Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà cao tầng trên địa bàn quận nam từ liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 109 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

LÊ ĐỨC THÀNH

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÁC TÒA NHÀ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

HÀ NỘI, 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

LÊ ĐỨC THÀNH

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÁC TÒA NHÀ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM
Ngành

: QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Mã số

: 8510602

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Nhất Tùng

HÀ NỘI, 2023


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn và biết ơn tới
Thầy giáo TS. Nguyễn Nhất Tùng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, hỗ trợ,
giúp đỡ và giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học tập nghiên cứu, hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tác giả chân thành cảm ơn tới các Thầy/Cơ giảng dạy trong suốt q trình học
tập và Các bộ phận, phòng ban chức năng của trường Đại học Điện lực.
Tác giả chân thành cảm ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc học tập và nghiên cứu.
Tác giả chân thành cảm ơn tới Công ty Điện lực Nam Từ Liêm - Tổng công ty
Điện lực TP Hà Nội, các chủ đầu tư dự án, các ban quản trị toà nhà, bộ phận kỹ
thuật của các toà nhà đã giúp đỡ, cung cấp số liệu cho tác giả, phục vụ cho quá
trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2023.
Tác giả

Lê Đức Thành


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đã sử dụng các tài liệu tham khảo của các tác giả, các nhà
khoa học và các luận văn được trích dẫn trong phụ lục “Tài liệu tham khảo” cho
việc nghiên cứu và viết luận văn của mình. Số liệu trong luận văn là số liệu thực

tế được lấy trên các phần mềm quản lý và lưu trữ số liệu của Tổng công ty Điện
lực TP Hà Nội phạm vi thuộc quản lý của Công ty Điện lực Nam Từ Liêm. Các số
liệu được tác giả thu thập từ các chủ đầu tư dự án, các bộ phận kỹ thuật toà nhà.
Tác giả cam đoan về các số liệu và kết quả tính tốn được trình bày trong luận
văn là hồn tồn do tác giả tự tìm hiểu và thực hiện trong quá trình nghiên cứu
và viết luận văn của mình, khơng sao chép và chưa được sử dụng cho đề tài luận
văn nào.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2023.
Tác giả

Lê Đức Thành


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. ix
CHƯƠNG: MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ
HIỆU QUẢ TRONG CÁC TOÀ NHÀ CAO TẦNG ............................................................. 4
1.1. Những khái niệm chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ....................... 4
1.1.1. Các khái niệm về tiêu hao năng lượng ............................................................................. 4

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng ....................................................... 4
1.1.3. Kiểm toán năng lượng ....................................................................................................... 8
1.1.4. Khái niệm quản lý năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng .................................. 10

1.2. Khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ..................................... 16
1.2.1. Khung pháp lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từng giai đoạn ................... 16
1.2.2. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - 50/2010/QH12 ................................. 18
1.2.3. Thông tư số 25/2020/TT-BCT ngày 29/9/2020 - Quy định về việc Lập kế hoạch, báo cáo
thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Thực hiện kiểm toán năng lượng 19
1.2.4. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP1,
VNEEP2, VNEEP3) ............................................................................................................................. 20

1.3. Quản lý năng lượng trong toà nhà cao tầng .................................................................. 21
1.3.1. Khái niệm quản lý năng lượng trong toà nhà ................................................................ 21
1.3.2. Vai trò của quản lý năng lượng trong tòa nhà ............................................................... 22
1.3.3. Đặc điểm của quản lý năng lượng trong tòa nhà ........................................................... 24
1.3.4. Các quy định về sử dụng năng lượng trong tòa nhà ...................................................... 25

1.4. Cơ hội tiết kiệm năng lượng trong các toà nhà cao tầng ............................................. 33

i


1.4.1. Cơ hội tiết kiệm trong sử dụng điện năng tại các toà nhà cao tầng .............................. 33
1.4.2. Cơ hội khai thác nguồn năng lượng mặt trời ................................................................. 35
1.4.3. Cơ hội sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong các toà nhà cao tầng............. 37

1.5. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà cao tầng ...................................... 38
1.5.1. Khái niệm về tòa nhà tiết kiệm năng lượng .................................................................... 38
1.5.2. Tiết kiệm điện trong hệ thống điều hịa khơng khí ......................................................... 39

1.5.3. Tiết kiệm điện trong hệ thống quạt thơng gió trong tịa nhà ......................................... 43
1.5.4. Tiết kiệm điện cho hệ thống nước nóng.......................................................................... 45
1.5.5. Tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng .......................................................................... 48
1.5.6. Sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời áp mái) trong tịa nhà................................. 54
1.5.7. Ứng dụng cơng nghệ 4.0 vào quản lý năng lượng trong tòa nhà .................................. 56
1.5.8. Một số giải pháp khác tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà ........................................... 56

1.6. Kết luận ............................................................................................................................ 60
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC TÒA NHÀ CAO
TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM ............................................................... 61
2.1. Tình hình tiết kiệm năng lượng trong tịa nhà trụ sở Cơng ty Điện Lực Nam Từ Liêm
.................................................................................................................................................. 61
2.1.1. Tình hình tiêu thụ năng lượng trong tịa nhà trụ sở Cơng ty Điện lực Nam Từ Liêm. 61
2.1.2. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong tịa nhà trụ sở Cơng ty Điện lực Nam Từ Liêm
............................................................................................................................................................... 63

