Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu Luận TLHTT - Tác Động Của Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Rượu, Bia Năm 2019 Khi Tham Gia Giao Thông.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.16 KB, 20 trang )

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC BAN HÀNH LUẬT PHỊNG,
CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA NĂM 2019
Ngày 12/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
244/QĐ-TTg về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ
uống có cồn đến năm 2020. Theo đó, việc xây dựng Luật Phòng, chống tác
hại của rượu, bia (PCTHCRB) được Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối
hợp cùng với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc
hội ban hành. Trước yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe của nhân dân trong tình hình mới đối với cơng tác phịng, chống tác hại
của rượu, bia thì việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia là cần
thiết vì các lý do sau đây:
1.

Ban hành Luật là thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về

cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
Với quan điểm sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả
xã hội và nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ cả về thể chất, tinh thần
và xã hội, chú trọng đến tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người
Việt Nam, ngày 25/10/2017 Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã thông
qua Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó đã nhấn mạnh việc
"Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá",
"Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hố có hại cho sức khoẻ như đồ
uống có cồn, có ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng", "Phấn đấu hoàn thành các
mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về sức khoẻ; hoàn thành
trước thời hạn một số mục tiêu".
2. Kiểm sốt tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam
v Về mức tiêu thụ, nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức
tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu


1


năm 2014 của Tổng cục Thống kê là 4,4 lít; theo số liệu ước tính năm 2016
của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu
thụ trên tồn cầu tăng khơng đáng kể. Nếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi có
sử dụng rượu, bia, thì trung bình một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn
nguyên chất/năm vào năm 2010, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á và
thứ 29 trên thế giới.Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và
thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc.
v Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm
quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều
đang gia tăng. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm
trọng do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội đối với giới trẻ.
v Tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại rất đáng lưu tâm: Năm
2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tăng gần gấp đôi
so với năm 2010 là 25,1%). Tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình
người dân tộc thiểu số, miền núi và nông thôn. Tỷ lệ uống rượu được sản xuất
thủ công không đăng ký kinh doanh, rượu không rõ nguồn gốc trong tỷ trọng
tiêu thụ rượu, bia ở nước ta chiếm khoảng 74,3%, trong đó cịn tình trạng
người dân dùng cồn công nghiệp để pha chế rượu.
3. Ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế xã hội
Sử dụng rượu, bia là thói quen tiêu dùng đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước
cũng như ở Việt Nam. Sử dụng rượu, bia ở liều lượng chừng mực, trên một số
cá nhân có thể mang lại một số tác động tích cực. Tuy nhiên, do rượu, bia đều
chứa cồn là chất gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế
(IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết các cơ quan
trong cơ thể nên việc sử dụng rượu, bia có nguy cơ tác động đối với sức khỏe
và cần có cơ chế quản lý khác với các hàng hóa thơng thường theo hướng
phịng ngừa, hạn chế tác hại ngay từ khi con người tiếp cận sản phẩm này.

2


v Tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe
o Bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy rượu, bia là nguyên nhân trực
tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất
200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (một
số tên bệnh đã có từ rượu như loạn thần do rượu, xơ gan do rượu, hội chứng
rượu bào thai…), là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh khơng
lây nhiễm.
o Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của
cơ thể như: gây ung thư (gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản,
tuỵ, thận, đại - trực tràng, vú); gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm
cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim,
đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn
tính); ảnh hưởng tới chất lượng giống nịi và phát triển bào thai; suy giảm
miễn dịch…
o Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 05 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe
hàng đầu. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2012 có 8,3% số trường
hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do
xơ gan ở nam do sử dụng rượu, bia. 15% số giường bệnh tại các bệnh viện
tâm thần là dành cho điều trị người bệnh loạn thần do rượu, bia. Bên cạnh đó,
tổn hại sức khoẻ do ngộ độc rượu, bia trong đó có rượu, bia khơng bảo đảm
chất lượng, khơng kiểm sốt được nguồn gốc, rượu pha từ cồn công nghiệp
cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
v Tác hại của sử dụng rượu, bia đối với tai nạn giao thông, gây rối trật
tự xã hội và gia đình
o Nếu so với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu,
bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thơng, chấn thương,
bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.


