Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

RÈN LUYỆN kĩ NĂNG GIẢI QUYẾT vấn đề BẰNG sử DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN TRONG dạy học SINH học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.7 KB, 77 trang )

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
BẰNG SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 THPT


- Nội dung chương trình sinh học 11 THPT:
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng THPT.
- Về kiến thức
- Người học nêu được những kiến thức cơ bản về cấp độ tổ
chức cơ thể thực vật và động vật.
- Người học trình bày được các quá trình sinh học cơ bản ở
cơ thể thực vật và động vật: chuyển hóa vật chất và năng
lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. (trình bày
được bản chất của hiện tượng, giải thích được cơ chế của quá
trình, nêu được ảnh hưởng của môi trường, giải thích được
nguyên tắc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống).
- Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng làm thí nghiệm thông
qua việc dạy và học.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa,… đặc biệt là kĩ năng nhận biết, đặt ra và giải quyết các
vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn đời sống.


- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc
sống.
- Rèn luyện kĩ năng học tập, đặc biệt là nâng cao năng lực
tự học, biết thu thập và xử lý thông tin, lập bảng, biểu, sơ đồ,
đồ thị, biết làm việc theo nhóm, biết làm các báo cáo nhỏ, biết
trình bày trước tập thể, v.v …
- Về thái độ


- Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho người
học.
- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại
trong việc nhận thức và giải thích bản chất và tính quy luật
của các hiện tượng của thế giới sống.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức và kĩ năng học được vào
trong thực tiễn cuộc sống, học tập và lao động. Xây dựng ý
thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn về dân số, sức
khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
- Cấu trúc nội dung sinh học 11 THPT.
Chương trình sinh học 11 gồm 4 chủ đề lớn đó là:


- Chuyển hóa vật chất và năng lượng bao gồm thu nhận,
chuyển hóa và đào thải.
- Cảm ứng: Thực chất của cảm ứng là điều hòa hoạt động
sống bằng thần kinh và thể dịch.
- Sinh trưởng và phát triển: nội dung chủ yếu là quá trình
tăng về kích thước hay khối lượng cơ thể và quá trình phân
hóa phát sinh hình thái.
- Sinh sản: Thực chất là tái sản xuất ra cơ thể mới bằng cơ
chế nguyên phân hay giảm phân, nghĩa là cơ thể mới được
hình thành từ cơ quan sinh dưỡng hay cơ quan sinh sản.
Bốn chủ đề nêu trên là bốn dạng hoạt động sinh lí của cấp
độ cơ thể đa bào. Các hoạt động sinh lí luôn bị chi phối bởi
nội tại và ngoại cảnh nên gắn liền với những yếu tố thực tiễn,
đặc biệt là thực tiễn sản xuất, thực tiễn kĩ thuật điều khiển
sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi để cho năng suất
cao, chất lượng tốt.

Những kiến thức sinh lí của sinh học 11 THPT luôn gắn liền
với thực tiễn sản xuất của đất nước. Đây là định hướng để xác


định các tình huống thực tiễn cần đưa vào dạy học sinh học
11.
- Các chủ đề và nội dung có thể xây dựng tình huống
thực tiễn trong sinh học 11.
- Các nội dung có thể xây dựng tình huống thực tiễn

Chủ đề

Nội dung của

Các nội dung có thể xây dựng

chủ đề

tình huống thực tiễn

Chuyển
hóa vật Thu nhận vật
chất và chất và năng
lượng
năng
lượng

A - Thực vật:
1. Hấp thu nước và muối khoáng
2. Vai trò của các nguyên tố khoáng

3. Thoát hơi nước
B - Động vật:
1. Tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng
2. Hô hấp
A-Thực vật:
1. Cấu tạo các dòng mạch.

