Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Vận dụng tình huống thực tế trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 17 trang )

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 2
1. Thực trạng vấn đề ................................................................................................ 2
2. Những giải pháp thực hiện .................................................................................. 3
3. Tính hiệu quả ..................................................................................................... 12
C. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 13
1. Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 13
2. Điều kiện áp dụng .............................................................................................. 13


2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. THCS: Trung học cơ sở
2. GV: giáo viên
3. HS: học sinh
4. SGK: Sách giáo khoa
5. SL: số lượng
6. TB: trung bình
7. GPS (Global Positioning System): Hệ thống Định vị Tồn cầu
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Học sinh thi chạy
Hình 2. Ca nơ chuyển động trên sơng
Hình 3. Chuyển động của ca nơ
Hình 4. Học sinh chạy xe đạp
Hình 5. Đo tốc độ người điều khiển phương tiện giao thơng
Hình 6. Phun thuốc trừ sâu xi theo chiều gió


Hình 7. Vận động viên mơn điền kinh
Hình 8. Các biển báo giao thơng phổ biến
Hình 9. Tai nạn giao thơng
Hình 10. Hậu quả của tai nạn giao thơng
Hình 11. Minh hoạ về thùng rỗng kêu to
Hình 12. Kiến trúc bên trong nhà hát, rạp chiếu, phòng ghi âm, phịng hát
Hình 13. Năng lượng có thể chuyển hố từ dạng này sang dạng khác
Hình 14. Pin Mặt Trời
Hình 15. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời
Hình 16. Xe chạy bằng năng lượng Mặt Trời
Hình 17. Xe cứu thương
Hình 18. Sơ đồ chế tạo nam châm điện


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khoa học ngày càng phát triển, do đó để đáp ứng nhu cầu của xã hội
đòi hỏi giáo dục phổ thông phải luôn cập nhật những thành tựu mới, những tiến bộ của
ngành cơng nghệ và kỹ thuật.
Có thể nói, Khoa học tự nhiên là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh,
bởi nó là nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học
sinh cấp trung học cơ sở, đồng thời nó cịn góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao cho đất nước. Những kiến thức của môn Khoa học tự nhiên rất gần gũi với
cuộc sống hàng ngày, đây cũng là điều kiện để học sinh có thể tìm tịi, học hỏi, trải
nghiệm, nâng cao nhận thức cũng như khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào đời
sống.
Môn Khoa học tự nhiên được dạy ở trung học cơ sở là môn học bắt buộc, giúp
học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực, kỹ năng nền tảng và kiến thức để làm cơ
sở tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc áp dụng vào cuộc sống hàng
ngày. Bản thân là giáo viên dạy bộ môn Khoa học tự nhiên, tôi luôn trăn trở làm thế

nào để vừa dạy học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ mơn, vừa có thể vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Cơ sở lí luận
Năm học 2022-2023 là năm học “Đồn kết, sáng tạo, hoàn thành mục tiêu đổi
mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục thực hiện “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong tồn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích
tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phải biết kết hợp lý thuyết với thực hành, không
tách rời kiến thức trong nhà trường với thực tế cuộc sống. Theo đại thi hào Johann
Wolfgang Goethe, triết gia Đức nói “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi
mãi xanh tươi”. Thật vậy, nói cho cùng, kiến thức giảng dạy ở nhà trường nếu không
được lồng ghép, tích hợp, liên hệ cụ thể bằng thực tế phong phú, sống động của đời
sống muôn màu muôn vẻ, khơng vận dụng vào cuộc sống thì sẽ chỉ là lý thuyết suông,
là vấn đề nằm trên sách vở mà thơi. Hơn nữa, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đã và đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta những yêu cầu bức bách, những
nhiệm vụ hết sức to lớn. Sản phẩm của giáo dục ngày nay phải là những con người
năng động, có tri thức tiên tiến, những con người không chỉ biết học một cách thụ động,
mà phải biết tạo ra những giá trị mới để giải quyết những vấn đề nhiều mặt trong đời
sống xã hội và kinh tế của địa phương mình. Để làm được điều đó thì người thầy phải


2

hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc giải
quyết các vấn đề vật lý trong thực tế cuộc sống.
- Cơ sở thực tiễn

