Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Word bài 2 dạy thêm cánh diều 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.67 KB, 59 trang )

NỘI DUNG DẠY THÊM BÀI 2 CÁNH DIỀU LỚP 8
Phần

Nội dung

1

Đọc hiểu theo thể loại: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
I. KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THỂ LOẠI THƠ SÁU CHỮ, BẢY
CHỮ
1. Đặc điểm của thơ sáu chữ, bảy chữ
2. Cách đọc thể loại thơ sáu chữ, bảy chữ
3. Cách làm bài tập đọc hiểu thơ
a. Các bước làm đọc hiểu
b. Các dạng câu hỏi theo thể loại thơ thường gặp
II. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VĂN BẢN
1. Văn bản “Nắng mới”
2. Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hóa”
3. Văn bản “Đường về quê mẹ”
III. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
(ngữ liệu chủ yếu ngoài sách giáo khoa)
Thực hành tiếng Việt: SẮC THÁI NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
Viết: ƠN TẬP VỀ CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI
CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
I. Ôn tập về cách làm
1. Khái niệm
2. Yêu cầu đối với dạng bài
3. Hướng dẫn quy trình, cách viết
II. Thực hành kĩ năng viết


a. Thơ sáu chữ
b. Thơ bảy chữ
Kiểm tra cuối bài (đề có cấu trúc 2 phần, có ma trận, đề,
hướng dẫn chấm cụ thể cho từng câu)

2

3

4

BÀI 2, buổi 1
Ngày soạn ..................
Ngày dạy:...................

Thời
lượng
(buổi)
3-4

1

2

1

ÔN TẬP PHẦN 1: ĐỌC HIỂU THỂ LOẠI
THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Năng lực: Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 2)
- HS biết cách đọc hiểu một văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ.
1


- Mở rộng kĩ năng đọc hiểu văn bản cùng thể loại ngoài sách giáo khoa.
- HS hiểu và làm được bài tập về nhận biết sắc thái nghĩa của từ và hiệu quả của việc
lựa chọn từ ngữ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
- HS biết cách, làm được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ,
bảy chữ; làm được bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
2. Phẩm chất
- Giúp HS biết trân trọng, yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ơn tập một cách nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
2. Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập đọc hiểu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS hồn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những nội dung bài học
01. Thời gian: 04 phút.
- HS làm việc cá nhân, hoàn thành Phiếu học tập 01.
- GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập.
- GV nhận xét, biểu dương HS phát biểu tốt.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 2:
PHIẾU HỌC TẬP 01

NĂN
G
Đọc –

hiểu
văn
bản
Viết
Nói và
nghe

NỘI DUNG CỤ THỂ
Văn bản 1:………………………………………………………
Văn bản 2: ………………………………………………………

- VB thực hành đọc:……………………………………………………
Thực hành tiếng Việt: ……………………………………………………..
:……………………………………………………..
……………………………………………………………………………….

KĨ NĂNG
Đọc – hiểu văn bản

Viết

NỘI DUNG CỤ THỂ
Đọc hiểu văn bản:
+ Văn bản 1: Nắng mới (Lưu Trọng Lư)
+ Văn bản 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá (Mai Liễu)
- VB thực hành đọc: Đường về quê mẹ (Đoàn văn Cừ)
Thực hành Tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ
Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ
2



Nói và nghe

sáu chữ, bảy chữ
Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

HOẠT ĐỘNG 2. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của Bài 2- Thơ sáu chữ,
bảy chữ
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm
để ơn tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
NV1: Hướng dẫn HS ôn tập kĩ năng I. KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THỂ LOẠI
đọc hiểu thơ sáu chữ, bảy chữ
THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Đặc điểm của thơ sáu chữ, bảy chữ
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến 1.1. Số chữ, dòng thơ
thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, - Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dịng có sáu
đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm.
chữ.
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của - Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dịng có bảy
GV về các đơn vị kiến thức cơ bản của chữ.
bài học.
- Không hạn chế về số dòng trong mỗi khổ,
1. Kể tên các bài thơ sáu chữ, bảy chữ
số khổ trong mỗi bài.

đã được học, được đọc. Chỉ ra điểm
1.2. Ngắt nhịp
khác biệt của hai thể thơ trên?
- Nhịp của thơ sáu chữ: thường ngắt nhịp
2. Các yếu tố hình thức của thể thơ sáu
2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3
chữ, bảy chữ là gì?Nêu đặc điểm của
- Nhịp của thơ bảy chữ: thường ngắt nhịp
từng yếu tố đó?
4/3.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa
- HS tích cực trả lời.
của câu thơ, dịng thơ.
- GV khích lệ, động viên.
1.3. Cách gieo vần
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- Vần chân: được gieo ở cuối dòng thơ thứ
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vần liền: vần được gieo liên tiếp ở các
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
dòng thơ.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Vần cách: vần không được gieo liên tiếp
* GV nêu câu hỏi cho HS nhắc lại các mà thường cách ra một dòng thơ.
kiến thức lí thuyết về đặc trưng thể loại - Vần lưng: vần được gieo ở giữa dòng thơ,
truyện.
tiếng cuối của dòng trên vần với tiếng giữa
của dòng dưới.

