Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.55 KB, 101 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
----------

LUẬN VĂN
Môn học: Luật Quốc tế
Đề Tài

QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI TRONG LUẬT NHÂN
QUYỀN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên

: TS. Nguyễn Toàn Thắng

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Mạnh
Mã số sinh viên

: 8380108

Hà Nội, 09/2021


Luận văn được hoàn thành tại Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.
Nơi công tác
Phản biện 1:..................................................................................................

Phản biện 2:..................................................................................................

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn


Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao
vào hồi .............. giờ ..............ngày ..............tháng.............. năm..............

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn đến Học viện Ngoại giao đã là môi trường giáo dục
truyền thụ kiến thức và tạo điều kiện để tôi viết luận văn tốt nghiệp của mình.
Tiếp theo, xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn của tôi, ................................ ...., đã
hướng dẫn tận tình để tơi có thể hồn thành tiểu ḷn một cách tốt nhất.
Ngồi ra, tơi cũng cảm ơn đến các cộng sự............... của tơi, những người đã vui
vẻ, hịa đồng giúp đỡ cho tơi trong việc hồn thành bài tiểu luận một cách không
ngần ngại. Tôi biết bài luận văn này cịn nhiều sai sót mong các giáo sư, các quý
bạn bè trong cùng ngành cho những lời khuyên chân thành nhất để tơi có thể nhận
ra những thiếu sót của mình và cố gắng khắc phục một cách tốt nhất.
Cảm ơn rất nhiều.
Học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................5
6. Đóng góp của luận văn..................................................................................5
7. Bố cục của luận văn......................................................................................5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI TRONG LUẬT
NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ.....................................................................................7
1.1. Khái niệm về quyền tự do đi lại.............................................................7
1.1.1. Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị...........................7
1.1.2. Quyền tự do đi lại............................................................................10
1.2. Lịch sử phát triển của quyền tự do đi lại............................................13
1.2.1........................................Quyền tự do đi lại trong ý thức truyền thống
13
1.2.2. Quyền tự do đi lại trong thời kỳ hiện đại........................................15
1.2.3. Xu hướng pháp điển hóa quyền tự do đi lại trong khoảng thời gian
từ 1789 đến trước năm 1948............................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................23
CHƯƠNG 2: LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI......................................................................24
2.1 Cơ sở pháp lý của quyền tự do đi lại trong pháp luật quốc tế về nhân
quyền................................................................................................................... 24
2.1.1. Quyền tự do đi lại trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế.............24
2.1.2. Công ước LHQ về vị thế của người tị nạn năm 1951.....................31
2.1.3. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) 1966
.......................................................................................................................... 32
2.2. Quyền tự do đi lại trong quy định của pháp luật quốc tế..................34
2.2.1. Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.......................34
2.2.2. Quyền đi khỏi một quốc gia, kể cả rời khỏi quốc gia của mình.....35
2.2.3. Quyền quay trở lại quốc gia của mình............................................37


2.2.4. Những hạn chế đối với quyền tự do đi lại.......................................38
2.2.5. Cư trú chính trị và tị nạn - những vấn đề phức tạp của quyền tự do
đi lại.................................................................................................................. 42
2.3. Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về quyền tự do đi lại..........46

2.3.1. Pháp luật EU về quyền tự do đi lại của công dân Liên minh........46
2.3.2. Những đảm bảo về quyền tự do đi lại cho công dân của nước thứ
ba tại EU..........................................................................................................52
2.4. Pháp luật của một số quốc gia về quyền tự do đi lại..........................53
2.4.1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.................................................................53
2.4.2. Các quốc gia khu vực Đông Nam Á................................................59
2.5 Quyền tự do đi lại theo pháp luật Việt Nam........................................65
2.5.1. Trên tinh thần Hiến pháp................................................................65
2.5.2. Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.......................67
2.5.3. Quyền tự do đi lại từ nước này sang nước khác.............................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................76
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TỰ
DO ĐI LẠI.............................................................................................................79
3.1. Những bất cập còn tồn tại trong pháp luật Việt Nam về quyền tự do
đi lại..................................................................................................................... 79
3.2. Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền
tự do đi lại...........................................................................................................84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................89
KẾT LUẬN......................................................................................................90
Tài liệu tham khảo..........................................................................................91