Học sinh vẫn cịn thói quen học vẹt, xem quá trình học tập là một quá trình ghi
nhớ, học thuộc bài. Từ đó, học sinh khơng rèn luyện được ý thức và thói quen vận dụng
những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
Đặc điểm ở lứa tuổi các em học sinh cấp THCS là ln ln thích tìm hiểu, khám
phá thế giới xung quanh mình. Vậy để tiết học khơng khơ khan, tránh học lý thuyết
sng thì giáo viên cần đưa kiến thức vật lý của bài học vào cuộc sống sẽ giúp các em
thấy được niềm vui, thấy được lợi ích thiết thực của việc học mơn vật lý, nó khơng cịn
xa lạ với các em nữa, làm cho các em muốn học, u thích học mơn Khoa học tự nhiên
hơn, mà một khi các em đã thích học thì chắc chắn các em sẽ tự học, tự tìm tịi, tự khám
phá, có hứng thú trong học tập có nghĩa là ta đã kích thích được tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
2. Giới hạn đề tài
Xuất phát từ những lí do trên tơi quyết định viết sáng kiến “Vận dụng tình huống
thực tế trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 7”. Tơi đã áp dụng vào chương trình
Khoa học tự nhiên lớp 7 phần Vật Lí ở trường THCS Đơng Hiệp năm học 2022-2023
với những lớp tôi được phân công giảng dạy.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề
1.1. Thuận lợi
*Về phía giáo viên:
Được đào tạo đúng chun mơn, có bằng chun mơn trên chuẩn, u nghề, ln
tâm huyết, ham tìm tịi, học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Được Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn quan tâm, hỗ trợ.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có cơ hội tốt để dạy học vận
dụng kiến thức trên lớp vào thực tế cuộc sống.
*Về phía học sinh:
Nhiều em u thích mơn học.
Đa phần các em chăm ngoan, nghe lời Thầy Cơ giáo.
1.2. Khó khăn
Học sinh khơng có thói quen vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết

những gì gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.
Đối với đa số học sinh hiện nay, quá trình học tập vật lý chỉ diễn ra trên lớp học,
Sau khi rời khỏi lớp học và nhà trường, thì quá trình học tập “biến mất”. Đặc biệt, sau
những lần thi cử, kiến thức lưu lại trong tâm trí học sinh không nhiều.


3

Vì lí do đó mà chất lượng học tập bộ mơn cịn thấp. Cụ thể qua bài khảo sát đầu
năm học (trước khi học các chủ đề Vật lí) của học sinh lớp 7 năm học 2022 - 2023 như
sau:
Tổng số HS khảo sát
114
TRẢ LỜI
SL
Tỉ lệ
Rất thích
8
7,02%
Câu hỏi: Bạn có thích học
mơn Khoa học tự nhiên
Thích
40
35,09%
khơng?
Bình thường
53
46,50%
Chưa thích
13

11,39%
Từ kết quả khảo sát trên tơi nhận thấy rằng, có lẽ do học sinh chưa hứng thú với
môn học nên chất lượng học tập của các em còn thấp (dựa số liệu năm học trước)
2. Những giải pháp thực hiện
2.1. Chuẩn bị
* Đối với giáo viên:
Nghiên cứu kĩ chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 để ứng dụng các kiến thức
đã học vào thực tế cuộc sống.
Nghiên cứu thực trạng giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập của học sinh,
thực tế của nhà trường để xây dựng đề tài.
Trong tiết học, giáo viên nên lồng ghép, đưa bài tập định tính và câu hỏi có nội
dung thực tế vào sao cho phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài, từng chủ đề.
Các bài tập phải có tính thực tế cao. Trong phần củng cố, vận dụng kiến thức, việc sử
dụng các bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tế là biện pháp mang lại hiệu
quả cao nhất. Giáo viên có thể đưa vào để củng cố từng phần hoặc củng cố cả bài. Các
dạng bài tập và câu hỏi nên đa dạng, phong phú, có thể là giải thích hiện tượng vật lý,
đưa ra các bài tập có liên quan đến cuộc sống u cầu học sinh giải quyết, bài tập có
tính giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, kể một số câu chuyện liên quan đến kiến
thức đã học hoặc nêu ra một số ứng dụng.
* Đối với học sinh: Tạo động cơ, thái độ học tập của các em tốt hơn.
2.2. Đưa bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tế vào tiết dạy
2.2.1. Chủ đề 3. Tốc độ
Ví dụ 1. GV nêu vấn đề: Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh
nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?
- Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp:
+ Tính thời gian chạy ít nhất.
+ Tính quãng đường chạy trong một khoảng thời gian nào đó.


