Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách bao trái cây an toàn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.05 KB, 3 trang )

Cách bao trái cây an
toàn

Giai đoạn quả non đến chín trên cây ăn quả thường bị
nhiều loại sâu, bệnh phá hại như, sâu đục cuống, bọ xít,
ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm nâu, sương mai làm
cho quả bị thối, rụng giảm năng suất, chất lượng. Xin giới
thiệu cách bao trái cây ăn quả an toàn:
1. Bao buồng chuối
Khi các hoa chuối vừa nở hết (các lá đài màu hồng che
nải chuối cuối cùng có khả năng đậu quả vừa rụng), lấy
dao sắc cắt phần hoa vô hiệu (phần hoa không có khả
năng đậu thành quả sau này), để vài ngày cho khô nhựa.
Dùng túi nilon bao trái chuyên dùng của các cơ sở trong
nước hoặc Trung Quốc sản xuất là tốt nhất, có thể dùng
túi nilon màu trắng, dài 1,8-2,5m (mỗi nải chuối cần
khoảng 20cm chiều dài túi nilon), thủng hai đầu, lồng vào
buồng chuối theo chiều từ dưới lên, lấy dây vải mềm buộc
miệng túi đầu trên vào cuống hoa (phần cuống ở nải trên
cùng, gần ngọn cây).
Đầu dưới túi bao để hở tự nhiên, có tác dụng thoát nước
khi gặp mưa và hơi nước do quả thoát ra, tản nhiệt khi
nhiệt độ ngoài trời tăng cao trong mùa hè. Nếu buộc kín
hai đầu thì quả sẽ bị thối do quả hô hấp toả nhiệt nóng và
độ ẩm trong túi chứa quả cao do nước mưa lọt vào.
2. Bao quả xoài
Bao quả xoài chỉ có ý nghĩa kinh tế nếu trọng lượng quả
được bao >200g. Khi quả xoài to bằng quả bóng bàn
(đường kính quả 2cm) cần tiến hàng bao quả ngay. Dùng
túi nilon màu trắng thủng hai đầu kích kỡ: 10-15cm x 20-
30cm để bao quả có trọng lượng 200-300g. Túi nilon


trắng có kích kỡ 15-20cm x 50-60cm thủng hai đầu để
bao trái xoài có trọng lượng 0,5-1,5kg. Cách bao như bao
buồng chuối.
3. Bao quả bưởi
Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng
quả trứng vịt (đường kính 2,2-2,5cm) dùng túi nilon có
đường kính 20-40cm, dài 30-60cm, thủng hai đầu để bao
quả có trọng lượng khi chín 0,7-4kg. Cách bao như bao
buồng chuối.
Các quả khác có trọng lượng >200g hoặc chùm nhãn, vải,
chôm chôm cũng bao tương tự.
4. Tác dụng của việc bao quả bằng túi nilon
Khi quả được bao bằng túi nilon màu trắng trong, chất
diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh sáng và quang
hợp bình thường như những quả để tự nhiên, do vậy màu
sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín, đảm bảo
màu sắc hấp dẫn tự nhiên.
Đa số các loại côn trùng trưởng thành là bướm (ngài) đều
bay theo phương thẳng, khi đậu vào quả được bao bởi
giấy nilon để tiến hành đẻ trứng gặp bề mặt giấy nilon
trơn, nhẵn nên bướm và trứng không bám được, do vậy
hầu hết các loại sâu như: Bọ xít, xén tóc, bọ cánh cứng,
ruồi đục quả, bọ rầy được loại trừ khả năng gây hại.
Điều kiện tiểu khí hậu trong túi chứa quả khác biệt so với
điều kiện tự nhiên bên ngoài, nên một số nấm, vi khuẩn
gây bệnh sinh trưởng và phát triển không thuận lợi. Nhiều
loại bệnh hại như: Bệnh thán thư, đốm nâu, mốc sương
giảm đáng kể.
Quả trong túi nilon phát triển bình thường ít bị sâu, bệnh
phá hại có màu sắc đẹp, hấp dẫn, năng suất, chất lượng

quả được cải thiện rõ rệt

×