2.2. Tình hình tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà chung cư CT1A đơn nguyên 1 và
đơn ngun 2 - Khu đơ thị Mỹ Đình 2 .................................................................................. 64
2.2.1. Tình hình tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà chung cư CT1A đơn nguyên 1 và đơn
nguyên 2 - Khu đơ thị Mỹ Đình 2 ........................................................................................................ 64
2.2.2. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà chung cư CT1A đơn nguyên 1 và đơn
nguyên 2 - Khu đơ thị Mỹ Đình 2 ........................................................................................................ 66

2.3. Tình hình tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà tòa nhà chung cư CT5 đơn nguyên
1 và đơn nguyên 2 - Khu đơ thị Mỹ Đình 2 .......................................................................... 67
2.3.1. Tình hình tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà chung cư CT5 đơn nguyên 1 và đơn
nguyên 2 - Khu đô thị Mỹ Đình 2 ........................................................................................................ 67
2.3.2. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà chung cư CT5 đơn nguyên 1 và đơn
nguyên 2 - Khu đô thị Mỹ Đình 2 ........................................................................................................ 70


2.4. Tình hình tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà hỗn hợp Ecolife Capitol .................... 71

ii


2.4.1. Tình hình tiêu thụ năng lượng trong tịa nhà hỗn hợp Ecolife Capitol ........................ 71
2.4.2. Tình hình tiêu thụ năng lượng trong tòa nhà hỗn hợp Ecolife Capitol ........................ 75

2.5. Kết luận ............................................................................................................................ 76
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÁC TÒA NHÀ
CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM ...................................................................... 77

3.1. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất .................................................................. 77
3.1.1. Giải pháp áp dụng công cụ đo lường và kiểm tra việc sử dụng năng lượng................. 77
3.1.2. Các giải pháp về thiết kế kiến trúc có hiệu quả tiết kiệm năng lượng ........................... 78

3.2. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các tịa nhà điển hình quận Nam Từ Liêm 80
3.2.1. Áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà trụ sở Điện lực Nam Từ Liêm .. 80
3.2.2. Áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng cho chung cư CT1A đơn nguyên 1 và đơn
nguyên 2................................................................................................................................................ 83
3.2.3. Áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng cho chung cư CT5 đơn nguyên 1 và đơn nguyên
2 ............................................................................................................................................................. 89
3.2.3. Áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà hỗn hợp Ecolife Capitol ............ 91

3.3. Kết luận ............................................................................................................................ 94
KẾT LUẬN CHUNG.............................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 96

iii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1-1: Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế cơ bản

7

Bảng 1-2: Quy tắc đánh giá hiệu quả lựa chọn các dự án

7

Bảng 1-3. Mục tiêu cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia VNEEP 3

20

Bảng 1- 4: Các quy định sử dụng tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà

25

Bảng 1-5: Chỉ số hiệu quả COP của máy điều hịa khơng khí làm lạnh trực tiếp hoạt
động bằng điện năng

27

Bảng 1-6: Mật độ công suất chiếu sáng LPD

28

Bảng 1-7: Hiệu suất tối thiểu của động cơ điện ở chế độ đầy tải


30

Bảng 1-8: Hiệu suất tối thiểu COP của bơm nhiệt cấp nước nóng

31

Bảng 1-9: Hiệu suất tối thiểu COP của bơm nhiệt cấp nước nóng

32

Bảng 1-10: Hiệu quả vận hành của máy biến áp

34

Bảng 1-11. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của các loại đèn phổ biến

50

Bảng 1-12. Độ sáng yêu cầu của mỗi hạng mục và phạm vi ứng dụng (nguồn
UNEP2006)

51

Bảng 2-1. Cơng suất phụ tải của tịa nhà điều hành Điện lực Nam từ Liêm

63

Bảng 2-2. Sản lượng điện cấp từ TBA Trụ sở Điện lực Nam Từ Liêm năm 2019-2021

63


Bảng 2-3. Sản lượng điện sản xuất từ hệ thống điện mặt trời áp mái năm 2019-2021

63

Bảng 2-4. Năng lượng tiêu thụ của tòa nhà điều hành Điện lực Nam Từ Liêm năm
2019-2021

64

Bảng 2-5. Thống kê đèn chiếu sáng tòa nhà đang sử dụng

64

Bảng 2-6. Bảng tính tốn năng lượng tiêu thụ CT1A đơn nguyên 1, năm 2018

67

Bảng 2-7. Bảng tính tốn năng lượng tiêu thụ CT1A đơn ngun 2, năm 2018

67

Bảng 2-8. Thống kê các thiết bị chiếu sáng chính trong tịa nhà

71

Bảng 2-9. Hệ thống phụ tải điện hộ gia đình trong tịa nhà

74


iv


Trang

Bảng 3-1: Chi phí đầu tư thay thế hệ thống đèn chiếu sáng

82

Bảng 3-2. Tính tốn hiệu quả kinh tế hệ thống chiếu sáng đơn nguyên 1 và đơn nguyên
2 chung cư CT1A

84

Bảng 3-3: Bảng đối chiếu tiêu thụ năng lượng của các loại bếp dân dụng

87

Bảng 3-4: Tính tốn hiệu quả kinh tế hệ thống chiếu sáng đơn nguyên 1 và đơn nguyên
2 chung cư CT1A

88

Bảng 3-5. Tổng hợp năng lượng tiết kiệm quy đổi TOE và giảm phát thải CO2.

89

Bảng 3-6: Hiệu quả kinh tế tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2 chung cư CT5


89

Bảng 3-7: Hiệu quả kinh tế hệ thống chiếu sáng đơn nguyên 1 và đơn ngun 2 chung
cư CT5

90

Bảng 3-8: Tính tốn hiệu quả kinh tế hệ thống bơm đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2
chung cư CT5

90

Bảng 3-9: Tổng hợp năng lượng tiết kiệm quy đổi TOE và giảm phát thải CO2.