=> Vần hỗn hợp.
1.4. Bố cục: là sự tổ chức, sắp xếp các dòng
thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung
3


Hướng dẫn HS ôn tập cách đọc thể loại
thơ sáu chữ, bảy chữ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến
thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp.
- HS trả lời nhanh câu hỏi của GV:
Sau khi học các Vb ở bài 2, em hãy cho
biết cách đọc hiểu một bài thơ sáu chữ,
bảy chữ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời.
- GV khích lệ, động viên.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét

GV hướng dẫn cụ thể các cách làm bài
tập đọc hiểu thơ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến
thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp.
- HS trả lời nhanh câu hỏi của GV:


nhất định để tạo thành một bài thơ.
1.5. Mạch cảm xúc: là diễn biến dòng cảm
xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ.
1.6. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: là
trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt
xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện tư
tưởng, tình cảm của tác giả.
1.7. Cách đặt nhan đề
- Chọn một chi tiết, hình ảnh, âm thanh,
cảm xúc hay sự việc gây ấn tượng, khơi
nguồn cảm hứng cho tác giả.
- Dựa vào ý khái quát của toàn bộ nội dung
bài thơ.
- Nhan đề bằng chữ số,…để cho người đọc
tự suy ngẫm.
2. Cách đọc thể loại thơ sáu chữ, bảy chữ
- Xác định chủ thể trữ tình: Trả lời câu hỏi
“Ai đang thể hiện tình cảm của mình trong
bài thơ?".
- Nhận biết và phân tích được một số yếu
tố hình thức của thơ như vần, nhịp, số câu,
dòng của bài thơ.
- Xác định và phân tích được tình cảm,
cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảm hứng
chủ đạo của tác giả trong bài thơ.
- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp
của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức
nghệ thuật.
- Phân tích được nét độc đáo của bài thơ
thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và
cách nhìn cuộc sống, con người của tác
giả qua bài thơ.
- Rút ra được thông điệp của bài thơ và ý
nghĩa của thông điệp ấy.
3. Cách làm bài tập đọc hiểu thơ
3.1. Các bước làm bài đọc hiểu
a. Đọc ngữ liệu
- Đọc lướt.
- Đọc kĩ, gạch chân các hình ảnh, từ ngữ
đặc sắc.
b. Đọc câu hỏi
4


Em có những kinh nghiệm gì khi làm các
bài tập đọc hiểu thơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời.
- GV khích lệ, động viên.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
GV nhận xét và nhấn mạnh:
1. Các bước Đọc ngữ liệu thơ
- Đọc lướt: Xác định kiểu văn bản/đoạn
thơ.
- Gạch chân (từ ngữ, hình ảnh, phép tu
từ….

+ Nhan đề, nguồn trích dẫn.
+ Từ chìa khóa trong bài thơ/ đoạn thơ.
b. Đọc câu hỏi
- Đọc kĩ từng câu.
- Xác định các vế trong câu hỏi (nếu câu
hỏi dài).
- Gạch chân các từ chìa khóa trong từng
câu (hoặc vế câu).
- Kết nối thông tin giữa các câu hỏi (đọc
hiểu, câu hỏi vận dụng nghị luận xã hội
(thường ở câu cuối).
2. Ví dụ về các dạng câu hỏi về thể loại
thơ thường gặp.
a. Câu hỏi nhận biết
- Xác định lời bài thơ là lời của ai, nói
với ai?
- Xác định thể thơ/ gieo vần/ nhịp/…?
- Bài thơ viết về đề tài nào sau đây?
- Câu thơ/ đoạn thơ sau đây sử dụng biện
pháp tu từ nào?
- Từ …trong câu thơ “…” thuộc loại từ
nào?


