Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kinh tế vĩ mô chính sách tài khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.62 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỢT 2 – HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2021 – 2022

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA
VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
MSSV:
LỚP:
GV:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤ
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA..........................................2
1.1. Khái niệm chính sách tài khóa..............................................................2
1.2. Cơng cụ của chính sách tài khóa...........................................................2
1.3. Phân loại chính sách tài khóa................................................................3
1.3.1. Chính sách tài khóa chủ quan............................................................3
1.3.2. Chính sách tài khóa tự động...............................................................5
2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY.............................................................................................6
3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA HIỆN NAY..9


KẾT LUẬN........................................................................................................11
PHỤ LỤC...........................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................13


MỞ ĐẦU
Từ lâu chính sách tài khóa đã được coi là một phần không thể thiếu trong sự
phát triển kinh tế của một đất nước. Bởi chính sách tài khóa được xem là cơng cụ
chính và quan trọng nhất để điều tiết nền kinh tế, xã hội, chính trị. Để đánh giá nền
kinh tế của đất nước nước phát triển hay khơng, phải xem vào các đất nước đó áp dụng
các chính sách tài khóa như thế nào, có mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp hay khơng.
Chính sách tài khóa khơng chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện kinh tế ổn định mà nó
càng thể hiện rõ vai trị quan trọng của mình khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, khó
khăn. Bởi vậy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều coi trọng vai trị của chính sách tài
khóa.
Trong bối cảnh dịch Covid – 19 tại Việt Nam hiện nay diễn biến hết sức phức
tạp, nhà nước đã có những chính sách tài khóa phù hợp và kịp thời để hỗ trợ người dân
nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nhờ triển khai các chính sách tài khóa nhanh
chóng đã giúp phục hồi một phần nào đó cho sự phát triển kinh tế, không để Việt Nam
rơi vào trạng thái suy thoái hay lạm phát trong nền kinh tế. Sự ổn định trong nền kinh
tế là mục tiêu dài hạn của các chính sách tài khóa. Trước những u cầu cấp thiết đó,
địi hỏi nhà nước phải có những giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro, tạo nền tảng tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng và ổn định bền vững. Chính vì tầm quan trọng của chính
sách tài khóa, em chọn đề tài “Phân tích chính sách tài khóa và tình hình thực hiện
chính sách tài khóa ở việt nam hiện nay” cho bài tiểu luận để nghiên cứu về các
chính sách tài khóa hiện nay.

1



NỘI DUNG
1. KHÁI QT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA.
1.1. Khái niệm chính sách tài khóa.
Chính sách tài khóa là tập hợp những biện pháp thuế khóa và chi tiêu của Chính
phủ nhằm điều chỉnh sản lượng uốc gia, việc làm và giá cả đạt mức mong muốn và
giảm các giao động trong chu kỳ kinh doanh. Và chỉ có chính quyền cấp Trung ương
cụ thể là Chính phủ mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa.
Như vậy, khi chênh lệch thu chi ngân sách sẽ có hai trạng thái của chính sách
tài khóa như sau:
 Chính sách tài khóa thu hẹp: Khi chính phủ thu lớn hơn chi bằng cách giảm chi
tiêu, tăng thuế.
 Chính sách tài khóa mở rộng: Khi chính phủ chi lớn hơn thu bằng cách tăng chi
tiêu, giảm thuế.
1.2. Công cụ của chính sách tài khóa.
Để thực hiện chính sách tài khóa Nhà nước sử dụng hai công cụ chủ yếu là thuế và chi
tiêu chính phủ. Nhà nước sử dụng các công cụ này tác động đến sản lượng thực tế, giải
quyết lạm phát và thất nghiệp. Nó cũng có tác động đến việc điều chỉnh nhịp độ phát
triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ.
Thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp
nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế là một hình thức
phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, khơng mang tính hoàn trả trực tiếp
cho người nộp. Nộp thuế cho nhà nước được coi là nghĩa vụ, trách nhiệm của các pháp
nhân và thể nhân trong xã hội đối với nhà nước nhằm tạo ra nguồn thu lớn, ổn định
cho ngân sách nhà nước thực hiện chức năng của mình.
Qua các lần cải cách, Việt Nam đã hình thành một hệ thống thuế tương đối hoàn chỉnh
về chức năng, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của quá trình đổi mới, như:
-Thuế giá trị gia tăng;
-Thuế tiêu thụ đặc biệt;
-Thuế xuất nhập khẩu;

