1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHUỘT MÁY TÍNH CHO HỌC
SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG.
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Trong giai đoạn hiện nay, bộ môn Tin học được đưa vào giảng dạy từ lớp 3
nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về máy tính, hướng dẫn các em cách
sử dụng và ứng dụng máy tính vào các việc đơn giản trong đời sống, trong học tập;
Để học sinh có thể tiếp xúc một cách dễ dàng nhất, nắm bắt một cách tốt nhất
bộ mơn Tin học, người giáo viên cần phải tìm ra phương pháp tốt nhất để giúp các
em tiếp thu và vận dụng hiệu quả kiến thức đã học. Từ đó tạo sự tự tin, hứng thú
cho các em đối với môn học và nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính trong học tập,
trong ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Thuận lợi- khó khăn:
*Thuận lợi:
- Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị, Sách giáo khoa và các
phần mềm kèm theo tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy.
- Hằng năm, trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, tập huấn, đặc
biệt là tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ nhằm trao đổi học hỏi chuyên môn, trao
đổi kinh nghiệm giữa giáo viên tin học với các giáo viên bộ mơn khác nhằm để
nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám
phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực
hành.
- Một số em đã có máy tính ở nhà nên việc tiếp cận máy tính nhanh.
2
- Vì là mơn học trực quan, sinh động, mơn học khám phá những lĩnh vực
mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành học sinh ln
biết tìm tịi khám phá ra những điều mới lạ. Học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thoải mái, khơng bị gị ép.
* Khó khăn:
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ mơn Tin học cịn q ít. Nhất là
những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
- Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn nên phần lớn học sinh chưa học
nghiêm túc và phụ huynh chưa quan tâm đến môn học này.
- Đa số các em học sinh người địa phương chỉ được tiếp xúc với máy tính ở
trường là chủ yếu, do đó việc khám phá và tìm tịi cũng như những kĩ năng khi sử
dụng máy tính vẫn còn hạn chế. Nên việc học tin học khi tiếp xúc với máy tính của
một số em vẫn cịn chậm.
- Đối với học sinh lớp 3, khi lần đầu được học mơn Tin học, được tiếp xúc
với máy tính, mọi thứ với các em còn rất mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ. Khối lượng
kiến thức trong chương trình của các em cũng tương đối lớn, thời gian được tiếp
xúc và thực hành ít do đó các em cịn rất hạn chế trong việc tiếp thu, vận dụng kiến
thức vào sử dụng máy tính.
- Sử dụng chuột máy tính đúng cách và thành thạo sẽ giúp cho học sinh tự tin,
linh hoạt hơn trong các thao tác, từ đó hiệu quả sử dụng máy tính được nâng cao.
Muốn được như vậy, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm kiếm phương pháp nhằm
giúp học sinh phát huy khả năng đó một cách tốt nhất. Đó chính là lý do để tơi chọn
nội dung sáng kiến kinh nghiệm “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHUỘT MÁY
TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỀU HỌC KIM ĐỒNG”.
1.3 Nội dung nghiên cứu:
1.3.1. Yêu cầu của việc sử dụng chuột máy tính:
Sử dụng chuột máy tính là kỹ năng hết sức quan trọng và cần thiết ở mỗi học
sinh, nó giúp các em thao tác, điều khiển máy tính tốt hơn. Sử dụng loại chuột máy
tính phù hợp, cầm chuột, thao tác tay khi sử dụng chuột đúng cách sẽ phát huy
3
được khả năng sử dụng chuột cho các em. Từ đó, các em có thể điều khiển máy
tính một cách dễ dàng, mang lại hiệu quả cao trong trong học tập, trong công việc
và đời sống.
1.3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chuột máy tính cho học sinh
lớp 3:
Thực hiện đổi mới phương pháp, thay đổi thiết bị phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng chuột máy tính giúp học sinh thao tác, điều khiển máy tính tốt
hơn, từ đó các em phát huy được khả năng của mình trong học tập và vận dụng
khi làm việc với máy tính. Giáo viên khơng cứng nhắc theo hướng dẫn sách giáo
khoa mà mạnh dạn vận dụng các biện pháp hiệu quả để nâng cao khả năng sử
dụng chuột máy tính cho các em. Có thể thực hiện các biện pháp trong quá trình
dạy học và sử dụng máy tính như:
- Sử dụng chuột máy tính phù hợp với học sinh lớp 3
- Cách cầm chuột và thao tác các ngón tay
- Sử dụng điểm tiếp xúc.
