Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề Tham Khảo.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.21 KB, 16 trang )

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
CHUYỆN CHIẾC ẤM SỨT VỊI
( Trần Đức Tiến)
Trong qn nước bên đường, có một cái ấm pha trà đã cũ. Vòi ấm bị sứt một
miếng nhỏ. Chủ quán mấy lần định thay, nhưng vì chưa có tiền nên cứ để dùng tạm.
Và lại trơng thế nhưng ấm còn tốt chán. Bản thân chiếc ấm như cũng hiểu được hồn
cảnh của ơng chủ. Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật thì phải cố làm việc cho tốt. Thế
là ấm luôn chú ý giữ cho mình sạch sẽ. Nó hãm trà bằng nước sơi thật khéo, bao giờ
trà cũng vừa chín và tỏa hương thơm phức. Khi rót trà ra chén, qua cái vịi bị sứt, nó
cẩn thận khơng để nước rớt ra ngồi.
Cái ấm có phần hơi xấu xí ấy cứ tận tình phục vụ khách hết ngày này qua
ngày khác. Lâu dần thành quen, ai vào quán cúng chỉ muốn dùng trà trong cái ấm
sứt vịi. Mùa đơng, có người pha trà xong, cịn khum khum hai lịng bàn tay ơm lấy
chiếc ấm thật lâu.
Một hơm, bỗng có một vị khách từ nơi xa đến. Nhìn thấy chiếc ấm hơi khác
thường, ơng ta nhấc lên, chăm chú ngắm nghía hồi lâu. Đoạn cất tiếng nói với chủ
qn:
- Ấm q! Nếu ơng bằng lịng để lại cho tôi, tôi sẽ trả cho ông thật hậu.
- Dào ơi! Bác khéo đùa! – ơng chủ nhìn khách nở nụ cười thật thà- Chẳng qua
chỉ là cái ấm sứ bình thường, do vơ ý tơi đánh mẻ ở vịi. Qn nghèo nên mới phải
để dùng tạm…
- Ơng bảo ấm bình thường à? Ba trăm năm mà bình thường à?
- Bác vừa nói gì cơ?
- Tơi bảo cái ấm này đã ra đời cách đây ba thế kỉ. Nếu tính tuổi thì tơi với ơng
cịn phải gọi ấm là cụ tổ của cụ tổ đấy! Tóm lại là đồ cổ, q hiếm cực kì.
Nghe giọng nói quả quyết của ơng khách, cái ấm st rùng mình. Thiếu bản
lĩnh một chút thì nó đã để cho nước sơi trào ra miệng. Nhưng nó kịp trấn tĩnh.
Khơng ai tự biết mình bằng mình, ấm nghĩ thầm. Nó biết nó ra đời ở một cái lị gốm
sứ ven sơng, chỉ mới cách đây hơn chục năm. Cái ông khách tưởng như sành đồ cổ
kia, hóa ra nhìn gà hóa cuốc.


- Thế nào? Ơng để lại cho tơi chiếc ấm này chứ?
Chủ qn ngần ngừ, nhìn chiếc ấm như muốn nói: “người ta tha thiết như thế,
ngươi tính sao”?
Chiếc ấm im lặng. Nó khơng nói được, tất nhiên rồi. Đất có nung thành sứ thì
cũng chả cất nên lời. Nhưng ấm biết suy nghĩ. Và ông chủ hiểu được những suy nghĩ
của nó. Chính vì thế mà ơng ngẩng lên nói với khách:
- Nó khơng đồng ý, bác ạ. Nó biết sứ mệnh cao quý của nó là biến những cái
búp trà thành thứ nước uống tuyệt vời, như tất cả những cái ấm lão luyện khác. Bao