Vận chuyển vật
chất

2. Động lực của các dòng mạch.
B-Động vật:
1. Tuần hoàn ở động vật.
A-Thực vật:


1. Đồng hóa (Quang hợp)
2. Dị hóa (Hô hấp)
Chuyển hóa các
chất và năng
lượng

B-Động vật:
1. Đồng hóa (Tổng hợp protein,
lipit…)
2. Dị hóa (Hô hấp)
A-Thực vật:

Đào thải vật chất 1. Thải O2, CO2, nhiệt, thoát hơi nước.
và năng lượng

B-Động vật:
Thải CO2, ure
A-Thực vật:
1. Hướng động.
2. Ứng động.
Cảm
ứng

Cảm ứng

B-Động vật:
1. Cảm ứng (ở động vật đơn bào)
2. Phản xạ (ở động vật có hệ thần
kinh)
3. Tập tính.

Sinh
trưởng
và phát
triển

Sinh trưởng và
phát triển

A-Thực vật:
1. Sự sinh trưởng ở cây.
2. Sự phát triển ở thực vật có hoa.


B-Động vật:

1. Sinh trưởng ở động vật
2. Phát triển ở động vật
Sinh sản vô tính
ở thực vật
Sinh sản hữu
tính ở thực vật
Sinh
sản

Sinh sản vô tính
ở động vật

1. Sinh sản vô tính
1. Sinh sản hữu tính
2. Thụ tinh kép
1. Sinh sản vô tính
1. Sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu
tính ở động vật

2. Điều khiển sinh sản ở động vật.
3. Sinh đẻ có kế hoạch ở người.

- Quy trình xây dựng tình huống thực tiễn
- Nguyên tắc xây dựng tình huống thực tiễn
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học
Đảm bảo tính chính xác, khoa học của kiến thức là nguyên
tắc chủ yếu trongviệc thiết kế các tình huống. Việc đưa những
kiến thức khoa học của môn Sinh họcvào trong tình huống

được thiết kế phải chính xác, khoa học, không được gây
tranhcãi hoặc sai lệch kiến thức. Việc lựa chọn các sự kiện, sự


liên hệ giữa các sự kiệnvới kiến thức khoa học phải có sự
tương quan hợp lý và có tính hệ thống. Mặt khác, việc thiết kế
phải đảm bảo khi học sinh tiếp nhận vấn đề, giải quyết vấn đề
và những kiến thức mà học sinh rút ra được phải phù hợp với
nội dung và mục tiêu của bài học đề ra.
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lý giáo dục của Đảng:
“Học đi đôi với hành”; “Lý luận gắn với thực tiễn”; “Nhà
trường gắn liền với xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
nhấn mạnh: “Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là nguyên
tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”.
Xác định mối liên hệ chặt chẽ, thiết thực của kiến thức
giáo khoa với kiến thức thực tiễn cuộc sống. Các tình huống
được thiết kế phải mang tính thực tiễn, có tính ứng dụng cao,
phải gắn liền với cuộc sống xung quanh, với thiên nhiên - môi
trường. Mục tiêu của nguyên tắc này là thông qua việc giải
quyết tình huống, học sinh được trang bị kiến thức cơ bản để
có thể đối mặt và thích ứng được với những tình huống thật
trong cuộc sống một cách dễ dàng.


- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính logic, ngắn gọn
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc thiết kế
tình huống gắn liền với thực tiễn là tính logic và tính ngắn
gọn của tình huống. Vì thời gian của tiết học là có giới hạn,
việc đưa quá nhiều chi tiết, sự kiện hoặc kiến thức vào trong

tình huống sẽ gây khó khăn học sinh khi tiếp nhận vấn đề nên
tình huống cần phải ngắn gọn, súc tích, vừa đủ thông tin,
không quá thừa hoặc quá thiếu. Tuy nhiên, tình huống cần
được thiết kế một cách logic, diễn biến sự kiện hợp lý, các câu
hỏi được cấu trúc rõ ràng, từng phần để thông qua việc trả lời
các câu hỏi, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ
nhàng và hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục
Nội dung của môn học nào cũng mang tính giáo dục và
Sinh học cũng không ngoại lệ. Nội dung sách giáo khoa Sinh
học phổ thông chứa đựng các sự kiện và các quy luật duy vật
biện chứng của sự phát triển của tự nhiên và các tư liệu phản
ánh chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo tự nhiên.
Trên cơ sở đó, việc thiết kế tình huống cũng phải đảm bảo về