91

Bảng 3-10: Hiệu quả kinh tế hệ thống chiếu chung cư Ecolife Capitol

91

Bảng 3-11: Hiệu quả kinh tế khi lắp đặt cảm biến CO cho hệ thống thơng gió tầng
hầm chung cư Ecolife Capitol

92

Bảng 3-12: Hiệu quả kinh tế của nhóm giải pháp tuyên truyền sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả của chung cư Ecolife Capitol

94


89

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1-1. Chi phí khi doanh nghiệp khơng có hệ thống quản lý năng lượng

11

Hình 1-2: Chi phí khi doanh nghiệp có hệ thống quản lý năng lượng

12

Hình 1-3: Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50000:2011

13

Hình 1- 4: Vai trị của Cán bộ quản lý năng lượng

15

Hình 1-5: Các mốc quan trọng của Việt Nam trong mục tiêu quốc gia sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả

17

Hình 1-6. Biểu đồ vector trước và sau lắp đặt tụ bù


35

Hình 1-7. Các loại hình, modul thu và chuyển đổi năng lượng mặt trời

35

Hình 1-8. Trạm điện mặt trời nối lưới

36

Hình 1-9. Trạm điện mặt trời mái nhà cơng suất đến 1250kWp hoặc 1000kW AC

36

Hình 1-10. Sơ đồ hoạt động của Nhà máy nhiệt điện mặt trời

36

Hình 1-11. Tình hình sử dụng năng lượng điển hình trong các tịa nhà thương mại

37

Hình 1-12. Các thơng số u cầu cơ bản của q trình điều hịa khơng khí

39

Hình 1-13. Một số loại điều hịa khơng khí điển hình và nguyên lý làm việc

40


Hình 1-14. Hệ số năng lượng hiệu quả COP và chỉ số tiêu thụ điện năng PIC

41

Hình 1-15. Hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong sử dụng hệ thống biến tần

41

Hình 1-16. Phân loại quạt thơng gió

43

Hình 1-17. Quan hệ giữa cơng suất và tốc độ quay của quạt thơng gió

44

Hình 1-18. Ngun lý biến tần VSD và mức tiêu thụ công suất tương ứng với các
giải pháp điều chỉnh lưu lượng gió

45

Hình 1-19. Cấu tạo hệ thống nước nóng

46

Hình 1-20. Các loại hệ thống nước nóng cục bộ tiêu thụ lượng nước nhỏ

46

Hình 1-21. Hệ thống nước nóng trung tâm


47

vi


Trang
Hình 1-22. Qui trình hoạt động của máy gia nhiệt và thanh gia nhiệt

48

Hình 1-23. Phân tích các thành phần của chiếu sáng

49

Hình 1-24. Cấu tạo và hoạt động của đèn huỳnh quang

50

Hình 1-25. Đồ thị ảnh hưởng khi thay đổi điện áp đến chiếu sáng của đèn huỳnh
quang compact

53

Hình 1-26. Một số loại pin mặt trời phổ biến hiện nay

54

Hình 1-27. Một số loại biến tần NLMT phổ biến hiện nay


54

Hình 1-28. Sơ đồ điều hịa khơng khí vào mùa nóng và mùa lạnh có tái tuần hồn

56

Hình 1-29. Sơ đồ thiết bị thơng gió có thu hồi nhiệt bằng bộ hồi nhiệt bề mặt

57

Hình 1-30. Sơ đồ hệ thống thơng gió điều hịa khơng khí của các bể bơi sử dụng
bơm nhiệt làm mát bằng nước

58

Hình 1-31. Sơ đồ trạm cấp nhiệt với bơm nhiệt

59

Hình 2-1. Trụ sở Cơng ty Điện lực Nam Từ Liêm

61

Hình 2-2. Tịa nhà chung cư CT1A đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2

64

Hình 2-3. Tỷ lệ điều hòa hiệu suất cao tại CT1A đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2

65


Hình 2-4. Tỷ lệ đèn hiệu suất cao tại CT1A đơn nguyên 1 và đơn ngun 2

65

Hình 2-5. Tịa nhà chung cư CT5 đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2

68

Hình 2-6. Hệ thống bơm nước chung cư CT5 đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2

69

Hình 2-7. Tỷ lệ sử dụng thiết bị điện trong chung cư CT5 đơn nguyên 1 và đơn
nguyên 2

69

Hình 2-8. Hệ thống thang máy và chiếu sáng hàng lang tại EcoLife Capitol

72

Hình 2-9. Hệ thống chiếu sáng tầng hầm và bơm nước tại EcoLife Capitol

72

Hình 2-10. Tỷ lệ sử dụng thiết bị điện chính trong chung cư EcoLife Capitol

73


Hình 2-11. Biểu đồ tiêu thụ điện năm 2018 và 2019

74

vii


Trang
Hình 2-12. Tác động của yếu tố nhiệt độ - mơi trường đến tiêu thụ năng lượng

75

Hình 3-1. Hoạt động của hệ thống điện NLMT nối lưới trong từng trường hợp

81

Hình 3-2. So sánh nhiệt mặt trời thâm nhập giữa kính thường và có dán phim cách
nhiệt

83

Hình 3-3. Giải pháp thay thế bơm ly tâm trục đứng (bơm và đặc tính của bơm)