- Đọc kĩ từng câu.
- Xác định các vế trong câu hỏi.
- Gạch chân các từ chìa khóa.
- Kết nối thơng tin giữa các câu hỏi.
3.2. Các dạng câu hỏi/yêu cầu về thể loại
thơ thường gặp

a. Yêu cầu ở mức nhận biết
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức
của thơ bảy chữ (số chữ ở mỗi dịng; vần,
nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm
xúc;...).
- Nhận biết được lời bài thơ là của ai, nói
với ai, chủ đề và tình cảm, cảm hứng chủ
đạo của nhà thơ.
b. Yêu cầu ở mức thông hiểu
- Nêu được bố cục, mạch cảm xúc, cảm
hứng chủ đạo, chủ đề,… của văn bản.
- Phân tích được tình cảm, thái độ của
người tác giả thể hiện qua ngôn ngữ, giọng
điệu.
- Hiểu và phân tích được tác dụng của việc
các yếu tố hình thức.
- Phân tích tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ
tình.
c. Yêu cầu ở mức vận dụng
- Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách
ứng xử do đoạn thơ, bài thơ gợi ra.
- Chỉ ra được điểm giống nhau và khác
nhau giữa các hình ảnh, hình tượng thơ.
3.3. Cách làm câu hỏi phần tự luận:
- Dạng 1: Em hiểu câu thơ …như thế nào?/
Câu thơ/ hình ảnh/ từ ngữ …này giúp em
cảm nhận điều gì?
Cách trả lời:
+ Lí giải về các từ ngữ/ hình ảnh có nghĩa
là…

+ Diễn giải lại nội dung của câu thơ (theo
các vế câu, từ chìa khóa).
-> Câu thơ/hình ảnh đó giúp em hiểu được
b. Câu hỏi thơng hiểu
hình ảnh gì, thế nào, từ đó rút ra ý nghĩa,
- Hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ/ cảm hứng chủ đạo,… trong phạm vi đọan
thơ.
5


bài thơ
- Đề tài của bài thơ quen hay lạ? Vì sao?
- Em hiểu câu thơ “A” như thế nào? Câu
thơ, hình ảnh thơ này giúp em cảm nhận
điều gì?
- Từ ngữ/ hình ảnh … có những tác dụng/
ý nghĩa nào?
- Hình ảnh nhân vật …trong bài thơ là
người như thế nào?
- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong
câu văn/đoạn văn…
c. Câu hỏi vận dụng
- Thông điệp/bài học có ý nghĩa sâu sắc
nhất với em là gì? Vì sao?
- Từ bài thơ...em có đồng ý với ý kiến cho
rằng....? Vì sao? Hãy viết đoạn văn ngắn
để bày tỏ suy nghĩ của mình.
...
3. Cách làm câu hỏi phần tự luận:
Dạng 3: Mẫu: Thông điệp/ bài học sâu

sắc nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản
là: chúng ta cần/nên/phải/đừng/ ….
+ Đây là thơng điệp có ý nghĩa nhất với
em vì nó giúp em nhận ra rằng (nếu như
thế thì, khơng như thế thì…
+ Thơng điệp này cịn hữu ích với tất cả
mọi người…
NV2: Ôn tập các VB thơ đã học theo
thể loại
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv chia lớp thành 3 hoặc 6 nhóm. Yêu
cầu HS thảo luận nhóm:
Nhắc lại kiến thức cơ bản về đặc trưng
của thể loại thơ sáu chữ, bảy chữ được thể
hiện qua các văn bản đã học ở bài 1.

- Dạng 2: Nêu hiệu quả của biện pháp tu
từ/ lựa chọn từ ngữ/ hình ảnh,… trong…?
Cách trả lời:
+ Gọi tên biện pháp tu từ, chỉ rõ từ
ngữ/hình ảnh chứa biện pháp;..
+ Nêu hiệu quả, trả lời các câu hỏi:
++ Về nội dung: Sử dụng biện pháp tu từ/
/từ ngữ/ hình ảnh… nhằm nhấn mạnh hình
ảnh, tình cảm... giúp em cảm nhận được
hình ảnh ấy như thế nào ? Thể hiện thái độ/
tình cảm gì của tác giả với ai? Gợi nhắc/
khơi gợi tình cảm gì ở người đọc.
++ Về nghệ thuật: Biện pháp tu từ/từ ngữ/
hình ảnh … có giúp câu thơ (tác phẩm) giàu

hình ảnh, sinh động, hấp dẫn khơng?
- Dạng 3: Rút ra bài học sâu sắc nhất/
thơng điệp có ý nghĩa nhất từ đoạn thơ/
bài thơ và lí giải vì sao.
+ Nêu ra 01 bài học/ thông điệp, gắn liền
với nội dung chính của đoạn thơ/ bài thơ
(khơng chép ngun văn một câu thơ trong
đoạn trích).
+ Có giá trị nhân văn.
+ Diễn đạt bằng 01 câu đơn.
+ Lí giải tại sao chọn bài học, thơng điệp đó
(2 - 3 lí do).

II. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ
VĂN BẢN
1. Văn bản “Nắng mới”
2. Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hố”
3. Văn bản “Đường về q mẹ”

Nhóm 1,2: Văn bản “Nắng mới”
Nhóm 3,4: Văn bản “Nếu mai em về
Chiêm Hố”
Nhóm 5,6: Văn bản “Đường về quê mẹ”
6


Đặc trưng của thể loại thơ biểu hiện ở
văn bản: ...............
Tác giả, xuất
xứ

Thể thơ
Phương thức
biểu đạt chính
Chủ thể trữ
tình
Vần
Nhịp
Từ ngữ, hình
ảnh tiêu biểu
Nội dung- ý
nghĩa
Cách đặt nhan
đề
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
HS viết bài dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.
HS:
- Đọc sản phẩm của mình.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần)
cho bài của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm
của HS.
1. Văn bản: “Nắng mới”
Đặc trưng của thể loại thơ biểu hiện ở văn bản: “Nắng mới”
Tác giả, xuất xứ
- Tác giả: Lưu Trọng Lư

- Xuất xứ: In trong tập Tiếng thu (1939)
Thể thơ
Bảy chữ
Phương thức biểu
Biểu cảm
đạt chính
Chủ thể trữ tình
Người con, xưng “tơi” trong bài thơ.
Vần
Vần chân liền và vần chân. Các chữ cuối ở các dòng thơ vần với
nhau: thời – mười – phơi; ra – thưa…
Nhịp
Ngắt nhịp đa dạng, đều đặn 2/2/3, 3/4, chủ yếu là nhịp 4/3
Từ ngữ, hình ảnh
- Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả trong bài thơ:
7


tiêu biểu

+ lịng rượi buồn, tơi nhớ me tơi, chửa xóa mờ
+ xao xác, não nùng, chập chờn, hắt, reo, …
- Những hình ảnh đặc biệt được dùng để thể hiện gián tiếp tình cảm
của tác giả: nắng mới hắt bên song, âm thanh tiếng gà trưa, nắng
mới reo ngoài nội, áo đỏ, nét cười đen nhánh, …
Đặc biệt là hình ảnh nắng mới
Nội dung, ý nghĩa - Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình yêu, niềm nuối tiếc của tác giả về
người mẹ với những dòng hồi tưởng đẹp đẽ, đầy xúc động. Qua đó,
bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
- Bài thơ còn khẳng định giá trị đạo đức truyền thống uống nước

nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.
Cách đặt nhan đề
Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả.
2. Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hóa”
Đặc trưng của thể loại thơ biểu hiện ở văn bản: “Nếu mai em về Chiêm Hóa”
Tác giả, xuất xứ
- Tác giả Mai Liễu.
- Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác vào tháng Giêng, năm 1995, in
trong tập “Thơ Mai Liễu”.
Thể thơ
Sáu chữ
Phương thức biểu
Biểu cảm
đạt chính
Chủ thể trữ tình
Tác giả, xưng “ta” trong bài thơ.
Vần
vần chân: các chữ cuối ở các dòng thơ vần với nhau: cùng- măng;
nhau- màu; hương- đường…
Nhịp
Ngắt nhịp đa dạng, đều đặn 2/2/2; 2/4; 4/2
Từ ngữ, hình ảnh
- Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả trong bài thơ:
tiêu biểu
+ “gửi nỗi nhớ cùng”, “duyên quá”, “e lạc đường”, ngút ngát
- Những hình ảnh thiên nhiên: - mưa tơ rét lộc, mùa măng, Sông
Gâm đơi bờ cát trắng, non Thần …trẻ lại
- Những hình ảnh con người: vòng bạc rung rinh cổ tay, ngù hoa
mơn mởn ngực đầy, sắc tràm pha hương, nụ cười môi
Nội dung, ý nghĩa - Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên và con người cùng lễ

hội trong mùa xuân ở vùng núi phía Bắc nước ta tươi đẹp, tràn đầy
sức sống, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào miền núi.
- Tác giả gửi gắm tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào, sự gắn bó của
mình với thiên nhiên, con người và truyền thống văn hóa của quê
hương.
Cách đặt nhan đề
Chọn một sự việc gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác
giả.
3. Văn bản “Đường về quê mẹ”
Đặc trưng của thể loại thơ biểu hiện ở văn bản: “Đường về quê mẹ”
Tác giả, xuất xứ
- Tác giả: Đoàn Văn Cừ
- Xuất xứ: in trong tập Thôn ca I (1942)
8