-Thuế thu nhập cá nhân;
2


-Thuế thu nhập doanh nghiệp;
-Thuế thu nhập cá nhân;
-Thuế nhà đất;
-Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
-Thuế tài nguyên
-Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu của chính phủ là khoản tài sản được chính phủ đưa ra dùng vào mục đích chỉ
mua hàng hóa và dịch vụ nhằm sử dụng cho lợi ích cơng cộng và điều tiết nền kinh tế
vĩ mơ.
Chi tiêu của chính phủ gồm hai loại: chi mua sắm hàng hoá dịch vụ và chi chuyển
nhượng.
Chi mua hàng hố dịch vụ là việc chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí,
khí tài, xây dựng đường sá, cầu cống và các cơng trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho
đội ngũ cán bộ nhà nước...
Chi mua sắm hàng hố và dịch vụ của chính phủ quyết định qui mô tương đối của khu
vực công trong GDP so với khu vực tư nhân.
Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ của mình, nó sẽ tác động
đến tổng cầu với một tác động mang tính chất số nhân.
Cụ thể là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng sẽ làm tổng cầu tăng
nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng
thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Chính nhờ hiệu ứng số nhân này mà
chính phủ có thể sử dụng chi tiêu như một cơng cụ để điều tiết tổng cầu.
Chi chuyển nhượng là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng
chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.
Khác với chi mua sắm hàng hố dịch vụ, chi chuyển nhượng lại có tác động gián tiếp

đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Khi chính
phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Một lần nữa, qua hiệu
số nhân của tiêu dùng cá nhân, điều này sẽ làm gia tăng tổng cầu.
1.3. Phân loại chính sách tài khóa.
1.3.1. Chính sách tài khóa chủ quan.
3


Chính sách tài khóa chủ quan là chính sách chủ quan theo ý muốn của chính
phủ, chính phủ muốn điều tiết như thế nào thì chính phủ có thể trực tiếp can thiệp vào,
bằng hai công cụ là chi tiêu chính phủ (G) và thuế rịng (T)
a. Khi nền kinh tế suy thoái (Yt < Yp) (đồ thị 1)
Khi nền kinh tế suy thoái sẽ làm tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Để khắc phục tình
trạng này, cơng cụ chính phủ lựa chọn sử
dụng là chính sách tài khóa mở rộng.
Mục tiêu của chính phủ là chấm dứt nền
kinh tế suy thoái, đưa sản lượng về trạng
thái cân bằng (Yt = Yp)
Bằng cách tăng G hoặc giảm T, hoặc vừa
tăng G vừa giảm T
Trường hợp khi chính phủ tăng G
sẽ tác động trực tiếp đến AD tăng.
Đường AD1 dịch chuyển sang đường
AD2, khi ấy kinh tế rơi vào trạng thái dư
cầu, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, dẫn đến sản lượng tăng. Nền kinh tế
đạt tới trạng thái cân bằng.
Trường hợp khi chính phủ giảm thuế dẫn đến thu nhập khả dụng tăng, khi thu
nhập cá nhân của mỗi người tăng. Số tiền có được do giảm thuế khơng phải để tiêu
dùng hết mà có được một phần đưa vào tiết kiệm (một phần tiền bị rò rỉ ra khỏi vùng
luân chuyển). Khi Yd tăng sẽ làm gia tăng C và kéo theo đó là AD cũng tăng. Tuy