nhiêu năm nay, nó đã tận tụy phục vụ khách hàng của tơi. Đến nỗi sứt mẻ cả mình
mẩy mà vẫn không nề hà… Khách ở quán tôi ai cũng chuộng nó. Tơi khơng thể vì
tiền mà phụ nó được.
Vậy là cái ấm sứt vòi vẫn được ở lại trong cái quán nước nghèo, làm cái công
việc sở trường của nó là pha trà. Đơi khi nó nghĩ: May mà ông chủ quán không
tham! Nếu không thì vị khách gà mờ kia đã mất oan cả đống tiền. Cịn nó, dù được
trưng bày trong tủ kính, hay quăng quật mua đi bán lại, sao cũng đến lúc than phận
bị lộ tẩy. Tưởng ba trăm năm, hóa ra có mười năm… Lúc ấy thì xấu hổ chết đi
được!
Có hơm nào ghé quán nước nhìn thấy chiếc ấm ấy, bạn hãy tưởng tượng thêm
những câu chuyện thú vị về nó nhé. Tơi cam đoan chiếc ấm sứt vịi nào cũng chứa
trong mình khối chuyện lí thú, có khi cả chuyện cổ tích nữa ấy chứ!
(Nguồn: )
*Trần Đức Tiến sinh ngày 2/5/1953, quê ở tỉnh Hà Nam, sống và làm việc ở Hà
Nội từ 1970 đến 1986. Cuối 1986, ông chuyển vào sống ở Vũng Tàu cho đến nay.
Ơng khơng chỉ ở những sáng tác dành cho người lớn mà còn là tác giả sung sức và
nhiều thành tựu ở mảng văn học thiếu nhi.
Tác phẩm chính: Linh hồn bị đánh cắp (tiểu thuyết, 1990), Bụi trần (tiểu thuyết,
1992), Bão đêm (tập truyện ngắn, 1993), Mười lăm năm mưa xói (tập truyện ngắn,
1997), Vương quốc vắng nụ cười (tập truyện thiếu nhi, 1993), Dế mùa thu (tập

truyện thiếu nhi, 1997), Làm mèo (truyện vừa thiếu nhi, 2003), Trăng vùi trong
cỏ (tập truyện thiếu nhi, 2006)…
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện?
A. Chủ quán
B. Chủ quán và cái ấm
C. Chủ quán và ông khách
D. Chủ quán, cái ấm và ông khách
Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Đan xen các ngôi kể
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những chi tiết nào để miêu tả đặc điểm bên ngoài của cái
ấm?
A. Đã cũ, vịi ấm bị sứt một miếng nhỏ, có phần hơi xấu xí
B. Hiểu được hồn cảnh của ơng chủ, ln chú ý giữ cho mình sạch sẽ,
C. Hãm trà bằng nước sôi thật khéo, cẩn thận không để nước rớt ra ngồi
D. Nó biết nó ra đời ở một cái lị gốm sứ ven sơng


Câu 4. “Đơi khi nó nghĩ: May mà ơng chủ qn khơng tham! Nếu khơng thì vị
khách gà mờ kia đã mất oan cả đống tiền”. Lời văn nghệ thuật trên là lời của ai?
A. Lời người kể chuyện
B. Lời nhân vật
C. Hiện tượng giao thoa giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật
D. Lời tác giả
Câu 5. Thái độ, tình cảm mà ơng chủ qn dành cho chiếc ấm trong câu chuyện là
gì?
A. Vì nghèo, vì tiếc mà vẫn phải dùng

B. Trân q vì nó là một vật gia bảo
C. Trân q vì nó đã gắn bó và phục vụ mình
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 6. Chi tiết: Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật, thì phải cố làm việc cho thật tốt
thể hiện điều gì về chiếc ấm cũ?
A. Tự ti vì khuyết điểm của bản thân và cố gắng làm việc để vừa lịng ơng chủ
B. Tự ý thức về khiếm khuyết của mình và gắng sức làm việc thật tốt để bù đắp lại
khiếm khuyết đó
C. Lạc quan, khơng xấu hổ vì những khiếm khuyết của mình
D. Ln nỗ lực cố gắng để chứng tỏ bản thân
Câu 7. Chủ đề chính của câu chuyện là gì?
A. Thơng qua hình tượng cái ấm sứt vòi, câu chuyện ngợi ca những con người biết
mình, khơng tự ti
B. Ca ngợi tâm hồn trong sáng, sự chăm chỉ, tận tụy của chiếc ấm và đề cao sự ngay
thẳng, nghĩa tình của người chủ qn.
C. Thơng qua hình tượng người chủ quán, câu chuyện ca ngợi những con người thật
thà, không tham lam.
D. Sự chia sẻ, đồng cảm dành cho những người có vẻ ngồi khiếm khuyết nhưng
mang nhiều phẩm chất cao đẹp.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8.Phân tích tác dụng của việc sử dụng những câu văn có hiện tượng giao thoa
giữa ngơn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong văn bản?
Câu 9. Anh chị có đồng tình với vấn đề được đặt ra trong văn bản: “Khơng ai tự
biết mình bằng mình?”
Câu 10. Từ câu chuyện về chiếc ấm sứt vòi, anh/chị rút ra bài học gì cho mình?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn ngắn phân tích đặc điểm, vai trò của người kể
chuyện trong truyện ngắn Chiếc ấm sứt vòi (Trần Đức Tiến)
ĐÁP ÁN



