Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận - Đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí thức và ý nghĩa của nó đến công tác tuyên truyền ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.13 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đội ngũ trí thức là một lực lượng rất quan trọng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước trong mọi chế độ, điều đó đã được chứng minh rất rõ
qua các thời kì lịch sử của các dân tộc trên thế giới. Và đối với đội ngũ trí
thức ở Việt Nam cũng vậy, họ đã cống hiến và góp rất nhiều công sức vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Bởi vì họ là những người có kiến
thức sâu rộng, ln tìm tịi và sáng tạo ra những cái mới để phát triển bản
thân, để cải thiện cuộc sống cho họ cũng như là cho đất nước, họ là những
người tiếp cận thường xuyên với những công trình khoa học, những thành tựu
của nhân loại. Chính vì vậy khi ta hiểu rõ được những đặc điểm của họ về
mọi mặt ta có thể sử dụng được triệt để sức mạnh của họ trong công cuộc phát
triển đất nước. Thế nên là em quyết định chọn đề tài “Đặc điểm tâm lý của
đội ngũ trí thức và ý nghĩa của nó đến cơng tác tun truyền ở Việt Nam hiện
nay” để có thể hiểu rõ hơn về tầng lớp này cũng như là để đưa ra một số giải
pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Nhằm phân tích rõ được đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí thức Việt Nam
hiện nay và từ đó chỉ ra được ý nghĩa của việc nắm vững được những đặc
điểm đó trong hoạt động tuyên truyền.
2.2.

Nhiệm vụ

- Nêu được ra những đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí thức Việt Nam
hiện nay.
- Rút ra được những ý nghĩa của nó trong cơng tác tuyên truyền.


- Tìm ra một số giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức hiện nay.

1


3. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ chương và chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước.
- Ngoài những phương pháp chung thì đề tài nghiên cứu cịn sử dụng 1
số phương pháp : phân tích – tổng hợp, tra cứu tài liệu, logic,…
4. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung có kết cấu làm 2
chương.

2


CHƯƠNG I. MỘT SỐ ĐẮC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA ĐỘI NGŨ
TRí THỨC.
Đội ngũ trí thức là một tầng lớp đặc thù trong xã hội của mọi kiểu xã
hội từ trước đến nay, đội ngũ trí thức của Việt Nam cũng vậy. Vì vậy mà đội
ngũ trí thức của Việt Nam có mang những đặc điểm tâm lý cơ bản của dân tộc
Việt Nam, của các tầng lớp khác trong xã hội. Nhưng đội ngũ trí thức cũng có
những đặc điểm tâm lý riêng của mình để phản ánh hoạt động đặc thù của
tầng lớp này.
1. Một số đặc điểm về nhận thức của trí thức Việt Nam.
Khi nói đến trí thức là nói đến những người có hiểu biết, có năng lực trí
tuệ, có sự tư duy logic và hiệu quả. Và để bàn về đặc điểm tâm lý của tri thức
Việt Nam thì trước hết chúng ta phải nói đến những tư tưởng của họ. Tư

tưởng của đội ngũ tri thức là sự kết tinh của ý thức quốc gia, tư tưởng dân tộc,
là sự kế thừa có chọn lọc và phát huy cũng như phát triển những giá trị tinh
thần và nhận thức tốt đẹp của dân tộc qua nhiều thời kì và qua nhiều thế hệ.
1.1.

Tư tưởng thái bình thịnh trị.

- Từ xa xưa thì tri thức Việt Nam ln mang tư tưởng thái bình thịnh
trị với tinh thần trang trọng và thiết tha. Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc. Và
tư tưởng đó khơng chỉ là khát vọng của tri thức đối với quốc gia, dân tộc mà
còn là trách nhiệm của họ đối với vận mệnh của dân tộc. Chính vì thế mà tầng
lớp tri thức nước ta luôn cố gắng học tập, tìm tịi để cải thiện cuộc sống của
mọi người sao cho thật ấm no và hạnh phúc. Có như thế thì đất nước mới
khơng có loạn lác hay đấu tranh nhau. Khi nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh
phúc thì việc cai trị thiên hạ sẽ dễ dàng hơn do được sự ủng hộ của nhân dân,
từ đó chỉ cần phải đề phịng đối với các nước có ý đồ xâm lược nước ta. Và
khi cuộc sống nhân dân ấm no, việc cai trị dễ dàng và khơng có chiến tranh
thì tầng lớp tri thức mới có điều kiện tốt nhất để họ phát triển bản thân. Nắm