nhiên chính sách giảm T có tác động đến nền kinh tế yếu hơn so với tăng G.
Do đó, muốn đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng, người dân có cơng ăn việc
làm ổn định, thì cần kết hợp hai biện pháp trên để đưa từ AD 1 dịch chuyển đến AD2.
Nhờ AD tăng làm cho sản lượng tăng, đưa sản lượng về trạng thái cân bằng, đạt được
mục tiêu mà chính phủ đề ra.
b. Khi nền kinh tế lạm phát (Y* > Yp)
Giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại E0 ( Y0, P0 ) (đồ thị 2 )

4


Do Yp < Y* nền kinh tế đang ở trạng thái lạm phát cao. Mục tiêu của chính phủ
là hạn chế lạm phát kinh tế, đưa Y* về
Yp.
Để khắc phục tình trạng này, cơng
cụ chính phủ lựa chọn sử dụng là chính
sách tài khóa thu hẹp.
Bằng cách giảm G hoặc tăng T,
hoặc vừa giảm G vừa tăng T.
Cụ thể, khi chính phủ tăng chi tiêu chính
phủ sẽ dẫn đến trực tiếp giảm tổng cầu
AD. Hoặc khi chính phủ tăng thuế ròng
T sẽ làm thu nhập khả dụng Y d giảm, khi
thu nhập khả dụng giảm sẽ kéo theo đó là chi tiêu gia đình C giảm, từ đó làm AD
giảm. Khi lạm phát tăng cao, chính phủ kết hợp hai biện pháp trên để làm giảm AD,
khi AD giảm sẽ làm Y giảm đưa sản lượng về trạng thái cân bằng, làm đường AD 1
dịch chuyển đến AD2
1.3.2. Chính sách tài khóa tự động.
Theo quan điểm này, chính phủ chỉ cần sử dụng những nhân tố ổn định tự động
là chính sách tài khóa tự động được thực hiện. Nghĩa là nền kinh tế sẽ có cơ chế để

điều tiết mà khơng cần chính phủ phải định lượng và can thiệp.
Các nhân tố ổn định tự động trong nền kinh tế là thuế thu nhập lũy tiến và trợ
cấp thất nghiệp.
Thuế thu nhập lũy tiến là thuế mà khi thu nhập càng cao thì thuế suất phải nộp
càng cao (ví dụ là thuế thu nhập cá nhân). Thuế thu nhập không đổi là thuế mà khi thu
nhập là bao nhiêu, có cao thấp như thế nào thì thuế suất vẫn khơng đổi (ví dụ thuế thu
nhập doanh nghiệp).
Khi nền kinh tế suy thoái, sẽ tác động làm sản lượng Y giảm và tỉ lệ thất nghiệp
U tăng cao. Sản lượng Y giảm làm thuế thu nhập Tx giảm. Khi thất nghiệp U tăng lên,
chính phú phải có những trợ cấp thất nghiệp cho người dân (Tr tăng). Trong nền kinh
tế Tx giảm, Tr tăng sẽ làm thuế ròng T tự động giảm, dẫn đến C tăng, khi chi tiêu gia
đình tăng thì AD cũng tăng, AD tăng kéo theo Y tăng.
5


Ngược lại, khi nền kinh tế lạm phát, sản lượng Y tăng, làm Tx tăng. Vì sản
lượng tăng nên sẽ cần một lượng lớn lao động vì thế tỉ lệ thất nghiệp U giảm. Khi
người dân đã có cơng ăn việc làm thì chính phủ khơng cần phải chi trợ cấp thất nghiệp
nên Tr giảm. Tx tăng, Tr giảm sẽ là thuế ròng T tăng, làm tiêu dùng C giảm xuống,
AD tự động giảm, Y giảm. Bất cập của chính sách này nền kinh tế tự điều tiết và
không biết khi nào sẽ dừng. Ví dụ nền kinh tế suy thối, sau khi tự điều tiết sẽ đưa về
tình trạng lạm phát, và khi đưa nền kinh tế trở về lạm phát, thì nền kinh tế lại có cơ chế
đưa từ lạm phát về lại suy thối. Chính vì nền kinh tế cứ “đong đưa” như vậy nên
không đạt được mục tiêu mà chính phủ đề ra.
2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Trong những tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã có những tác động tiêu
cực đến nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là đợt dịch kéo dài từ tháng 7 đến nay, tại các
tỉnh ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách
xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng

đồng. Chính vì thời gian giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh
tế (GDP) của cả nước. Theo đó, GDP quý III/ 2021 giảm sâu nhất kể từ khi tính và
cơng bố GDP theo q tại Việt Nam.
GDP quý III/ 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10
năm qua (chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công
nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 5,02% và 9,28%. Mặc dù
GDP quý III/ 2021 giảm sâu nhưng tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP vẫn đạt
1,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngồi khu vực dịch vụ giảm 0,69% thì khu
vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực dịch vụ vẫn đạt tăng trưởng dương lần lượt
là 2,74% và 3,57% nhưng đều thấp hơn so với kỳ vọng.

6


Nguồn: Tác động của dịch covid-19 đến tăng trưởng các khu vực kinh tế
quý iii năm 2021
Nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Nhà nước thực hiện chính sách tài khoá
nghịch chu kỳ. Sử dụng ngân sách Nhà nước cấp tiền hoặc cho vay ưu đãi để các
doanh nghiệp có đủ vốn vượt qua khó khăn. Rà sốt lại các quy định, điều kiện, nới
lỏng các yêu cầu về điều kiện thụ hưởng, đổi mới công tác triển khai cũng như xoá bỏ
các quy định cồng kềnh để doanh nghiệp có thể thụ hưởng chương trình hỗ trợ bằng
tiền từ ngân sách và gói hỗ trợ tín dụng, chấp nhận thà giúp nhầm cịn hơn bỏ sót để hỗ
trợ thực sự đến được những doanh nghiệp dễ bị “tổn thương”.
Từ năm 2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Quốc hội ban hành một số chính sách
miễn, giảm và gia hạn thuế. Song song đó ban hành theo thẩm quyền giảm nhiều lệ
phí. Ước tính tiền thuế và thu ngân sách đã miễn giảm, gia hạn theo các chính sách đã
ban hành năm 2020 đạt khoảng 129 nghìn tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho
người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, góp phần phát triển kinh
tế xã hội. Bộ Tài chính đã bám sát tình hình thực tế, nghiên cứu, xây dựng trình Chính

phủ ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 gia hạn thời hạn nộp thuế
giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân
và tiền thuê đất trong năm 2021 (3 đến 6 tháng). Tính đến ngày 30/6/2021, tổng số tiền
thuế và thu ngân sách thực tế đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành
là khoảng 26,7 nghìn tỷ đồng.
Ở Việt Nam, mặc dù điều kiện ngân sách còn khó khăn, cùng với các chính sách hỗ trợ
về thuế nói trên, Chính phủ cũng đã có các giải pháp hỗ trợ chi trực tiếp từ ngân sách
7