4


- GV dẫn dắt HS để rút ra kết luận có 2 cách:
+ So sánh thời gian chạy trên cùng
quãng đường của mỗi học sinh (ví dụ: 60m)
+ So sánh quãng đường chạy được
trong cùng khoảng thời gian 1s của mỗi HS.

Hình 1. Học sinh thi chạy
Ví dụ 2. HS thực hiện bài tập: Một ca
nô chuyển động trên sông với tốc độ khơng
đổi 30 km/h. Tính thời gian để ca nô đi được
quãng đường 15 km.
- HS liên hệ lại kiến thức đã học, suy nghĩ,
tìm câu trả lời.
Thời gian ca nơ đi hết 15km:
!
"

𝑡= =

#$
%&

= 𝑜, 5ℎ

Hình 2. Ca nơ chuyển động trên sơng

Ví dụ 3. GV nêu vấn đề: Để mô tả chuyển động của một vật, chiếc ca nơ như
hình dưới, người ta có thể sử dụng những cách nào?
- HS chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp:

+ Tính qng đường đã đi
+ Vẽ hình đánh dấu
+ Gắn thiết bị định vị GPS
- GV giới thiệu 2 cách để mô tả chuyển động
của một vật: Có nhiều cách khác nhau để mơ
tả chuyển động của một vật, trong đó có thể sử
dụng bảng ghi số liệu hoặc đồ thị.
Hình 3. Chuyển động của ca nô


5

Ví dụ 4. GV cho HS quan sát chuyển động của xe đạp trên đường và yêu cầu HS
nêu các phương pháp dùng để tính tốc độ xe đạp.
- HS chia sẻ câu trả lời của mình trước
lớp:
+ Đo quãng đường và đo thời gian rồi
tính tốc độ.
+ Dùng máy móc để đo tốc độ.
- GV giới thiệu 2 cách để xác định tốc độ:
+ Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
+ Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời
Hình 4. Học sinh chạy xe đạp
gian hiện số dùng cổng quang điện.
Mở rộng:
- Trong giao thông: Đo tốc
độ của người điều khiển phương
tiện giao thông để biết ai đi q
tốc độ quy định gây mất an tồn,
từ đó có biện pháp xử phạt, răn

đe.
Hình 5. Đo tốc độ người điều khiển phương tiện
giao thông
- Trong sản xuất, khai thác:
Đo tốc độ gió để biết được hướng
gió, từ đó lợi dụng sức gió, hướng
gió để phun thuốc trừ sâu hiệu
quả.

Hình 6. Phun thuốc trừ sâu xi theo chiều gió
- Trong thể thao: Đo tốc độ
của các vận động viên (môn điền
kinh, bơi lội, đua xe đạp, …) để
xác định được thứ tự về đích và
tìm ra người thắng cuộc.

Hình 7. Vận động viên môn điền kinh


6

- Có thể dùng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện để đo thời gian
rơi của vật, đo chuyển động qua lại (dao động).
Ví dụ 5. GV chiếu hình ảnh các biển báo giao thơng trên đường

Hình 8. Các biển báo giao thơng phổ biến
- GV đặt vấn đề: “Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép
và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?"
- HS chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp:
+ Biển báo 1: Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe là 8m

+ Biển báo 2: Tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h
+ Biển báo 3: Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa
+ Biển báo 4: Biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu
+ Biển báo 5: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường
+ Biển báo 6: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn
đường
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Theo thống kê của cơ quan chức
năng, hầu hết các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện tham gia
giao thông không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng. Trong đó, vi phạm về tốc độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai
nạn giao thông. Bởi việc điều khiển phương tiện lưu thông với tốc độ cao sẽ hạn chế
khả năng phân tích, xử lý các tình huống xảy ra trên đường. Để nắm được ý nghĩa của
tốc độ trong an toàn giao thơng và việc người tham gia giao thơng phải có ý thức tơn
trọng các quy định về an tồn giao thơng, có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong
an tồn giao thơng, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Mở rộng


7

- GV thông báo thông tin của WHO về mối quan hệ giữa tốc độ và số tai nạn giao
thông: Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu các phương tiện giao
thông giảm tốc độ 5% thì số tai nạn giao thơng nghiêm trọng có thể giảm 20%
- GV nêu ra các tác hại khi tai nạn giao thông xảy ra:
+ Xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và của.
+ Để lại những mất mát to lớn sau tai nạn: mất người thân, người cịn sống
mang trên mình bệnh tật suốt đời, …
+ Tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình người gây tai nạn khi phải đền bù thiệt
hại, tổn thất về tài sản và tinh thần cho gia đình người bị tai nạn.