Phần
I

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

9

Nội dung

Điểm
ĐỌC HIỂU
6,0
D
0,5
C
0,5
A
0,5
C
0,5
C

0,5
B
0,5
B
0,5
Tác dụng của việc sử dụng những câu văn có hiện tượng giao thoa giữa 1,0
ngơn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong văn bản:
- Một số câu văn có hiện tượng giao thoa giữa ngôn ngữ người kể chuyện
và ngôn ngữ nhân vật trong văn bản:
+ “Đơi khi nó nghĩ: May mà ơng chủ qn khơng tham! Nếu khơng thì vị
khách gà mờ kia đã mất oan cả đống tiền. Cịn nó, dù được trưng bày
trong tủ kính, hay quăng quật mua đi bán lại, sao cũng đến lúc than phận
bị lộ tẩy. Tưởng ba trăm năm, hóa ra có mười năm… Lúc ấy thì xấu hổ
chết đi được! “
+ “Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật thì phải cố làm việc cho tốt. Thế là
ấm ln chú ý giữ cho mình sạch sẽ. Nó hãm trà bằng nước sơi thật khéo,
bao giờ trà cũng vừa chín và tỏa hương thơm phức. Khi rót trà ra chén,
qua cái vịi bị sứt, nó cẩn thận khơng để nước rớt ra ngồi.”
+”…cái ấm st rùng mình. Thiếu bản lĩnh một chút thì nó đã để cho
nước sơi trào ra miệng. Nhưng nó kịp trấn tĩnh. Khơng ai tự biết mình
bằng mình, ấm nghĩ thầm. Nó biết nó ra đời ở một cái lị gốm sứ ven
song, chỉ mới cách đây hơn chục năm…”
-Tác dụng:
Giúp người kể chuyện có thể đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong của
nhân vật, nắm bắt được những chuyển biến tâm lí, những cảm xúc của
nhân vật. Từ đó, giúp câu chuyện được kể chân thật, tự nhiên hơn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lý và trình bày
thuyết phục.
HS có thể đồng tình hoặc ko đồng tình hoặc là vừa đồng tình vừa ko với 1,0
vấn đề “Khơng ai tự biết mình bằng mình” đặt ra trong văn bản
* gợi ý:


10

II

- Những gì xảy ra với mình chỉ có bản thân mới biết một cách chính xác,
đầy đủ nhất, hiểu rõ nhất bản chất của sự việc. Bản thân mình là người
thấu suốt mình nhất, hiểu mình có ưu, nhược điểm gì.
- Để hồn thiện bản thân, vẫn cần sự góp ý, động viên, nhìn nhận của
người khác.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời ý 1: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời ý 2: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lý và trình bày
thuyết phục.
Từ câu chuyện về chiếc ấm sứt vịi, có thể rút ra bài học cho mình:
- Khơng nên tự ti vì bản thân có khiếm khuyết mà hãy nỗ lực phát huy
những gì mình có.
- Khơng tham lam, vì tiền bạc mà đổi trắng thay đen
- Trân trọng những gì đã gắn bó với mình, khơng tham phú phụ bần,
khơng có mới nới cũ,…
- Phải tơn trọng sự thật, chỉ có sự thật mới tồn tại mãi mãi, giả dối rồi có

lúc sẽ bị lộ tẩy.

Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh nêu được 1 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc khơng trả lời: 0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lý và trình bày
thuyết phục.
VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc điểm, vai trò của người kể
chuyện trong truyện ngắn Chiếc ấm sứt vòi (Trần Đức Tiến)
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; thể hiện
được thái độ hiểu biết, tinh thần cảm thông, chia sẻ, tin tưởng; sử dụng

0,5

4,0
0,25

0,5


ngôn ngữ chuẩn mực, tế nhị, giàu sức thuyết phục...