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT
1
LHQ
2
ICCPR

TIẾNG VIỆT

Liên hợp quốc
Cơng ước quốc tế

về các quyền dân sự và
3
4
5
6
7
8

BLC
UDHR

chính trị
Bình luận chung
Tuyên ngôn nhân

EU
ASEAN

quyền thế giới
Liên minh châu Âu
Hiệp hội các quốc

USD
NGO

gia Đơng Nam Á
Đơ la Mỹ

Tổ chức phi chính
phủ

TIẾNG ANH
United Nations
International
Covenant on Civil and
Political Rights
General comments
Universal Declaration
of Human Rights
European Union
Association of
Southeast Asian Nations
U.S. dollar
Non-governmental
organizations


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người sinh ra đã có những quyền có bản gắn liền với nhân thân của
họ, trong đó quyền được tự do đi lại là một quyền cơ bản và quan trọng trong
quátrình mỗi người tồn tại. Việc bảo vệ quyền tự do đi lại nói riêng hay quyền
tự do nói chung là một trong những nhiệm vụ thiết yếu bậc nhất của mỗi quốc
gia và là yêu cầu cần thiết mà hệ thống pháp luật của mỗi nước phỉa ghi nhận
và bảo vệ. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, vấn đề về quyền tự do đi
lại của con người càng được đẩy lên cao trao với sự quan tâm đồng loạt của
cộng đồng quốc tế vì những lý do sau:
Một là, q trình tồn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ

khiến cho việc đi lại, giao thương quốc tế ngày một nhiều và phổ biến. Khơng
có một quốc gia nào khơng có cơng dân ra nước ngồi làm việc. Và cũng
khơng có một quốc gia nào khơng đón tiếp những người nước ngồi vào nước
mình với những mục đích khác nhau. Những tḥn lợi về giao thơng, về tiền
tệ cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy mật độ đi lại giữa các quốc gia.
Chính vì thế, nảy sinh nhu cầu nâng cao sự quản lý mà vẫn đảm bảo tốt quyền
tự do đi lại, để các quốc gia không những tăng cường vị thế trên trường quốc
tế về bảo vệ quyền con người mà còn giữ gìn được bản sắc, an ninh, trật tự...
Thứ hai, quyền tự do đi lại là tiền đề để thực hiện một số quyền tự do
khác. Bởi, đối với một số quyềntự do mang tính nhạy cảm như tự do hội họp,
tự do biểu đạt ý kiến, những hành động này rất có thể bị kết tội nhằm mục
đích chính trị. Vì thế, việc tìm kiếm sự trú ẩn tại một cộng đồng khác trước,
trong và sau khi thực hiện các quyền tự do nhạy cảm này là một nhu cầu có
thật trên thực tế. Nhu cầu này đặt các nước trước thách thức cân nhắc giữa
những lợi ích ngoại giao, lợi ích chính trị, và lợi ích về bảo vệ quyền tự do đi


lại. Chính vì vậy, quyền này lại càng trở thành một vấn đề cần được xem xét
nghiêm túc trong giai đoạn hiện nay
Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế chung của thế giới trong lĩnh vực
bảo vệ quyền con người nói chung và quyền tự do đi lại của con người nói
riêng. Với tư cách là thành viên của nhiều điều ước quốc tế cốt lõi về quyền
con người, Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý quốc tế thúc đẩy,
bảo vệ và đảm bảo thực hiện các quyền con người. Thực tế cho thấy, Đảng và
Nhà nước Việt Nam hoàn toàn ý thức về trách nhiệm quốc gia này. Vì thế,
trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của con người. Tuy nhiên, nhìn
nhận một cách khách quan, các văn bản quy phạm pháp ḷt này cịn những
thiếu sót nhất định. Hơn nữa. việc thực hiện những quy định này trên thực tế
còn thể hiện một số bất cập. Điều này phần nào gây khó khăn cho việc đảm