Hình 9. Tai nạn giao thơng

Hình 10. Hậu quả của tai nạn giao thơng

2.2.2. Chủ đề 4. Âm thanh
Ví dụ 1. Dân gian có câu “Thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến
thức vật lý không? Hãy cho biết ý kiến của em.
HS chia sẻ ý kiến: Trong dân gian câu nói
“Thùng rỗng kêu to” thường dùng để châm
biếm những người làm việc khơng ra gì,
nhưng nói thành tích thì giỏi. Tuy nhiên, câu
nói trên về mặt kiến thức vật lý lại rất đúng.
Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên trong
(chẳng hạn chiếc thùng làm bằng tơn khơng
đựng gì bên trong), phần thùng bị gõ có khả
năng dao động mạnh tạo ra âm to. Trong khi
đó những chiếc thùng đặc (chẳng hạn thùng
Hình 11. Minh hoạ về thùng rỗng
tơn đó nhưng chứa đầy gạo), khi gõ vào nó
kêu to
chẳng thể dao động mạnh nên phát ra âm nhỏ,
khơng vang xa.
Ví dụ 2. GV giới thiệu một số ảnh chụp về kiến trúc bên trong nhà hát, rạp chiếu
phim, thư viện, hội trường, …


8

Hình 12. Kiến trúc bên trong nhà hát, rạp chiếu, phòng ghi âm, phòng hát
- GV yêu cầu HS nhận xét về kiến trúc bên trong của các cơng trình trên

- HS chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp:
+ Nhà hát sàn, thư viện trần và các bức tường bên trong thường được thiết kế
những cấu trúc đặc biệt (các bức tường và trần nhám, sần sùi, …)
+ Rạp chiếu phim sàng thường được trải thảm và xung quanh tường có treo rèm
+ Phịng ghi âm, phịng hát tường xung quanh thường được phủ thêm 1 lớp xốp
- GV ghi nhận câu trả lời của HS và đặt vấn đề: Vì sao kiến trúc bên trong những cơng
trình này lại được xây dựng tỉ mỉ như vậy? Phải chẳng chúng được xây dựng chỉ nhằm
mục đích thẩm mĩ? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong
bài học ngày hơm nay.
Mở rộng
- Bề mặt các bức tường bên trong phòng thu âm chuyên nghiệp thường được dán các
miếng xốp mềm có gai và sần sùi vì:
+ Những vật liệu trên có tác dụng hấp thụ âm phản xạ, hạn chế tối đa tiếng vang.
+ Ngồi ra vật liệu trên cịn có tác dụng cách âm giúp phòng thu âm yên tĩnh,
tránh tạp âm, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến kết quả bản thu.
+ Âm thanh phát ra từ phòng thu rất lớn nên cần ngăn chặn chúng lọt ra bên
ngoài làm phiền người khác.


9

Ví dụ 3. GV nêu vấn đề: Hãy mơ tả tâm trạng của em khi phải nghe nhiều nguồn
âm cùng phát ra đồng thời hoặc phải nghe một nguồn âm phát ra quá to và kéo dài liên
tục.
- HS chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp:
+ Khó chịu, mệt mỏi.
+ Không thể tập trung học bài.
+ Mất ngủ, nhức đầu
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài,
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người.

- Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của
chúng ta như:
+ Não bị tổn thương và suy giảm thính giác.
+ Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch.
+ Rối loạn tâm lý.
+ Giảm chất lượng giấc ngủ.
+ Ảnh hưởng đến giao tiếp.
+ Suy giảm nhận thức ở trẻ em.
+ Suy giảm chất lượng học tập và làm việc.
Mở rộng:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời: Giả sử nhà em ở ven quốc lộ và trong một thị trấn
đông đúc. Hãy đề xuất một số biện pháp phịng chống tiếng ồn có thể thực hiện được
cho nhà em.
- Đại diện HS trình bày câu trả lời trước lớp: Một số biện pháp phòng chống tiếng ồn
cho nhà ở ven quốc lộ và trong một thị trấn đông đúc:
+ Xây dựng tường cao, hàng rào xung quanh nhà.
+ Trồng nhiều cây xanh trong và xung quanh nhà, trồng thảm cỏ trước sân nhà.
+ Sử dụng cửa kính hai lớp, đồ nội thất bằng gỗ, ... để hạn chế tiếng ồn.
+ Làm biển "Vui lòng giữ trật tự" đặt trước cửa để nhắc nhở mọi người không
làm ồn quanh khu vực nhà mình.
2.2.3. Chủ đề 5. Ánh sáng
Ví dụ 1. GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm năng lượng, quang năng, nhiệt năng,
cơ năng đã học lớp 6
Năng lượng: Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Mọi vật (con
người, động vật, máy móc, …) đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động (thay
đổi chuyển động hoặc biết dạng của vật) có được là do có tác dụng lực giữa các vật.
Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.