3


o Rượu, bia là một trong 03 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ
tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Theo báo cáo của WHO (2014)
tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ước tính chiếm 36,2% ở nam giới
và 0,7% ở nữ giới. Nghiên cứu của WHO phối hợp với Uỷ ban An tồn giao
thơng quốc gia trên 14.990 nạn nhân tai nạn giao thơng nhập viện tại 6 tỉnh thì
28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (50
mg/dl), 63,4% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho
phép (0 mg/dl).
o Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên
quan đến sử dụng rượu, bia; Khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có
liên quan đến sử dụng rượu, bia; Phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia
trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%.
v Tác hại của sử dụng rượu, bia đối với kinh tế
o Sử dụng rượu, bia gây ra gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình
và xã hội do các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao
động và giải quyết các hậu quả xã hội khác. Chi tiêu cho rượu, bia chiếm tỷ
trọng đáng kể trong tổng chi tiêu của hộ nghèo và là nguyên nhân làm cho
tình trạng nghèo đói tăng thêm.
o Chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ
USD trong năm 2017.
o Nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3%
GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng.Ước tính tổng gánh nặng
trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân
cấu thành chính đã là 25.789 tỷ đồng chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017; chi
phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm
tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017).


4


4. Thực trạng sản xuất, kinh doanh và quản lý sản xuất, kinh doanh
rượu, bia cần được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu PCTHCRB
Tại Việt Nam, rượu, bia là hai sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến,
chiếm khoảng 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống có cồn khác được sản
xuất, nhập khẩu hoặc nước giải khát pha chế thêm rượu, bia. Ngành rượu, bia
nộp cho ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng mỗi năm (bao gồm cả nước giải
khát thông thường) và tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động trực tiếp và
gián tiếp, có mặt tại 44/63 tỉnh, có sự kết nối với các ngành công nghiệp, dịch
vụ phụ trợ khác. Ngành rượu, bia có tham gia tài trợ, thành lập các diễn đàn
uống có trách nhiệm để vận động người dân khi uống rượu, bia thì khơng lái
xe…
Đối với bia, cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mơ
cơng nghiệp,sản lượng năm 2017 là hơn 4 tỷ lít. Đối với rượu, đến nay các cơ
quan có thẩm quyền đã cấp được khoảng 167 giấy phép sản xuất rượu công
nghiệp, 599 giấy phép sản xuất rượu thủ công, 204 giấy phép phân phối,
1.100 giấy phép bán buôn và 13.774 giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu. Bên
cạnh đó, vẫn cịn lượng rượu sản xuất thủ công chưa quản lý được (chưa cấp
phép, chưa có đăng ký với chính quyền). Tổng sản lượng sản xuất rượu năm
2016 đạt khoảng 305,2 triệu lít. Việc kiểm sốt hàm lượng methanol, aldehyt
trong một số sản phẩm rượu thủ cơng cịn khó khăn. Tình hình rượu giả, rượu
nhập lậu có giảm nhưng vẫn cịn tồn tại, khó kiểm sốt.
Việc quản lý hoạt động bán bn, phân phối, đại lý bán lẻ có giấy phép
kinh doanh rượu, bia đã thực hiện tương đối tốt nhưng việc cấp phép, quản lý
bán lẻ rượu trực tiếp đến người tiêu dùng tại chỗ theo quy định của Nghị định
số 105/2017/NĐ-CP cịn nhiều khó khăn. Bất cứ địa điểm, cơ sở nào cũng sẵn
có rượu, bia để bán cho người dân như: các quán rượu, siêu thị, cửa hàng tạp

hoá, khách sạn, nhà hàng ăn uống, quán nước vỉa hè, căng tin của cơ quan,

5


doanh nghiệp… Thời gian bán, số lượng rượu, bia bán để uống tại chỗ không
bị hạn chế. Điều này làm cho rượu, bia ở Việt Nam sẵn có và rất dễ tiếp cận.
Hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tài trợ bia vẫn chưa được kiểm soát
chặt chẽ; quảng cáo, bán rượu, bia trên mạng xã hội nhiều,chưa có biện pháp
hạn chế đối với trẻ em, thanh thiếu niên; quảng cáo bia diễn ra phổ biến, tần
xuất cao, quảng cáo nhiều trong các giờ vàng, buổi tối trên sóng truyền hình,
phát thanh. Thực trạng này đã dẫn đến việc quảng bá, thúc đẩy sử dụng rượu,
bia và gia tăng thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia.
5. Pháp luật hiện hành đối với PCTHCRB cần phải được điều chỉnh kịp
thời
Hiện nay, pháp luật về kinh doanh rượu, bia thực hiện theo 2 văn bản là
Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu (Nghị định số
105/2017/NĐ-CP) và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều về điều kiện đầu tư kinh doanh trong
lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ cơng nghiệp, phân
bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Công Thương (Nghị định số 77/2016/NĐ-CP) đối với bia và một số
điều khoản trong các luật thương mại, đầu tư, quảng cáo.
Hiện có rất ít quy định về PCTHCRB, chỉ khi việc sử dụng rượu, bia
dẫn đến các hậu quả xấu trong các quan hệ xã hội như điều khiển phương tiện
giao thông cơ giới có nồng độ cồn vượt mức quy định, bạo lực, tội phạm do
sử dụng rượu, bia hoặc vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh thì mới bị
xử lý. Pháp luật hiện hành cũng chưa đề cập đến tác hại của sử dụng bia trong
khi dù là bia hay rượu thì đều là đồ uống có chứa cồn ở hàm lượng khác nhau
và đều có nguy cơ gây tác hại. Các quy định về hạn chế tính sẵn có và giảm