1.3.3. Thực trạng việc sử dụng chuột máy tính ở học sinh lớp 3:
- Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính
thơng dụng như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại
thơng minh cùng các thành phần cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn phím,
chuột).
- Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa.
Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,...
cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
- Cầm được chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển,
nháy, nháy đúp, kéo thả chuột.
- Giáo viên
+ Ưu điểm
4
Giáo viên dạy nhiệt tình, dạy đúng, đủ theo nội dung chương trình sách giáo
khoa, ln đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp các em tiếp thu và vận dụng
tốt khi làm việc với máy tính.
+ Nhược điểm
Giáo viên còn chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung sách giáo khoa và đề
xuất trang bị chuột máy tính cho phù hợp với thực tế học sinh.
- Học sinh
+ Ưu điểm
Hầu hết các em học sinh đều u thích mơn Tin học, đặc biệt là khi được
khám phá, thực hành trên máy tính.
+ Nhược điểm
Học sinh lớp 3 lần đầu được làm việc với máy tính nên mọi thứ cịn mới mẻ, tâm
lý còn sợ nên chưa mạnh dạn trong các thao tác khi điều khiển máy tính bằng chuột.
Một số học sinh chủ quan cho rằng thao tác với chuột máy tính đơn giản chỉ
là cầm và bấm vào các nút chuột chứ ít chú trọng tới việc thao tác đúng để hiệu
quả sử dụng được tốt hơn.
- Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh lớp 3 chưa sử dụng chuột máy tính một
cách hiệu quả
Giáo viên cịn chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung sách giáo khoa, đề xuất trang
bị chuột máy tính phù hợp cho học sinh nhằm giúp nâng cao hiểu quả sử dụng
Một số học sinh còn ỷ lại, tư duy chủ quan khi thao tác với chuột máy tính.
1.3.4. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chuột máy tính
cho học sinh lớp 3:
1.3.5. Sử dụng loại chuột máy tính phù hợp với học sinh lớp 3:
Chuột máy tính là thiết bị đầu vào dùng để điều khiển con trỏ trên giao diện
đồ họa của máy tính, nó cho phép ta thực hiện các thao tác khác nhau như: nháy
5
chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột, nháy phải chuột... để điều khiển máy tính
theo ý người dùng.
Thơng thường, các linh kiện phịng máy tính trong các đơn vị trường học hiện
nay được nhà trường, các tổ chức và các cấp mua sắm, trang bị. Việc này dễ dẫn
đến tình trạng các thiết bị không phù hợp.
Sử dụng chuột máy tính sẽ có hiệu quả cao khi lựa chọn loại có kích thước
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Do vậy, giáo viên cần mạnh dạn đề xuất
với nhà trường khi mua sắm.
Ví dụ
- Đối với học sinh lớp 3, bàn tay các em cịn nhỏ, các ngón tay ngắn, nên cần
trang bị chuột có kích thước nhỏ, nút chuột dài (chuột số 1 như hình dưới), như
vậy sẽ tạo sự thỏa mái khi cầm và sử dụng chuột hiệu quả hơn
- Chuột có kích thước nhỏ giúp học sinh cầm và thao tác dễ dàng, tạo sự thỏa
mái và mang lại hiệu quả sử dụng cao
6
- Chuột có kích thước lớn, gây khó khăn khi cầm và thao tác đối với đa số học
sinh ở lứa tuổi lớp 3
1.3.6. Cách cầm chuột và thao tác các ngón tay:
1.3.7. Cách cầm chuột:
Cách cầm chuột được giáo viên hướng dẫn cho học sinh thông qua bài học
“Chuột máy tính” ở chủ đề “Làm quen với máy tính” trong chương trình tin học
dành cho lớp 3.
Hầu hết khi giáo viên giảng dạy bài này đều cho học sinh trả lời khi quan sát
tranh minh họa cách cầm chuột, trong đó sẽ ln có câu trả lời và hướng dẫn từ
7
giáo viên là ngón áp út và ngón út đặt vào bên phải chuột. Chính điều này lại tạo
khó khăn cho học sinh khi cầm và di chuyển chuột do các ngón tay phải túm lại,
ơm vào thân chuột máy tính.
