Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giám sát sức khỏe tôm nuôi, xử lý sự cố theo GAP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.53 KB, 3 trang )

Giám sát sức khỏe tôm nuôi, xử lý sự cố
theo GAP

Nuôi tôm là cả một quá trình thực hiện tương đối công phu và
vất vả, nếu người nuôi bỏ qua hay lơ là một khâu nào đó có thể
dẫn đến rủi ro về sức khỏe tôm.
Một trong số khâu quan trong của nghề trong suốt quá trình nuôi
là giám sát sức khỏe. Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy
sản Châu Á-Thái Bình Dương (NACA) xin hướng dẫn cho bà
con các thực hành nuôi tốt (GAP) trong nuôi tôm sú quảnh canh
cải tiến như sau:
Các thông số môi trường nước nuôi thích hợp cho tôm sú được
thể hiện cụ thể như sau:
Thông số
Giới hạn tối ưu
Đề nghị
pH
7.5-8.5
Dao động hàng ngày <0.5
Độ mặn
15-30‰
Dao động hàng ngày <5‰
Độ kiềm
80-130 mg CaCO3/l
Phụ thuộc vào dao động của pH
Độ trong
30-40cm
Cố gắng điều chỉnh các thông số môi trường trong ao nuôi sao
cho càng gần tới các giới hạn tối ưu thì càng tốt.
1. Duy trì độ pH
Nếu pH > 8,5 cần tiến hành thay nước.


Nếu pH < 6,5 sử dụng bột đá vôi hoặc Dolomite bằng cách hòa
tan rồi tạt đều xuống ao. Nếu là ao phèn (nước thường có màu
vàng) cần rắc vôi theo dọc bờ ao. Cần bón vôi xuống ao ngay
sau khi trời mưa to.
Sau khi điều chỉnh pH cần duy trì độ kiềm 80-130 mg/lít.
2. Duy trì màu nước
Nếu nước ao có độ trong < 25cm nên thay nước tầng mặt từ 15-
20% lượng nước trong ao để loại bỏ bớt tảo.
Nếu nước ao có độ trong > 50cm, mà nước ngoài mương cấp
cũng trong thì giữ nước lại trong ao và bón bột đá vôi (200kg-
300kg/ha) và phân gây màu vào sáng sớm để tăng lượng tảo
trong ao.
1. Hàng ngày kiểm tra 2 lần các dấu hiệu ngoại quan của tôm
trên sàng ăn, kết hợp kiểm tra các chỉ tiêu môi trường để nhận
biết tình trạng sức khỏe của tôm. Lưu lý các hiện tượng tôm bám
bờ, kéo đàn, nổi đầu, chim ăn cá xuất hiện, dấu hiệu bất thường
khác trên thân tôm.
2. Nếu tôm có màu sáng đẹp, phụ bộ đầy đủ, đường chỉ thức ăn
ở lưng đều (liên tục) là tôm bình thường.
3. Nếu tôm giảm ăn, màu sắc thay đổi, đường chỉ thức ăn mờ,
không liên tục, chim ăn cá xuất hiện, có tôm chết là tôm có dấu
hiệu bệnh. Cần lấy mẫu để xét nghiệm bệnh hoặc báo cáo cơ
quan quản lý thủy sản địa phương, người có chứng chỉ hành
nghề thú y thủy sản để được hướng dẫn biện pháp xử lý.
4. Nếu thấy tôm bỏ ăn, dạt bờ, có phân trắng, bẩn ở vỏ, mang và
các dấu hiệu bất thường cần giảm lượngthức ăn cho tôm và thay
15-20 cm nước sau đó rắc đều bột đá vôi theo mức từ 200-
300kg/ha rải đều khắp mặt ao. Nếu bệnh chưa giảm cần hỏi ý
kiến cơ quan quản lý thủy sản địa phương, người có chứng chỉ
hành nghề thú y thủy sản để được hướng dẫn biện pháp xử lý.

5. Nếu tôm chết có đốm trắng trên vỏ là khả năng tôm bị nhiễm
vi rus đốm trắng rất cao thì không tháo nước ao để tránh lây lan
bệnh, lập tức báo cho các hộ nuôi xung quanh, cơ quan quản lý
để có biện pháp xử lý

×