bảo quyền tự do đi lại của con người. Trong bối cảnh đó, việc xác định rõ
quyền tự do đi lại được quy định trong pháp luật quốc tế và quốc gia như thế
nào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và mang tính cấp thiết với nhận thức rằng
pháp luật là công cụ để bảo vệ công bằng xã hội. Với ý nghĩa đó, học viên
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế
và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về quyền tự do đi lại ngày càng trở nên phổ biến trên cả
bình diện quốc tế và quốc gia. Trên bình diện quốc tế, các cơng trình nghiên
cứu thường tiếp cận quyền tự do đi lại dưới góc độ một quyền tự do cơ bản
của con người, nhưng chủ yếu là với một số nhóm người cụ thể tại một số khu
vực cụ thể: ví dụ tác giả Ralph Fevre có cuốn: “Di cư lao động và tự do đi lại
tại Liên minh châu Âu: ngoại lệ xã hội và phát triển kinh tế” 1. Có tác giả lại
Ralph Fevre, Labour migration and freedom of movement in the European Union: Social Exclusion and
economic development, 1998.
1


bàn về mối quan hệ giữa quyền tự do đi lại và chủ quyền quốc gia như bài
viết của Richard Peruchoud trong cuốn “Xác lập luật di cư quốc tế” 2. Bên
cạnh đó, các cơ quan của LHQ xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn hoặc cẩm
nang nhằm mục đích thơng tin, phục vụ cơng việc nghiên cứu nói chung về
quyền con người và quyền tự do đi lại .
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến quyền tự do đi
lại của con người. Nhưng điểm chung của những nghiên cứu này là chỉ
nghiên cứu quyền tự do đi lại của con người trong một chỉnh thể nghiên cứu
với các quyền dân sự và chính trị nói chung. Chúng ta có thể tìm thấy các bài
viết về quyền tự do đi lại trong một số giáo trình giảng dạy ở các trường đại
học như cuốn “Giáo trình lý luận pháp luật và quyền con người” 3, “Giáo
trình Luật quốc tế, dùng trong các trường đại học chuyên ngành Luật, Ngoại

giao”4. Ngoài ra, nội dung quyền tự do đi lại cũng được bàn luận trong các
sách chuyên khảo như “Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính tr(ICCPR.1966)”5 hay “Một số kiến thức pháp luật về quyền con người
dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật”6.
Điểm chung nhất của các cơng trình này, theo nhận xét của học viên, là
chỉ phân tích về quyền tự do đi lại trong một chỉnh thể với các quyền dân sự
và chính trị khác, chưa tập trung phân tích rõ về quyền tự do đi lại cũng như
thực tiễn pháp luật các quốc gia về vấn đề này. Chính vì vậy, luận văn
“Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam”, tuy giới hạn về quy mơ và tầm vóc, nhưng sẽ là một
Richard Peruchoud, State sovereignty and freedom of movement, trích trong cuốn Foundations of
International Migration Law, tr.123-151.
3
Đại học Quốc gia Hà Nội - Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Giáo
trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB. Chính trị quốc gia
4
Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths. Chu Mạnh Hùng (chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế: dùng trong các Trường
Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao, 2010.
5
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Giới
thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR.1966), NXB. Hồng Đức, 2012.
6
Bộ Tư pháp – Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Một số kiến thức pháp luật về quyền con người dành cho
giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật , tập 1.
2