tiêu thụ rượu, bia; hỗ trợ xã hội để dự phòng hành vi uống rượu, bia ở mức có
hại; bảo đảm tài chính cho giảm thiểu tác hại, giải quyết các hậu quả về sức
khỏe liên quan đến sử dụng rượu, bia còn thiếu rất nhiều.
6


Các văn bản pháp luật về PCTHCRB còn tản mạn, hiệu lực pháp lý
thấp, chủ yếu là nghị định, thông tư, chỉ thị,cịn có sự chồng chéo, chưa đồng
bộ; chưa có luật điều chỉnh trực tiếp về PCTHCRB. Mặc dù Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 về chính sách
quốc gia phịng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn (Quyết định 244/
QĐ-TTg) nhưng cần được thể chế thành luật có giá trị bắt buộc áp dụng.
Từ những lí do trên, việc PCTHCRB là một yêu cầu cần thiết phải được
Nhà nước và xã hội quan tâm giải quyết với các biện pháp đồng bộ, tồn diện,
trong đó có việc ban hành Luật PCTHRB để góp phần hạn chế gánh nặng do
tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội,
bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước
II.

BỐ CỤC CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA

RƯỢU, BIA NĂM 2019
1. Giải thích từ ngữ
Để bảo đảm tính chính xác, cụ thể, đầy đủ nội dung của các từ ngữ quy
định trong Luật, Luật PCTHCRB đã giải thích một số từ ngữ như sau:
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men
từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ
cốc,dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn
thực phẩm.
Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ

hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồmmạch nha(malt), đại mạch, nấm
men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có cơng thức phân tử là C2H5OH và
có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong
thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây
ngộ độc cấp tính.

7


Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính
theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất
trong 100 ml dung dịch ở 20°C.
Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối
với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an tồn giao thơng, trật tự, an
tồn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
Nghiện rượu, bialà tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc
trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian,
khơng thể tự kiểm sốt lượng uống hay ngừng uống.
Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượubằng dụng cụ truyền
thống, khơng sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc,
thiết bị cơng nghiệp.
2. Phịng ngừa tai nạn giao thơng liên quan đến sử dụng rượu, bia
(Điều 21)
Luật quy định các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan
đến sử dụng rượu, bia, gồm:
v Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước
và trong khi tham gia giao thông.
v Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thơng

vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và
trong khi tham gia giao thông.
v Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn
trong máu,hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia
giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.

8


v Bộ Giao thơng vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức
việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo
cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc
phạm vi quản lý.
3. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác(Điều 35)
v Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số
23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
35/2018/QH14 như sau:
o “8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong
máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.”.
v Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường thủy nội
địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
48/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
o “8. Thuyền viên, người lái phương tiện đanglàm việc trên phương
tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích
khác mà luật cấm sử dụng.”.
III.

TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI


CỦA RƯỢU, BIA NĂM 2019 KHI THAM GIA GIAO THÔNG
ĐẾN NHẬN THỨC CỦA MỌI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TA
HIỆN NAY
1. Công tác tuyên truyền luật PCTHCRB của Đảng và Nhà nước
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐCP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực giao thơng đường bộ và đường sắt có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2020 đã tác động rất lớn đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao

9


thông (TTATGT), đặc biệt là quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển
phương tiện, được dư luận đánh giá cao.
Tuy nhiên, còn một bộ phận người điều khiển phương tiện giao thông
vi phạm các quy định của pháp luật về nồng độ cồn, nhiều người vi phạm
không hợp tác, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, có hành động,
thái độ chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ. Nguyên nhân do ý thức chấp
hành pháp luật chưa cao, nhiều người dân chưa nắm rõ những quy định mới
của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (mới có hiệu lực từ ngày
01/01/2020).
Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày
30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ và đường sắt và các quy định liên quan đến an tồn giao
thơng trong Luật Phịng chống tác hại của rượu bia, Uỷ ban ATGT Quốc gia
đề nghị Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quan tâm chỉ đạo Ban ATGT, các Sở, ngành, tổ chức đồn thể, cơ
quan báo chí và UBND các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền những quy
định mới của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, nhất là quy định
xử phạt vi phạm về nồng độ cồn và các quy định liên quan đến ATGT trong
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia để người dân biết thực hiện; tuyên

truyền, vận động nhân dân thực hiện “Đã uống rượu bia, không lái xe” và ủng
hộ lực lượng công an làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.
Chỉ đạo hệ thống phát thanh, truyền thanh cơ sở tăng cường thông tin,
tuyên truyền các quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và Luật phòng
chống tác hại của rượu bia, vận động nhân dân thực hiện quy định “Đã uống
rượu bia, không lái xe”. Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm tra, xử lý nghiêm
người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn, kết hợp chặt
chẽ giữa công tác cưỡng chế và tuyên truyền để nâng cao hiệu quả; bảo đảm

10


đủ trang thiết bị, vật dụng cho lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm
nồng độ cồn.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, trường học tuyên truyền, vận
động cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên gương mẫu
thực hiện “Đã uống rượu bia, không lái xe”, không uống rượu, bia ngay trước,
trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. Chỉ đạo phát
các thơng điệp truyền hình, thơng điệp phát thanh tun truyền an tồn giao
thơng trên Đài Phát thanh và Truyền hình, hệ thống phát thanh, truyền thanh
cơ sở để tuyên truyền, phòng ngừa tai nạn giao thông đặc biệt là trong dịp Tết
Nguyên đán Canh Tý.
2. Thực trạng thi hành luật PCTHCRB trong cộng đồng
Để khơng bị phạt nặng và đảm bảo an tồn cho tính mạng, người dân
đã bắt đầu đi nhậu bằng xe Grab (dịch vụ xe ôm công nghệ). Điều này cho
thấy thông điệp “Đã uống rượu bia - Không lái xe” ít nhiều có chuyển biến
tích cực sau khi Luật Phịng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực.
Hưởng ứng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thực hiện
nghiêm Nghị định số 100 của Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh,
Công an thành phố Ninh Bình đã ra quân kiểm tra, kiên quyết xử lý vi phạm

đối với người sử dụng nồng độ cồn điều khiển phương tiện giao thơng.
Đồng chí Vũ Văn Bằng, Phó trưởng Cơng an thành phố Ninh Bình cho
biết: Xác định việc tăng cường các biện pháp xử lý nồng độ cồn là hết sức
quan trọng, góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu các vụ TNGT, vì vậy trước
khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 của Chính phủ
có hiệu lực, Cơng an thành phố đã tổ chức quán triệt tới tất cả các cán bộ,
chiến sỹ làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT các nội dung của Luật và những
điểm mới, bổ sung của Nghị định 100.

11


Đồng thời, quán triệt lực lượng cảnh sát giao thông Công an thành phố
tiến hành xử phạt nghiêm các vi phạm theo đúng quy định. Mặt khác, tiếp tục
tuyên truyền các nội dung của Nghị định này đến người tham gia giao thơng;
đồng thời u cầu trong q trình thực thi nhiệm vụ, cán bộ, chiến sỹ phải giữ
đúng lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực với người tham gia giao
thông.
Ngay trong những ngày đầu, lực lượng cảnh sát giao thông Công an
thành phố đã bố trí 3 ca tuần tra, kiểm sốt, xử lý chun đề vi phạm nồng độ
cồn trong các giờ cao điểm như sau các giờ ăn trưa, ăn tối. Theo ghi nhận,
trong ngày 2/1/2020, Đội cảnh sát giao thông, Công an thành phố đã chọn
khung giờ “vàng” (từ 19h đến 21h30) và (từ 12h đến 14h) để lập chốt kiểm
tra nồng độ cồn tại tuyến đường Lê Đại Hành và Tràng An, đây là những khu
vực có nhiều hàng ăn, uống, phương tiện giao thông di chuyển qua.
Trong khoảng thời gian trên, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra
trên 100 trường hợp phương tiện bao gồm cả xe ô tơ và xe mơ tơ, trong đó
phát hiện 2 trường hợp điều khiển ô tô vi phạm với mức độ 0,227mg/l khí thở
và 0,066mg/l khí thở. Lực lượng cảnh sát giao thông Công an thành phố đã
lập biên bản, xử lý nghiêm theo đúng quy định Nghị định 100 của Chính phủ.