mặt nội dung và tư tưởng nhằm giáo dục học sinh có tư tưởng
chính trị rõ ràng, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn.
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính sư phạm
Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm khi thiết kế tình huống
thể hiện ở tính vừa sức và tính phù hợp với tâm sinh lý của
học sinh. Tình huống đặt ra có nội dung quá dễ hoặc quá khó
đối với trình độ nhận thức của học sinh sẽ tạo nên tâm lý chán
nản, coi thường hoặc bất mãn và sẽ không tạo được hiệu quả
cao khi giảng dạy. Tuy nhiên, tình huống cũng phải được thiết
kế để phân hóa học sinh, xen kẽ những câu hỏi dễ, khó với
nhau để tất cả học sinh đều có cơ hội trả lời. Vì vậy, nội dung
và cách thức thực hiện của tình huống phải mang tính đặc
trưng của môn học nhưng lại gần gũi, phù hợp với cách suy
nghĩ và gắn bó với nhu cầu, sở thích của học sinh.

- Nguyên tắc 6: Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của
người học
Mục đích của dạy học tình huống nhằm kích thích hứng thú
học tập và khảnăng sáng tạo của học sinh. Chính vì thế, tình
huống được thiết kế phải hay, hấpdẫn, sinh động, gần gũi,
khơi gợi được khả năng, hứng thú của học sinh, qua đóphát


triển kỹ năng tư duy cho học sinh, giúp học sinh giải quyết
vấn đề trong họctập. Tình huống dạy học trở thành phương
tiện, điều kiện và động lực thúc đẩy, kích thích thái độ học tập
tích cực ở học sinh bằng việc phân tích, xử lý và giải quyết
các vấn đề trong tình huống.


- Qui trình chung
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

Bước 2: Xác định vấn đề thực tiễn cần có trong
nội dung

Bước 3: Xác định mâu thuẫn chứa đựng quan
hệ nội dung và thực tiễn.

Bước 4: Diễn đạt tình huống

Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện tình huống
- Sơ đồ quy trình xây dựng tình huống thực tiễn



- Giải thích quy trình:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập
Xác định nhiệm vụ học tập là GV nêu ra nội dung mà HS
cần nắm vững, có thể nêu bằng câu hỏi gợi ý hoặc bằng bài
tập, nội dung cần nắm vững không chỉ là lí thuyết mà còn là
vấn đề thực tiễn có liên quan giải quyết được nội dung có tính
thực tiễn, đồng thời nắm vững kiến thức lí thuyết.
Bước 2: Xác định vấn đề thực tiễn cần có trong nội dung
Từ những nội dung được xác lập trong SGK cần xác định
xem nội dung nào cần có thực tiễn chứng minh hay có giá trị
ứng dụng trong thực tiễn, từ đó GV phát hiện được vấn đề
thực tiễn cần có và đúng hướng, xác định quan hệ giữa nội
dung và thực tiễn để tạo cơ sở tìm sự mâu thuẫn cần giải
quyết.
Bước 3: Xác định mâu thuẫn chứa đựng quan hệ nội
dung và thực tiễn.
Thường thường các hiện tượng, sự vật luôn gắn liền với thực
tiễn. Thường là tác động của nội dung đến thực tiễn hay giá trị
ứng dụng của nội dung trong thực tiễn ta phải phân tích tìm ra


tính mâu thuẫn trong cái thống nhất đó là thế nào. Để tìm
được mâu thuẫn ta thường phải tìm được cái khác thường với
cái bình thường mà nội dung phản ánh. GV phải là người gợi
ý, đưa HS vào mâu thuẫn.
Bước 4: Diễn đạt tình huống
Diễn đạt tình huống bằng ngôn ngữ khoa học chỉ ra sự trái
ngược trong bối cảnh nào đó thuộc nội dung học tập nào đó
mà HS phải tìm cách giải quyết. Thường diễn đạt mâu thuẫn
bằng cách nêu các sự kiện, trong đó có mặt mâu thuẫn rồi