đóng góp có ý nghĩa vào việc phát triển tư liệu nghiên cứu toàn diện về vấn
đề quyền tự do đi lại của con người trên phương diện khoa học pháp lý.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là chứng minh, so sánh
quyền tự do đi lại trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra
các quan điểm và giải pháp thiết thực góp phần hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về quyền tự do đi lại của con người cũng như các giải pháp thực thi
pháp luật có hiệu quả.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, ḷn văn có các nhiệm vụ
sau:
Một là hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý ḷn về quyền tự do đi lại của
con người.
Hai là phân tích và so sánh quyền tự do đi lại của con người trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, đánh giá thực trạng pháp luật và
thực thi pháp luật về quyền quyền tự do đi lại của con người tại Việt Nam
hiện nay.
Ba là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất những quan
điểm, giải pháp cơ bản để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền
tự do đi lại và thực thi pháp luật có hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể nghiên cứu là quyền tự do đi lại trong
luật nhân quyền quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, từ đó đưa
ra giải pháp hồn thiện cho pháp luật Việt Nam về vấn đề quyền đi lại như
một quyền con người cơ bản.
- Phạm vi nghiên cứu: Quyền tự do đi lại của con người xuất hiện
trong nhiều văn kiện quốc tế, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, xã
hội, như thương mại, di cư… Do vậy, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ


tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của những văn kiện quốc tế làm
nền tảng cho quyền tự do đi lại , và chỉ nghiên cứu dưới góc độ quyền con
người
5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp, phân tích, so sánh
và liệt kê. Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc
tế để lập luận, chứng minh và lý giải những khía cạnh của quyền và bảo vệ
quyền tự do đi lại .
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp về khoa học: Đề tài nghiên cứu mong muốn góp phần nâng
cao nhận thức về quyền tự do đi lại của con người tại Việt Nam, có thể dùng
làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập. Việc nghiên cứu đề tài
mong muốn sẽ mở ra những nghiên cứu tiếp theo sâu sắc, toàn diện và cụ thể
hơn về vấn đề này.
- Đóng góp về thực tiễn: luận văn nghiên cứu này có thể được sử dụng
để tham khảo về quyền đi lại quy định trong luật pháp quốc tế về nhân quyền
và đối chiếu với pháp luật Việt Nam, thích hợp cho những người nghiên cứu
ngành Luật và các cơ quan đơn vị pháp luật dân sự nghiên cứu về luật pháp
quốc tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn này gồm
có 03 chương:
Chương 1: Khái quát về quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc
tế: chương này trình bày về các khái niệm và đặc điểm liên quan đến quyền tự
do đi lại, về luật nhân quốc tế, cũng như quy định về quyền tự do đi lại trong
pháp luật của các quốc gia hiện nay.


Chương 2: Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do
đi lại: Trình bày nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền tự do đi lại, những
quy định của pháp luật Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia trên thế giới về
quyền tự do đi lại, và những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền
tự do đi lại.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do đi lại: từ thực
trạng trong chương 2 tìm ra những điểm bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này cũng như các giải pháp thực thi pháp luật trên thực tế.