3


được tư tưởng đó mà nhiều đời vua nước ta thời xưa đã rất coi trọng việc tìm
và chiêu mộ hiền tài để phục vụ cho đất nước để có được một đất nước thái
bình thịnh vượng.
- Trong những năm chiến tranh, hàng ngàn tri thức đã tham gia vào
cuộc kháng chiến thần thành của dân tộc ta. Những tri thức tìm tịi học hỏi từ
để tìm ra con đường để giải phóng cho dân tộc. Tìm tịi ra những cách đánh
để có thể chiến thắng của kẻ thù giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Sáng tạo
ra những cách cải tạo vũ khí để có thể chiến đấu với kẻ thù. Họ dốc tồn sức

lực để có thể giành lại độc lập cho đất nước ta. Bởi vì họ biết khi giành được
độc lập, hịa bình thì học mới có cơ hội và điều kiện để phát triển bản thân
cũng như là cống hiến cho đất nước.
- Tư tưởng về đất nước độc lập tự do, dân giàu nước mạnh vẫn thể
hiện rất rõ trong thế giới quan của trí thức Việt Nam trong thời bình hiện nay.
Đất nước có hịa bình, kinh tế có phảt triển thì tri thức mới có điều kiện làm
việc để phát triển bản thân cũng như cống hiến cho đất nước. Bằng chứng là
đội ngũ trí thức hiện nay chúng ta đang cố gắng hồn thiện mình hàng và trau
dồi thêm nhiều kiến thức khoa học hiện đại mới, những thành tựu khoa học
mới trên thế giớ để biến đổi áp dụng sao cho phù hợp với đất nước mình để
phát triển kinh tế cũng như đời sống của nhân dân được nâng lên.
- Trong công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước hiện nay thì đội ngũ trí thức chính là một trong những lực
lượng tham gia tích cực nhất và quan trọng nhất. Bởi vì học là những người
có hiểu biết, họ tiếp thu được những thành tựu khoa học của thế giới để áp
dụng vào đất nước ta, họ cũng là những người tiếp xúc với kiến thức nhất và
biết cách biến đổi để cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Họ sáng tạo
những hình thức sản xuất mới hay những cỗ máy mới để tham gia vào sự
nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước.
1.2.

Tư tưởng về danh và thực.
4


- Người trí thức trong xã hội xưa cũng như người tri thức trong xã hội
ngày nay luôn ý thức một điều làm sao cho thực xứng với danh, mọi hành
động, kết quả hoạt động thực tiễn phải phù hợp và xứng với học vấn, danh dự
của mình, cái danh bằng cái thực, danh để hướng đến thực. Họ luôn nghĩ làm
sao để cho cái danh đúng với những gì mà mình có và làm được trong thực tế

và ngược lại khi mình được mang cái danh này ở trên người thì mình sẽ phải
làm gì để cho đúng với cái danh ý. Sao cho cái danh tri thức tương xứng với
những gì mình làm được cũng như là những tri thức mà mình có và họ phải có
trách nhiệm đối với cái danh mà mình mang. Có danh mà có thực thì danh sẽ
càng rực rỡ, cịn có danh mà khơng có thực thì chỉ là hư danh và bị người đời
mỉa mai. Khi có danh là trí thức mà những việc họ làm trong đời sống thực
tiễn đúng với các danh ý thì họ sẽ được mọi người ca ngợi, mọi người sẽ biết
đến họ và ghi nhớ những gì họ đã làm. Cịn nếu mà mang cho mình cái danh
mà trong cuộc sống khơng làm được gì hay là kiến thức khơng đủ đáp ứng thì
danh đó chỉ là hão huyền và sẽ bị mọi người cười chê và mia mai coi đó chỉ là
cái danh tự phong cho mình mà chả có ý nghĩa gì.
- Trong bối cảnh phát triển hiện nay thì người trí thức càng đề cao cái
thực, họ cố gắng biến cái tri thức và hiểu biết của mình thành những kết quả
thực tế nhất trong cuộc sống để phục vụ xã hội và nhân dân trong nước cũng
như bản thân họ. Hành động thực tiễn đã trở thành phương châm sống của đội
ngũ tri thức ngày nay, những người tri thức luôn ý thức được là hành động
thực tiễn của mình phải xứng với cái danh tri thức mà mình đang mang để
được người đời kính nể.
1.3.

Tư tưởng hiền tài và chiêu mộ.

- Các tri thức trong các giai đoạn lịch sử đều cho rằng “khí vận quốc
gia quan hệ với hiền tài”, họ cho rằng quốc gia có tồn tại và phát triển thì phải
gắn liền với việc chiêu mộ và bồi dưỡng hiền tài, nhân tài. Vì họ là những
người có học và biết suy đốn để phục vụ cho quốc gia nhất, họ biết nhiều

5



kiến thức và biết cách sáng tạo và làm sao để cho phù hợp với đất nước nhất,
họ biết cái gì là phù hợp và tốt nhất cho đất nước và thực hiện chúng. Chính
vì vậy, việc tơn trọng tri thức, tông trọng nhân tài là kế lớn trăm năm, chấn
hưng và phát triển đất nước.
- Tư tưởng trọng hiền tài đã có ở Việt nam từ rất sớm, nó đã trở thành
truyền thống tư tưởng của dân tộc ta qua bao nhiêu giai đoạn lịch sử của dân
tộc ta. Việc chiêu mộ người tài đã trở thành một chính sách xuyên suốt qua
các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta. Việc dùng người tài là một công việc hệ
trọng, thiêng liêng vì quyền lợi tối cao của dân tộc.
1.4.

