Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng xanh tại thị xã kinh môn, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.59 KB, 7 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI THỊ XÃ KINH MÔN,
TỈNH HẢI DƯƠNG
ThS. Bùi Thị Phương

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam / Email:

Tóm tắt: Tăng trưởng xanh đã và đang trở thành xu thế tất yếu của các nền
kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng, khơng chỉ vì u cầu khẩn thiết trong
bảo vệ mơi trường, mà cịn vì u cầu của sự phát triển. Thực tiễn cho thấy,
nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ của nền kinh tế trong những giai đoạn khó
khăn của đất nước và là ngành kinh tế có lợi thế chiến lược của quốc gia. Bài
viết phân tích sự biến đổi từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng, từ tư duy
ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền vững trong phát triển ngành nông nghiệp
của thị xã Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng
trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững nền kinh tế nơng nghiệp của Thị xã.
Từ khóa: Kinh Môn, Hải Dương, nông nghiệp, tăng trưởng xanh
1. Đặt vấn đề
Là quốc gia có đơng dân số sinh sống và làm việc trong khu vực nông nghiệp,
nông thôn, trên cơ sở xác định nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế
trọng điểm, Đảng đã có nhiều chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chiến lược cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Nghị quyết số 26-NQ/TW về
nơng nghiệp, nông dân, nông thôn được xem là bước phát triển mới của Nghị
quyết Trung ương 5 khóa IX về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thôn. Trong bối cảnh đất nước đứng trước những thách thức của
tiến trình phát triển khơng bền vững, biến đổi khí hậu, mơi trường nơng thơn
được quan tâm nhiều hơn, đang dần dần nâng cao ý thức của cư dân nơng thơn


về giữ gìn mơi trường sinh thái và mơi trường xã hội, sản xuất ngày càng hướng
dần hơn đến bền vững, thuận thiên, bảo vệ môi trường. Trong những năm gần
đây, kinh tế nông thôn phát triển đa dạng, chuyển dần sang các hoạt động phi
nông nghiệp, cơ cấu lại hình thức tổ chức sản xuất chuyển dịch theo hướng ưu
tiên phát triển những hình thức và quy mơ sản xuất có năng suất, chất lượng,
hiệu quả và giá trị hàng hóa cao. Tuy nhiên, khu vực nơng nghiệp nông thôn hiện
nay tăng trưởng chậm lại, chưa bền vững, nhiều đầu vào sản xuất phụ thuộc vào
thị trường nhập khẩu, bảo quản chế biến kém, tổn thất trước, trong và sau thu
hoạch còn cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, thị trường bất ổn.
Thị xã Kinh Mơn nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp
thị xã Đơng Triều (Quảng Ninh), phía Nam giáp huyện Kim Thành, phía Đơng
giáp huyện Thủy Ngun (TP. Hải Phịng), phía Tây giáp huyện Nam Sách và
Economy and Forecast Review

403


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP

TP. Chí Linh. Tổng diện tích tự nhiên là 16.533,54 ha, dân số 170.594 người,
với 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường. Kinh Môn nằm trong vùng
Kinh tế trọng điểm phía Bắc, giữa 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và
Hải Phịng. Thị xã có quốc lộ 17B chạy qua nối liền Quốc lộ 5A với Quốc lộ
18, kết nối các vùng trọng điểm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Thị xã Kinh Môn được bao bọc bởi 4 con sông lớn là: Kinh Môn,
Kinh Thầy, Đá Vách và Hàn Mấu, cùng với đó là hệ thống các tuyến đường
tỉnh, đường thị hình thành nên mạng lưới giao thơng thuỷ, bộ rất thuận lợi. Thị
xã Kinh Mơn có tiềm năng khoáng sản phong phú, đặc biệt là các khoáng chất
công nghiệp, như: cao lanh, đá vôi xi măng, đá vơi xây dựng, sét xi măng, sét