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI
TRONG LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
Mỗi người chúng ta, dù ở bất cứ nước nào, bất cứ vùng lãnh thổ nào,
đều thực hiện sự dịch chuyển, đi lại. Chúng ta đi lại để phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí, làm việc… nhưng khơng mấy ai nhận thức
được đó là một quyền cơ bản của con người cần được ghi nhận. Chúng ta có
thể nhận thức rất rõ ràng một số quyền của con người như quyền tự do hội
họp, tự do ngôn luận, quyền sống, quyền được học tập…nhưng lại không
dành nhiều quan tâm cho quyền tự do đi lại . Bởi quyền này là quyền rất cơ
bản, có từ khi con người sinh ra, và không gặp nhiều cản trở trên thực tế. Chỉ
đến khi bị giới hạn quyền tự do đi lại , nhiều người mới nhận thức được rằng
đó là một quyền đương nhiên của họ và đó là một quyền rất quan trọng. Nếu
không tồn tại quyền tự do đi lại , những quyền khác của con người cũng có
thể bị xâm phạm. Hơn nữa, chính trong bối cảnh tồn cầu hóa, khi mà lưu
thơng thương mại, hàng hóa địi hỏi con người phải di chuyển nhiều, không
chỉ từ khu vực này đến khu vực khác trong phạm vi lãnh thổ nước mình, mà
cịn từ nước này sang nước khác, quyền tự do đi lại lại càng thể hiện vai trị
tích cực của mình. Chính vì vậy, có được một nghiên cứu toàn diện về quyền
tự do đi lại là điều cần thiết.
Vậy quyền tự do đi lại là gì, được ghi nhận trong những cơ sở pháp lý
quốc tế và quốc gia nào, và những giải pháp nào Việt Nam cần thực hiện để
đảm bảo quyền tự do đi lại trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới?
1.1. Khái niệm về quyền tự do đi lại
1.1.1. Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị

Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, “hiện nay có rất nhiều


định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo
những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn
bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con người là những
quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn
giản vì họ là con người7. Ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của Văn phịng cao ủy
LHQ thường xun được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu: quyền con người
là những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người8.
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về quyền con người.
Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác
giả định nghĩa quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của
con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận
pháp lý quốc tế.9
Quyền con người thực sự nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế từ
những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ
nơ lệ và bn bán nơ lệ diễn ra rất mạnh mẽ, liên tục tới tận cuối thế kỷ đó và
phong trào đấu tranh địi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo
vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc LHQ ra đời ngày 10/12/1948 và
thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền thế giới là một bước tiến vượt bậc
trong lĩnh vưc quyền con người. Tuyên ngôn này là nền tảng cho hai công
ước quốc tế về quyền con người cùng được thơng qua vào năm 1966. Một
trong số đó là Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.
James Nickel, with assistance from Thomas Pogge, M.B.E. Smith, and Leif Wenar, 13 December 2013,
Stanford Encyclopedia of Philosophy, Human Rights. Retrieved 14 August 2014.

8
OHCHR, Frequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation,
New York and Geneva, 2006, tr.1.
9
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.38.
7


Các quyền dân sự và chính trị được gọi là “thế hệ quyền con người thứ
nhất” trong tương quan với thế hệ quyền con người thứ hai (các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa). Cách gọi này xuất phát từ những đặc điểm khác nhau
của hai nhóm quyền. Từ đó, các quyền dân sự và chính trị có một số đặc tính
sau:10
Một là, các quyền dân sự và chính trị chủ yếu chỉ cần thái độ thụ động
của nhà nước. Điều này có nghĩa là nhà nước, trong hầu hết các trường hợp
không cần chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ và chỉ đơn thuần kiềm chế
không can thiệp vào việc hưởng thụ các quyền dân sự, chính trị của người
dân.
Hai là, để đảm bảo các quyền dân sự và chính trị, khơng địi hỏi tiêu
tốn nhiều nguồn lực.
Ba là, do khơng địi hỏi tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực nên các quốc
gia có thể và cần phải thực hiện ngay.
Bốn là, các quyền dân sự và chính trị có nội hàm rõ ràng, thể hiện ở
việc dễ dàng định lượng, đánh giá được mức độ bảo đảm các quyền.
Năm là, tính rõ ràng trong nội hàm của các quyền này giúp việc phân
xử các cáo buộc vi phạm quyền rõ ràng hơn so với các quyền kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Sáu là, các quyền dân sự và chính trị khơng phản ánh sự chia rẽ về ý
thức hệ chính trị bởi giữa các quốc gia trên thế giới không tồn tại nhiều mâu
thuẫn về quan điểm đối với các quyền này.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, những nhận định trên
hiện nay chỉ mang tính tương đối. Theo cá nhân tác giả, những đặc điểm trên
hiện nay vẫn thể hiện là những đặc điểm cơ bản của các quyền dân sự và
chính trị trừ đặc điểm đầu tiên. Bởi ngày nay, bên cạnh nghĩa vụ chủ yếu là
Xem Scott, C. (1989), The Interdependence and Permeability of Human Rights Norms: Towards a Partial
Fusion of the International Covenants on Human Rights, Osgood Law Journal, Vol.27.
10