Tư tưởng lấy dân làm gốc.

- Nhiều tri thức tiêu biểu ở nước ta đã đề xuất tư tưởng: dân là gốc của
đất nước, đây là tư tưởng quan trọng của tri thức Việt Nam qua các thời kì
lịch sử. Có thể nói tư tưởng “dân là gốc của nước” đã trở thành vấn đề cơ bản
trong tri thức và hành động của người tri thức. Trong bối cảnh ngày nay, tư
tưởng lấy dân làm gốc không chỉ thể hiện trong suy nghĩ của tri thức mà đã
trở thành một chủ trương, chính sách phát triển đất nước của Đảng và Nhà
nước ta. Chúng ta xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân và trong sự nghiệp này thì tri thức chính là những người tham mưu cho
Đảng và Nhà nước cũng như là những người đi đầu trong việc thực hiện
đường lối, chính sách này của Đảng.
- Bên cạnh những tư tưởng tích cực, cơ bản của tri thức Việt Nam thì
tri thức của ta cũng có những hạn chế về mặt nhận thức nhất định.
+ Thứ nhất, do tri thức nước ta sinh ra trong một nền sản xuất nhỏ và
lạc hậu nên tri thức nước ta cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tiểu nông. Tư
tưởng này đã hạn chế sự sáng tạo, tầm nhìn xa trơng rộng của tri thức mà tri
thức lại là những người tham mưu cho các chính sách của đất mà lại khơng có
tầm nhìn xa trơng rộng thì hậu quả của nó đối với đất nước rất là lớn.


6


+ Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, sự tác động của nền kinh tế thị
trường, lối sông phương Tây đã khiến cho một bộ phận nhỏ của tri thức Việt
Nam chạy theo sự quyến rũ của đồng tiền, chạy theo lối sông thực dụng. Một
số người trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho việc làm hàng giả để kiếm lợi
nhuận cao, trong khoa học thì chạy theo số lượng hơn số lượng, coi trọng hình
thức hơn là chiều sâu. Một sơ tri thức đã làm xấu đi hình ảnh đẹp đẽ của
người thầy, những người nuôi dưỡng những mồi non tri thức của đất nước sau
này. Trong xã hội biến đơng có nhiều người tri thức đã đánh mất đi niềm tin
vào chủ nghĩa xã hội chân chính, hướng đến phương Tây và coi phương Tây
là mẫu mực trong mọi lĩnh vực.
2. Một số đặc điểm về tình cảm của trí thức Việt Nam.
- Qua q trình hình thành lịch sử của dân tộc, trí thức Việt Nam trên
mọi miền đất nước ln có tình cảm đằm thắm với q hương và đất nước.
Đó là lịng u nước, yêu dân tộc thiết tha và sâu sắc. Chất trí tuệ sâu sắc
trong họ đã làm cho tình cảm của người tri thức vừa đậm đà vừa rộng lớn lại
có chiều sâu. Trí thức Việt Nam ở thời đại nào cũng vậy, họ lúc nào cũng là
người tự trọng về lý tưởng của mình, yêu lẽ phải và căm ghét áp bức xã hội và
sự hạ thấp nhân phẩm con người. Vì vậy mà trí thức Việt Nam bao lâu nay họ
vẫn luôn suy nghĩ và sáng tạo để làm sao cho xã hội được cơng bằng và
khơng cịn các tệ nạn khiến cuộc sống con người bị lầm than và áp bức. Họ là
những người có lịng tự trọng về lí tưởng của mình cũng như là quyết tâm với
cái lí tưởng đó đến cùng.
- Tri thức Việt Nam là những người gắn bó sâu sắc với quê hương
làng xã. Tình cảm q hương, làng xã ln hiện diện trong tư tưởng và hành
động của tri thức, nó như một thứ tình cảm quan trọng nhất. Văn hóa của
thành thị cũng không ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và lối sống của những

người tri thức. Do điều kiện lịch sử và vai trò to lớn của làng xã trong đời
sống văn hóa của dân tộc mà lối sống của tri thức mang tính lưỡng diện, vừa

