Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số bệnh thủy sản do yếu tố vi sinh thường gặp trong mùa nắng nóng và biện pháp phòng tránh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.39 KB, 3 trang )

Một số bệnh thủy sản do yếu tố vi sinh
thường gặp trong mùa nắng nóng và biện
pháp phòng tránh

Trong môi trường ao nuôi thủy sản, sinh vật thủy sinh có vai trò
quan trọng trong sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của động
vật thủy sản nuôi. Sinh vật thủy sinh là nguồn thức ăn giàu dinh
dưỡng cho động vật nuôi thủy sản đồng thời tạo nguồn oxy cung
cấp cho động vật nuôi và góp phần làm trong sạch môi trường.
Tuy vậy, bên cạnh các vai trò có lợi thì vi sinh vật thủy sinh
cũng có những tác động bất lợi đến động vật nuôi thủy sản.
Trong mùa nắng nóng, thực vật thuỷ sinh có thể phát triển mạnh,
đặc biệt là tảo có thể phát triển mạnh gây nên hiện tượng nở hoa
tiêu thụ hết ôxy tron g ao vào lúc sáng sớm, đến khi tảo tàn lụi
sẽ gây độc cho thuỷ sản. Trong các ao nuôi tôm, nếu kỹ thuật
quản lý không tốt, có thể tảo đáy sẽ phát triển mạnh làm oxy
trong ao biến động theo ngày đêm rất lớn gây sốc hoặc gây chết
tôm. Khi thực vật phù du phát triển mạnh, các chỉ số môi trường
biến động lớn như chỉ số pH giảm thấp vào lúc sáng sớm và tăng
cao vào buổi chiều gây chênh lệnh lớn hơn 0,5 trong một ngày
đêm gây sốc làm giảm hệ miễn dịch cho tôm nuôi, chỉ số pH
biến động cũng có thể tác động làm tăng tính độc của NH3,
H2S. Khi tàn lụi làm ô nhiễm đáy ao, làm tăng lượng vật chất
hữu cơ lơ lửng, bám vào mang tôm cá, gây hiện tượng vàng
mang, đen mang hoặc một số loài tảo có lớp màng nhầy bên
ngoài nên khi động vật thủy sản ăn vào rất khó tiêu hóa có thể
gây chết tôm cá.
Hiện tượng nở hoa của tảo có thể làm một số chỉ tiêu môi trường
biến động lớn, DO và pH sẽ biến động rất lớn. Khi tàn lụi, sự
phân hủy do vi khuẩn hay do tác động hóa học đều tiêu hao một
lượng oxy đáng kể và thải ra khí độc cho các sinh vật sống trong


môi trường, gây hại cho hệ sinh vật đáy. Độc tố sinh ra từ các
loài tảo độc có thể làm tổn thương mang, ảnh hưởng đến hoạt
động hô hấp của ĐVTS, có thể gây hiện tượng xuất huyết, vỡ
mạch máu hay tác động tới hệ thần kinh của ĐVTS.
Sự nở hoa của tảo thường do các nguyên nhân sau: (1) Vùng
nước biển ven bờ thường xuyên được bổ sung dinh dưỡng từ
nguồn nước thải các hoạt động kinh tế của con người, hoạt động
NTTS; (2) Động vật phù du ít sử dụng một số tảo độc; (3) Sốc
độ mặn cũng là điều kiện cho sự nở hoa của một số tảo; (4) Sự
tăng cường sử dụng các mặt nước biển cho nuôi trồng thủy sản.
Đây chính là một trong nhiều tác động tiêu cực của nghề NTTS
tới môi trường sinh thái.
Tôm nuôi trong mùa nắng nóng, thuỷ sản nuôi có thể gặp một số
bệnh do yếu tố vô sinh gây ra như:
1. Bệnh đỏ, phồng, đen mang trên tôm, cua
a. Nguyên nhân
Nhiệt độ nước cao và thời gian chiếu sáng cho tảo trong một
ngày dài là một trong những yếu tố tiên quyết đến sự phát triển
mạnh của tảo bên cạnh lượng thức ăn (dinh dưỡng) cho tôm
ngày càng được gia tăng. Tảo phát triển mạnh sẽ làm thiếu ô xy
vào lúc khuya hoặc sáng sớm. Khi thiếu ô xy, tôm có hiện tượng
nuôi đầu lên mặt nước, kéo đàn xung quanh bờ ao. Mang tôm
chuyển sang màu hồng, sau đó phồng mang làm tổn thương đến
các tế mào ở mang làm tôm yếu, các vật chất vô cơ, hữu cơ báo
vào mang gây nên hiện tượng đen mang.
Khi tảo phát triển mạnh và tàn kết hợp với người nuôi sử dụng
một số hoá chất "đánh" xuống ao nhằm mục đích diệt tảo sẽ gây
hiện tượng tồn dư một số chất kích thích hóa học như: Thuốc
tím (KMnO4); Ozone; NH3; NO2 tác động trực tiếp vào mang
tôm gây nên một số hiện tượng sau:

- Mang tôm, cua chuyển màu nâu hoặc đen kèm theo thương tổn
trên các tơ mang, hô hấp khó khăn,
- Tôm, cua nổi đầu, dạt bờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, gây chết rải hoặc
chết hàng loạt nếu DO dưới ngưỡng thích hợp,
- Do nền đáy ô nhiễm, ứ đọng các chất thải hữu cơ nên tôm, cua
là các động vật giáp xác sống ở đáy ao, các chất thải bám váo
mang gây hiện tượng đen mang,
- Tảo phiêu sinh trong ao quá dày, khi tàn lụi đồng loạt làm tăng
đáng kể vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước, chúng bám vào
mang tôm, cua gây đen mang.
b. Biện pháp phòng tránh
Để phòng bệnh này trong các ao nuôi tôm cần: (1) Ổn định màu
tảo, không cho tảo phát triển quá dày và tàn lụi đệt ngột; (2) Ổn
định pH để giảm tính độc của một số chất khí độc (NH3, H2S);
(3) Xác định chính xác khẩu phần thức ăn, tránh dư thừa thức
ăn. Cho tôm ăn hơi thiếu một chút so với khẩu phần ăn; (4)
Dùng chế phẩm sinh học định kỳ để làm sạch đáy ao; (5) Kìm
hãm sự phát triển của tảo đáy, duy trì tảo phiêu sinh ổn định; (6)
Thay tầng nước đáy định kỳ nếu có nguồn nước sạch

×