kiềm chế, không can thiệp vào việc hưởng thụ các quyền dân sự và chính trị
của con người, trong nhiều trường hợp nhà nước còn phải thực hiện nghĩa vụ
chủ động để đảm bảo hiện thực hóa các quyền này. Nghĩa vụ chủ động đó
thơng thường là ban hành các quy định pháp luật, thành lập các cơ chế giám
sát, thực hiện giáo dục, tuyên truyền…”11
1.1.2. Quyền tự do đi lại
Quyền tự do đi lại được xem là một trong các quyền cơ bản không thể
thiếu của trong tập hợp quyền tự do của cá nhân. Hơn hết, quyền này còn
được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận và tôn trọng như một quyền
không thể thiếu gắn liên với thân nhân của mỗi người. Vì vậy, pháp luật quốc
gia và pháp luật quốc tế đã xây dựng các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ
quyền tự do đi lại của mỗi người, buộc mỗi chủ thể khác phải tôn trọng và
không được xâm phạm. Về cơ bản, pháp luật hiện nay thống nhất quyền tự do
đi lại trên 03 phương diện bao gồm: quyền tự do đi lại trong lãnh thổ quốc
gia, quyền rời khỏi lãnh thổ quốc gia và quyền được trở về của cá nhân có
quốc tịch của quốc gia đó. “Tự do đi lại (freedom of movement) là quyền tự
do di chuyển trong một quốc gia, rời khỏi quốc gia hoặc trở về quốc gia mà
chủ thể có quyền quốc tịch. Quyền tự do đi lại có nguồn gốc từ triết học cổ
đại và luật tự nhiên, và được xem là một phần không thể thiếu trong tự do cá
nhân. Một trong những văn bản pháp luật đầu tiên trên thế giới đề cập đến
quyền này là Đại hiến chương Magna Carta của nước Anh (ban hành vào thế

kỷ 13), trong đó có quy định đảm bảo cho các thương nhân trong và ngoài
nước, trừ một số trường hợp ngoại lệ, có quyền rời khỏi hoặc đến nước Anh,
ở lại và đi qua nước Anh.
Quyền tự do đi lại có ý nghĩa rất quan trọng vì nó tạo tiền đề để một cá
nhân thụ hưởng các quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã
Hoàng Thanh Phương (2014), “Quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của luật quốc tế - Thực tiễn các
quốc gia và Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội
11


hội và văn hóa khác. Khơng chỉ vậy, tự do đi lại của các cá nhân cũng là điều
kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Hạn chế bất
hợp lý quyền tự do đi lại không những làm tổn hại đến quyền con người của
các cá nhân mà còn cản trở sự phát triển về mọi mặt của xã hội.
Trong thời đại ngày nay, quyền tự do đi lại còn được xem là một phần
quan trọng của sự hợp tác giữa các quốc gia, vì thơng qua sự đi lại và giao lưu
sẽ khuyến khích lịng khoan dung và hiểu biết giữa người dân thuộc các nền
văn hóa khác nhau, góp phần phá vỡ những định kiến lạc hậu, xây dựng tinh
thần đoàn kết, thúc đẩy hịa bình, các giá trị nhân văn và sự thịnh vượng
chung của các dân tộc.
Quyền tự do đi lại được ghi lại và bảo vệ từ rất sớm trong hiến pháp và
pháp luật của nhiều quốc gia, tiêu biểu như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand,
Australia,… Ở một số nước, quyền này được bảo vệ trong nhiều văn bản pháp
luật. Ví dụ, tại tiểu bang Victoria của Australia, quyền tự do đi lại được đồng
thời bảo vệ theo Hiến chương về Quyền con người (Charter of Human
Rights), Đạo luật về Trách nhiệm (Responsibilities Act 2006) và Đạo luật về
Quyền con người (Human Rights Act 2004). Các văn bản này quy định, mọi
người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ bang Victoria có quyền tự do đi lại trong
lãnh thổ bang này, có quyền đến và rời khỏi Victoria và có quyền tự do lựa
chọn nơi cư trú.