88

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

2



Quyết định

3

TTg

Thủ tướng Chính phủ

4



Nghị định


5

CP

Chính phủ

6

TW

Trung ương

7

TT

Thơng tư

8

BCT

9

VNEEP

10

HTĐ


11

NL

12

QLNL

Quản lý năng lượng

13

CSNL

Chính sách năng lượng

14

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

15

NLMT

Năng lượng mặt trời

Bộ cơng thương
Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Hệ thống điện
Năng lượng

ix


CHƯƠNG: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi, có đủ các nguồn tài nguyên năng
lượng nhưng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng còn nhiều hạn chế. Nhiều chuyên
gia đã tính tốn, trong giai đoạn 2010-2020, quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia
đã có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các
nguồn năng lượng sơ cấp nội địa. Việt Nam dần chuyển thành nước nhập khẩu năng
lượng và ngày càng gia tăng mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Tính đến
năm 2020, Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn
dao động và gây áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội. Do những hạn chế về khả
năng công nghệ, điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta, việc phát triển các nguồn năng
lượng thay thế cho các nguồn truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng
đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Các chuyên gia đã dự báo, với tốc độ gia
tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay, đến cuối thế kỷ này, các nguồn năng lượng
của nước ta sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt trong trong
tương lai gần [1].
Việc tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng, luôn đi kèm với nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường tại khu vực hoạt động năng lượng và góp phần làm chất lượng mơi trường
tồn cầu suy giảm (ví dụ việc thải vào khí quyển khí CO2, SO2, NOx gây hiệu ứng nhà
kính, phá hỏng tầng Ơzơn, làm biến đổi khí hậu). Việt Nam đang sử dụng hơn 80%
nguồn năng lượng là nhiên liệu hố thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ. Q trình
cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng nói chung là nhân tố quan trọng gây ô nhiễm
môi trường. Theo nghị định thư Kyoto sử dụng nhiên liệu hố thạch là nguồn tạo ra trên

70% khí nhà kính.
Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hiện đã được đa số các nước trên
thế giới đánh giá là một trong những lựa chọn ưu tiên thực hiện chiến lược phát triển
bền vững trong Thế kỷ 21. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được chứng
minh là biện pháp có chi phí thấp hơn nhiều, chỉ bằng 30% so với mức chi phí đầu tư
nguồn điện mới.
Vấn đề tiết kiệm năng lượng trong toà nhà ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng
trở lên cấp bách. Cùng với việc tiết kiệm điện trong sản xuất, thì việc tiết kiệm điện
trong các tồ nhà văn phịng, trung tâm thương mại, khách sạn có tác động trực tiếp đến
việc giảm áp lực cho hệ thống cung cấp điện.
Quận Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, là
quận đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều cơng trình kiến trúc hiện đại
và quan trọng của thủ đô Hà Nội như Trụ sở Bộ ngoại giao, Trung tâm Hội nghị Quốc
gia, Bảo tàng Hà Nội, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Khách sạn Marriott,... cùng với
1


các đại đô thị của Vinhomes như Vinhomes Smart city, Vinhomes Gardenia, Vinhomes
Green Bay, Vinhomes West Point, Vinhomes Sky Lake và rất nhiều tòa nhà cao tầng
hiện đại thuộc các dự án khu đô thị trên địa bàn như: The Manor, Mỹ Đình Pearl, Golden
Palace, The Matrix One, Ecolife capitol, The Zei, HD Mon, Golden Field,… Theo quy
hoạch chung Thủ đô Hà Nội, đến 2030, quận Nam Từ Liêm là một trong những đơ thị
lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Do đó, nhu cầu
tiêu thụ điện năng của các tịa nhà tại khu vực này ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, việc “Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp tiết
kiệm năng lượng cho các tòa nhà cao tầng trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm” là rất
cần thiết.

2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng sử dụng năng lượng của các tòa nhà cao tầng trên địa bàn Quận

Nam Từ Liêm, từ đó tính tốn, phân tích, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho
các tịa nhà điển hình trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, áp dụng cho Tòa nhà điều hành
Điện lực Nam Từ Liêm. Từ đó làm cơ sở áp dụng cho các khu vực có hiện trạng tương
tự.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát đặc điểm, tình hình cụ thể, các tiềm năng và giải pháp tiết kiệm năng
lượng của một số tòa nhà cao tầng điển hình trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các tịa nhà cao tầng
điển hình trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm.
Tính tốn chi phí, hiệu quả của các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã đề xuất.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số tịa nhà cao tầng điển hình trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm. Tòa nhà điều hành Điện lực Nam Từ Liêm.
Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2021 - 2022

5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản, thông tư, qui định yêu cầu trong tiết kiệm năng lượng tòa
nhà cao tầng; nghiên cứu các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam và trên Thế
giới.
Thu thập số liệu và khảo sát chi tiết tiêu thụ và vận hành năng lượng của một số
tòa nhà điển hình trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng và đề xuất áp dụng thích hợp.
2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT
KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG CÁC TOÀ NHÀ CAO TẦNG