nhà nước cho người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ
về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, Nghị quyết số
68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử
dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. Theo đó, số tiền đã thực hiện hỗ trợ
trong năm 2020 là 16,8 nghìn tỷ đồng. Năm 2021, dự kiến có trên 14,95 triệu người
lao động được nhận hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp với tổng kinh phí ước tính trên 26
nghìn tỷ đồng.
Đầu tư cơng vẫn là bệ đỡ chính cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Trong khi
cầu chi tiêu từ khu vực doanh nghiệp và người dân giảm mạnh, Nhà nước cần đóng vai
trị là đối tượng chi tiêu chính. Do vậy, đẩy mạnh chi tiêu đầu tư cơng đóng vai trị rất
quan trọng. Cần có sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội để tránh xảy ra những hệ lụy
tiêu cực và rủi ro đạo đức. Thúc đẩy đầu tư công không nên là việc tăng chi tiêu công
một cách dàn trải, vội vàng, thiếu kiểm soát. Việt Nam chỉ nên đẩy nhanh những dự
án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và đã được bố trí sẵn
vốn thực hiện. Việc chia nhỏ ra làm nhiều gói thầu và thực hiện rải rác ở nhiều địa
phương (của các dự án trung ương , ví dụ như các gói thầu trong dự án Cao tốc Bắc Nam) để nhiều doanh nghiệp và nhiều địa phương có thể tiếp cận, tạo sự lan tỏa tốt
hơn cũng có thể được cân nhắc như một giải pháp đặc biệt, nhưng vẫn phải đảm bảo
tính hiệu quả. Bên cạnh nguyên dân do Covid - 19, nguyên nhân khác khiến các dự án
chậm tiến độ là do thủ tục hành chính , luật pháp và các quy định của Việt Nam . Ví
dụ, yêu cầu tài sản thế chấp 120% mức vốn vay đối với bên thực hiện dự án theo quy

định tại Nghị định 97/ 2018/ NĐ - CP cần được rà sốt , bởi đây có thể là gánh nặng
cho bên thực hiện và gây trở ngại cho việc triển khai dự án vay vốn. Việc rà sốt thủ
tục hành chính cộng với khảo sát thực tế cần được thực hiện để phát hiện và tháo gỡ
đúng những trở ngại nhằm giảm gánh nặng cho cơ quan thực hiện dự án. Đặc biệt là
trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực như giáo dục, trường dạy nghề, cần xem xét
để miễn các điều kiện như tài sản thế chấp, vì vốn con người là yếu tố quan trọng để
phát triển bền vững.
Theo TS. Nguyễn Minh Cường - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) tại Việt Nam đánh giá, có thể thấy phản ứng của chính sách tài khóa
của Việt Nam là phản ứng nhanh. Từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 xảy ra trong
8


năm 2020, Chính phủ đã tương đối uyển chuyển, linh hoạt cơng cụ tài khóa và tiền tệ.
Bước sang năm 2021, tình hình khác hẳn, khủng hoảng y tế trở nên trầm trọng hơn
nhiều so với năm 2020 dẫn đến cú sốc rất mạnh về kinh tế. Việt Nam đã có sự gia tăng
chi tiêu của Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi COVID19 thơng qua việc các gói hỗ trợ đưa ra ngay khi đợt dịch thứ 4 bùng phát. Các gói hỗ
trợ đã giúp người dân, doanh nghiệp trụ vững trong đại dịch.
3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA HIỆN NAY
Nhìn chung, Chính phủ nhà nước Việt Nam khá linh hoạt trong việc sử dụng
các chính sách tài khóa để làm ổn định nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và hạn chế
lạm phát.
Về ưu điểm, hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất.
Chính phủ ban hành các chính sách tài khóa áp dụng vào cuộc sống thực tiễn được
thực hiện nhanh chóng đạt hiệu quả cao, ít độ chậm trễ. Đưa trạng thái kinh tế về mức
sản lượng cân bằng, tránh tình trạng lạm phát. Chính sách tài khóa được coi là cơng cụ
hữu hiệu để chính phủ ổn định được nền kinh tế một cách chủ động. Các chính sách tài
khóa giúp người dân và doanh nghiệp chống chọi qua đại dịch, tạo đà cho nền kinh tế
phát triển.
Về nhược điểm, đơi khi việc áp dụng các chính sách tài khóa vẫn tiềm ẩn những