Trong hiến pháp của nhiều quốc gia, quyền tự do đi lại khơng chỉ được
dành cho cơng dân, mà cịn được dành cho những người nước ngoài. Mặc dù
vậy, tự do đi lại không phải là một quyền tuyệt đối (absolute right) mà có thể
bị hạn chế trong một số bối cảnh, với những điều kiện nhất định. Phổ biến
nhất là các quốc gia thường ban hành các quy định nhằm ngăn chặn việc một
người sử dụng quyền tự do đi lại để trốn tránh trách nhiệm pháp lý khi có
hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, một số quốc gia còn hạn chế quyền tự do


đi lại vì một số lý do khác, trong đó có cả lý do chính trị. Chính vì vậy, có
nhận định rằng, mức độ thụ hưởng quyền tự do đi lại của người dân ở các
nước phụ thuộc lớn vào ý chí của các nhà cầm quyền.
Theo luận nhân quyền quốc tế, quyền tự do đi lại có thể bị hạn chế nếu
việc thực thi quyền này phát sinh mâu thuẫn với các quyền và lợi ích khác
trên thực tế, ví dụ như có thể làm lây truyền dịch bệnh ảnh hưởng đến sức
khỏe của cộng đồng, hoặc làm ảnh hưởng đến an tồn cơng cộng. Cụ thể,
Điều 12 Cơng ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (International
Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR, 1966) ghi nhận: quyền tự do
đi lại có thể phải chịu … những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các
quyền tự do của người khác… Tuy nhiên, cũng theo quy định của Điều 12
ICCPR, việc áp đặt hạn chế đối với quyền tự do đi lại chỉ được thực hiện với
điều kiện những hạn chế đó phải hợp lý, được quy định trong pháp luật, và
được chấp nhận rộng rãi trong một xã hội tự do và dân chủ”
Như vậy, có thể thấy quyền tự do đi lại được định nghĩa là bao gồm các
quyền sau:
- Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
- Quyền đi khỏi bất kỳ nước nào kể cả nước mình
- Quyền trở về nước mình.
Với tư cách là một trong các quyền tự do cơ bản của con người, quyền

tự do đi lại đảm bảo các đặc điểm của quyền con người nói chung, đó là:
- Tính phổ biến: Quyền tự do đi lại được áp dụng cho tất cả mọi người,
khơng phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tơn giáo, độ tuổi, thành phàn xuất
thân.
- Tính đặc thù: Mặc dù như đã khẳng định ở trên, tất cả mọi người đều
được hưởng quyền tự do đi lại, nhưng do ở mỗi khu vực có hồn cảnh chính