7


có màu sắc của khoa học mà vừa có màu sắc thế tục. Ln hướng về cội
nguồn, gắn bó với truyền thống là một nét trong đời sống tình cảm của tri
thức Việt Nam.
- Tình cảm của tri thức Việt Nam cịn giàu tính cộng đồng và tính
nhân văn. Điều này được thể hiện rõ trong việc đối nhân xử thế, ở phong hóa
thuần hậu, ở đức tính khoan dung và vui vẻ. Tính nhân văn ở người Việt Nam
thể hiện qua cái tình cái nghĩa. Nếu như ở phương Tây cái lý được nhấn mạnh
trước xong mới đến cái tình thì ở phương Đơng nói chung hay Việt Nam nói
riêng thì coi trọng cái tình trước rồi mới đến cái lý. Tình cảm cộng đồng là
một biểu hiện cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa của người tri thức Việt Nam.
Nói đến tình cảm của tri thức Việt Nam là phải nói đến khao khát vươn đến
cái “chân, thiện, mỹ” Khao khát được tham ra vào việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội là nguyện vọng của tri thức Việt Nam về cái chân, thiện, mỹ. Tuy
nhiên bên cạnh những cảm xúc tích cực và tâm trạng tích cực thì ở tri thức
Việt Nam vẫn còn những lo lắng và suy tư về cuộc sống.
- Một số điều băn khoăn đầu tiên của tri thức Việt Nam đó là:
+ Vấn đề về thu nhập, theo một số cuộc điều tra về các tri thức ở Việt
Nam thì mức thu nhập của họ không đủ để trang trải cho chi tiêu của cuộc
sống, điều đó khiến cho họ phải làm thêm các cơng việc khác để có thể lo cho
cuộc sống của bản thân mình. Điều này đặt ra một vấn đề đáng lo ngại đó là
việc các tri thức có tay nghè không vào các cơ quan của nhà nước mà làm cho
các doanh nghiệp tư nhân hay các cơ quan nước ngồi do có được thu nhập
cao hơn, đặc biệt là các tri thức trẻ mới tốt nghiệp. Đối với các tri thức trẻ thì
vấn đề thu nhập lại càng khó khăn hơn do thâm niên làm việc chưa lâu, họ

cũng chưa được tham gia vào các công việc quan trọng mà các nhà tuyển
dụng lại yêu cầu có kinh nghiệm cao. Điều này đặt ra một vấn đề nữa của xã
hội đó là vấn đề việc làm cho tri thức trẻ mới tốt nghiệp và ra trường.

8


+ Việc băn khoăn nữa của các tri thức đó là về những tiêu cực trong đời
sống xã hội, tình trạng tham nhũng cửa quyền khá phổ biến, tình trạng mất an
ninh trật tự và việc phạm pháp cũng như các tệ nạn xã hội có xu hướng gia
tăng, tình trạng thiếu công bằng hay mất dân chủ ở các cơ quan khơng cịn là
hiện tượng các biệt ở các địa phương…
3. Một số đặc điểm về nhân cách của trí thức Việt Nam.
- Người trí thức trong xã hội xưa hướng đến tư tưởng: tu nhân, tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ. Đạo đức của người tri thức xưa là khơng dối trên lừa
dưới, khơng được tự dối mình. Người trí thức ln hướng đến sự hiểu biết,
đến cái tâm sáng để phụng sự dân tộc. Trong xã hội xưa lí tưởng mà người trí
thức nào cũng hướng đến đó là có được lượng kiến thức dồi dào và phong phú
để từ đó họ có thể tham gia vào công việc cai trị đất nước và làm cho đất nước
ổn định cũng như phát triển đất nước ngày càng thịnh vượng. Đạo đức của
người trí thức xưa khơng cho phép họ được lừa dối người trên cũng như là
không được tự dối lịng mình. Với họ việc lừa dối và lật lọng là việc của kẻ
tiểu nhân mà người trí thức thì khơng được phạm phải điều đó. Đặc biệt người
trí thức thời xưa đặt sự trung thành với bề trên lên hàng đầu, chỉ cần bề trên ra
lệnh thì họ sẽ làm theo mà khơng phản kháng.
- Trong bối cảnh hiện nay, do sự thay đổi liên tục của xã hội nên người
trí thức cần có những phẩm chất mới, những yêu cầu mới về nhân cách và đạo
đức, đó là:
+ Về chính trị tư tưởng, người trí thức có lí tưởng xã hội chủ nghĩa, có
hồi bão thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và đóng vai trị quan trọng

trong sự nghiệp này. Có tinh thần yêu quê hương đất nước, có tinh thần tự
cường dân tộc chính đáng và ln tin tưởng vào đường lối và chính sách của
Đảng và Nhà nước.
+ Về tự hồn thiện bản thân, người trí thức cần nêu cao lịng tự trọng và
sự tự tin của bản thân – tin vào khẳn năng của chính bản thân mình, tin vào sự
9