Thể thơ
Phương thức biểu
đạt chính
Chủ thể trữ tình
Vần

Nhịp
Từ ngữ, hình ảnh
tiêu biểu

Nội dung, ý nghĩa

Cách đặt nhan đề


Bảy chữ
Biểu cảm
Người con, xưng “tơi”- chính là tác giả
Vần được gieo trong bài thơ: vần chân (ngần – thân, đê – bề, vàng
– bàng, đầu – nâu, đồng – hồng, quen – quên). Vần chân các tiếng
cuối của câu 1,2,4 các khổ thơ.
4/3
- Từ ngữ chỉ màu sắc: vàng (nắng nhạt), xanh (trời), trắng (đàn
cò), đỏ (xác lá bàng), chỉ số lượng: đồn (người), (cị trắng bay)
từng lớp nối nhau trên trời
- Thiên nhiên: nắng nhạt vàng, trời xanh, đàn cò trắng bay từng
lớp, xác lá bàng, …
- Con người và cảnh lao động: đồn người gánh khoai về ấp, xóm
chợ lều phơi; hình ảnh người mẹ: Mắt sáng, mơi hồng, má đỏ au,

- Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của thôn quê Việt Nam với bức tranh
mùa xuân nên thơ, thuần hậu cùng cuộc sống thanh bình, yên ả của
con người nơi quê mẹ yêu dấu.
- Bài thơ diễn tả kí ức tuổi thơ êm đẹp của tác giả. Đó là tâm trạng
vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về q ngoại.
Đồng thời cịn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về
vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.
Đặt theo cách chọn sự việc, hình ảnh gây ấn tượng đường về quê
mẹ, khơi nguồn cảm hứng cho tác giả.

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao phiếu học tập cho HS.
HS đọc đề, thực hiện các yêu cầu.
- Đọc ngữ liệu (đọc lướt, đọc đánh dấu, …)
- Đọc câu, đánh dấu từ ngữ quan trong trong câu hỏi/ trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
HS viết bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.
- HS:
9


+ Đọc sản phẩm của mình.
+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS.
III. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
ĐỀ SỐ 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nắng mới
(Lưu Trọng Lư)
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tơi, thuở thiếu thời
Lúc người cịn sống, tơi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ người đưa trước dậu phơi,
Hình dáng me tơi chửa xóa mờ
Hãy cịn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa
(Theo Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân, NXB Văn học, 1999, tr.288)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể nào dưới đây?
A. Thơ bảy chữ
B. Thơ lục bát
C. Thơ tự do
D. Thơ sáu chữ
Câu 2: Cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ là:
A. 4/3
B. 2/2/3
C. 2/3/2
D. Không ổn định
Câu 3: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Mẹ
B. Tôi và mẹ
C. Nắng mới
D. Tôi
Câu 4: Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tơi” gắn liền với hình ảnh nào?
A. Mẹ đi ra ngoài đồng làm việc trong buổi nắng sớm.
10


B. Mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về.
C. Gà trưa gáy não nùng.
D. Nắng chiếu qua song cửa.

Câu 5: “Những kí ức thân thương về mẹ sống dậy trong tâm tưởng của nhà thơ từ hình
dáng thấp sau chiếc “áo đỏ” đến ……………..”
Điền từ cịn thiếu vào chỗ trống.
A. Hình ảnh vẫn cịn thương nhớ.
B. Hình ảnh mà tơi vẫn ln mường tượng.
C. “Nét cười đen nhánh sau tay áo”.
D. “Ánh trưa hè”.
Câu 6: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên hiện lên như thế nào?
A. Hối hận, luyến tiếc.
B. Vui mừng, sung sướng.
C. Dửng dưng, lạnh lùng.
D. Buồn nhớ, khắc khoải.
Câu 7: Câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác
dụng?
A. Phép nhân hóa, gợi hình ảnh nắng mới tươi tắn, rạng rỡ.
B. Phép so sánh, khiến nắng mang tâm trạng giống như con người.
C. Phép ẩn dụ, gợi hình ảnh người mẹ trẻ trung, xinh đẹp.
D. Phép ẩn dụ, gợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, chân chất của mẹ.
Trả lời các câu hỏi/Thực hiện các yêu cầu
Câu 8: Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 9. Hình ảnh “nắng mới hắt bên song” và “nắng mới reo ngoài nội” theo em có
điểm gì khác biệt?
Câu 10: Qua bài thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trị của tình
mẫu tử trong đời sống của mỗi con người. (trình bày từ 5 đến 7 dịng)
Gợi ý trả lời
Câu
1->7
8

9


10

Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
A
A
D
B
C
D
A
Câu 8. Khái quát nội dung chính của bài thơ. Nội dung bài thơ “Nắng
mới”: Bài thơ là những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ, qua đó
thể hiện tình u thương mẹ của chủ thể trữ tình – tác giả.
Cũng là “nắng mới” nhưng cái nắng của hiện tại “hắt bên song” buồn bã,
hiu hắt vì cái nắng ấy được cảm nhận qua cảm xúc của người con khi đã
mất mẹ, nhìn nắng mà buồn nhớ về mẹ. Cịn cái nắng của q khứ “reo
ngồi nội” lại rạng rỡ, tươi tắn, tràn đầy sức sống, niềm vui vì đó là nắng
của những ngày cịn mẹ.
- Hình thức: 01 đoạn văn với dung lượng khoảng 5-7 dịng
- Nội dung: về vai trị của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
11



+Tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tình
mẫu tử thể hiện sự gắn kết kì diệu giữa con và mẹ, là tình cảm nâng đỡ,
dìu dắt mỗi con người đến sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn.
+ Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người. Bất cứ ai
trong cuộc đời cũng cần biết trân trọng tình cảm cao q đó bởi chính tình
mẫu tử hướng con người đến những hành động tốt đẹp để dần hồn thiện
nhân cách của mình.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Buổi 2:
ĐỀ SỐ 2
Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi:
MÙA XN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đơi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lịng trí bâng khng sực nhớ làng:
- “Chị ấy, năm nay cịn gánh thóc
Dọc bờ sơng trắng nắng chang chang?”

(Hàn Mặc Tử)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thơ sáu chữ
C. Thơ lục bát
B. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 3. Nội dung sau thuộc khổ thơ nào của bài thơ “Mùa xuân chín”?
Cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước mùa xuân.
12


A. Khổ 1
B. Khổ 2
C. Khổ 3
D. Khổ 4
Câu 4. Từ “xuân” trong câu “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy xanh” có nghĩa giống
với từ xuân trong trường hợp nào dưới đây?
A. Mùa xuân là cả một mùa xanh (Nguyễn Bính)
B. Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh)
C. Ngày xuân em hãy cịn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
(Nguyễn Du)
D. Ngày xuân con én đưa thoi (Nguyễn Du)

Câu 5. Nêu tác dụng của những từ láy được tác giả sử dụng trong khổ thơ (3)
A. Diễn tả âm thanh tiếng hát hằn in trong kí ức tác giả.
B. Diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân.
C. Diễn tả tâm trạng của nhà thơ.
D. Diễn tả hình ảnh của con người trong mùa xuân.
Câu 6. Nêu nội dung chính của bài thơ là.
A. Một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê.
B. Niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết của nhà thơ.
C. Ca ngợi cuộc sống bình yên ở làng quê.
D. Bài thơ khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say
mê, thể hiện niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết của
nhà thơ.
Câu 7: Từ nào không phải là từ láy:
A. thầm thì
B. hổn hển
C. bâng khuâng
D. xuân xanh
Câu 8: Bài thơ chủ yếu dùng vần nào?
A. Vần chân
B. Vần liền
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
Trả lời các câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 9: Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Câu 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) về ý nghĩa của: Lắng nghe
lời thì thầm của mùa xuân.
Gợi ý trả lời
13



Câu
1->8
9

10

Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
C
B
D
C
A
D
D A
- Nhân hóa : “gió” là sự vật vơ tri, vơ giác mà có hành động như con người
“trêu” tà áo biếc.
- Tác dụng: Gợi lên khung cảnh đầy sức sống, qua đó gửi gắm niềm yêu
đời của nhà thơ; làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.
HS viết đoạn văn theo yêu cầu
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

- Hình thức: Đảm bảo về số câu, khơng được gạch đầu dịng, khơng mắc
lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy;
- Nội dung: Lắng nghe lời thì thầm của mùa xn có ý nghĩa:
+ Giúp tâm hồn thêm giàu có, phong phú;
+ Giúp ta thêm trân trọng, mến yêu cuộc sống;
+ Khiến con người cảm nhận niềm vui, hạnh phúc;
+ Biết sống trọn vẹn tuổi thanh xuân;
+ Sống có ý nghĩa với cuộc đời, với xã hội…

ĐỀ SỐ 3
CON YÊU MẸ
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ


- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Cịn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con u mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Ln trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế
(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

Lựa chọn đáp án đúng:
14


Câu 1: Văn bản “Con yêu mẹ” thuộc thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Tự do.
C. Sáu chữ.
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ?
“ Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi”

D. Bảy chữ.

A. So sánh.
B. Nhân hóa, so sánh.

C. Ẩn dụ, so sánh
D. Ẩn dụ.
Câu 3: Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên.
A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận.
C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.
D. Biểu cảm kết hợp nghị luận.
Câu 4: Tình yêu của đứa con dành cho mẹ được tác giả so sánh với hình ảnh nào?
A. Ơng trời, mặt trăng, con dế
B. Hà Nội, đường đi, ông mặt trời
C. Con dế, mặt trời, con đường đi
D. Ông trời, Hà Nội, trường học, con dế.
Câu 5: Văn bản là tình cảm của ai dành cho ai?
A. Tình cảm của mẹ dành cho con.
B. Tình cảm của con dành cho mẹ.
C. Tình cảm của mẹ dành cho thiên nhiên.
D. Tình cảm của con dành cho trường học.
Câu 6: Từ “đường” trong câu thơ:“Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với
nghĩa gốc.
A. Đúng
B. Sai
Câu 7: Chủ đề bài thơ là:
A. tình mẫu tử.
B. hình ảnh ơng trời và trường học.
C. hình ảnh mẹ và bố.
D. tình phụ tử.
Câu 8. Câu thơ:“Con yêu mẹ bằng ông trời /Rộng lắm không bao giờ hết” gợi điều gì?
A. Ơng trời bao la, rộng lớn.
B. Hình dáng của mẹ.
C. Thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ.