Sau 05 ngày Luật Phịng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100
chính thức có hiệu lực, nhiều người đã e dè hơn trong việc uống rượu, bia
trong mỗi cuộc nhậu và có ý thức hơn khi tham gia giao thơng.
Anh Đinh Xn Bình (phường Đơng Thành) cho biết: “Văn hóa” rượu,
bia đã trở thành thói quen trong sinh hoạt của người Việt từ bao đời nay trong
mỗi dịp lễ, Tết, gặp gỡ, giao lưu. Bản thân tôi là người thường xuyên sử dụng
bia, rượu trong các bữa tiệc, nhưng từ nay đã có luật, tơi sẽ chấp hành nghiêm
và không điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, bia.
Một chủ một nhà hàng ăn trên đường Trần Hưng Đạo cho biết: Qua
phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã nắm được những nội dung cơ bản của
12


Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định 100 của Chính phủ. Theo
tơi, đã là luật thì phải chấp hành. Nhà hàng cũng đã có phương án cụ thể, như
đầu tư dịch vụ đón, đưa khách về nhà hoặc tư vấn cho khách sử dụng taxi nếu
sử dụng rượu, bia.
Theo đánh giá của lực lượng cảnh sát giao thơng Cơng an thành phố
Ninh Bình, qua thực tế kiểm tra cho thấy hiện nay nhiều người dân trên địa
bàn thành phố đã nắm được luật và các quy định mới về nồng độ cồn khi
tham gia giao thơng, vì vậy số người vi phạm nồng độ cồn đang có chiều
hướng giảm hẳn so với trước đây.
Trong những ngày qua, lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra hàng
trăm trường hợp, nhưng phát hiện rất ít người vi phạm nồng độ cồn. Điều đó
cho thấy, việc thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và
Nghị định 100 của Chính phủ là việc làm hết sức cần thiết, bước đầu đã tạo
được sức răn đe và góp phần tạo chuyển biến tích cực về ý thức tự giác chấp
hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thơng, góp phần
đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn thành phố nói riêng và trên địa
bàn tỉnh nói chung.

Tại TP. Hồ Chí Minh, ở một nhà hàng ở quận Bình Tân, lúc 15 giờ 30
ngày 2-1, nhiều người sau khi uống rượu bia, mặt đỏ sần, bước thấp bước cao
vẫn vô tư chạy xe rời quán. Quan sát ở nhà hàng trên chỉ trong nửa giờ, đã có
hơn chục trường hợp điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia. Trong số
những trường hợp vi phạm, phần lớn là người điều khiển xe máy, số ít điều
khiển ơ tơ.
Ghi nhận của phóng viên trong ngày 2-1 tại một số khu vực có nhiều
quán nhậu ở nội thành Hà Nội, cho thấy những quy định trong 2 chế tài trên
đã ít nhiều có tác động tích cực tới người dân.

13


Một số qn bia hơi có quy mơ lớn tại Hà Nội đã phần nào bớt khách đi
xe hơn thường lệ, lượng người uống bia giảm. Ngược lại, tại các qn bia có
quy mơ nhỏ, trung bình, số lượng người nhậu buổi trưa không hề giảm.
Tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), sau khi Nghị định số 100/2019/NĐCP có hiệu lực, những thay đổi trong thói quen sử dụng phương tiện giao
thông sau khi sử dụng rượu bia vẫn chưa có nhiều sự thay đổi. Tại các quán
ăn, nhà hàng khu vực trung tâm TP Đà Lạt, người dân vẫn lựa chọn phương
tiện cá nhân để di chuyển sau khi sử dụng rượu, bia.
Khi được hỏi về nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ông L.T.H, chủ quán lẩu
trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 9, TP Đà Lạt, cho biết: “Thực khách
đến quán ăn, uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện để ra về, đây là thói
quen từ lâu sẽ phải mất nhiều thời gian để người dân thay đổi. Tôi nghĩ sắp
tới, nếu xử lý nghiêm các hành vi điều khiển phương tiện sau khi sử dụng
rượu bia sẽ không ảnh hưởng tới lượng khách đến quán vì nhu cầu ăn uống,
giao lưu của người dân lúc nào cũng có, chỉ cần thay đổi thói quen thì sớm
muộn mọi thứ sẽ ổn định”.
Ghi nhận thực tế vào chiều ngày 2-1, trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP

Cần Thơ vẫn xuất hiện nhiều xe máy, xe ô tô đậu tại các bãi xe của nhiều
quán nhậu, quán ăn gia đình, nhà hàng... Bảo vệ của một quán nhậu trên
đường 30-4 chỉ về bãi xe cho biết, số xe trong bãi đa phần là xe của khách đến
quán, chỉ một số ít là xe nhân viên.
Hầu hết khách đến quán nhậu đều đi xe cá nhân, chỉ một số rất ít đi
taxi. Thơng thường khách vẫn dùng xe của mình để đi về, chỉ một vài khách
khi đã say bí tỉ thì mới gọi taxi về nhà.
v Kết hợp xử phạt và tuyên truyền

14


Phịng Cảnh sát giao thơng đường bộ đường sắt (PC08) - Công an
TPHCM cho biết, đơn vị đã triển khai cho các đội cảnh sát giao thông
(CSGT) trực thuộc áp dụng xử phạt các trường hợp vi phạm theo Nghị định
100/2019/NĐ-CP mới (thi hành Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia) từ
khuya 31-12-2019.
Tính đến chiều 2-1-2020, các đội của Phịng PC08 đã kiểm sốt 264
trường hợp, lập 136 biên bản vi phạm. Phần lớn các trường hợp vi phạm là
người điều khiển phương tiện xe máy. Từ nay đến trước, trong và sau Tết
Canh Tý 2020, Phòng PC08 - Cơng an TPHCM sẽ lập chun đề, bố trí chốt
kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tại
các cửa ngõ thành phố, khu vực có nhiều quán ăn - nhà hàng, trước các bến xe
- nhà ga…
Ngày 2-1, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội
đã ra quân theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100.
Tổ tuần tra kiểm sốt giao thơng chia thành những tốp nhỏ trên đường để phát
hiện, xử lý những phương tiện, đối tượng có dấu hiệu uống rượu bia. Trong
buổi chiều, lực lượng chức năng đã xử lý một số trường hợp người đi xe máy,
nhiều người tỏ ra bất ngờ vì bị yêu cầu dừng xe và đo nồng độ cồn.

Có trường hợp chủ phương tiện có kết quả nồng độ cồn là 0,489mg/lít
khí thở. Với lỗi này, theo quy định mới nhất, chủ phương tiện bị phạt 7 triệu
đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng.
Trong khi đó, Đội 3 (Cục CSGT, Bộ Cơng an) cũng đã ghi nhận trường
hợp đầu tiên bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn vào tối ngày 1-1, tài xế Lê Khắc
T. điều khiển xe ô tô BSK 29C-45... có nồng độ cồn 0,719mg/lít khí thở, bị
phạt 35 triệu đồng, tước bằng lái 23 tháng.
Trung tá Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng Đội CSGT, Công an TP Đà
Lạt, cho biết, khoảng 19 giờ 30 phút cho đến khuya hàng ngày, lực lượng
CSGT sẽ lập chốt tại các tuyến đường có nhiều phương tiện qua lại, gần quán
15


bar, nhà hàng để xử lý các trường hợp vi phạm, đồng thời cũng kết hợp tuyên
truyền để người dân hiểu do Nghị định 100/2019/NĐ-CP vừa được ban hành,
nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ.
Theo thông tin từ Thượng tá Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng phịng
CSGT - Cơng an tỉnh Bình Thuận, từ ngày 31-12-2019 đến nay, lực lượng
CSGT trên địa bàn đã đồng loạt triển khai nhiều chương trình nhằm tuyên
truyền, phổ biến tới người dân về Luật Phòng chống tác hại rượu, bia và Nghị
định 100/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, ngành chức năng đã thành lập nhiều chốt kiểm tra, đo nồng độ
cồn tại các khu vực tập trung đông khu dân cư, có nhiều quán nhậu. “Trong
những ngày đầu thực hiện công tác kiểm tra, ngành chức năng địa phương
chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở những trường hợp lái xe có nồng độ cồn trong
máu ở mức độ thấp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp lái xe có nồng độ
cồn trong máu q cao, có biểu hiện lái xe khơng an tồn, mất kiểm sốt thì
chúng tơi lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính”, Thượng tá Nguyễn
Ngọc Thanh nhấn mạnh.
Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, thời gian tới tiếp tục chỉ đạo CSGT