phát triển của đất nước. Tự lập là phẩm chất của người trí thức, khơng ỷ lại
vào người khác, hoạt động trong trí tuệ và sáng tạo mang đậm dấu ấn các
nhân nên tính tự lập trong mỗi người trí thức là rất cần thiết. Trong lối sống là
giản dị, tiết kiệm không được sống và sinh hoạt một cách lãng phí. Người trí
thức cũng cần phải trung thực với mọi người và với chính bản thân mình. Đặc
biệt là phải yêu lao động và sáng tạo, luôn luôn lao động để tạo ra thành quả
chứ không được lười nhác trong việc lao động.
+ Đối với cơng việc của mình thì người trí thức phải có trách nhiệm
cao, làm việc phải tôn trọng pháp luật, tôn trọng lẽ phải và phải liêm khiết
trong cơng việc. Khi làm việc thì đội ngũ tri thức phải dồn hết sức và chất
sám của mình vào cơng việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Họ cũng là những
người am hiểu pháp luật nhất nên họ biết hậu quả nếu làm việc phạm pháp.
Từ đó họ cống hiến hết mình cho vận mệnh và sự phát triển của đất nước.
Những khía cạnh đạo đức này thể hiện trong nhận thức, chất lượng và hiệu
quả hoạt động của cá nhân đối với công việc chuyên mơn của mình.
+ Đối với mơi trường ( tự nhiên xã hội ), người trí thức phải là người đi
đầu trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên. Bởi vì họ
là những người hiểu biết rõ được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên
đối với môi trường sống ở đất nước ta cũng như đối với việc phát triển kinh tế
nước ta. Họ biết được việc làm sao để khai thác có hiệu quả những tài ngun
thiên nhiên đó mà khơng khiến nó bị cạn kiệt nhanh chóng cũng như biến mất
hồn tồn ở nước ta. Người trí thức phải là người đi đầu trong xây dựng nền

dân chủ, bình đẳng và hịa bình. Bởi vì họ có lượng kiến thức dồi dào về dân
chủ về bình đẳng và các bộ luật trên thế giới về dân chủ để xây dựng nền dân
chủ ở nước ta sao cho phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước. Người trí thức cũng là người đóng vai trị quan trọng trong cơng việc
bảo vệ, phát huy những truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Bởi vì họ hiểu được tầm quan trọng của di sản văn hóa, của những giá trị

10


truyền thống. Họ biết được hậu quả nếu chúng ta đánh mất đi bản sắc văn hóa
của chúng ta và đặc biệt là họ biết rõ được văn hóa có thể giúp nước ta phát
triển kinh tế như thế nào thơng qua các bài học từ các nước khác. Vì vậy họ là
những người tiên phong cũng như là những người có vai trị quan trọng trong
việc bảo về và phát triển tài nguyên thiên nhiên cũng như là những bản sắc
văn hóa, những truyền thống tốt đẹp ở đất nước ta.

11


CHƯƠNG II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẮM VỮNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
TÂM LÝ CỦA TRÍ THỨC TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ VIỆC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM
1. Ý nghĩa đối với việc tuyên truyền.
- Hiểu được tâm lý trí thức sẽ giúp những người tuyên truyền thấy
được vai trò của trí thức đối với cơng cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Khi
đó ta sẽ hiểu được lý tưởng của học và những việc làm của họ. Từ đó tuyên
truyền cho mọi người thấy được vai trò của người trí thức đối với việc phát
triển đất nước. Từ đó làm lấy những người trí thức để làm gương mẫu và
tuyên truyền họ với nhân dân để mọi người có thể hiểu được tầm quan trọng

của tầng lớp trí thức cũng như là việc học đối với vận mệnh đất nước và sự
phát triển đất nước. Từ đó thúc đẩy ý thức phấn đấu, nâng cao trình độ của
người dân về mọi mặt trong cuộc sống. Từ đó nâng cao được trình độ dân trí
của người dân lên. Và để đáp ứng được việc nâng cao trình độ của người dân
và phát triển đất nước thì cũng như là sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
háo đất nước thì mỗi gia đình và cộng động xã hội cần quan tâm và đầu tư
nhiều hơn cho công tác giáo dục và đạo tạo. Từ đó làm sản sinh thêm nhiều trí
thức có chun mơn cao và kiến thức sâu rộng để phát triển đất nước.
- Tuyên truyền để người dân nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và
vai trò của đội ngũ trí thức đối với việc phát triển kinh tế tri thức hiện nay, đối
với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước. Và khi hiểu được vài
trị của đội ngũ tri thức thì người dân sẽ ý thức hơn trong việc giáo dục con
em mình để trở thành những người trí thức để phát triển cuộc sống của chính
các gia đình người dân nói riêng cũng như sự phát triển của đất nước nói
chung. Khi hiểu được tầm quan trọng của đội ngũ trí thức thì chúng ta sẽ có
những chính sách, chế độ, sự quan tâm ưu đãi phù hợp với tầng lớp này, tạo
điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ trí thức có thể học tập và tiếp thu những
thành tựu của khoa học và sáng tạo để nó phù hợp với điều kiện ở nước ta.
12