Thay vì cả ngón áp út và ngón út đặt vào bên phải chuột, giáo viên có thể thay
đổi và hướng dẫn các em chỉ cần đặt ngón áp út vào bên phải chuột, cịn ngón út sẽ
đặt trên mặt bàn, sử dụng ngón út như là một điểm tựa trên mặt phẳng. Việc này
thoạt nhìn thì đơn giản, nhưng nó mang lại hiệu quả rất cao khi tạo được sự thỏa
mái khi cầm và di chuyển chuột.
Ngón út t lên mặt bàn thay vì đặt vào bên phải chuột
Với cách cầm chuột như vậy, học sinh có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng
chuột máy tính.
1.3.8. Thao tác các ngón tay:
Thao tác đúng các ngón tay khi sử dụng chuột máy tính là việc rất quan trọng,
tuy nhiên sau khi hướng dẫn và qua vài lần quan sát, chỉnh sửa, giáo viên thường ít
để ý đến nữa vì cho rằng học sinh đã biết và đã thực hiện được. Nhưng với học
sinh lớp 3, hầu hết các em đều thích thú khi được tiếp xúc, được thao tác trên máy
tính. Các em ln muốn mình làm được, làm nhanh, và có tâm lý muốn thao tác
nhanh hơn các bạn khác. Điều này dễ dẫn đến việc các em bỏ quên thao tác đúng
để thực hiện các thao tác mà mình cho là nhanh nhất để hơn bạn.
Ví dụ
8
Khi thực hiện thao tác nháy nút phải chuột, học sinh thường di chuyển ngón
trỏ sang để nháy nút phải chuột thay vì sử dụng ngón giữa do khơng quen. Nhiều
lần lặp lại như vậy vơ tình tạo thói quen sử dụng cả nút phải và nút trái chuột chỉ
với một ngón trỏ.
Thao tác sai các ngón tay khi sử dụng chuột dễ dẫn đến tình trạng học sinh
nhầm lẫn giữa nút trái, nút phải chuột, từ đó hiệu quả sử dụng chuột máy tính
khơng cao. Do vậy, giáo viên cần đặt biệt quan tâm, chỉnh sửa cho các em thường
xun, khơng chỉ trong một bài học “Chuột máy tính” mà cần xuyên suốt trong quá
trình học tập, thao tác với máy tính để mang lại hiệu quả cao hơn.
1.3.9 Sử dụng điểm tiếp xúc:
Sử dụng điểm tiếp xúc khi sử chuột máy tính là cách để người dùng lựa chọn
vị trí cố định mà tay tiếp xúc với mặt phẳng khi điều khiển chuột máy tính. Đa số
chúng ta khi sử dụng máy tính đều sử dụng đến điểm tiếp xúc, nhưng mỗi người
có sự lựa chọn khác nhau.
Giáo viên khi hướng dẫn học sinh thao tác với chuột máy tính hầu như
khơng đề cập tới điều này mà chỉ chú tâm tới yêu cầu chủ yếu từ sách giáo khoa
là các thao tác nháy chuột và cách cầm chuột
Để giúp các em điều khiển chuột dễ dàng và chính xác hơn, giáo viên cần
hướng dẫn thêm cho các em cách sử dụng các điểm tiếp xúc trên mặt phẳng sao
cho hiệu quả nhất khi sử dụng chuột
Ở đây tôi xin đưa ra hai vùng ở tay dùng làm điểm tiếp xúc để áp dụng,
mang lại hiệu quả cao khi điều khiển chuột máy tính
- Vùng cổ tay
Đây là vị trí quan trọng, cần thiết dùng làm điểm tiếp xúc khi điều khiển
chuột máy tính. Khi sử dụng vùng cổ tay làm điểm tiếp xúc, tay của người dùng
sẽ được cố định trên mặt phẳng, phần bàn tay chỉ việc chuyển động qua trái, phải,
lên, xuống để di chuyển chuột máy tính.
9
Đa số các em học sinh khi sử dụng sẽ bỏ qua điều này do nhiều lý do khác
nhau như các em không biết; hoặc bàn tay nhỏ, tay các em khi cầm chuột có kích
thước lớn sẽ khơng thể sử dụng cổ tay làm điểm tiếp xúc…
Vị trí ở cổ tay tiếp xúc với mặt phẳng
Khi học sinh không sử dụng điểm tựa tại vị trí này, việc di chuyển chuột sẽ
chậm và thiếu chính xác. Ngược lại, nếu sử dụng thì việc di chuyển, thực hiện các
thao tác với chuột sẽ rất nhanh, chính xác và tạo sử thoải mái khi dùng.