gạch ngói là đặc trưng và ưu thế to lớn của thị xã để có thể phát triển mạnh lĩnh
vực cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Bên cạnh phát triển công
nghiệp, theo thống kê, thị xã hiện có trên 10.000 ha đất nơng nghiệp, trong đó
có trên 6.000 ha đất nơng nghiệp trồng cây hàng năm và trên 1.000 ha đất rừng,
với địa hình đa dạng: sơng, núi, đồng bằng đan xen đã tạo điều kiện thuận lợi
cho nhiều loại cây trồng phát triển. Với những tiềm năng thế mạnh sẵn có đã
tạo điều kiện thuận lợi cho Thị xã chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng
tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, thực tiễn khai thác và chuyển đổi của Kinh Mơn
cịn nhiều bất cập, cần những chính sách và giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.
2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
trong xu hướng tăng trưởng xanh
Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, thị xã Kinh Mơn xác định diện tích đất lúa năng suất, chất lượng
cần giữ ổn định, lâu dài. Cùng với đó, khi dịch Covid-19 tác động đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, thì càng thấy vai trị quan trọng của
sản xuất nơng nghiệp. Đó là việc bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân
trong mọi hồn cảnh. Thậm chí, nếu cơng nghiệp bị ảnh hưởng, người dân khơng
có việc làm thì có thể quay trở lại sản xuất nơng nghiệp. Do dó, nông nghiệp đã
trở thành bệ đỡ cho nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh, tạo sinh kế bền vững cho
người dân. Trong xu thế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nông nghiệp
cũng là một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển và hỗ trợ chính sách tạo
điều kiện. Đồng thời, bám sát nội dung của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thị
xã Kinh Môn đã và đang triển khai nhiều đề án, kế hoạch phát triển ngành nông
nghiệp, như: Kế hoạch phát triển nơng nghiệp sạch, nơng nghiệp hữu cơ và hình
thành các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung, hướng tới nông nghiệp
chất lượng cao giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Đề án thúc đẩy
sản xuất, chế biến nông nghiệp sạch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triên bền vững, giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả quỹ đất
nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế diện tích sản xuất.

2.1. Hiệu quả có được nhờ đổi mới sản xuất nơng nghiệp theo hướng bền
vững tại thị xã Kinh Môn
Để hướng nền nơng nghiệp đạt được các tiêu chí tăng trưởng xanh hướng
404

Kinh tế và Dự báo


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP

tới phát triển bền vững, thị xã Kinh Môn đã tập trung đổi mới ở 4 khâu đột phá
là: Sản xuất quy mô lớn; Tái cơ cấu nông nghiệp dựa trên lợi thế tự nhiên; Ứng
dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch. Cụ
thể: (i) Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tập trung sản xuất nông nghiệp
quy mô lớn để đưa cơ giới hóa và áp dụng đồng bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất. Thị xã đã thực hiện quy hoạch hơn 10 vùng nguyên liệu: hành, tỏi, hành
mủa, nếp cái hoa vàng, sắn dây, thanh long ruột đỏ, cam ngọt, dưa, chuối, rau
xanh ngắn ngày, lúa… Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao, nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng nơng
sản, có sức cạnh tranh phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.
(ii) Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp dựa trên cơ sở phát huy lợi thế của từng
vùng. Theo đó, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp lớn, như: Nếp cái
hoa vàng được gieo cấy ở các phường, xã An Phụ, Hiệp An, Hiến Thành, Long
Xuyên, An Sinh, Phạm Thái, Hoành Sơn, Duy Tân; Rau màu tập trung tại Hiến
Thành, Thái Thịnh, Hiệp An, Long Xuyên, Thượng Quận, An Phụ, Phạm Thái,
An Sinh; Phát triển vùng cây ăn quả cam, ổi, thanh long ở các phường, xã
Thất Hùng, Lê Ninh, Bạch Đằng; Xây dựng vùng rươi, cáy, lúa hữu cơ chất
lượng cao kết hợp du lịch sinh thái tại Phú Thứ, Hiến Thành, Minh Tân... (iii)