các đơn vị, địa phương tăng cường tối đa lực lượng, phương tiện tổ chức tuần
tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an tồn giao thơng là
ngun nhân trực tiếp gây tai nạn và ùn tắc giao thông.
CSGT sẽ mở chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy; kiểm tra
xe ô tô đầu kéo sơmi rơmc, xe ơ tơ chở khách và phương tiện thủy chở
khách ngang sông, dọc sông, chở người đi lễ hội, vui chơi giải trí, tham quan
du lịch, tàu cao tốc...
Đặc biệt, tập trung xử lý nghiêm các hành vi người điều khiển phương
tiện giao thông sử dụng rượu, bia và có nồng độ cồn quá mức cho phép.

16


3. Tác động của luật PCTHCRB đến nhận thức của mọi người trong
xã hội hiện nay
Một dịp nào đó, chúng ta đi tiệc tùng hoặc tình cờ gặp bạn cũ, mọi
người mời nhau vào bàn tiệc, cùng uống một vài ly. Sau ly nghĩa tình kia, mọi
người phải nghỉ ngơi chờ giảm hết nồng độ mới về hoặc phải tìm nơi gửi xe
của mình, gọi xe khác chở về.
Luật định rồi, bao giờ người Việt sẽ thực hiện nghiêm túc khơng lái xe
sau khi có hơi men? Tính thực tế của việc thực hiện nghiêm chỉnh luật và việc
xử phạt nghiêm vấn đề này chưa khả thi trước mắt, khi tình trạng tiệc tùng có
bia rượu vẫn diễn ra khắp nơi như hiện nay.
Sau thời điểm 1-1-2020, nhiều người sẽ dè dặt hơn với việc uống rượu
bia vì... sợ bị phạt. Nghĩ cho cùng, luật làm ra là để thay đổi ý thức, hành vi
chứ không phải chỉ để phạt. Luật mới với sự mạnh mẽ, quyết liệt được kỳ
vọng sẽ dần thay đổi nhận thức và thói quen uống bia rượu của mỗi người.
Câu chuyện hôm nay nhắc nhớ lại quy định áp dụng đội mũ bảo hiểm bắt
buộc hơn mười năm trước. Hai quy định này đều nhằm bảo vệ sức khỏe, tính
mạng người lái xe nhưng người dân chưa thể thông hiểu và chấp hành nghiêm

ngay được.
Dư luận từng khó chịu với cái "nồi cơm điện" trên đầu mỗi khi ra
đường rồi cũng quen dần, khơng ít người nhận ra lợi ích của tấm lá chắn - mũ
bảo hiểm giúp bảo vệ tính mạng khi bị tai nạn giao thông liên quan đến chấn
thương vùng đầu. Nhưng vẫn cịn khơng ít người khơng chấp hành điều đã
quy định từ hơn mười năm trước.
Việc thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông về rượu bia
xem ra cũng khơng thể nhanh chóng, dễ dàng, chưa thể thực hiện được hiệu
quả ngay. Nhiều người sẽ chấp hành (như cách đội mũ bảo hiểm để khỏi bị
phạt), lỡ vi phạm thì tìm cách né phạt. Trước mức phạt nặng (40 triệu đồng,
tước GPLX 23 tháng), nhiều người đã thực sự “biết sợ” khi nhậu nhẹt xong
17


không dám lái xe mà thuê xe ôm, taxi để đi về; nhiều nhà hàng, quán nhậu
cũng thiết lập dịch vụ hỗ trợ khách hàng gửi xe qua đêm hoặc đưa khách về
nhà…
Tuy nhiên, không phải trường hợp lái xe uống rượu, bia nào cũng
nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của CSGT. Trực tiếp tham gia tuần tra
kiểm soát, xử lý tài xế uống rượu, bia theo quy định mới, Trung tá Vũ Kiên
Cường, Đội CSGT số 10, Phòng CSGT TP Hà Nội cho hay, việc xử lý các tài
xế uống rượu, bia thường khó khăn, mất thời gian, bởi những người uống
rượu, bia thường thiếu tỉnh táo, khó kiểm sốt hành vi. Đa phần họ khơng nói
thật, chỉ nói mình “uống có 1 - 2 chén rượu” nhưng kết quả kiểm tra đo nồng
độ cồn lại rất “khủng”. Rồi rất nhiều “ma men” chây ì, khơng phối hợp, thậm
chí gây hấn với tổ cơng tác...
Như trường hợp tối 3/1, Tổ công tác đặc biệt Y9/141 Công an TP Hà
Nội làm nhiệm vụ tại đường Nghiêm Xuân Yên, phát hiện ôtô SantaFe màu
trắng BKS 30A-677.37 do anh Nguyễn Công Dũng (SN 1983, phường Hà
Cầu, quận Hà Đông) điều khiển chạy tốc độ cao nên ra tín hiệu dừng xe. Khi