Sau đây là một hướng gợi ý:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Đức
Tiến, tác phẩm chiếc ấm sứt vòi và vấn đề nghị luận.
* Triển khai vấn đề nghị luận
* Trình bày ngắn gọn về nhân vật người kể chuyện (kiến thức chung)
- Nhân vật người kể chuyện là 1 vai được tác giả tạo ra, đảm nhiệm việc
kể lại câu chuyện trong văn bản truyện.
- Nhân vật người kể chuyện trong truyện thường xuất hiện ở ngôi kể thứ
nhất hoặc thứ ba; điểm nhìn của NCK hoặc điểm nhìn nhân vật; điểm
nhìn bên trong hoặc bên ngồi…
* Phân tích đặc điểm, vai trò, chức năng của người kể chuyện trong tác
phẩm truyện
- Tóm tắt câu chuyện: theo mạch truyện kể hoặc theo trình tự thời gian…
- Đặc điểm: Người kể chuyện trong tác phẩm dùng ngôi kể thứ ba, người
kể chuyện không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện nhưng có
khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện; Do đó có khả
năng miêu tả, trần thuật cả những biểu hiện nội tâm sâu kín của tất cả các
nhân vật, đặc biệt xoáy sâu vào tâm trạng, suy nghĩ của cái ấm và ông
chủ quán.
- Vai trị, chức năng:
+ NKC có quan hệ và thái độ với các nhân vật trong truyện: NKC chứng
kiến toàn bộ câu chuyện diễn ra xoay quanh 3 nhân vật trong truyện:
. NV chủ quán: định thay cái ấm khác, nhưng chưa có tiền; khi có
người muốn mua cái ấm với số tiền lớn ông quyết không bán → không
tham lam, tham tiền mà phụ bạc cái ấm
. NV cái ấm: Bị sứt vịi, xấu xí, khuyết tật; hiểu chuyện, biết mình
bị khiếm khuyết nên cố làm mọi việc thật tốt, ln giữ mình sạch sẽ; tính
cách khéo léo, rót trà khơng bị rơi ra ngồi; rùng mình khi vị khách đánh
giá mình có 300 năm tuổi; tự cảm thấy xấu hổ nếu sự thật 10 năm tuổi
của mình bị phơi bày khi bị bán đi…→ Hiểu chuyện, hiểu mình, hiểu

người.
. NV vị khách: Thích thú cái ấm sứt vịi, đốn tuổi của cái ấm là
300 năm, khẳng định đó là đồ vật quý và hiếm, khao khát mua được nó
với bất cứ giá nào → Chủ quan, đánh giá sai bản chất của đối tượng
(nhìn vẻ cũ kĩ của cái ấm cho rằng đó là đồ cổ)
+ Hệ thống điểm nhìn: NKC dùng điểm nhìn nào? vì sao? được thể hiện
ở từng nhân vật ntn?
. NKC dùng điểm nhìn của mình (điểm nhìn bên ngồi) khi miêu tả các

0,5
2,5


I + II

đặc điểm bên ngoài của cái ấm, và những sự việc diễn ra hằng ngày đối
với cái ấm.
. Bên cạnh đó NCK cịn dùng điểm nhìn của chính nhân vật (cái ấm, ông
chủ) để diễn tả những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật về câu chuyện
diễn ra với mình(điểm nhìn bên trong)
+ Truyện có sự đan xen lời người kể chuyện và lời nhân vật, kết hợp giữa
kể, tả và biểu cảm rất linh hoạt
. Lời người kể chuyện: “Đơi khi nó nghĩ: May mà ơng chủ qn khơng
tham! Nếu khơng thì vị khách gà mờ kia đã mất oan cả đống tiền”.
. Lời nhân vật: Nó khơng đồng ý, bác ạ. Nó biết sứ mệnh cao quý của nó
là biến những cái búp trà thành thứ nước uống tuyệt vời, như tất cả
những cái ấm lão luyện khác. Bao nhiêu năm nay, nó đã tận tụy phục vụ
khách hàng của tôi. Đến nỗi sứt mẻ cả mình mẩy mà vẫn khơng nề hà…
*Luận điểm 3: Đánh giá
+ Nhân vật người kể chuyện có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện

chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Ca ngợi tâm hồn trong sáng, sự chăm chỉ, tận
tụy của chiếc ấm và đề cao sự ngay thẳng, nghĩa tình của người chủ
quán.
+ Với cốt truyện đơn giản, văn phong nhẹ nhàng nhưng khơng kém phần
thấm thía, sâu sắc, nhà văn đã đem đến cho người đọc một câu chuyện
thật nhân văn, góp phần tơ đậm nét riêng trong phong cách nghệ thuật
của nhà văn Trần Đức Tiến
Hướng dẫn chấm:
- HS có thể trình bày có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải làm
nổi bật được vấn đề cần nghị luận. Đáp ứng được khoảng 2/3 về yêu
cầu: 2,5 điểm.
- Đáp ứng khoảng 1/2 về yêu cần trên: 2,0 điểm.
- Đáp ứng được khoảng 1/3 các yêu cầu trên: 1,0 - 1,75 điểm.
- Viết chung chung, hoặc chạm đến số ít yêu cầu trên nhưng chưa biết
lập luận: 0,5 - 0,75 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Khơng cho điểm nếu bài làm có q nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ; văn viết có cảm xúc.
Tổng điểm