Đẩy mạnh công tác khảo nghiệm và định hướng ứng dụng các sản phẩm khoa
học nông nghiệp cây, con giống mới, thiết bị mới như: chế phẩm sinh học EM,
hầm bioga, phân bón Nep26, sản xuất theo quy trình Vietgap, phục tráng giống
thuần, đi cùng với đó xây dựng nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý các sản phẩm… đã thúc
đẩy nông dân sử dụng và ứng dụng khoa học và kỹ thuật vào trong sản xuất,
đời sống, tăng giá trị sản phẩm. (iv) Tăng cường hỗ trợ sinh phẩm cho nơng dân
áp dụng quy trình sản xuất VietGap, bằng phương thức đưa ra các định mức hỗ
trợ, như: Hỗ trợ thuốc chuột để bảo vệ sản xuất nơng nghiệp định mức 0,1kg
thuốc/ha (tổng diện tích gieo trồng lúa và rau màu 12.768 ha); Hỗ trợ giá giống,
phân bón hữu cơ, cải tạo đất, chế phẩm sinh học để thực hiện quy hoạch vùng
sản xuất, xây dựng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp theo chuỗi liên kết, tiêu
thụ sản phẩm, mức hỗ trợ 1,0 kg/sào (tương đương 28 kg/ha), phân bón hữu cơ,
cải tạo đất, chế phẩm sinh học 54.200 đ/sào (1.517.600 đ/ha); Hỗ trợ chế phẩm
sinh học, phân bón hữu cơ, cải tạo đất trên diện tích trồng hành, tỏi (tổng diện
tích 3.900 ha trồng hành, tỏi) định mức 360.000 đ/sào (10.080.000 đ/ha).
Nhờ các chính sách khuyến khích và hỗ trợ chuyển đổi nơng nghiệp theo
hướng tăng trưởng xanh một cách thiết thực và hiệu quả, thời gian qua, hoạt
động sản xuất nông nghiệp của Kinh Môn đã đạt được nhiều thành tựu ấn
tượng, khẳng định vị thế các sản phẩm nông nghiệp của Thị xã trong Tỉnh và
cả nước, điển hình như:
- Tính đến hết năm 2021, thị xã có 8 sản phẩm tham gia dự thi Chương
trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện gồm: Trứng Đà Điểu của doanh
nghiệp thương mại Bình Minh, sản phẩm đạt 3 sao (Minh Tân); Bột sắn dây
nguyên chất Thành Nhàn của hộ kinh doanh Bùi Văn Thành, sản phẩm đạt 4
sao (Thượng Quận); Thanh long ruột đỏ Đại Uyên, sản phẩm đạt 3 sao - Hợp
Economy and Forecast Review

405



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP

tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng (Bạch Đằng); Rượu
tỏi, tỏi mật Công ty TNHH MTV Phương Khiêm, sản phẩm đạt 4 sao (Hiệp
Sơn); Mật ong rừng An Sinh của hộ gia đình Nguyễn Kim Thích, sản phẩm đạt
3 sao (An Sinh); Vang tỏi đen, Siro tỏi đen Công ty Cổ phần sản xuất thương
mại Agrico, sản phẩm đạt 4 sao (An Phụ).
- Kinh Môn, hành tỏi được trồng quanh năm (các nơi khác chỉ trồng được
vụ Đông), biến nơi đây trở thành “Kinh đơ hành tỏi” với diện tích và sản lượng
lớn nhất Việt Nam. Tồn Thị xã có hơn 5.700 ha đất trồng hành, sản lượng đạt
68.000 tấn/năm; hơn 240 ha trồng tỏi, đạt sản lượng trên 1.900 tấn/năm. Do
được trồng trên vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ và thổ nhưỡng thích hợp
nên hành tỏi ở đây đạt chất lượng cao, vị thơm cay đặc biệt, trở thành sản phẩm
nông nghiệp nổi bật của địa phương.
- Sản phẩm sắn dây Kinh Môn đã được Nhà nước cấp bằng bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ tập thể. Sản lượng cũng như chất lượng bột sắn dây ở Kinh Môn đạt
mức cao nên đã có thị trường tiêu thụ rộng khắp trong cả nước và xuất khẩu sang
Thái Lan, Trung Quốc... giá trị sản phẩm sắn dây đạt trên 170 tỷ đồng/năm. Diện
tích trồng sắn dây hàng năm của thị xã Kinh Môn là 350 ha, sản lượng sắn (quy
bột) đạt hơn 2.000 tấn. Hiện tồn Thị xã có khoảng 15 cơ sở chế biến bột sắn dây
quy mô vừa và nhỏ, cùng với hàng trăm hộ gia đình chế biến sắn dây nhỏ lẻ khác.
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp ở Kinh Môn để
tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp theo xu hướng bền
vững của Thị xã còn tồn tại một số hạn chế, như:
(i) Mặc dù số lượng diện tích nơng nghiệp lớn, nhưng chủ yếu vẫn trồng trọt
theo lối xưa cũ, việc dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế nên
chưa tối đa được năng suất sản phẩm.