Cũng như là đưa ra các chế độ để hu hút những người tài không chỉ ở trong
nước và cả ở ngoài nước cùng chung tay xây dựng sự phát triển của đất nước.
- Hiểu tâm lý của trí thức sẽ giúp cho những người làm cơng tác tun
truyền có thể phổ biến rộng rãi những tư tưởng đẹp đẽ của tầng lớp trí thức
đối với dân tộc và đất nước. Từ đó làm gương mẫu cho các tầng lớp khác
trong xã hội học tập và làm theo những tư tưởng đó để phát triển đất nước.
Các tư tưởng đó được bổ sung và kết tinh thành những giá trị tinh thần cao
đẹp của dân tộc qua suốt tiến trình lịch sử đất nước. Thêm vào đó là việc
tuyên truyền nhân dân vè tác phong làm việc có khoa học và sáng tạo của

những người trí thức cho nhân dân để nhân dân có thể hiểu và làm theo những
việc đó. Từ đó làm cho hiệu quả và năng xuất trong lao động sản xuất được
tăng lên làm cho đất nước phát triển hơn. Điều này rất cần thiết để xây dựng
tác phong làm việc công nghiệp rong xã hội, từ đó xóa bỏ những tác phong
tiểu nơng tùy tiện của nền sản xuất nhỏ, những mơ hình kinh tế sản xuất đã
lạc hậu và kém hiệu quả để thay vào đó là những mơ hình phát triển và năng
xuất hơn. Thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước địi hỏi phải có
sự tham gia của mỗi người dân. Trước hết là các cán bộ quản lý, các cơng
chức nhà nước phải có tác phong làm việc khoa học, có kỷ luật, có trách
nhiệm để làm gương cho nhân dân học tập và làm theo.
- Nắm vững những đặc điểm tâm lý của trí thức, người làm cơng tác
tuyên truyền có điều kiện làm cho mọi người trong xã hội hiểu biết hơn về đội
ngũ trí thức với những phẩm chất đạo đức cao đẹp, đó là tính trung thực, lịng
tự trọng, ý chí phụng sự dân tộc và Tổ quốc, là tinh thần làm việc độc lập,
sáng tạo; đó là sự vị tha, khoan dung, là niềm tin son sắt vào Đảng và Nhà
nước, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Từ đó trở thành những tấm gương cho toàn thể nhân dân ở mọi tầng lớp noi
gương và làm theo cũng như tin tưởng và đi theo những người tiên phong có

13


hiểu biết và kiến thức sâu rộng. Đó là sự thúc đẩy cũng như tạo động lực
mạnh mẽ cho người dân hăng say tham gia lao động sản xuất và học tập.
- Từ những hiểu biết về tâm lý trí thức, chúng ta tuyên truyền để các
cơ quan quản lý nhà nước có những biện pháp xử lý tốt mối quan hệ giữa
quản lý và tự do sáng tạo của trí thức. Từ đó tạo mơi trường tốt cho đội ngũ tri
thức thỏa sức sáng tạo những mơ hình kinh tế mới mà có hiệu quả nhưng vẫn
nằm trong khn khổ của pháp luật. Trong q trình sáng tạo, trí thức có thể
có những sai lầm, có thể sẽ thất bại rất nhiều lần mới có thể có được một sự

sáng tạo hồn chỉnh và thành cơng. Vì vậy ta cần tạo ra điều kiện xã hội để
khuyến khích, thúc đẩy sự sáng tạo của trí thức, cần phải tạo ra cảm hứng
sáng tạo cho đội ngũ trí thức nhưng cũng phải định hướng để những sáng tạo
đó đúng theo đường lối của nước ta và vẫn theo sự vận động của xã hội, phục
sự sự nghiệp cách mạng của nhân dân và đất nước.
- Tìm hiểu tâm lý trí thức, chúng ta tuyên truyền để các cơ quan quản
lý nhà nước và quần chúng nhân dân chấp nhận sự phong phú, đa dạng cũng
như các cái mới của sáng tạo các nhân. Chúng ta phải khắc phục cái nhìn hạn
hẹp của tư tưởng tiểu nông để chấp nhận những sáng tạo mới, những tìm tịi
mới ở các ngành khoa học, nghệ thuật – mà sự sáng tạo này nhiều khi chưa
phù hợp với mặt bằng nhận thức chung của xã hội. Chúng ta cần phải tiếp thu
những cái sáng tạo mới chứ không phải cứ sử dụng những cái cũ mà chúng ta
mới nhìn thấy cái tốt ở đó mà chưa nhìn thấy được cái tốt của những sự sáng
tạo do khơng ai hiểu và do thấy nó mới khơng biết nó sẽ như thế nào. Do vậy,
chúng ta dám chấp nhận và đón nhận cái mới, tạo điều kiện cho những tiềm
năng sáng tạo của các nhân được tự do phát triển và khám phá ra những cái
mới dựa trên những thành tựu của khoa học và sự tiến bộ của nhân loại.
- Để kích thích lao động sáng tạo của trí thức, Nhà nước cần ban hành
những văn bản pháp luật như: luật về khuyến khích, điều tiết sản xuất, truyền
bá ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ, luật bản quyền xuất bản và