0,25

0,25
10


PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Bây giờ thì hắn trở thành mõ thật rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng
chịu kém một anh mõ chính tơng một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng
tham ăn.
(…)
Không! Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi. Và chỉ mới cách
đây độ ba năm, hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ.
(…)Lược một đoạn: Làng của Lộ vốn có 1 người làm mõ, giờ người ấy
chết,chân mõ khuyết, làng không biết tìm ai. Bàn định mãi, các cụ bỗng nhớ
đến anh cu Lộ, đem hết tất cả các cái lợi ra để nhử anh làm.)
Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những
bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng
thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một vài
câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện… Hắn nhận
thấy sự thay đổi ấy, và bắt đầu hối hận. Nhưng sự đã trót rồi, biết làm sao
được nữa? Hắn tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến
ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết cịn làm bộ!…” Một ý phấn
khích đã bắt đầu nảy mầm trong khối óc hiền lành ấy… Một hôm, trong một
đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người ngồi trước đứng cả lên. Lộ ngồi
trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một lúc rồi cũng phải đứng
lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gầm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai
ngạnh khơng chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho
đủ cỗ, và an ủi Lộ:
- Chú ăn sau cũng được.
Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm
tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, khơng dám nhìn thị, làm như thị đã rõ
cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt
việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức. Nhưng nghĩ thì cũng tiếc. Hắn lại tặc lưỡi một
cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!…” Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám

nào nữa là ổn chuyện… Nhưng khổ một nỗi, khơng đi, khơng được. Đám nào
có ăn, tất nhiên chủ nhân không chịu để hắn về. Làm cỗ cho cả họ ăn cịn
được, có hẹp gì một cỗ cho thằng sãi? Để nó nhịn đói mà về, nó chửi thầm
cho. Mà thiên hạ người ta cũng cười vào mặt, là con người bủn xỉn… Ấy,
người ta cứ suy hơn, tính thiệt như vậy, mà nhất định giữ thằng sãi lại. Khơng
ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ trong bếp, hay một chỗ
nào kín đáo cho hắn ngồi…


Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm.
Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào,
mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu:
- Lộ à, mày?
Cũng có người đế thêm:
- Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại … bở!
A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy, cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ
bụng: “Muốn nói, ơng cho chúng mày nói chán! Ơng cần gì!…” Hắn lập tức
bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng khơng
được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn
lẽn muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhồm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ
bất cần ai. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã
quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn
báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấy
một cỗ thật to để các anh trơng mà thèm. Bây giờ thì đến lượt người chủ
khơng được bằng lịng. Có một mình nó ăn mà đòi một cỗ to hơn bốn người
ăn!…
- Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ”.
A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho
mà biết!… Từ đấy, khơng những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn địi xin thêm
xơi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Khơng đem lên cho hắn thì tự hắn xơng vào chỗ

làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, cịn lại hắn gói đem về cho vợ
con ăn, mà nếu vợ con ăn khơng hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà
hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi!
Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng
làm nhục hắn, hắn càng khơng biết nhục. Hỡi ơi! Thì ra lịng khinh, trọng của
chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều
người không biết gì là tự trọng, chỉ vì khơng được ai trọng cả; làm nhục người
là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…
Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tơng. Hắn nghĩ ra đủ cách
xoay người ta. Vào một nhà nào, nếu không được vừa lịng, là ra đến ngõ, hắn
chửi ngay, khơng ngượng:
- Mẹ! Xử bẩn cả với thằng mõ…”
(Nam Cao, Trích Tư cách mõ, NXB Hội nhà văn 1993)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Xác định ngơi kể - điểm nhìn trong truyện.
A. Ngơi thứ nhất – theo điểm nhìn của chính anh cu Lộ
B. Ngơi thứ ba – linh hoạt điểm nhìn (khi của người kể chuyện,khi của người
dân trong làng đạo, khi của chính anh cu Lộ)
C. Ngơi thứ hai – theo điểm nhìn của người bạn anh cu Lộ
D. Ngôi thứ nhất đan xen ngôi thứ ba – theo điểm nhìn của tác giả và chính
anh cu Lộ


Câu 2. Tại sao anh cu Lộ làm mõ trong làng đạo ?
A. Vì q nghèo khó, anh cu Lộ xin ra làm mõ
B. Cha anh chết đi truyền lại cho anh chân mõ làng
C. Anh được làng tín nhiệm bầu làm mõ
D. Làng thiếu chân mõ, nhưng không ai chịu làm nên các cụ dỗ dành ngon
ngọt để anh cu Lộ ra làm mõ
Câu 3. Trước khi mang tư cách mõ, anh cu Lộ là người như thế nào?