chốt lại bằng câu hỏi về cái cần giải quyết trong mâu thuẫn đã
nêu.
Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện tình huống
Hoàn thiện tình huống là khâu cuối cùng trong quá trình
thiết kế tình huống.
Trong quá trình hoàn thiện tình huống, giáo viên có thể
tham khảo thêm ý kiến củađồng nghiệp hay những người có
cùng chuyên môn sẽ giúp giáo viên có thêm nhiều kinh
nghiệm. Chú ý cho tình huống ở khâu trình bày, chỉnh sửa các


- Ví dụ minh họa

Bước 1:

Bước 2:

Bước 3:

Bước 4:


với lí thuyết.
Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện tình huống: Tình huống nêu
ở bước 4, có nhiều cách diễn đạt, nhưng cách diễn đạt ở bước
4 là rõ về nội dung và mâu thuẫn.
Vận dụng 5 bước trên, chúng tôi đã xây dựng được một số
tình huống để dạy sinh học 11:
- Một số tình huống trong các chủ đề
- Một số tình huống thực tiễn đã xây dựng

1. Thu nhận vật A. Ở thực vật:
chất và năng
Tình huống 1: Khi nghiên cứu về nội
lượng
dung: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối
khoáng. Bạn Lan thấy rằng: “Một cây lúa,
sau khi cấy 4 tuần cây cao khoảng 50cm
nhưng đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần
625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ
285m2, chủ yếu do tăng số lượng lông hút.
Ở họ Lúa, số lượng lông hút có thể tăng lên
đến 14 tỉ cái.” Vì vậy bạn Lan băn khoăn
không hiểu tại sao cây lúa chỉ cao khoảng
50cm nhưng tổng chiều dài rễ gần 625km?
Hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:
1. Hãy xác định nội dung của vấn đề này.
2. Hãy giải thích vì sao rễ cây lúa lại phát


triển nhanh như vậy?
3. Sự phát triển của lông hút ở rễ có tác
dụng gì đối với cây?
Tình huống 2: Cùng là loài có rễ chùm,
nhưng lúa cấy ở ruộng ngập nước vẫn sinh
trưởng phát triển tốt mà ngô khi nước ngập
luống ít ngày sau lại bị chết. Vì sao vậy?
Tình huống 3: Trong vườn nhà bạn Lan có
trồng một cây vải, hàng năm cho quả rất
sai. Năm nay cây lại cho ít quả, bạn cho
rằng cây cần được bón phân để cho năng

suất cao và bón càng nhiều phân thì quả
càng sai. Lan đã ra chợ mua 3 kg phân đạm
hòa vào 1 xô nước và tưới cho cây. 5 ngày
sau thấy lá cây héo và rụng dần. Sau 1
tháng thì cây bị chết.
Hãy hoàn thành nhiệm vụ sau:
- Tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả như
trên.
- Đề xuất những biện pháp bón phân hợp
lý.
Tình huống 4. Rau xanh nên ăn ngay khi
còn tươi để đảm bảo dinh dưỡng. Tuy
nhiên, với rau không rõ nguồn gốc thì có
nên ăn ngay hay không? Hãy giải thích.
Tình huống 5: Một người trồng lạc khẳng
định trong điều kiện thời tiết bình thường,
những cây lạc có lá bình thường. Tuy


nhiên, sau một thời kì dài thời tiết ẩm ướt
các lá già ở cây lạc lại biến dần thành màu
vàng (mặc dù điều kiện chăm sóc như
nhau). Em hãy nêu lí do tại sao?
Tình huống 6: Nitơ rất cần cho cây. Bạn
Nam đã lấy nước tiểu nguyên chất tưới cho
cây cà chua ở trong vườn, sau vài ngày cây
héo rũ và chết. Trong nước tiểu nguyên
chất có nhiều đạm, vì sao tưới cho cây cà
chua lại chết?
B. Ở động vật:

Tình huống 7: Thức ăn chủ yếu của trâu,
bò là cỏ mà cỏ chủ yếu là xenlulozo, rất ít
Protein, chất béo càng ít, nhưng trâu, bò
chỉ ăn cỏ vẫn cho nhiều thịt chứa nhiều
protein, lipit. Vì sao vậy?
Tình huống 8: Một lần đi trải nghiệm thực
tế tại nông trang của bác Hùng, bạn Hưng
không khỏi ngạc nhiên: Sỏi thường rất rắn
và không có chất dinh dưỡng mà bạn Hưng
quan sát thấy một số động vật ăn hạt như
chim, gà... đôi khi thấy chúng mổ thêm
những viên sỏi nhỏ để ăn. Hãy giúp bạn
Hưng có câu trả lời đúng cho hiện tượng
quan sát trên.
2. Vận chuyển
vật chất

A. Ở thực vật:
Tình huống 9: Tại Australia người ta đã đo
được nhiều cây bạch đàn cao tới 100m như
vậy tương đương chiều cao tòa nhà 30


tầng. Hàng ngày, trung bình mỗi cây thoát
khoảng 500 lít nước qua bề mặt lá cây. Nếu
đưa nước lên tầng thứ 30 thì phải dùng
bơm công suất rất lớn. Cây không có bơm,
tại sao nước lại chuyển ngược với lực hút
của trái đất, từ rễ lên lá được?
Tình huống 10: Nhà làm vườn quan sát

thấy khi hoa Zinnia (cúc ngũ sắc) được cắt
lúc rạng đông sẽ xuất hiện một giọt nước
nhỏ tụ ở bề mặt cắt của thân cây. Song khi
hoa được cắt vào buổi trưa, không thấy
giọt nước như vậy. Em có thể giải thích
như thế nào?
Tình huống 11: Trong cuộc thi cắm hoa ở
trường, khi giám khảo đi chấm thi thấy giỏ
hoa của lớp 11A2 không còn tươi như giỏ
hoa của lớp 11A1 dù cùng để ở điều kiện
như nhau. Khi được hỏi về nguyên nhân,
các bạn đều không giải thích được. Biết
rằng, kĩ thuật cắm hoa của 2 lớp như nhau,
nguyên liệu như nhau. Sau khi kiểm tra lại
toàn bộ quy trình cắm hoa của lớp mình,
bạn lớp trưởng 11 A2 mới phát hiện là khi
cắt cành hoa cho lớp, các bạn nữ đã không
ngâm cành hoa dưới chậu nước như các
bạn lớp 11 A1. Tại sao việc cắt cành hoa
dưới nước lại cho kết quả hoa tươi lâu
hơn?
Tình huống 12: Ở Nhật Bản với những
cây táo định loại bỏ họ tạo một vết cắt hình
xoắn ốc xung quanh vỏ cây táo. Những cây


táo này lại ra quả táo ngọt hơn. Tại sao
vậy?
Tình huống 13: Khi muốn chiết cành cây
hồng xiêm, người nông dân thường phải

khoanh (loại bỏ) một đoạn vỏ cành cây rồi
bó bầu. Sau một thời gian, phía trên cành
cây vẫn xanh tốt còn chỗ bó bầu thường
mọc rễ.
Hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:
1. Tại sao sau khi khoanh vỏ, phiá trên
cành vẫn xanh tươi?
2. Tại sao tại chỗ khoanh vỏ thường mọc rễ
nhưng không mọc từ vết cắt ở phía dưới
lên mà lại mọc từ vết cắt phía trên từ cành
xuống?
Tình huống 14: Cắt ngang thân cây chuối
non trong vườn, khoét một lỗ ở vết cắt sâu
bằng cái chén, dùng bao nilon trắng buộc
kín miệng. Mặc dù đã dùng bao nilon buộc
kín nhưng sau 3 ngày thấy có nước đầy
trong lỗ khoét.
Hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:
1. Theo em, bạn Hòa làm thí nghiệm trên
chứng minh điều gì về sự hút nước và
khoáng cũng như sự vận chuyển các chất
trong cây?
2. Hãy giải thích kết quả và cách làm của
bạn.