1.1. Những khái niệm chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1.1.1. Các khái niệm về tiêu hao năng lượng
Mức tiêu hao năng lượng: Theo chương trình tiết kiệm năng lượng quốc gia [2]
định nghĩa: “Mức tiêu hao năng lượng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết để tạo ra một đồng
sản phẩm trong nước (GDP) thì cần sử dụng bao nhiêu đồng năng lượng cho sản xuất”.
Tăng/giảm mức tiêu hao nhiên liệu cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước:
giá trị phản ánh kết quả của việc đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất và áp
dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất
kinh doanh. Tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng còn do sự thay đổi cấu trúc nền kinh
tế, có thể giảm mức tiêu hao năng lượng so với GDP bằng cách hạn chế các ngành, hoạt
động tiêu tốn nhiều năng lượng và phát triển các ngành, hoạt động ít tiêu hao năng lượng
hơn.
Suất tiêu hao năng lượng: là lượng năng lượng tiêu hao thực tế để tạo ra một đơn
vị sản phẩm hoặc dịch vụ; bằng tổng tiêu hao năng lượng trên tổng sản phẩm cùng loại.
Định mức tiêu hao năng lượng: là những chỉ tiêu gắn với quá trình sản xuất nhằm
sử dụng năng lượng đạt hiệu quả cao nhất tại thời điểm xét. Trong vấn đề này có 02 khái
niệm về Tiêu chuẩn tiêu hao năng lượng và Chỉ tiêu kế hoạch năng lượng. Trong đó.
tiêu chuẩn hay định mức tiêu hao năng lượng là chỉ tiêu do Nhà nước ban hành quy định
định mức tiêu hao năng lượng tối đa cho phép khi thiết kế mới hoặc cải tạo các thiết bị
trong khai thác, biến đổi, truyền tải và sử dụng năng lượng; Chỉ tiêu kế hoạch năng
lượng là chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước quy định suất tiêu hao năng lượng đối với các loại
sản phẩm sử dụng trong quá trình lập kế hoạch về nhu cầu năng lượng.

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng
Để đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất, biến đổi, vận tải và tiêu thụ năng
lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, luận cứ về sự lựa chọn các giải pháp
tiết kiệm năng lượng người ta sử dụng các tiêu chuẩn (chỉ tiêu) hiệu quả năng lượng. Có
ba loại chỉ tiêu chính đang sử dụng: chỉ tiêu thực tế, chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu dự báo.
Các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng có thể chia thành 3 nhóm bao gồm có: nhóm chỉ
tiêu nhiệt động, nhóm chỉ tiêu kỹ thuật (thực tế) và nhóm chỉ tiêu kinh tế tài chính.

a. Các chỉ tiêu nhiệt động
Chỉ tiêu nhiệt động đánh giá mức độ hồn thiện của q trình sản xuất, biến đổi,
vận chuyển và tiêu thụ và thể hiện tổn thất năng lượng trong chu trình. Chỉ tiêu này cịn
4


thể hiện sự khác biệt của quá trình thực so với lý tưởng, khi tổn thất về lý thuyết được
coi là khơng có.
- Hiệu suất năng lượng được tính tốn trên cơ sở cân bằng năng lượng:
=
trong đó:

=1−

Qhi: Năng lượng hữu ích.
Q0: Năng lượng tiêu thụ điện.
Qtonthat: Tổn thất năng lượng.

- Hệ số sử dụng năng lượng hữu ích là tỷ số giữa toàn bộ năng lượng sử dụng trong
sản xuất so với tổng chi phí năng lượng tiêu hao tính chuyển sang nhiên liệu sơ cấp:
=
trong đó:

+

Qhi: Năng lượng hữu ích.
Qhithucap: Năng lượng hữu ích thứ cấp.
Q0: Năng lượng tiêu thụ điện.

b. Các chỉ tiêu kỹ thuật

* Các chỉ tiêu kỹ thuật đơn:
- Mức kinh tế trong tiêu thụ nguồn nhiên liệu - năng lượng.
- Hiệu quả truyền tải (dự trữ) nguồn nhiên liệu - năng lượng.
- Mức tiêu thụ năng lượng trong sản xuất (cường độ năng lượng)
* Các chỉ tiêu kỹ thuật tổng hợp:
- Chi phí nhiên liệu tiêu chuẩn tổng hợp: tổng chi phí cần thiết của nền kinh tế có
liên quan đến khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ nhiên liệu - năng lượng;
- Cường độ năng lượng toàn phần (toàn bộ chi phí năng lượng hoặc nhiên liệu để
sản xuất sản phẩm, trong đó có tính đến chi phí khai thác, vận chuyển, chế biến v.v…);
- Trị số nhiên liệu công nghệ D là tồn bộ chi phí của tất cả các dạng năng lượng
cần thiết trong công nghệ hiện tại cũng như mọi chi phí đã bỏ ra trước (quá khứ) trong
phạm vi giới hạn của công nghệ hiện tại cần để thu được một đơn vị nhiên liệu (kg nhiên
liệu tiêu chuẩn, hoặc kg nhiên liệu tiêu chuẩn/đơn vị sản phẩm), khơng tính đến các dạng
năng lượng thứ cấp.
c. Các chỉ tiêu kính tế tài chính
Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả năng lượng cho phép xác định mức độ kinh
tế của việc ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng hoặc đầu tư lắp đặt thiết bị công
5


nghệ với các đặc tính sử dụng năng lượng cao hơn. Đặc thù của các chỉ tiêu này là khi
tính toán thường chú ý đến các thanh quả thu được từ việc tiết kiệm nhiên liệu - năng
lượng.
* Các chỉ tiêu kinh tế đơn giản:
Chi phí năng lượng trong giá thành sản phẩm: là một trong những chỉ tiêu quan
trọng đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Việc so
sánh theo chỉ tiêu này cho phép xác định các hộ sử dụng năng lượng hợp lý, mang lại
kết quả hoạt động cao hơn về tài chính.
Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư đơn giản là lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận đầu tư, thời gian
hoàn vốn giản đơn… Đây là các chỉ tiêu kinh tế đơn giản mang tính gần đúng vì khơng