(ii) Các sản phẩm nơng nghiệp cịn sử dụng lượng lớn hóa chất, chất bảo
quản thực phẩm từ lúc trồng trọt đến lúc thu hoạch dẫn đến những ảnh hưởng
về sức khỏe của người trồng lẫn người tiêu dùng, cũng như khó khăn khi vươn
tầm quốc tế.
(iii) Các sản phẩm nông nghiệp, như: cam, thanh long, nếp cái hoa vàng…
vẫn chủ yếu được sử dụng ở địa phương, chưa được tiêu thụ rộng rãi ở các địa
phương khác dẫn đến sản phẩm đầu ra còn bị ứ đọng nhiều.
(iv) Chất thải từ sản xuất, chế biến nông sản đang là vấn nạn với môi trường;
việc thâm canh sản xuất liên tục khiến cho chất lượng đấy sụt giảm ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng cây trồng.
(v) Phương thức sản xuất tuần hoàn chưa được áp dụng trong sản xuất nơng
nghiệp nên hiện tượng lãng phí tài ngun, vật chất trong sản xuất nông nghiệp
là rất lớn.
(vi) Khoa học, công nghệ ứng dụng vào tất cả các khâu từ chọn giống, trồng
trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến trong sản xuất còn nhiều hạn chế, mức độ
đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ vào bảo quản, chế biến sâu thấp nên hiệu
quả mang lại không cao.
406

Kinh tế và Dự báo


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP

(vii) Nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,
nông nghiệp công nghệ cao vừa thiếu lại vừa yếu nên việc hình thành các mơ
hình sản xuất nơng nghiệp hiện đại đảm bảo các tiêu chí của tăng trưởng xanh ở
Kinh Mơn khơng có nhiều. Điều này làm hạn chế việc phát triển theo cả chiều

rộng lẫn chiều sâu của các mơ hình sản xuất nông nghiệp tốt.
3. Một số giải pháp đổi mới phương thức sản xuất để đảm bảo tăng
trưởng xanh hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững tại Kinh Môn,
Hải Dương
Để xây dựng và thực hiện phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền
vững, ít phát thải theo hướng kinh tế tuần hồn, thơng minh, thích ứng với biến
đổi khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp xanh,
xây dựng và phát triển nông thơn mới theo hướng xanh, bền vững với các mơ
hình làng sinh thái, làng thơng minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Kinh
Mơn, thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, các giải pháp về tạo cơ chế, chính sách, gồm: (i) Điều chỉnh bổ sung
vào Quy hoạch tổng thể khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm
2030, định hướng đến năm 2050 của Thị xã nằm trong tổng thể quy hoạch phát
triển ngành nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Tổ chức dồn điền đổi thửa, tập trung
ruộng đất; khuyến khích người dân cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
nông nghiệp trong các dự án nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao; rà sốt, chuyển
đổi mục đích sử dụng diện tích đất lúa kém hiệu quả để triển khai xây dựng các
vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định. (ii) Xây dựng Đề án
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của Thị xã để làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư. (iii) Hỗ trợ các
hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; phát
triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường đối với tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư
xây dựng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (theo Điều 9, Điều 10
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành).
Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công
nghệ cao trong nông nghiệp tại khu và vùng nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.
(iv) Hỗ trợ các hình thức hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất gắn với chế biến, tiêu
thụ sản phẩm giữa người sản xuất, các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh
nghiệp để tăng cường năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các quy định hiện hành. Hỗ trợ xây dựng,

quảng bá thương hiệu sản phẩm của khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao. (v) Tăng cường thu hút vốn đầu tư bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó tập
trung vào các loại hình doanh nghiệp, chú trọng đến nguồn vốn trong dân còn rất
lớn để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững khu vực nông thôn. Tiếp tục hồn
chỉnh, bổ sung các chính sách đặc thù để thu hút các doanh nghiệp có điều kiện về
vốn, cơng nghệ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất,
theo đó cần: (i) Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên
cùng một địa bàn để hình thành chương trình tổng hợp; tiếp tục nghiên cứu, ứng
Economy and Forecast Review

407


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP

dụng, đẩy mạnh triển khai đưa chương trình phát triển cây, con giống mới, đưa
cơ khí hóa, cơng nghệ chế biến sau thu hoạch, dịch vụ khoa học và công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên, công nghệ sản xuất giống cây
trồng, nông - lâm nghiệp, cây dược liệu, phân bón và thuốc bảo vệ sinh học,
công nghiệp bảo quản - chế biến sau thu hoạch, cơng nghệ vi sinh... (ii) Đổi mới
chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôn vinh, khuyến khích những lao động sáng tạo,
có kết quả nghiên cứu được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất. (iii)
Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa cơng tác khuyến nông, khuyến công, khuyến
lâm phải được thực hiện tới hộ gia đình. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế tiếp nhận và ứng dụng khoa học và công nghệ để sản
xuất kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ sản

xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, gắn với phát triển du lịch trong nông
nghiệp, nông thôn. Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về sở hữu trí tuệ trong
việc bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (bản quyền
giống cây trồng, vật nuôi, quy trình cơng nghệ, vi sinh vật…). (iv) Đẩy mạnh
cơng tác thông tin phổ biến tri thức trong nông thôn, trước hết là tri thức trong
sản xuất nông lâm nghiệp, về ngành nghề, dịch vụ, thị trường tiêu thụ, văn hố
lối sống, những kiến thức về bảo vệ mơi trường.
Thứ ba, đẩy nhanh thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với đổi mới và
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, theo đó cần:
(i) Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng
thơn mới ở tất cả các xã trên địa bàn Thị xã. Tăng cường nguồn lực đầu tư xây
dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu, gắn với quy hoạch. Ưu
tiên nguồn lực cho phát triển sản xuất, bảo đảm sinh kế cho nguời dân; phát
triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa
và phát triển bền vững nơng nghiệp, nơng thơn...
(ii) Thực hiện có hiệu quả các chương trình và chính sách giảm nghèo, lồng
ghép có hiệu quả với các chương trình trên cùng một địa bàn. Nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Có kế hoạch cụ thể về
đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nơng dân, nhất là ở các vùng
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,
gắn với việc chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực cơng nghiệp và dịch vụ.
(iii) Xây dựng và có các biện pháp nhân rộng các mơ hình hợp tác xã, tổ hợp
tác hoạt động có hiệu quả ở các địa phương trên địa bàn Thị xã. Phát triển mạnh
các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết, hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất,
bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thúc
đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, gia trại phát triển.
Thứ tư, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp, theo đó:
(i) Hỗ trợ về vốn, cơng nghệ, thị trường; hướng dẫn doanh nghiệp, nông

dân thực hiện sản xuất nơng nghiệp theo chuỗi giá trị theo từng chu trình: sản
408

Kinh tế và Dự báo


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP

xuất - phân phối - tiêu dùng - tái chế; sản xuất - chế biến (tái chế) - phân phối
- tiêu dùng (sản xuất). Đẩy mạnh triển khai và nhân rộng các mơ hình sản xuất
sử dụng phế phẩm nông nghiệp vào trồng nấm, đậu tương, ngô, khoai tây...;
khuyến khích mở rộng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, nông nghiệp
sạch, nông nghiệp công nghệ cao...; khuyến cáo, thậm chí cấm đốt rơm rạ, đốt
nương rẫy, cấm các cơ sở chăn nuôi xả thải gây ô nhiễm...
(ii) Nâng cao năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp. Đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý phụ,
phế phẩm trong nông nghiệp. Đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ
thuật trong xử lý phế phẩm nơng nghiệp, nhất là ở các địa phương có diện tích
trồng trọt và chăn ni quy mơ lớn. Khuyến cáo và hỗ trợ (mặt bằng, vốn, công
nghệ) các chủ thể sản xuất nông nghiệp để họ chú trọng thu gom, phân loại phụ,
phế phẩm nông nghiệp cũng như đầu tư cho cơng nghệ tái chế. Khuyến khích
các địa phương trên cả nước, dựa vào các mơ hình đã có và điều kiện cụ thể của
mình phát triển các mơ hình kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp cho phù hợp.
Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.
4. Kết luận
Thị xã Kinh Mơn có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên
cũng như cả nước việc phát triển bền vững nền nông nghiệp đang đứng trước
những áp lực của sự suy giảm tài nguyên, gia tăng phát thải và biến đổi khí hậu.

Kinh Mơn để đảm bảo sự ổn định trong phát triển nơng nghiệp, thì phát triển
kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp là việc làm cần thiết. Bởi, phát triển kinh
tế tuần hồn trong nơng nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do
giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên (giảm chi phí sử dụng nước, tái sử dụng
các chất thải, xử lý biogas giúp giảm chi phí nhiên liệu...), giảm phát thải khí
nhà kính, bảo vệ mơi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo yêu
cầu tăng trưởng xanh hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng
nông thôn mới ở Kinh Môn.■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND thị xã Kinh Mơn (2020). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã
hội năm 2020, định hướng năm 2021
2. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương (2022). Kinh môn phát triển
nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, truy cập từ duongtv.
com.vn/media/yeu-bang-trai-tim/trang-26.html?view=22509
3. Đào Hương (2022). Thị xã Kinh Môn chấm điểm 8 sản phẩm nông nghiệp
dự thi sản phẩm Ocop năm 2020, truy cập từ />ViewDetail/3199.aspx
4. Thu Hương (2022). UBND thị xã Kinh Môn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
năm 2022, truy cập từ />
Economy and Forecast Review

409



×