của mỗi quả trứng biết rằng số tiền mua 5 quả trứng
5


gà nhiều hơn số tiền mua 2 quả trứng vịt là 1600 đồng” ở đây, nếu ta kí hiệu:
giá tiền 10 quả trứng gà là 10 gà, giá tiền 5 quả trứng vịt là 5 vịt thì bài tốn
được tóm tắt là :

10 “gà” + 5 “ vịt” = 9500 đồng
5 “ gà” - 2 “ vịt” = 1600 đồng.
* Với những cách tóm tắt như trên ta có thể dễ dàng giúp HS định hướng
được cách giải bài toán trong các bước tiếp theo.
2.3 Hướng dẫn học sinh phân tích đề tốn tìm cách giải:
Đây là khâu then chốt nhất trong q trình giải tốn của HS. Trên cơ sở đã
xác định được yêu cầu của đề toán, việc đi tìm con đường tính tốn được thực
hiện qua việc phân tích những cái đã cho, cái cần tìm trong đề bài. Tôi đã
hướng dẫn học sinh tiến hành điều này theo các cách như sau:
2.3.1/ Suy nghĩ theo đường lối phân tích:
Đây là cách suy ngược từ câu hỏi của bài toán. Cần suy nghĩ xem. Muốn
trả lời được câu hỏi của bài tốn cần phải biết những gì, cần phải làm những
phép tính gì? Trong những điều ấy cái gì đã biết? Muốn tìm cái chưa biết ấy
thì phải biết những gì, phải làm tính gì?... Cứ như thế ta dần tới những điều đã
cho trong đề toán. Đây là cách thực hiện phổ biến nhất với học sinh tiểu học
hiện nay.
Ví dụ: Với bài tốn : “ Bể thứ nhất có 12 con cá, bể thứ hai có nhiều hơn
bể thứ nhất 6 con cá, bể thứ ba có số cá bằng một phần hai số cá ở bể thứ hai.
Hỏi cả 3 bể có bao nhiêu con cá ?”
+ Như vậy, phải xác định yêu cầu phải tìm của bài tốn là số cá cả 3 bể.
Muốn biết số cá cả 3 bể, phải biết số cá bể 1, bể 2, bể 3. Trong đó số cá bể 1
biết rồi, bể 2 và bể 3 chưa biết.
+ Để tìm số cá ở bể 2 phải dựa vào bể 1, thực hiện phép cộng; tìm số cá ở
bể 3 phải dựa vào bể 2, thực hiện phép chia.
Như vậy ta đã có hướng giải của bài tốn.
2.3.2/. Suy nghĩ theo đường lối tổng hợp:
Cũng có thể suy nghĩ xem từ các điều đã cho trong bài toán ta có thể suy ra
điều gì, tính ngay được cái gì? … Cứ như thế ta suy dần từ những điều đã cho
đến câu hỏi của bài toán. Kiểu suy luận này thường được dùng trong những
bài tốn khơng khó lắm.

2.3.3/. Suy nghĩ theo cách kết hợp giữa đường lối tổng hợp và phân
tích:
Ví dụ : “ Sân nhà em hình chữ nhật, chiều dài 8m , chiều rộng bằng một
nửa chiều dài. Vườn sau nhà em hình vng có chu vi sân gấp rưỡi sân nhà
em. Biết rằng trung bình mỗi m2 thì thu hoạch được 3kg rau, hãy tính số rau
thu hoạch được trên vườn rau nhà em?
Từ những cái đã cho ta có thể lần lượt tính ngay được:
+ Chiều rộng sân
+ Chu vi sân
+ Chu vi vườn rau
Từ câu hỏi của bài toán ta suy ngược lên.
+ Muốn tính sản lượng rau phải biết năng suất và diện tích.
6


+ Năng suất đã biết, diện tích chưa biết.
+ Muốn tính diện tích hình vng phải biết cạnh của nó.
Tới đây thì hai quá trình suy luận gặp nhau vì: nếu biết chu vi hình vng
thì có thể tính ngay được cạnh của hình vng bằng cách lấy chu vi chia cho
4. Như vậy là quá trình suy nghĩ để tìm cách giải đã xong.
2.4 Hướng dẫn học sinh giải bài toán và thử lại kết quả:
Sau khi đã thực hiện tốt các bước trên, HS chỉ cần cẩn thận một chút là bắt
tay vào việc giải toán một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Sau khi hoàn thành
các bước giải toán, phải chú ý thử lại xem đáp số có phù hợp với bài tốn
khơng? Từng lời giải và phép tính có đủ ý, gãy gọn chưa? Phù hợp chưa? Có
một số cách thử lại thường được vận dụng như sau:
2.4.1/ Thử lại bằng phương pháp giải theo cách khác:
Nghĩa là ta giải bài toán trên theo một cách mới, khác với cách vừa làm.
Nếu kết quả giống nhau nghĩa là ta đã làm đúng. Ví dụ muốn thử lại dãy tính.
( 342 – 116 ) : 2 =