A. Là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi.
B. Là một thư sinh chăm chỉ học tập.
C. Là một tiểu thương khơn ngoan, chí thú.
D. Là một hào lí trong làng.
Câu 4. Q trình hồn thiện tư cách mõ của anh cu Lộ diễn ra như thế nào?
A. E ngại – thấy được cái lợi từ nghề mõ – hoàn thiện tư cách mõ.
B. Chấp nhận nghề mõ – hiểu được cái vất vả của nghề mõ - hoàn thiện tư
cách mõ.
C. Xấu hổ muốn bỏ việc mõ - tặc lưỡi và mặc kệ - muốn báo thù lại những anh
đã cười hắn trước – hoàn thiện tư cách mõ – tiến bộ trong nghề mõ.
D. Muốn bỏ việc mõ – thấy day dứt – cố gắng làm để giúp làng – tiến bộ trong
nghề mõ.
Câu 5. Nam Cao thể hiện thái độ gì khi dùng đại từ “hắn”?
A. Thái độ khinh ghét cực độ vì Lộ là kẻ xấu xa, đê tiện.
B. Dù Nam Cao có xót thương cho sự biến đổi nhân cách của Lộ thì ơng cũng
khơng thể đồng tình với những người dân xóm đạo.
C. Nam Cao bênh vực anh cu Lộ nhưng không thể bộc lộ thái độ một cách
trực tiếp
D. Dù Nam Cao có cảm thơng đến mấy với Lộ, ơng cũng thể hiện rất rõ ràng
quan điểm: Con người này không phải là đại diện cho cái thiện, cái chính diện,
cái cao cả, bởi hắn đã từ một con người bình thường trở thành kẻ tham lam, ti
tiện.
Câu 6. Đoạn văn: “Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi!”
là lời của ai?
A. Lời anh cu Lộ.
B. Lời tác giả.
C. Lời người kể chuyện hòa vào lời anh cu Lộ.
D. Lời những người dân xóm đạo đồng cảm với anh cu Lộ.
Câu 7. Anh/ chị hiểu đoạn văn: “Cứ vậy,…làm nhục người là một cách rất
diệu để khiến người sinh đê tiện…” như thế nào?

A. Làm nhục người khác chính là phương pháp kì diệu để giáo dục con người.
B. Sự xúc phạm, lăng mạ của những người xung quanh quyết định sự biến đổi
nhân cách con người, từ đó Nam Cao bộc lộ nỗi niềm đau đáu: hãy cứu lấy
nhân phẩm con người.
C. Sự xúc phạm, lăng mạ làm nảy sinh sự đê tiện trong mỗi người


D. Làm nhục người khác mới có thể giúp con người thoát được sự đê tiện.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Xác định mạch kể của truyện.
Câu 9. Phân tích ngun nhân hình thành tư cách mõ của anh cu Lộ?
Câu 10. Câu nói: “Thì ra lịng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái
nhân cách của người khác nhiều lắm” gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Qua đoạn văn bản trên, anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận bàn về nghệ
thuật tự sự trong truyện ngắn Tư cách mõ của nhà văn Nam Cao.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
Phần Câu Nội dung
Điể
m
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
B
0,5
2
D
0,5
3

A
0,5
4
C
0,5
5
D
0,5
6
C
0,5
7
B
0,5
Câu
8.
Xác
định
mạch
kể
của
truyện:
8
0,75
- Tác giả bắt đầu từ những việc làm của anh cu Lộ mang đầy
đủ bản chất xấu xa, tham lam của một mõ làng ->
- Tiếp đó, tác giả kể về nguyên nhân anh ta từ một nông dân
hiền lành trở thành một anh mõ làng ->
-> Phần trọng tâm phía sau của truyện, tác giả phân tích q
trình anh ta thích ứng, hình thành, hồn thiện và phát triển tư

cách mõ
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm
- Trả lời được 2 ý trở lên: 0,75 điểm
HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa

9

Phân tích ngun nhân hình thành tư cách mõ của 0,75
anh cu Lộ:

- Anh cu Lộ xuất thân tử tế, bản chất lương
thiện, lành hiền, làm mõ cũng là do vị nể