bị dừng xe, tài xế Dũng không phối hợp kiểm tra và phải hơn 2 giờ sau, cảnh
sát mới đo được nồng độ cồn với mức 1,191 miligam/lít khí thở, gấp gần 3 lần
mức xử phạt cao nhất. Tài xế Dũng đã bị lập biên bản xử phạt 40 triệu đồng,
tước GPLX 23 tháng.
Tương tự là trường hợp tài xế Võ Thanh Hải, điều khiển xe ôtô BKS
37A-398.76, chở theo con nhỏ trên đường Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An. Tài xế
vi phạm mức 0,359 mg/lít khí thở nhưng khơng ký vào biên bản, liên tục bỏ
đi gọi điện thoại. Sau hơn 1 tiếng, cảnh sát buộc phải đưa cả người và xe về
trụ sở. Cũng tại địa điểm trên, tài xế Phạm Văn M. (SN 1981) trú tại xã Thanh
Mỹ, huyện Thanh Chương, Nghệ An) có biểu hiện say xỉn, chống đối bằng
cách đóng cửa xe bỏ đi, sau đó gọi vợ mình tới và nói vợ mới là người lái xe.

18


Lực lượng chức năng phải cẩu xe và đưa cả người điều khiển về trụ sở, lập
biên bản và phạt tài xế M. 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
IV.

Kết luận

Quy định cấm như trên là tiến bộ, nhận được sự ủng hộ của xã hội. Tuy
nhiên, rất cần quy định cụ thể như thế nào là hành vi xúi giục, kích động, lơi
kéo, ép buộc. Có như vậy mới có cơ sở để xử lý hành vi vi phạm điều cấm.
Đồng thời để người dân biết mà tránh vi phạm.
Cũng cần lưu tâm đối với xã hội ta, "văn hóa ăn nhậu" đã ăn sâu vào
đời sống, trong thời gian dài. Trong rất nhiều công việc, lĩnh vực công tác ở
khu vực tư nhân hay Nhà nước đều diễn ra việc nhậu nhẹt khá thường xuyên.
Đồng thời rất nhiều mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, đối
tác, cơ hội làm ăn, thăng tiến... được giải quyết trên bàn nhậu. Vì vậy, trong

thực tế cuộc sống sẽ có những sức ép rất lớn từ các mối quan hệ mà người
trong cuộc rất khó thốt ra. Cũng cần nói rõ việc sử dụng bia rượu ở mức độ
phù hợp trong cuộc vui, khi ngoại giao, tiệc tùng là khơng xấu. Nhưng "văn
hóa ăn nhậu" như ở nước ta thì có nhiều tiêu cực. Ta có thể nhận thấy đặc
điểm xã hội ở nước ta khiến "văn hóa" này có điều kiện phát triển như vậy là
khá giống với xã hội ở Hàn Quốc.
Việc thay đổi nó khơng phải ngày một ngày hai. Nhưng việc thay đổi
"văn hóa" này là rất cần thiết vì nhiều lẽ. Quy định cấm của luật sẽ rất có ý
nghĩa và vai trị lớn trong việc thay đổi, ngăn chặn "văn hóa" trên. Vì vậy cần
triển khai, thực thi quy định cấm này vào đời sống để thay đổi dần dần, bắt
đầu bằng việc điều chỉnh hành vi xúi giục, kích động, lơi kéo, ép buộc người
khác uống rượu bia.
Có thể nói, trước tình hình trật tự, an tồn giao thơng ngày càng phức
tạp hiện nay, việc quy định cấm triệt để sử dụng rượu, bia khi điều khiển
phương tiện trong Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và việc sửa đổi, bổ
sung các hành vi mới, nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm 19


nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông của Nghị định số
100/2019/NĐ-CP là rất đồng bộ, kịp thời. /
Luật và Nghị định sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các lực lượng làm
công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng vận dụng và thực hiện. Tuy
nhiên, để góp phần đưa Luật cũng như Nghị định đi vào cuộc sống cần phải
có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, sự ủng
hộ của người dân; sự vào cuộc của các cơ quan thông tin đại chúng để người
dân nắm vững và thực hiện nghiêm túc.

20




×