226
: 2 = 113
Có thể dùng quy tắc chia một hiệu cho một số :
(342- 116) : 2 = 342 : 2 – 116 :2
= 171 – 58 = 113
Hai kết quả giống nhau như vậy ta đã tính đúng.
2.4.2/ Thử lại bằng cách tính ngược: Nếu từ số a ta tính được số b thì từ
số b phải có cách tính được số a
Ví dụ:Muốn thử phép cộng:



31587

4932
36519

ta dùng phép trừ để tính ngược

lại:


36519
4932
31587

2.4.3/ Thử lại bằng cách thay đáp số vào đầu bài để tính lại
Sau khi tìm được đáp số học sinh thay đáp số vào đầu bài để tính lại, nếu
kết quả tính khơng phù hợp với đầu bài nghĩa là bài tốn đã giải sai.
2.4.4/ Ngồi các cách trên cịn có nhiều cách thử khác như:

Thử lại bằng cách tính lại một lần nữa.
Thử lại bằng cách sốt xem đáp số có phù hợp với thực tế không?
2.5 Hướng dẫn học sinh một số cách khai thác bài toán:
Với đối tượng là những HS khá, giỏi việc hình thành cho các em thói quen
ham tìm tịi là điều rất tốt. Khi chữa bài hay khi đánh giá kết quả một số tiết
học, giáo viên nên động viên học sinh, nêu gương những HS đã hoàn thành
nhiệm vụ, tạo cho các em niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân. Bên cạnh đó,
với những HS khá, giỏi cần khuyến khích các em tìm nhiều phương án và lựa
chọn phương án giải tốt nhất, làm thế nào để sau khi làm xong bài tốn HS
ln tự đặt câu hỏi: có thể giải bài tốn bằng nhiều cách khác khơng? Từ bài
tốn có thể rút ra nhận xét gì? Kinh nghiệm gì? Từ bài tốn này có thể đặt ra
được những bài tốn nào? Có những cách giải nào?...
7


Ở đây GV có thể gợi ý cho HS khai thác bài toán bằng nhiều cách khác
nhau như:
+ Giải bài tốn bằng phương pháp tính gộp.
+ Tìm nhiều cách giải khác nhau cho cùng bài toán.
+ Tự đặt bài toán mới tương tự bài toán đã cho.
+ Tự nhận xét và rút ra kinh nghiệm sau khi giải tốn.
* Tóm lại: Đối với HS bình thường, khi giải bài tốn các em cần làm theo
bốn bước:
Bước 1: Đọc thật kĩ đề toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải
tìm.
Bước 2: Tóm tắt bài tốn bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc bằng ngơn ngữ kí hiệu
ngắn gọn. Thơng qua đó để thiết lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải
tìm.
Bước 3: Phân tích bài tốn để tìm cách giải. Kết quả của bước này là xác
định một trình tự để giải tốn.

Bước 4: Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để đi tới
đáp số. Cần thử lại sau mỗi phép tính và đáp số để tự kiểm tra xem mình đã
chắc đúng chưa. Sau đó viết cẩn thận bài giải vào vở.
Trong tất cả các bước trên, hầu hết các hoạt động đều được làm trên giấy
nháp hoặc nghĩ thầm trong đầu, chỉ riêng việc viết bài giải là học sinh phải
làm vào bài tập mà thôi.
Với các HS khá, giỏi phải tập cho các em thói quen khơng tự bằng lịng
dừng lại khi giải được đúng đáp số của bài toán, mà phải biết tự giác thực
hiện thêm một bước nữa là khai thác bài toán. Đây là một cách rất tốt để cho
HS tự rèn luyện cho mình năng lực suy nghĩ độc lập và linh hoạt, trí thơng
minh và óc sáng tạo, đây cũng là phương pháp để tập cho học sinh phát huy
tư duy, đặt nền móng cho những phát minh thực sự sau này. Sau đây là ví dụ
minh họa cho q trình giải một bài tốn có đầy đủ các bước trên:
Bài toán: Tổng của hai số tự nhiên chẵn liên tiếp là 50. Tìm hai số đó ?
Bước 1: Đọc đề toán xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.
+ Bài tốn hỏi gì?
- Tìm hai số
+ Bài tốn cho biết gì ?
- Tổng của hai số tự nhiên chẵn liên tiếp là 50.
- Hai số tự nhiên chẵn liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?( hơn kém
nhau 2 đơn vị )
Bước 2: Tóm tắt bài tốn.
Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
?

Số thứ nhất:
Số thứ hai:

2


50

?