- Chính cái nhìn định kiến đầy cay nghiệt của
mọi người đối với người làm mõ đã biến anh cu
Lộ từ lương thiện, lành hiền đến chỗ xấu hổ, e
ngại, nhưng mọi người vẫn quyết không buông
tha khiến anh nảy sinh tâm lí trả thù và từ đó mất
dần liêm sỉ, nhân cách và dần hình thành, phát
triển tư cách mõ


10

II

Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm
- Trả lời được như đáp án: 0,75 điểm

HS cần nêu rõ những suy nghĩ của cá nhân về nội
dung câu nói. Sau đây là gợi ý:
- Câu nói khẳng định: Thái độ ứng xử của mọi người 0,25
có tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của con người
0,75
- Suy nghĩ của bản thân:
+ Nhận thức được sự tác động của hồn cảnh đến sự
hình thành, phát triển, hồn thiện tính cách con người
+ Có thái độ ứng xử phù hợp, nhân văn và biết sống
bản lĩnh, vượt lên hồn cảnh, sống có ý nghĩa,…
Lưu ý:
- Trả lời nội dung câu nói cho 0,25 điểm
- Trả lời suy nghĩ của bản thân 02 ý trở lên cho 0,75
điểm.
- Trả lời suy nghĩ của bản thân 01 ý cho 0.5 điểm.
LÀM VĂN
4,0
Viết bài văn nghị luận bàn về: Đặc sắc nghệ thuật trong tác
phẩm Tư cách mõ của Nam Cao

a. Đảm bảo cấu trúc:
0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được
vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề
0,5
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Tư cách mõ của
Nam Cao
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

2,5
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần
vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả Nam Cao: Nam Cao là một trong những cây
bút xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán
1930 – 1945, với quan điểm “nghệ thuật vị nhân
sinh”- nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc đời và phục
vụ cuộc đời.
- Đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao : nơng
dân, tri thức nghèo-> đau đáu về sự tha hóa nhân
cách.


- Truyện ngắn Tư cách mõ: Nam Cao đã vẽ lên hình
tượng người nơng dân hiền lành, lương thiện bị đẩy
vào tình trạng bị hủy hoại nhân tính.
- Điều đó được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật tự sự
đặc sắc của tác phẩm.
* Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Tư cách mõ
của Nam Cao
- Nêu khái niệm nghệ thuật tự sự (nt trần thuật,
cách xây dựng truyện kể)và tóm tắt cốt truyện
+ Nghệ thuật tự sự của 1 tp là cách câu chuyện được
kể như thế nào trong tp đó. Nó bao gồm các sự kiện
được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn
liền với vai trị của người kể chuyện, hệ thống điểm
nhìn và lớp lời văn nghệ thuật….
+ Tóm tắt cốt truyện: “Tư cách mõ” kể về cuộc đời

của anh cu Lộ. Vốn là người hiền lành, lương thiện
nhưng sau khi trở thành mõ của làng, anh cu Lộ đã
dần trở thành 1 người tham lam, đê tiện. Sự thay đổi
đó của anh cu Lộ đã được NC thể hiện qua nghệ
thuật tự sự đặc sắc
- Mạch tổ chức sự kiện và cốt truyện của tp:
+ Mạch tổ chức sự kiện: Nam Cao sử dụng kiểu kết
cấu đi thẳng vào vấn đề trung tâm của tác phẩm:
Ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm đã nói tới
chi tiết, sự kiện thể hiện bản chất, vấn đề cốt lõi của
câu chuyện (d/c) và sau đó nhà văn mới quay lại phía
sau, miêu tả quãng đời quá khứ của nhân vật(d/c).
Rồi lại quay ngược về hiện tại-(d/c)-> cho người đọc
thấy rõ hơn quá trình tha hóa của anh cu Lộ. Đây là 1
kiểu kết cấu thường gặp trong tp của NC, nó ko chỉ
giúp tp thêm hấp dẫn mà còn tạo ấn tượng với người
đọc về sự xuất hiện của nhân vật, cũng như đưa
người đọc đi tìm căn nguyên sâu xa thực trạng hiện
tại của nhân vật.
+ Cốt truyện: Nam Cao xây dựng cốt truyện trên cơ
sở miêu tả cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật Lộ.