Cách cầm chuột
Cách cầm chuột
không sử dụng cổ tay làm điểm tiếp xúc
có sử dụng cổ tay làm điểm tiếp xúc
- Vùng cơ cẳng tay
10
Đây là vị trí tiếp xúc cố định giúp cho các thao tác khi sử dụng chuột máy tính
được thỏa mái hơn, hỗ trợ cho việc di chuyển chuột trong phạm vi rộng, đồng thời
giúp cho người dùng không bị mỏi tay, bả vai trong khi ngồi lâu với máy tính. Các
em học sinh, nhất là ở lứa tuổi tiểu học, cơ và xương các em còn non, yếu, nếu tư
thế ngồi và điểm tựa không hợp lý rất dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, lệch cơ, do
vậy giáo viên cần lưu ý cho các em để đặt tay và thao tác đúng cách.
Khi sử dụng vùng cơ cẳng tay này làm điểm tiếp xúc, học sinh sử dụng chuột
máy tính hiệu quả hơn, khơng gây mệt mỏi cho các em.
1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi nghiên cứu và tiến hành dạy thực nghiệm các phương pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chuột máy tính cho học sinh lớp 3 trường
Tiểu học Kim Đồng. Tôi nhận thấy kết quả sử dụng chuột máy tính mơn Tin
học rất khả quan.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng chuột máy tính cho học sinh lớp 3
Trường Tiểu học Kim Đồng” được thực hiện tại Trường Tiểu học Kim Đồng năm
học 2020-2021 với những hiệu quả đạt được, tơi tự thấy là có thể vận dụng những
biện pháp này để thực hiện đối với các trường tiểu học trong huyện, trong tỉnh.
1.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, việc sử dụng tốt máy tính rất quan
trọng vì nó mang lại hiệu quả trong công việc, trong học tập. Nâng cao hiệu quả sử
dụng chuột máy tính cho học sinh lớp 3 chính là bước khởi đầu để các em thao tác
11
đúng, chính xác, hiệu quả khi sử dụng máy tính, tạo cho các em sự thỏa mái và yêu
thích đối với môn học, với công nghệ.
Nhà trường đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy
học để giáo viên dạy. Huy động tốt học sinh đi học đều và đủ (có đi học đều và đủ
thì học sinh mới học tốt) và sự ủng hộ trong việc thực hiện sáng kiến.
Nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên là biện pháp tiên quyết để nâng
cao chất lượng dạy học. Giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời
gian nghiên cứu cho mỗi bài giảng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo
từng đối tượng học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Sau khi nghiên cứu và tiến hành dạy thực nghiệm các phương pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng chuột máy tính cho học sinh lớp 3, tơi đã khảo sát để
nắm bắt kết quả sử dụng chuột máy tính của học sinh. Kết quả trước và sau khi áp
dụng cụ thể như sau:
Trước khi áp dụng
Tổng số
học sinh
67
Sử dụng chuột tốt
Số lượng
5
Tỉ lệ
7,5%
Khó khăn
Sử dụng chuột
khi sử dụng chuột
Số lượng
Tỉ lệ
43
64,2%
khơng đúng cách
Số lượng
Tỉ lệ
19
28,3%
Khó khăn
Sử dụng chuột
Sau khi áp dụng
Tổng số
Sử dụng chuột tốt
học sinh
67
Số lượng
61
Tỉ lệ
91,0%
khi sử dụng chuột
Số lượng
Tỉ lệ
6
9,0%
không đúng cách
Số lượng
Tỉ lệ
0
0%
Sau khi thực hiện một số phương pháp trên, học sinh đã có tiến bộ rõ rệt khi
sử dụng chuột máy tính nhờ đó việc thao tác, thực hành trên máy tính được thực
hiện tốt hơn, học sinh thích thú hơn với mơn học.
12
Bản thân tôi qua các tiết dự giờ của Ban giám hiệu và các đồng chí trong Tổ
chun mơn đều đánh giá học sinh có nhiều tiến bộ. Phụ huynh tin tưởng vào khả
năng của giáo viên.
2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Khơng có
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụngsáng kiến lần đầu - nếu có:
TT
Họ và tên
Nơi công tác
4. Hồ sơ kèm theo: Không
Nơi áp dụng
Ghi
sáng kiến
chú
13
1