Tình huống 15: Có những loại cây lâu
năm phần lõi bị mục, rỗng nhưng những
cây đó vẫn xanh tốt. Theo em ở những cây
đó nước được chuyển thế nào từ gốc lên

ngọn?
B. Ở động vật:
Tình huống 16: Bạn Nam nêu thí nghiệm:
Tim ếch và cơ bắp chân ếch (cơ vân) được
cắt rời khỏi cơ thể và cho vào 2 cốc thủy
tinh chứa sẵn dung dịch sinh lý. Và kết quả
cho thấy trong dung dịch sinh lý, tim ếch
co và dãn nhịp nhàng, còn cơ bắp chân
ếch thì không co và dãn.
Tại sao cùng là bộ phận cơ thể được cắt rời
và giữ trong môi trường dung dịch sinh lí
bình thường, mà sao tim ếch vẫn tự co giãn
còn cơ chân không tự co giãn được?
Tình huống 17: Phòng y tế nhà trường có
đợt khám sức khỏe cho học sinh, đang đá
cầu ở ngoài sân, khi đến lượt khám, Nam
vội vàng chạy về phòng y tế, do bác sĩ
không biết nên vẫn khám bình thường, kết
quả nhịp tim của Nam là 120 lần/phút. Về
phòng học ngồi nghỉ một lúc, đến lúc đo
lại thì nhịp tim là 80 lần/phút, đúng kết quả
bình thường. Tại sao cùng là Nam mà
huyết áp đo được lúc thì 120 lần/phút, lúc
thì 80 lần/phút?
Tình huống 18: Thông thường, khi người
chết thì tim ngừng đập nhưng người ta có


có thể phục hồi những quả tim đã ngừng
đập khá lâu: Năm 1902, lần đầu tiên

Culiapco đã hồi phục trái tim của 1 em bé
đã chết sau 20 giờ bằng cách truyền máu.
Sau đó Anđrêyép đã làm sống lại trái tim
một người chết sau 2 ngày và trái tim đó đã
đập được 13 giờ liền. Tại sao hai sự kiện
trên lại xảy ra được?
Tình huống 19: Bạn Nam tâm sự: “Bình
thường ở nhà huyết áp của em chỉ vào
khoảng 120/80 và em không hề bị đau đầu.
Em rất khỏe, nhưng mấy lần khám nghĩa
vụ quân sự đều bị loại vì huyết áp tăng lên
rất cao, tới 150/95, phải nằm theo dõi khá
lâu vẫn thế” Tại sao cùng là Nam nhưng lại
có sự khác nhau như vậy?
Tình huống 20: Trước khi phẫu thuật,
thường bệnh nhân phải được gây mê nghĩa
là làm cho thần kinh trung ương tạm nghỉ
hoạt động, tim cũng là cơ quan chịu chi
phối của thần kinh trung ương nhưng tim
vẫn co giãn đều đặn. Vì sao tim không tạm
dừng hoạt động mà vẫn co giãn bình
thường?
3. Chuyển hóa
các chất và
năng lượng

Tình huống 21: Cây xanh quang hợp thải
nhiều khí O2. Vào trưa hè nằm dưới gốc
cây cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhưng ngủ
dưới gốc cây đó qua đêm thấy đầu nặng,

khó chịu. Vì sao vậy?
Tình huống 22: Có 2 lọ thí nghiệm được
bịt kín, bên trong chứa số lượng hạt như


nhau: 1 lọ đựng hạt nảy mầm, 1 lọ đựng
hạt khô. Sau một thời gian dùng nhiệt kế
đo nhiệt độ của 2 lọ thấy nhiệt độ ở lọ 2
cao hay thấp hơn lọ 1? Sao lại khác nhau?
B. Ở động vật:
Tình huống 23: Cá cần oxi hòa tan trong
nước. Trong ao, hồ, mặt nước là nơi có
nhiều oxi hòa tan. Chậu nước để cá bán
mực nước cạn như vậy phải có nhiều oxi
hòa tan, lẽ ra phải đủ cho cá sống. Vì sao
các bà bán cá không sục khí thì cá lại chết?
4. Đào thải vật
chất và năng
lượng