Sự vận động của hành động không phải diễn ra ở bên
ngoài mà chủ yếu chỉ xảy ra ở bên trong, xảy ra trong
thế giới nội tâm của nhân vật. (d/c- p.tích)
- Ngơi kể và điểm nhìn:
+ Tác phẩm dùng ngôi kể thứ ba, người kể chuyện
không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện nhưng
có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu

chuyện; Do đó có khả năng miêu tả, trần thuật cả những
biểu hiện nội tâm sâu kín của tất cả các nhân vật, đặc biệt
xoáy sâu vào tâm trạng, suy nghĩ của anh cu Lộ (d.c/
p.tích)
+ Truyện sử dụng đan xen nhiều điểm nhìn: người kể
chuyện, dân làng, chính anh cu Lộ, điểm nhìn bên ngồi
và bên trong. Trong đó, đặc biệt NC xốy sâu vào điểm
nhìn bên trong của chính anh cu Lộ để người đọc thấy rõ
hơn quá trình tha hóa của cu Lộ diễn ra như thế nào.(d.c,
p.tích).

- Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân
vật: Nam Cao miêu tả trực tiếp cả quá trình vận động
và phát triển tâm lý, tính cách nhân vật Lộ:
+ Quá trình tâm lý của nhân vật Lộ được ơng thể hiện
như là q trình đấu tranh, sự chuyển hóa của những
mâu thuẫn, những mặt đối lập trong thế giới tâm hồn.
+ Xung đột chủ yếu trong những tác phẩm là xung
đột của thế giới nội tâm nhân vật với hai khuynh
hướng đấu tranh với nhau, phủ định lẫn nhau: khuynh
hướng sống sao cho sướng hơn và khuynh hướng
sống sao cho tốt hơn, có ích, có ý nghĩa hơn; giữa
thái độ bng xi phó mặc cho hồn cảnh và sự
vùng vẫy, gắng gượng thốt ra khỏi thực trạng đó.
+ Nam Cao đã sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và
thủ pháp nghệ thuật để thể hiện tâm lý nhân vật, đặc
biệt ông sử dụng rộng rãi và đầy hiệu quả hình thức
độc thoại nội tâm.
=> Nam Cao đi sâu vào miêu tả, phân tích sâu sắc thế
giới tinh thần của nhân vật, thể hiện đời sống tinh

thần bên trong của họ, qua đó làm nổi bật ý nghĩa tư


tưởng của tác phẩm.
- Ngôn ngữ, giọng điệu:
+ Ngôn ngữ trong tác phẩm là ngôn ngữ đa âm, phức
điệu, hiện đại:
*Ơng khơng chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng
“hắn” (tác dụng của từ “hắn”) mà cịn có khả năng
hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ
và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật.
* Trong truyện có sự hịa quện giữa ngơn ngữ người
kể chuyện và ngơn ngữ nhân vật, có sự chuyển hóa,
trao đổi từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ
nhân vật.
* Ngôn ngữ đối thoại mang đầy chất văn xuôi đời
thường, ngồi việc thực hiện chức năng tự sự cịn là
để khắc họa tính cách nội tâm nhân vật
* Miêu tả lời thoại nội tâm, tạo điều kiện đi sâu vào
phân tích tâm lý nhân vật, khiến nhân vật đối diện
với chính mình tự phơi bày, tạo ra những cuộc tranh
luận ngầm, bộc lộ ý kiến cá nhân của nhân vật về vấn
đề nhân cách con người
+ Giọng điệu:
* Trong giọng điệu buồn thương da diết của Nam
Cao luôn chứa đựng những suy ngẫm triết lý sâu xa
về cuộc đời, về con người, ông day dứt, trăn trở, ráo
riết truy tìm ngun nhân của tư cách mõ.
*Trong truyện, ta cịn bắt gặp một giọng điệu có sắc
thái tưởng chừng đối lập nhau: giọng khách quan

lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thơng, thương
xót bên trong.
* Đánh giá
- Ý nghĩa của nghệ thuật tự sự trong việc thể hiện
chủ đề, tư tưởng tác phẩm:
 Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống
khốn khổ, bần cùng ở nông thôn Việt Nam trước
cách mạng; cảm thơng, thương xót trước nỗi cơ cực
của họ đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa
nhân sinh sâu sắc: Đó là vấn đề nhân phẩm con


người.
- Tài năng nghệ thuật, tấm lòng của nhà văn

Tổng điểm

Hướng dẫn chấm:
- Viết đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 2,5 điểm.
- Viết đầy đủ nhưng có ý cịn chưa rõ: 1,25 điểm 1,75 điểm.
- Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25
điểm – 1,0 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Khơng cho điểm nếu bài làm có quá
nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo
0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có

cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
10,0



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×