14


quyền tác giả, luật về lưu thông sản phẩm văn hóa nghệ thuật,… Có như thế
thì mới có thể thúc đẩy những người trí thức hăng hái trong việc tìm tòi và
sáng tạo ra những cái mới để phát triển đất nước. Cũng từ đó mà các cái sáng
tạo được áp dụng vào thực tế chứ khơng chỉ có trên lý thuyết để biết được nó
có những ưu điểm và nhược được gì, từ đó cải tạo và hồn thiện nso thành
những sáng tạo hồn chỉnh.

- Tìm hiểu tâm lý trí thức để cơng tác tun truyền giúp cho các cơ
quan quản lý nhà nước sớm giải phóng được đội ngũ trí thức bị cơng chức
hóa, đưa trí thức vào hoạt động ở nhiều các hội nghề khoa học, tạo điều kiện
để họ sống bằng sức lao động của chính mình. Từ đó mới thơi thúc họ sáng
tạo và làm việc hơn để có thể có được kết quả cho cuộc sống chứ không ỷ lại
vào sự trợ cấp của Nhà nước. Việc tạo môi trường xã hội thuận lợi cho cơng
tác sáng tạo của trí thức ngồi việc quan tâm đến điều kiện vật chất, đặc biệt
cần tạo cho trí thức thực hiện nhu cầu hiểu biết và vinh dự với các đồng
nghiệp. Tạo điều kiện để tri thức có các quyền dân chủ và tự do làm việc. Vì
khi tạo cho đội ngũ trí thức sự dân chủ và tự do làm việc thì họ sẽ có thể thoải
mái hơn trong việc sáng tạo ra những cái mới, cịn nếu bị bắt buộc và làm việc
khơng được theo đam mê của mình thì học sẽ làm việc khơng hiệu quả hoặc
là bỏ luôn việc sáng tạo. Thêm vào đó là tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức
tham gia vào các sự kiện khoa học trên thế giới để có thể học hỏi thêm những
kiến thức mới và những thành tựu mới, từ đó giúp họ có thêm những sáng tạo
có ích cho đất nước.
- Tìm hiểu tâm lý trí thức, trong cơng tác tun truyền chúng ta cần
hướng đến chiến lược phát triển nhân tài. Điều này thể hiện ửo việc quan tâm,
đầu tư để phát hiện ra những người tài cũng như là việc đầu tư bồi dưỡng và
đào tạo nhân tài. Từ đó làm cho nó trở thành một tập quán, một thói quen
thường trực trong suy nghĩ của mọi người về tôn trọng nhân tài với tư cách là

15


“bộ não của nhân dân”, loại bỏ những định kiến cảm tính, đánh giá sai, áp đặt,
chụp mũ trước những phát kiến và tư tưởng sáng tạo.
- Hiểu được tâm lý tri thức sẽ giúp cho những người làm tuyên truyền
có cơ sở khoa học để đưa ra các phương thức tác động và lơi cuốn những trí
thức tham gia một cách có hiệu quả vào sự nghiệp chung của đất nước.

2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ trí thức hiện nay.
- Hồn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với trí thức: Tạo mơi
trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức làm việc và sinh hoạt, như
phương tiện đi lại, làm việc, nhà cơng vụ; chế độ đãi ngộ cho gia đình đối với
những nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành... đồng thời có sự quan tâm đặc biết
tới đội ngũ trí thức đang cơng tác ở miền núi, vùng có điều kiện khó khăn...
Đổi mới cơ chế trả lương theo chế độ khoán sản phẩm; giao quyền tự chủ cho
các tổ chức, cơ quan trong việc chi trả lương, thưởng và các chính sách đãi
ngộ đối với đội ngũ trí thức được thu hút về làm việc, đồng thời hạn chế, khắc
phục tối đa tình trạng “chảy máu chất xám” ở các đơn vị thuộc Nhà nước
quản lý.
- Xây dựng các quy định, quy chế về tơn vinh trí thức. Đánh giá năng
lực theo kết quả và sản phẩm đầu ra để có những hình thức tơn vinh, tưởng
thưởng tương xứng. Các hình thức tơn vinh phải thể hiện được văn hóa coi
trọng hiền tài, tránh tơn vinh một cách hình thức, cào bằng, không dân chủ...
- Xây dựng môi trường, không khí làm việc sơi nổi, cởi mở để chia sẻ
thơng tin, sáng kiến, trí thức. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng quy chế
dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế,
văn hóa và nghệ thuật để đội ngũ trí thức phát huy tối đa khả năng sáng tạo
của mình; xây dựng các cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức
và gia đình an tâm cơng tác, đem hết tài năng phục vụ, được xã hội tôn vinh,
được thăng tiến bằng chính kết quả hoạt động nghề nghiệp của mình. Cùng
với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lợi thế
16