10


Hình 13. Năng lượng có thể chuyển hố từ dạng này sang dạng khác
+ Quang năng: năng lượng của ánh sáng (ví dụ: Mặt trời, ngọn lửa, bóng đèn
điện đang phát ra ánh sáng)
+ Nhiệt năng: năng lượng dưới dạng nhiệt (ví dụ: Cốc nước nóng, hịn than đang
cháy, …có năng lượng dưới dạng nhiệt)
+ Cơ năng: gồm động năng và thế năng
• Động năng: năng lượng sinh ra khi vật chuyển động (ví dụ: người chạy
bộ)
• Thế năng hấp dẫn: năng lượng vật có được khi vật ở trên cao so với mặt
đất (ví dụ: em bé chơi cầu trượt)
• Thế năng đàn hồi: năng lượng vật có được khi vật biến dạng. (ví dụ: lị xo
bị nén)
Mở rộng:
- GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa
thành điện năng, nhiệt năng và động năng.
- Một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành:
a) Điện năng: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành điện năng trong Pin
Mặt Trời.
b) Nhiệt năng: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng trong
máy nước nóng năng lượng Mặt Trời.


11

c) Động năng: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành động năng trong xe
chạy bằng năng lượng Mặt Trời.

Hình 14. Pin Mặt Trời


Hình 15. Máy nước nóng
năng lượng Mặt Trời

Hình 16. Xe chạy bằng năng
lượng Mặt Trời

Ví dụ 2. GV tổ chức cho HS tham gia thử thách: Hãy đọc tên của các chữ ghi ở
trước xe và cho biết đấy nghĩa của từ được ghi trên xe. Muốn dễ đọc tên, ta có thể dùng
các giải pháp nào? Có thể dùng dụng cụ hỗ trợ gì?
- HS phát biểu ý kiến cá nhân
+ Chữ ghi trên xe là: AMBULANCE (xe
cứu thương)
+ Muốn dễ đọc tên ta có thể sử dụng
gương chiếu vào chữ trên xe và đọc chữ ở
trong gương.
- GV ghi nhận câu trả lời của HS và đặt vấn đề:
Vì sao ở xe cứu thương và xe cứ hỏa thường
Hình 17. Xe cứu thương
có các dịng chữ viết ngược như vậy?
Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này. Bài 17. Ảnh của vật
tạo bởi gương phẳng.
Giải thích câu hỏi ở phần mở đầu của bài học: Các dòng chữ được viết ngược là
để các xe chạy phía trước, khi nhìn qua gương chiếu hậu sẽ thấy ảnh tạo bởi gương
phẳng của các chữ đó. Lúc này, người lái xe sẽ đọc được đúng dòng chữ để nhận biết
loại xe và nhường đường cho các xe này.
2.2.4. Chủ đề 6. Từ
Ví dụ 1: Bài 18. Nam châm
- GV đặt vấn đề: Nhờ đâu mà cánh cửa tủ lạnh khơng có khóa, then cài, mà đóng vẫn
chặt.
- HS suy nghĩ và trả lời: Người ta đặt một nam châm ngầm trong thành bên của tủ và

một miếng sắt ngầm trong cánh cửa, gần mép cửa, nam châm hút miếng sắt làm cho
cánh cửa tủ ép chặt vào thành tủ.


12

Ví dụ 2: Tạo được một nam châm điện bằng những vật liệu thơng dụng.
- Ta có thể tạo được một nam châm điện từ những vật liệu như: 1 ống nhựa; 1 cuộn
dây đồng; 1 chiếc đinh dài; 1 cục pin, 1 công tắc điện.
- Lắp đặt theo sơ đồ sau:

Hình 18. Sơ đồ chế tạo nam châm điện
Mở rộng:
- Một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống:
+ Nam châm điện được ứng dụng trong vận hành tàu đệm từ trường.
+ Nam châm điện được ứng dụng trong chế tạo động cơ điện, máy phát điện
+ Nam châm điện được ứng dụng trong cần cẩu chuyển hàng.
3. Tính hiệu quả
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về việc Vận dụng tình huống thực tế trong
dạy học môn Khoa học tự nhiên 7 ở trường THCS Đông Hiệp, tôi thấy chất lượng học
môn Khoa học tự nhiên (Vật lí) của các em có tiến bộ rõ rệt. Giờ đây khơng khí học
tập của lớp đã sơi nổi, hào hứng. Môn KHTN đã trở thành môn học bổ ích và lý thú đối
với các em. Đồng thời cũng giúp cho các em hiểu thêm các tình huống trong thực tế
hàng ngày.
Tôi đã tổ chức khảo sát và được biết:
Tổng số HS khảo sát
114
TRẢ LỜI
SL
Tỉ lệ

Rất thích
18
15,79%
Câu hỏi: Bạn có thích học
mơn Khoa học tự nhiên
Thích
59
51,75%
khơng?
Bình thường
37
32,46%
Chưa thích
0
0%
- Số em thích học KHTN lên đến: 77 em, tỷ lệ: 67,54%
- Số cảm thấy bình thường là: 37 em, tỷ lệ: 32,46%
- Khơng có em nào khơng thích học KHTN. Các em khơng cịn có tâm lí sợ và
ngại học môn KHTN.


13

Kết quả bài kiểm tra cuối kì 1 năm học 2022-2023 là:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Lớp
Sĩ số

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A1
39
9
23,08 17
43,59
13
33,33
0
0
7A2
39
11 28,21 18
46,15
9
23,08
1
2,56
7A3
36
15 41,67 12
33,33
8

22,22
1
2,78
Tổng
114
35 30,70 47
41,23
30
26,32
2
1,75
Từ kết quả khảo sát trên ta thấy, sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy, tỷ lệ học
sinh yêu thích mơn học khá cao, nhờ đó mà kết quả học tập của các em được nâng lên
đáng kể.
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Phạm vi áp dụng
Sáng kiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tốt tại trường THCS Đơng Hiệp.
Nó có thể áp dụng rộng rãi cho các trường THCS trên địa bàn Huyện Cờ Đỏ. Qua sáng
kiến giúp giáo viên dạy các chủ đề Vật lí của môn Khoa học tự nhiên 7 đạt kết quả tốt
hơn.
2. Điều kiện áp dụng
Dạy học là một nghệ thuật, nó không chỉ đơn thuần là việc cung cấp kiến thức
cho học sinh, truyền cho các em những gì mình biết mà nó cịn là cả một q trình
nghiên cứu, sáng tạo để có được những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất giúp học
sinh tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng vận dụng tri thức
vào cuộc sống.
Vận dụng kiến thức Khoa học tự nhiên vào thực tế cuộc sống sẽ giúp cho người
học trở nên nhẹ nhàng hơn, kích thích được tư duy, hứng thú của học sinh, giúp học
sinh có thói quen biết vận dụng tri thức đã học không chỉ với mơn Khoa học tự nhiên
mà cịn các mơn học khác, là cầu nối giữa lý thuyết sách vở với thực tế, giữa nhà trường

và xã hội.
Trong giảng dạy hiện nay, ngồi việc truyền thụ các kiến thức cơ bản thì việc
rèn luyện một số kĩ năng cho học sinh cũng được coi trọng và đưa vào tất cả các môn
học. Trong thực tế có rất nhiều cách để hướng dẫn học sinh “Biết” và “Hiểu” vấn đề,
đối tượng. Đối với bộ mơn Khoa học tự nhiên thực nghiệm thì cách tốt nhất để hiểu
được bàn chất, cấu tạo và nguyên lý vận hành của đối tượng là phải làm. “Làm” tức là
“Hành”, khi “Hành” được thành thạo sẽ có thể dẫn đến sáng tạo ra cái mới.
Trên đây là những đề xuất của tơi trong việc vận dụng tình huống thực tế trong
dạy học môn Khoa học tự nhiên 7 trong các nhà trường THCS. Tôi hy vọng rằng những
vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các nhà trường,
các thầy cơ giáo trong Huyện có được những tham khảo nhất định trong việc giảng dạy
bộ môn Khoa học tự nhiên. Tôi rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý
kiến giúp tơi hồn thiện đề tài này.


14

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đông Hiệp, ngày … tháng 4 năm 2023
Người viết

Nguyễn Thị Huỳnh Như


15

NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Hội đồng khoa học cấp cơ sở
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Hội đồng khoa học cấp Huyện
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………



×