D. Sự lo lắng của mẹ dành cho con.
Trả lời các câu hỏi/Thực hiện các yêu cầu:
Câu 9: Em nhận thấy những vẻ đẹp gì ở người con trong đoạn văn bản?
Câu 10: Đọc xong văn bản “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, em sẽ làm gì để thể hiện
tình cảm của mình với cha mẹ (bằng đoạn văn 5 câu)?
Gợi ý trả lời:
15


Câu
1->8
9

10

1.
2.
3.
4.

Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
C

A
C
D
B
A
A
C
Người con trong đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm:
- Suy nghĩ đặc biệt khi thể hiện tình cảm dành cho mẹ: chọn những điều to
lớn nhất để so sánh vì những thứ nhỏ bé (trong suy nghĩ của con) không
thể bao chứa hết tình cảm dành cho mẹ, song những điều đó lớn q thì
cũng khó đạt tới vì thế người con chỉ muốn lúc nào cũng ở bên mẹ nên so
sánh ngộ nghĩnh cuối bài “con yêu mẹ bằng con dế”.
- Tình cảm cao quý, trong sáng, hồn nhiên qua cái nhìn trẻ thơ, qua cách
diễn đạt đơn giản, dễ hiểu mà đi sâu vào lòng người.
HS bày tỏ suy nghĩ theo yêu cầu
- Hình thức: bằng đoạn văn khoảng 5 câu.
- Nôi dung: HS nêu suy nghĩ cá nhân về những việc cần làm để thể hiện
tình cảm của mình với cha mẹ.
Sau đây là một số gợi ý:
Là con cái chúng ta có nhiều cách để thể hiện tình cảm với cha mẹ như:
- Chúng ta luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ.
- Làm nhiều việc tốt, luôn cố gắng học tập thật tốt chăm học;
- Nỗ lực rèn luyện trau dồi tri thức, ngoan ngỗn, chăm chỉ, phấn
đấu cho cha mẹ vui lịng.
- Dành thời gian cho bố mẹ nhiều hơn, chia sẻ, thời gian là thứ quý
giá nhất mà con cái có thể dành cho bố mẹ. ...
- Giúp đỡ bố mẹ, kể cả những việc đơn giản nhất. ...
- Nói lời yêu thương bố mẹ mỗi ngày.
..

ĐỀ SỐ 4

Đọc đoạn thơ sau:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dịng sơng lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
[...]
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nơn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
16


Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đơi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Trương Nam Hương, Trích Trong lời mẹ hát, In trong Ban mai xanh, NXB Đồng Nai,
1994)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên?
A.Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C.Thơ sáu chữ

D. Thơ tự do
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A.Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?
A. Người con
B. Người mẹ
C. Lời hát ru của mẹ
D. Những kí ức tuổi thơ
Câu 4: Ở đoạn thơ này, nhân vật trữ tình đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen
thuộc nào?
A.Chiếc võng đưa con vào giấc ngủ.
B. Hình ảnh người mẹ ngồi ru con.
C. Hình ảnh cánh cò trắng, dải đồng xanh, màu vàng hoa mướp.
D. Tất cả các hình ảnh trên.
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hốn dụ
D. Nhân hóa
Câu 6: Từ tượng hình xuất hiện trong văn bản trên là?
A.Ngọt ngào
B. Chịng chành
C. Nơn nao
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Ý nào hiểu đúng nhất về nội dung chính của lời thơ sau?
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao

A. Hình ảnh người mẹ cịng lưng và người con cao lớn.
B. Khắc họa sự tương phản người mẹ già và người con còn trẻ.
C. Sự vất vả, hi sinh của người mẹ dành cho con.
D. Khắc họa sự vất vả, hi sinh của người mẹ dành cho con và niềm biết ơn với công
lao nuôi dưỡng con nên người của người con.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh người mẹ được khắc hoạ trong bài thơ.
Câu 9. Lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của người con?
Câu 10. Thơng điệp có ý nghĩa nhất với em từ văn bản trên?
17