trị, truyền thống riêng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng khác nhau nên
quyền này được thực thi ở mức độ khác nhau.
- Tính khơng thể bị tước bỏ: quyền tự do đi lại cần phải được đảm bảo
tối đa, không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế bởi một chủ thể nào, dù đó là
các cơ quan nhà nước. Tất nhiên, điều này không loại trừ những trường hợp
nhất định do pháp luật quy định: ví dụ như tù nhân bị giam thì bị hạn chế
quyền tự do đi lại.
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: thực hiện tốt
quyền tự do đi lại là cơ sở để thực hiện tốt các quyền khác. Điều này được thể
hiện rõ hơn trong phần sau của luận văn.
Bên cạnh những đặc điểm của quyền con người nói chung, quyền tự do
đi lại còn mang những đặc điểm của các quyền dân sự và chính trị:
- Thứ nhất, quyền tự do đi lại là quyền tự do rất cơ bản của con người,
không đòi hỏi nhà nước tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực để đảm bảo quyền
này.
- Thứ hai, quyền này được các quốc gia thực hiện ngay, khơng cần có
thời gian chuyển tiếp và chuẩn bị.
- Thứ ba, chúng ta có thể đánh giá được mức độ thực hiện quyền tự do
đi lại một cách rõ ràng thông qua các số liệu thống kê về số lượng người nước
ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, số lượng người nước ngoài cư trú ở Việt Nam
của các cơ quan có thẩm quyền, số liệu điều tra dân số, hộ tịch…
- Những vi phạm về quyền tự do đi lại là những vi phạm dễ nhận biết,

có tính chính xác nên dễ phân xử.
- Cuối cùng, trong chương 2 của luận văn sẽ cho thấy hầu hết các nước
đều nhất trí về những quy định cơ bản đối với quyền tự do đi lại. Điều này
chứng tỏ quyền tự do đi lại không phản ánh sự chia rẽ về ý thức hệ chính trị
giữa các quốc gia trên thế giới.


1.2. Lịch sử phát triển của quyền tự do đi lại
1.2.1. Quyền tự do đi lại trong ý thức truyền thống
Không phải cho đến khi các văn kiện quốc tế về quyền con người ra
đời, không phải cho đến khi quyền con người trở thành mối quan tâm của
nhân loại thì khái niệm tự do đi lại mới tồn tại. Quyền này được ghi nhận từ
các văn bản cổ xưa và nó có nguồn gốc từ triết học cổ đại. Cho dù vào thời
điểm ấy, quyền tự do đi lại được ghi nhận còn khá hạn chế, và chủ yếu gắn
liền với quan niệm về tự do nói chung.
Plato đã viết rằng: “Chúng ta tuyên bố sâu sắc với mọi công dân Athen
rằng họ tự do. Tức là chúng ta cho phép họ, rằng nếu đến một độ tuổi nào đó
và nếu họ đã nhìn thấy tương lai ở một đất nước khác, nếu họ khơng thích ở
lại với chúng ta, thì họ có thể đi tới bất cứ nơi nào mà họ cảm thấy thoải mái
và mang theo hàng hóa cùng với họ. Khơng có luật nào có thể cấm đoán hay
can thiệp vào hành động này. Bất cứ ai khơng thích đất nước này, khơng
thích dân tộc này và muốn di cư đến một nước thuộc địa hoặc đến một đất
nước khác, có thể đi đến bất cứ nơi nào anh ta thích mà vẫn khơng bị chấm
dứt quyền sở hữu tài sản”.12
Khái niệm truyền thống về tự do đi lại được coi như đồng nhất với
quyền tự do cá nhân. Mà quyền tự do cá nhân này chỉ tồn tại đối với đàn ông
trưởng thành. Điều này được phản ánh trong các văn bản cổ của Epictetus người đã miêu tả hai chữ “tự do” như sau: “Tôi đi đến bất cứ nơi nào tôi
muốn; và tôi đến từ bất cứ nơi nào tôi muốn”13. Quả thật, nguồn gốc của thuật
ngữ Hy Lạp mà ông sử dụng là “đi đến nơi nào ý chí chỉ định”, và vào thời
điểm đó, nó được hiểu như là một thuật ngữ đối nghịch với chế độ nông nô.

Trong thời kỳ cổ xưa, những công dân Hy Lạp được tự do đi lại, giống như
Hurst Hannum, “The Right to Leave and Return in International Law and Practice” (Martinus Nijhoff,
1987), tr.4.
13
The American Jewish Committee, “The right to leave and to return: Papers and Recommendations of
International Colloquium Held in Uppsala”, Sweden, 1972, tr.19-20.
12



×