8


Bước 3: Phân tích đề tốn để thiết lập trình tự giải
- Bài tốn hỏi gì ? ( Tìm hai số)
- Muốn tìm hai số ta làm thế nào?
+ Xác định tổng hai số là 50
+ Xác định hiệu hai số là 2
+ Xác định dạng toán đã học ? ( Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số )
+ Nêu cách tìm số lớn, số bé
Bước 4: Thực hiện các phép tính đi đến đáp số. Sau khi đã thử lại cẩn
thận, kết quả chính xác, thì viết bài giải.
Hiệu hai số tự nhiên chẵn liên tiếp là 2
Số thứ nhất là :
( 50 – 2 ) : 2 = 24
Số thứ hai là :
24 + 2
= 26
Đáp số : 24 và 26
2.5.1/ Đặt các đề toán mới tương tự các đề toán đã giải bằng cách:
Thay số liệu bài toán ;
Thay đổi các đối tượng bài toán;
Thay đổi cả đối tượng lẫn số liệu ;
Thay đổi các từ chỉ quan hệ trong bài toán ;
Tăng số đối tượng trong bài toán;
Thay đổi câu hỏi đã cho bằng một câu hỏi khó hơn.

2.5.2/Đặt đề tốn mới tương tự với đề toán dã giải bằng cách thay số
liệu
Bài toán: Tổng của hai số tự nhiên chẵn liên tiếp là 94. Tìm hai số đó.
3.Kết quả:Với phương pháp dạy học như trên, tôi đã thật sự nhận thấy sự
tiến bộ ở HS của tơi trong việc giải tốn. Với bất kỳ đối tượng HS nào, khi đã
được xác định đúng những bước đi như vậy, các em cũng sẽ khơng cịn lúng
túng, ngỡ ngàng trước một bài tốn giải mới. Kết quả trước và sau khi áp
dụng các bước dạy học này với đối tượng là học sinh lớp 4 trên thống kê điểm
khảo sát riêng phần giải Toán như sau :
Đầu năm học
Cuối học kỳ 1
Giữa học kỳ 2
2009 – 2010
(2009 – 2010)
(2009 – 2010)
Điểm
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Giỏi
6
24%
10
40%
12
48%
Khá

9
36%
8
32%
9
36%
T.B
6
24%
5
20%
3
12%
Yếu
4
16%
2
8%
1
4%
Phần 3 : Kết luận
1 Bài học rút kinh nghiệm:
Tuy xác định cụ thể những bước đi cơ bản cho việc giải toán như vậy,
nhưng khơng hẳn trong giải tốn, lúc nào HS cũng phải tuân theo đầy đủ các
bước như trên. Các em có thể lướt qua những bước mà các em đã nhuần
9


nhuyễn với những bài toán đơn giản để rút ngắn thời gian giải toán. Song, nếu
nắm vững các bước giải toán như vậy HS sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều dạng

toán giải khác nhau, giúp phát triển tư duy và bồi dưỡng khả năng giải toán ở
các em. Các bước giải toán như trên, chủ yếu vận dụng ở các tiết buổi chiều.
Giáo viên có thể đưa vào đây nhiều dạng toán giải khác nhau, giúp củng cố và
nâng cao khả năng giải toán ở các em.
2 Kết luận:
Cùng với việc tích cực đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, GV
chúng ta đang tích cực tìm ra những bước cải tiến mới. nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường. Thực hiện biện pháp dạy tốn nói trên
cũng là một trong những biện pháp giúp phát huy tính tích cực học tập của
HS; Hy vọng rằng, cùng với việc thực hiện những đổi mới trong dạy học,
những bước cải tiến nhỏ của mình sẽ góp phần làm cho chất lượng dạy học
tốn nói chung ngày một nâng cao. Với phạm vi thực hiện còn hạn hẹp, tôi
nghĩ rằng những bước cải tiển nhỏ bé của tơi vẫn cịn nhiều khiếm khuyết, rất
mong được đón nhận những ý kiến góp ý chân thành để đề tài được hồn
thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa tốn 4 – Nhà xuất bản giáo dục
- Sách giáo viên toán 4 – Nhà xuất bản giáo dục
- Sách giải bài toán ở Tiểu học như thế nào - Nhà xuất bản giáo dục
- Sách phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 – tập 1. Nhà xuất bản
giáo dục
- Giáo trình phương pháp Dạy – học Tốn - Nhà xuất bản gáo dục
10


A/ TÊN ĐỀ TÀI :
B/ CẤU TRÚC NỘI DUNG:
Phần 1: Mở đầu
1. Lý do đề xuất sáng kiến kinh nghiệm:

2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
3. Phương pháp tiến hành:
4. Cơ sở và thời gian tiến hành.

Trang 1
Trang 1 - 9
Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 1
11


Phần 2: Kết quả
1. Thực trạng về giải tốn có lời văn đối với HS Tiểu học.
2. Nội dung giải pháp mới:
2.1 Hướng dẫn HS đọc đề toán:
2.2 Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề tốn:
2.3 Hướng dẫn học sinh phân tích đề tốn tìm cách giải:
2.4 Hướng dẫn học sinh giải bài toán và thử lại kết quả:
2.5 Hướng dẫn học sinh một số cách khai thác bài toán:
3.Kết quả:
Phần 3 : Kết luận
1 Bài học rút kinh nghiệm:
2 Kết luận:
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2
Trang 2

Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 6
Trang 7
Trang 7
Trang 9
Trang 9
Trang 9
Trang 10
Trang 11

12



×