Gợi ý trả lời
Câu
1->7
8

9

10

Đáp án
1

2

3

4


5

6

7

C
B
A
C
D
B
D
- Người mẹ được tái hiện qua những lời hát ru ngọt ngào, qua mái tóc bạc
ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió.
- Hình ảnh người mẹ cao cả, suốt đời hi sinh, mang lại cho con những điều
tốt đẹp nhất.
Lời ru của mẹ rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời người
con.
- Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần tươi đẹp mà người
mẹ mong muốn bồi đắp cho con, nuôi dưỡng tâm hồn con từ khi còn trẻ
thơ.
- Lời ru giúp con khôn lớn, trưởng thành bay xa.
Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản.
- Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng/ trân quý tình cảm gia
đình.
- Luôn biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ cha.
- Hãy lưu giữ những khúc hát ru để nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ…
ĐỀ SỐ 5


Đọc văn bản sau:
.

[...]Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hị!
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, q xa xơi
Chao ơi thương nhớ, chao thương nhớ
Ơi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vịng quanh quẩn
Muốn thốt, than ơi, bước chẳng rời

18


Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi1
Say hương đồng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
Cho tới chừ đây, tới chừ2 đây
Tôi mơ qua cửa khám3 bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Tố Hữu, Tháng 7 /1939
(Trích Nhớ đồng, In trong Tố Hữu – Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí
Minh, NXB Văn học, 2005)
* Chú thích:
(1) chim cà lơi: tên gọi khác của chim sơn ca
(2) chừ (từ địa phương miền Trung): giờ, bây giờ
(3) khám: nhà giam
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản:
A. Thơ năm chữ
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Câu 2: Bài Nhớ đồng được tác giả viết trong hoàn cảnh nào?
A. Tác giả đang đi làm xa quê nên nhớ về quê hương.
B. Tác giả nhìn đồng quê và nhớ về kỉ niệm tuổi ấu thơ.
C. Tác giả đang bị giam trong nhà tù và nhớ về cuộc sống bên ngồi nhà tù và chính
mình lúc chưa bị giam cầm.
D. Tác giả đang hoạt động cách mạng ở nơi xa và nhớ về quê hương của mình.
Câu 3: Bài Nhớ đồng được gợi cảm hứng trực tiếp từ?
A. Những hình ảnh đồng quê quen thuộc, bình dị.
B. Những người thân yêu của tác giả.
C. Niềm vui, say mê khi hoạt động cách mạng.
D. Tiếng hò xứ Huế quen thuộc, thân thương.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Nhớ những hình ảnh đồng quê quen thuộc, bình dị và khao khát được tự do.
B. Nhớ hình ảnh người thân, nhớ chính mình lúc chưa bị giam cầm và khao khát
được tự do.
C. Nhớ những ngày mình say sưa hoạt động cách mạng.

D. Cuộc sống khác nhau giữa trong và bên ngoài nhà tù.
19


Câu 5: Những hình ảnh: hồn quen dãi nắng dầm mưa, hồn chất phác hiền như đất gợi
nhắc đến ai?
A. Những người nông dân.
B. Những người công nhân.
C. Những người hoạt động cách mạng.
D. Những người thân trong gia đình.
Câu 6: Cụm từ “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” chúng ta nên hiểu như thế nào?
A. Thanh niên đang đi tìm một nửa yêu thương của mình.
B. Thanh niên đang đi tìm hướng đi cho cuộc đời của mình.
C. Thanh niên đang đi tìm nghề nghiệp mà mình yêu thích.
D. Thanh niên đang băn khoăn về sở thích của mình.
Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ?
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
A. Phép so sánh
B. Phép ẩn dụ
C. Phép nhân hóa
D. Phép điệp ngữ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Đồng quê hiện lên qua bóng dáng của những con người nào trong nỗi nhớ của
tác giả về? Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà tác giả dành cho họ.
Câu 9: Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn.
Câu 10: Từ đoạn thơ trên, em hãy nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
Gợi ý trả lời

Câu
1->7
8

9

10

Đáp án
1

2

3

4

5

6

7

C
C
D
B
A
B
D

- Đồng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ với hình ảnh con người bình
dị, mộc mạc mà lam lũ, vất vả của quê hương: “Mẹ già xa đơn chiếc”,
“những hồn thân” “những hồn quen dãi gió dầm sương” “những hồn chất
phác hiền như đất”, nhớ qua một “tiêng hò”.
- Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó:
tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống và con người quê
hương. Dường như người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang chìm đắm trong
nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt.
=> Người đọc cảm nhận rất rõ tâm trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc
này.
Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài
thơ khép lại nhưng cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng như nhiều vòng sóng
đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng khơng giới hạn.
Ý nghĩa của việc sống có lí tưởng:
20



×