tính đến yếu tố thời gian của đồng vốn, của lợi nhuận thu được. Vì vậy, các chỉ tiêu này
chỉ áp dụng khi vốn đầu tư ít, thời gian hồn vốn nhanh.
* Các chỉ tiêu kinh tế có tính đến yếu tố thời gian:
- Giá trị thời gian của tiền là khái niệm cơ bản để phân tích và đánh giá dự án đầu
tư.
+ Giá trị thời gian của tiền: Giá trị của tiền biến đổi theo thời gian: Lãi đầu tư hay
lãi tức: đầu tư vào dự án sản xuất hoặc đem gửi ngân hàng nhận lãi; Lạm phát, mất giá:
Giá trị của một đơn vị tiền tệ có xu hướng giảm đi theo thời gian; Giá trị theo thời gian
của tiền.
+ Chi phí cơ hội (opportunity cost) là giá trị kinh tế thực sự và đầy đủ của một tài
nguyên, của một lao động... khi sử dụng để sản xuất hay sáng tạo ra một loại hàng hố
nào đó.
- Chi phí cơ hội của tiền chính là giá trị theo thời gian của tiền khi muốn sử dụng
nó. Người vay tiền phải trả lãi cho người cho vay để nhận được quyền sử dụng, cịn
người cho vay thì mất cơ hội sự dụng khoản tiền đã cho vay vào các cơ hội đầu tư khác
trong khoảng thời gian cho vay.
* Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản:

=(

- Giá trị quy về hiện tại:

=∑

- Lợi nhuận quy về hiện tại:
- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR):

- Tỷ số lợi ích - chi phí:

)




(

(

B/C =

)



* Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế cơ bản:
6

)

=0

(

)

(

)


Bảng 1-1: Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế cơ bản


NPV

IRR

B/C

Nếu NPV > 0

Thì IRR > r

Và B/C > 1

Nếu NPV < 0

Thì IRR < r

Và B/C < 1

Nếu NPV = 0

Thì IRR = r

Và B/C = 1

* Đánh giá hiệu quả lựa chọn các dự án:
Các dự án bao giờ cũng phải xem xét cả ba chỉ tiêu, đồng thời phải xác định điều
kiện so sánh giữa các dự án:
- Các dự án độc lập, không bị giới hạn về vốn.
- Các dự án độc lập, bị giới hạn về vốn.

- Các dự án loại trừ lẫn nhau.
Bảng 1-2: Quy tắc đánh giá hiệu quả lựa chọn các dự án
QUY TẮC CHỌN

NPV

IRR

Các dự án độc lập
vốn không hạn định

Chọn dự án NPV>0,
không cần xếp hạng

Chọn mọi dự án với
IRR>r

Các dự án độc lập
vốn bị hạn định

Khơng thích hợp cho Xếp hạng dự án có
xếp hạng dự án
thể không đúng

Các dự án loại trừ,
vốn không hạn định

Chọn phương án với
NPV lớn nhất


Hệ số chiết khấu

Phải sử dụng hệ số
chiết khấu thích hợp

Chọn phương án có
IRR lớn có thể
khơng đúng
Khơng cần hệ số
chiết khấu chính xác

B/C
Chọn dự án có
B/C>1, không cần
xếp hạng
Xếp hạng dự án theo
B/C luôn cho kết quả
đúng
Chọn phương án có
B/C lớn nhất có thể
khơng đúng
Phải sử dụng hệ số
chiết khấu thích hợp

* Lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả:
Các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được chia thành hai dạng
chính:
- Dự án đơn giản, vốn đầu tư nhỏ: Phân tích hiệu quả theo chỉ tiêu kinh tế hoàn
vốn đơn thuần khơng cần tính u tố thời gian của tiền:

+ Tính tốn chi phí đầu tư C.
+ Tính tốn hiệu ích thu được từ chi phí chi trả cho năng lượng tiêu thụ trước và
sau khi áp dụng giải pháp B = Gnl x (Etruoc - Esau);
+ Tính tốn thời gian thu hồi vốn: Tth.von = B/C
7


- Dự án phức tạp vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài: Cần sử dụng phương
pháp phân tích đầy đủ, xem xét cả ba chỉ tiêu và đồng thời phải xác định điều kiện so
sánh giữa các dự án.

1.1.3. Kiểm tốn năng lượng
Bộ Cơng Thương ban hành Thông tư 25/2020/TT-BCT [3] quy định về việc lập kế
hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện
kiểm toán năng lượng (KTNL). Theo đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm tốn
năng lượng định kì theo quy định của nhà nước.
Theo đó chỉ rõ “Kiểm tốn năng lượng là hoạt động kiểm tra, khảo sát và phân tích
các dịng năng lượng cho bảo tồn năng lượng trong một tòa nhà, một quá trình, hoặc hệ
thống để giảm số lượng đầu vào năng lượng vào hệ thống mà không ảnh hưởng xấu đến
đầu ra” [3]. Như vậy, kiểm toán năng lượng bao gồm có:
- Lượng hố mức năng lượng tiêu thụ,
- Chỉ ra các tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng năng lượng,
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,
- Đánh giá về mặt lợi ích, chi phí của các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Để thực hiện điều này, nhiều văn bản pháp quy liên quan đến kiểm toán năng lượng
đã được các cơ quan và nhà nước ban hành, gồm có:
- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Luật 50/2010/QH12,
- Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
- Thông tư 09/2012/TT-BCT quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch

sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: thực hiện kiểm tốn năng lượng.
- Thơng tư 19/2012/TT-BCT; thơng tư 20/2016/TT-BCT: quy định định mức tiêu
hao năng lượng trong các ngành sản xuất bia và nước giải khát; ngành công nghiệp thép.
- Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định về việc lập kế hoạch, báo cóa thực hiện kế
hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện kiểm toán năng lượng.
Về cơ bản, kiểm toán năng lượng được phân ra 02 nội dung: kiểm toán năng lượng
sơ bộ và kiểm toán năng lượng đầy đủ. Cụ thể:
+ Kiểm toán năng lượng sơ bộ: nhằm đánh giá sơ bộ tiềm năng tiết kiệm và đưa ra
danh sách các cơ hội tiết kiệm chi phí thấp nhờ cải tiến (thay đổi) thói quen vận hành và
bảo dưỡng;
+ Kiểm toán năng lượng đầy đủ: xác định năng lượng sử dụng và tổn thất thông
qua kiểm tra chi tiết hầu hết các thiết bị và hệ thống thiết bị. Cần đo đạc và thí nghiệm

8


để xác định số lượng năng lượng sử dụng và hiệu suất của các thiết bị và hệ thống khác
nhau.
Theo quy định [3], các cơ sở được phận ra làm cơ sở sử dụng năng lượng trọng
điểm, các cơ sở không thuộc danh mục trọng điểm và một số hạng mục miễn trừ kiểm
toán năng lượng trong vận tải.
Với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, quy định nêu rõ :
- Ba năm/lần thực hiện KTNL bắt buộc.
- Kết quả kiểm toán là Báo cáo KTNL theo mẫu;
- Báo cáo kiểm tốn năng lượng gửi Sở Cơng thương trong thời hạn 30 ngày sau
khi hồn thành kiểm tốn; Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận báo cáo, Sở Cơng thương
có ý kiến thơng qua hoặc u cầu bổ sung, hiệu chỉnh; Trong thời hạn 60 ngày sau khi
nhận được ý kiến của Sở Công thương, cơ sở cần hồn thiện và gửi lại cho Sở Cơng
thương. Ngồi ra, với trường hợp các cơ sở mới thành lập, có tên trong danh sách cơ sở
sử dụng năng lượng trọng điểm, trong thời hạn 1 năm cần nộp báo cáo kiểm tốn năng

lượng.
Quy định về quy trình kiểm tốn năng lượng cũng được quy định rõ ràng [3]:
- Bước 1: Xác định phạm vi kiểm toán: khoanh vùng thiết bị/ dây chuyền cơng
nghệ được kiểm tốn, mức độ chi tiết của kiểm toán, cơ hội tiết kiệm năng lượng và
nguồn lực (nhân lực, thời gian và kinh phí);
- Bước 2: Thành lập nhóm kiểm tốn: Số lượng kiểm tốn viên và nhiệm vụ của
mỗi người. Khi cần thiết thuê thêm;
Bước 3: Ước tính thời gian và chi phí (nhân cơng, thiết bị đo…);
Bước 4: Thu thập dữ liệu có sẵn (đặc tính kỹ thuật, số liệu vận hành), so sánh dữ
liệu thực tế với các thông số kỹ thuật thiết kế…;
Bước 5: Kiểm tra thực tế và đo đạc số liệu vận hành: Xác định điểm đo chiến lược,
lắp đặt thiết bị đo và đo đạc số liệu thực tế;
Bước 6: Phân tích số liệu thu thập được để: Xác định tiềm năng tiết kiệm năng
lượng (tiết kiệm năng lượng không cần đầu tư; tiết kiệm năng lượng cần chi phí đầu tư
thấp; tiết kiệm năng lượng với chi phí đầu tư cao); Xác định chi phí đầu tư, Chuẩn hố
dữ liệu; Đảm bảo hoạt động bình thường của dây chuyền cơng nghệ.
Báo cáo kiểm tốn năng lượng đã được quy định cụ thể với 07 chương và nhiều
nội dung bắt buộc.

9


1.1.4. Khái niệm quản lý năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng
a. Khái niệm quản lý năng lượng
Quản lý năng lượng (QLNL) là việc tổ chức thực hiện hoạt động sử dụng năng
lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất (chi phí nhỏ
nhất) và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong QLNL có ba nguyên
tắc cơ bản:
- Mua năng lượng ở mức giá thấp nhất, ưu tiên các dạng năng lượng sạch,
- Sử dụng năng lượng hiệu quả nhất,

- Sử dụng cơng nghệ phù hợp nhất với trình độ kỹ thuật và khả năng tài chính của
doanh nghiệp.
Mức độ phát triển về QLNL của một cơ sở được đánh giá thơng qua các yếu tố:
- Chính sách năng lượng.
- Cấu trúc tổ chức quản lý năng lượng.
- Cơ chế thúc đẩy, đào tạo nguồn nhân lực.
- Cơ chế đo lường, giám sát sử dụng năng lượng.
- Hệ thống truyền thông/ marketing về quản lý năng lượng.
- Đầu tư dành cho hoạt động/dự án về sử dụng năng lượng.
b. Khái niệm hệ thống quản lý năng lượng
Hệ thống quản lý năng lượng là một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức,
doanh nghiệp được sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu năng lượng; quản lý để đạt
được các mục tiêu đó, đảm bảo sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Các
yêu cầu chung của hệ thống năng lượng hiệu quả bao gồm có:
- Yêu cầu xây dựng một cơ cấu thống nhất về sử dụng năng lượng hiệu quả tại cơ
sở:
+ Có cam kết của lãnh đạo cơ sở về chính sách năng lượng.
+ Sắp xếp nhân sự thực hiện quản lý năng lượng.
+ Có bộ phận quản lý năng lượng.
+ Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.
- Yêu cầu liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.
Chính sách năng lượng của một doanh nghiệp là cam kết của Lãnh đạo doanh
nghiệp về những cải tiến hiệu quả năng lượng (đưa ra mức tiết kiệm phấn đấu Khả thi,
thực tế).Theo đó, chu trình vịng trịn nâng cao cải tiến năng lượng: Lập chính sách năng

10


lượng Lập kế hoạch  Thực hiện  Kiểm tra kết quả  Rà sốt, lập chính sách năng
lượng mới.