A. Ở thực vật:
Tình huống 24: Cứ trong 1000g nước cây
hấp thụ qua rễ thì 990g nước thoát ra ngoài
không khí qua lá dưới dạng hơi. Đó là sự
lãng phí nước quá lớn. Nguyên lý hoạt
động của sinh vật nói chung bao giờ cũng
là hợp lý nhất. Theo em thoát hơi nước như
trên là lãng phí hay cần thiết? Vì sao?
Tình huống 25: Bạn An đã làm thí nghiệm
và ghi lại các kết quả như sau: Cho cát ẩm

vào trong một lọ thủy tinh miệng rộng sau
đó gieo hạt cải, đậy nắp. Sau 1 tuần, bạn
An quan sát thấy cây con mọc lên, lọ thủy
tinh bị mờ do có hơi nước bên trong.
Nhưng sau 2 tuần, bạn nhận thấy lọ thủy
tinh trong, hơi nước ít, trên mép mỗi lá có
chứa 1 giọt nước.
Hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:


1. Theo em, bạn An làm thí nghiệm trên
chứng minh điều gì về sự hút nước và
khoáng cũng như sự vận chuyển các chất
trong cây?
2. Hãy giải thích kết quả và cách làm của
bạn.
B. Ở động vật:
Tình huống 26: Người nhà của bạn Hải
mới phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Bác sĩ
đưa ra lời khuyên rằng bệnh nhân phải sử
dụng rất hạn chế các thức ăn chứa chất
béo. Mật là do gan tiết ra, còn ăn chất béo
là chứa trong ống tiêu hóa. Sao bác sĩ lại
khuyên như vậy?
Tình huống 27: Một em nhỏ đang ăn cơm
thì làm rơi một miếng thịt xuống đất. Em
liền mang cho con bò ăn. Tuy nhiên em
thấy con bò không chịu ăn, một lúc sau em
thấy con chó hàng xóm sang ăn miếng thịt
đó. Em không hiểu tại sao chó thì ăn được

thịt còn bò thì lại không? Các em hãy giải
đáp các thắc mắc hộ em nhỏ đó nào.
Tình huống 28: Bình thường giun đất cần
sống trong môi trường ẩm ướt ở dưới đất.
Nhưng nếu nước đầy trong hang như sau
một cơn mưa lớn, giun đất chui lên mặt
đất. Vì sao như vậy?
Tình huống 29: Ngân và Hà Chi năm nay
8 tuổi, đang học lớp 3 ở trường tiểu học thị


trấn. Hai em chơi rất thân với nhau. Chiều
nay, hai em đi học về lại cãi nhau chỉ vì
một con kiến. Câu chuyện như sau:
Ngân đố Hà Chi: Đố Hà Chi biết con kiến
có mũi không?
Hà Chi trả lời: Có, con kiến có mũi để thở,
nếu không thì nó thở bằng gì?
Ngân bảo: Theo tớ, con kiến không có mũi,
nó thở bằng mồm.
Ý kiến của em thế nào?
Tình huống 30: Một em nhỏ xem chương
trình trên VTV2, ngạc nhiên khi thấy một
cái đầm có nhiều nước với rất nhiều loại
cá, khi đến mùa khô thì đầm trở thành
vùng đất nứt nẻ, không còn một con cá
nào. Sau đó, mùa mưa đến, vừa mới chỉ có
một chút nước thôi thì lại thấy có rất nhiều
cá quẫy ở đó. Theo em thì tại sao lại như
vậy, và đó có thể là loài cá nào? Tại sao

những loài cá lại không thể sống được khi
không có nước?


×