Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.73 KB, 3 trang )

Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở

Đối với dê, ngoài bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm
cũng thường xảy ra gây thiệt hại kinh tế không nhỏ, đó là
các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm loét
miệng truyền nhiễm Trong đó, bệnh viêm loét miệng
truyền nhiễm là bệnh lây lan nhanh, mạnh và lây sang
người. Vì vậy, phòng trị bệnh này là việc cần quan tâm.
Nguyên nhân: Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm do một
loại virus (parapox virus) hướng thượng bì gây ra cho dê
mọi lứa tuổi, gây bệnh chung cho dê và cừu. Đặc điểm
của bệnh là gây ra hiện tượng viêm loét miệng làm cho dê
không ăn được, dê con không bú được dẫn đến sức đề
kháng giảm sút dễ kế phát các bệnh khác.
Virus xâm nhập vào dê qua chỗ da bị trầy xước hoặc niêm
mạc, do cây cỏ nhọn sắc gây xây xát ở miệng, thuận tiện
cho virus nhiễm vào. Sự lây lan cũng còn do bàn tay con
người chăm sóc, các dụng cụ Tỷ lệ mắc bệnh ở dê
thường tới 100%. Tỷ lệ chết do dói hoặc bệnh thứ phát có
thể tới 20%. Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ.
Những con non hay con gầy yếu thường chết do không ăn
được; nếu thời tiết xấu, những con trưởng thành cũng có
thể chết nhiều. Dê mới chuyển vùng, nhất là dê con dễ
cảm nhiễm bệnh hơn.
Virus dễ bị sức nóng tiêu diệt (5 phút ở 600 C) nhưng
chống đỡ được lâu khi bị khô (vảy khô). Một tháng sau
khi lành bệnh, còn tìm thấy virus trong những mảnh
thượng bì tróc ra, phơi nắng 42 giờ vẫn chưa diệt được
chúng. Những vảy rơi xuống đất có thể là nguồn truyền
bệnh quan trọng cho những con khác trong thời gian vài
tháng hoặc thậm chí một năm sau. Nguồn bệnh quan


trọng khác là dê mắc bệnh.
Triệu chứng:
- Thời kỳ đầu của bệnh xuất hiện các nốt nhỏ bằng hạt
đậu xanh ở trên bờ môi, mép của dê sao đó các mụn phát
triển nhanh chóng thành các mụn nước, mụn mủ rồi vỡ ra
và tạo ra vẩy cứng và xù xì trên môi và mép dê. Khi cậy
ra dưới lớp vẩy là lớp keo nhày màu vàng đôi khi lẫn máu
và mủ.
- Các vết loét có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau
như tai, bụng, đầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ. Đặc biệt ở
dê non các mụn loét xuất hiện ở lưỡi và niêm mạc miệng
làm dê bị bệnh rất đau đớn, kém ăn, lio6n chảy nước dãi
cò mùi hôi thối khó chịu, dê dễ bị nhiễm trùng kế phát các
bệnh khác như viêm phổi, viêm ruột,
Chẩn đoán: đặc điểm của bệnh là nổi mụn nước ở môi,
mép, đầu vú, núm vú, âm hộ, bìu dái nhưng không xuất
hiện mụn nước ở móng chân (cần phân biệt với bệnh Lở
mồm long móng gia súc).
Phòng trị bệnh:
- Cách ly dê bệnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho ăn
thức ăn dễ tiêu. Dê con mắc bệnh thì không cho bú trực
tiếp mà vắt sữa mẹ cho dê uống để tránh lây lan sang vú
mẹ.
- Dùng chất chua như: chanh, khế, sát trùng vào vết loét
sau đó dùng xanh metylen bôi vào những vết loét hoặc có
thể dùng dung dịch Iod-Tetran bôi vào vết loét ngày 2-3
lần. Những dê có triệu chứng nhiễm trùng kế phát thì phải
dùng kháng sinh như: Gentamycin hay streptomycin kết
hợp với Pennicillin tiêm cho dê.
- Lưu ý chỉ khi nào dê khỏi hoàn toàn mới được thả chung

vào đàn.
- Cách pha chế hổn hợp Iod-Tetran: Cồn Iod 10% 150ml,
bột sulfamid 20g, pennicillin, streptomycin mỗi thứ 06 lọ,
hòa trộn lắc đều rồi cho mật ong vừa đủ 01 lít, đóng nút
chặt. Khi nào cần dùng chiết ra lọ nhỏ dùng bôi vào vết
thương cho dê bệnh

×