của từng địa phương trong cả nước; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất,
ứng dụng; mở rộng giao lưu về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,
văn hóa - văn nghệ trong phạm khu vực và quốc tế.
- Tranh thủ ngoại lực để phát triển đội ngũ trí thức .Kinh nghiệm tranh

thủ ngoại lực để đưa đất nước đi lên ngang tầm với các quốc gia phát triển của
một số quốc gia, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,... là bài học còn
nguyên giá trị đối với các quốc gia đang phát triển. Do đó, Việt Nam cần
tranh thủ tối đa mọi nguồn lực đặc biệt là các nguồn lực tài trợ, hỗ trợ từ các
Chính phủ nước ngoài để thực hiện việc phát triển đội ngũ trí thức trong
nước, trong đó chú trọng thực hiện lồng ghép việc xây dựng đội ngũ trí thức
gắn với thực hiện các chương trình về giáo dục và đào tạo; khoa học và cơng
nghệ; văn hóa, thể thao và du lịch,... trong đó có các nguồn vốn như nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ khơng hồn lại của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
- Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ nhân lực trình độ cao ở các nước phát triển; đẩy mạnh việc
tìm kiếm, tuyển chọn các học sinh, sinh viên để đào tạo theo các chương trình
cử nhân tài năng, chương trình chất lượng cao gắn với sử dụng cán bộ tài
năng và trí thức trẻ, để làm cơ sở cho phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Thu hút các Việt kiều xuất sắc ở nước ngoài, các nhà khoa học nước
ngồi, có tầm nhìn và năng lực sáng tạo cao, có phẩm chất chính trị vững
vàng; đáp ứng được u cầu, mục tiêu phát triển ngành/chuyên ngành đào tạo,
khoa học và công nghệ mới; Thu hút các du học sinh tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ
xuất sắc tại các trường đại học có thứ hạng cao trên thế giới về tham gia các
chương trình đạo tạo tiến sĩ tại nước nhà theo nguồn kinh phí từ của Nhà nước
như Đề án 322 thay vì phải cử cán bộ ra nước ngoài đào tạo.

17


- Tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, phịng
thí nghiệm trọng điểm cấp Quốc gia đáp ứng yêu làm việc theo tiêu chuẩn
quốc tế để tạo mơi trường làm việc thơng thống, hiện đại cho đội ngũ trí thức

có đủ điều kiện để tập trung nghiên cứu, sáng tạo.
- Xây dựng các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và điều kiện tuyển dụng, thu hút
trí thức có trình độ chun mơn, thuộc lĩnh vực, ngành đang thiếu; đổi mới
chính sách, phương thức tuyển dụng, thu hút trí thức: Xét tuyển đặc cách
khơng qua thi tuyển vào làm việc trong các tổ chức khoa học và công nghệ
đối với những người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học
ở trong nước, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc của các trường đại học có uy tín ở
nước ngồi hoặc có kinh nghiệm công tác từ 5 năm trở lên, đáp ứng được
ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Xây dựng đồng bộ các chính sách trong việc phát hiện, quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức. Quan tâm bổ nhiệm trí
thức có tư duy đổi mới, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm. Có chính sách và kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo,
bồi dưỡng trí thức trẻ, trí thức là những người đã có cống hiến trong hoạt
động thực tiễn, trí thức người dân tộc thiểu số và các nữ trí thức.

18


19


PHẦN KẾT LUẬN
Đội ngũ trí thức ở nước ta là một lực lượng rất quan trọng trong việc
xây dựng và phát triển đất nước để có thể đi lên con đường mà Đảng và Nhà
nước ta đã chọn. Bởi vì là những người có hiểu biết sâu rộng, có tư duy logic
trong mọi vấn đề, có kiến thức sâu rộng về nhiều vấn đề và đặc biệt là họ
thích tìm tịi sáng tạo để có thể tìm ra những cái mới để có thể áp dụng và
phát triển đất nước. Hiểu rõ được tầm quan trọng và sức mạnh của đội ngũ trí
thức đối với đất nước mà đảng ta luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối

với đội ngũ tri thức và chú tâm đến việc chiêu mộ cũng như là phát triển đội
ngũ trí thức ở nước ta để có thể sử dụng được hết sức mạnh của đội ngũ trí
thức trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bài tiểu luận bước đầu
đã khám phá về những đặc điểm của đội ngũ trí thức ở nước ta và ý nghĩa của
việc nắm bắt những đặc điểm đó đố với việc tuyên truyền. Từ đó đưa ra một
số giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay.

20



×