Về lợi ích đem lại, hệ thống quản lý năng lượng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi
phí sản xuất, cải thiện mơi trường, giảm ơ nhiễm. Thể hiện lợi ích đem lại ở các mặt:
+ Tiết kiệm chi phí năng lượng.
+ Giảm chi phí vận hành và bảo trì.
+ Tăng nhận thức của nhân viên về bảo tồn năng lượng, giảm thiểu lãng phí,
+ Có mục tiêu tiết kiệm năng lượng và kế hoạch hành động đáp ứng yêu cầu
của pháp luật,
+ Có các thủ tục theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện và cải tiến liên tục.
+ Có hệ thống báo cáo về năng lượng
+ Hỗ trợ các hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.
Nhiều Doanh nghiệp, khi không/chưa đưa ra hệ thống QLNL thường thể hiện ở
những đặc điểm, Hình 1-1:

Hình 1-1: Chi phí khi doanh nghiệp khơng có hệ thống quản lý năng lượng

+ Các hoạt động tiết kiệm chỉ được thực hiện theo “phong trào”,
+ Lãng phí cơng sức, tiền bạc, Phụ thuộc thường xun vào tư vấn bên ngồi
mà khơng tiến xa hơn được.
Ngược lại, với hệ thống QLNL được áp dụng, đã giúp một cách đáng kể trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, Hình 1-2:

11


Hình 1-2: Chi phí khi doanh nghiệp có hệ thống quản lý năng lượng

+ Thúc đẩy doanh nghiệp phát huy nội lực;
+ Kiểm soát các sự cố bất thường phản ánh qua mức tiêu thụ NL;
+ Hỗ trợ rất tốt cho công tác quản lý kỹ thuật và điều hành chung;
+ Quản lý chi phí tốt hơn, là cơ sở để nhận dạng các giải pháp giảm chi phí điều

hành, chi phí sản xuất;
+ Tăng nhận thức, ý thức và kiến thức cho mọi người trong công ty;
+ Giúp cho việc thực hiện các hệ thống quản lý về môi trường khác tốt hơn;
Hệ thống quản lý năng lượng được xây dựng theo 5 giai đoạn và 20 bước [6].
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị về tổ chức (Cam kết):
Bước 1: Chỉ định người chỉ đạo quản lý năng lượng (Ban lãnh đạo)
Bước 2: Bổ nhiệm chủ nhiệm quản lý năng lượng (Điều phối)
Bước 3: Lập chính sách năng lượng (Cam kết)
Bước 4: Phổ biến chính sách năng lượng tới tồn bộ nhân viên (Huy động)
Bước 5: Rà sốt định kỳ hằng năm (Kiểm tra)
+ Giai đoạn 2: Nhận dạng (tìm hiểu nhận biết):
Bước 6: Xem xét, rà sốt lại các mức tiêu thụ năng lượng (chẩn đoán)
Bước 7: Nhận dạng các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới mức tiêu thụ năng lượng
(chẩn đoán)
Bước 8: Khảo sát việc tiêu thụ năng lượng & nhận dạng các hộ tiêu thụ đáng kể
(chẩn đoán)
Bước 9: Nhận dạng các cơ hội tiết kiệm năng lượng (chẩn đoán)
12


+ Giai đoạn 3: Lập kế hoạch:
Bước 10: Lập mục tiêu và chỉ tiêu
Bước 11: Lập kế hoạch thực hiện
Bước 12: Bố trí các nguồn lực
+ Giai đoạn 4: Nhận dạng (tìm hiểu, nhận biết):
Bước 13: Nâng cao nhận thức về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong toàn thể
nhân viên (huy động)
Bước 14: Đào tạo về hiệu quả năng lượng cho những nhân vật chủ chốt (huy động)
Bước 15: Thiết lập quy trình nghi nhận thơng tin tiết kiệm năng lượng (kiểm tra)
Bước 16: Thiết kế hiệu quả, mua sắm, vận hành và bảo trì các năng lượng đáng kể

+ Giai đoạn 5: Rà soát
Bước 17: Phát triển và theo dõi các chỉ số hiệu quả năng lượng (kiểm tra)
Bước 18: Thiết lập hệ thống đo lường và theo dõi năng lượng (kiểm tra)
Bước 19: Rà soát định kỳ hàng năm và nhận dạng những cải tiến mới (kiểm tra,
chẩn đoán)
Bước 20: Quản lý các kết quả rà soát về năng lượng. Bảo đảm rằng những rà soát,
xem xét được đưa vào thực hiện mà không chỉ dừng lại trên giấy. (kiểm tra)
Các giai đoạn từ 1 đến 3 chủ yếu là giai đoạn chuẩn bị;
Các hoạt động kỹ thuật cụ thể được thực hiện sau giai đoạn 3.
Hệ thống QLNL dẫn tới chủ trương đầu tư mua sắm thiết bị (bước 16).
c. Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50000:2011
Hình 1- 3: Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50000:2011

13


×