rủi ro nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều dự án cơng cộng khơng phát huy hiệu quả
như trên lý thuyết, gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước. Khi ngân sách bị thâm
hụt quá nặng, việc sử dụng các chính sách tài khóa tích cực sẽ bị hạn chế. Mặc dù nhà
nước đã giảm lãi suất cho vay nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với các nước trong
khu vực. Thủ tục để được nhận hỗ trợ chính sách cịn rườm rà, chưa thực sự tạo điều
kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận. Quy trình thực hiện tập trung vào đối
tượng thụ hưởng chính sách nên mất nhiều thời gian trong việc thực thi chính sách.
Chính vì lẽ đó, cần phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Tránh việc lãng phí tiền
vào các dự án cơng cộng mà không đạt được hiệu quả cao. Đánh giá hiệu quả các
chính sách đã thực hiện để tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp hỗ trợ
phù hợp. Cần tối giản các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện cho mọi người dân được
hưởng lợi ích từ các chính sách tài khóa do chính phủ ban hành. Phối hợp chặt chẽ với
chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằm kiểm sốt lạm phát,
9


duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, thị trường, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Đẩy
mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, đặc biệt là các cơng trình trọng điểm
quốc gia. Tập trung tháo gỡ những nút thắt về thể chế và giải phóng mặt bằng trong
q trình thực hiện các dự án này. Việc bố trí kinh phí cần đảm bảo tập trung để triển
khai đầy đủ từng dự án. Tăng tốc ứng dụng, nhanh chóng hồn thiện cơ sở hạ tầng
thơng tin và thực hiện các chính sách hỗ trợ.

10


KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam vừa phải tăng cường công tác phòng chống dịch Covid –
19, vừa phải tăng cường phát triển nền kinh tế. Nhưng nhờ việc sử dụng các chính
sách tài khóa hợp lý và kịp thời đã có những tác động tích cực tới q trình phát triển

kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Có thể nói chính sách tài khóa được xem là
cơng cụ hữu hiệu để chính phủ chủ động điều tiết nền kinh tế, duy trì sự ổn định và
tăng trưởng đều. Trên thực tế khơng thể xóa bỏ tận gốc các ảnh hưởng tiêu cực, mà chỉ
có thể giải quyết ở một phạm vi nào đấy. Nhưng dù vậy thì chính phủ Việt Nam vẫn
đang nỗ lực từng ngày để đưa ra các chính sách tài khóa có thể cân bằng, đem lại sự ổn
định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế và tăng an sinh xã hội cho người dân.

11


PHỤ LỤC
Danh mục từ viết tắt
Y: sản lượng
Yp: sản lượng cân bằng
Y*, Yt: sản lượng thực tế
Yd: thu nhập cá nhân
U: tỉ lệ thất nghiệp
GDP: tổng sản phẩm nội địa (tổng sản phẩm quốc nội)
C: chi tiêu gia đình
AD tổng cầu
Tr: khoản trợ cấp
Tx: thuế thu nhập
G : chi tiêu chính phủ

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kinh tế vĩ mơ Việt Nam q 4/ 2020, tại đường link:
/>+-+Nghiên+Cứu+của+Viện+Nghiên+Cứu+Kinh+Tế+và+Chính+Sách+%28VEPR

%29.pdf/b51513f0-0bb3-b2b2-9d84-5123762f06c3?version=1.1&t=1613637389509
2. Diệu Nhi (23/08/2019), Vietnambiz, “Chính sách tài khố (Fiscal policy) là gì?
Cơng cụ của chính sách tài khố”, tại đường link: />3. Đại học Quốc gia TP.HCM, “Thay đổi chính sách tài khóa để phục hồi kinh tế hậu
covid-19”, tại đường link: />4. Giáo trình Kinh tế học vĩ mơ Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hà Anh (15/11/2021), Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Các chính sách tiền
tệ và tài khóa nên chú trọng tới tính quy mơ và lan tỏa trong giai đoạn phục hồi”, tại
đường link: />6. Tổng cục Thống Kê (12/10/2021), “Tác động của dịch covid-19 đến tăng trưởng các
khu vực kinh tế quý iii năm 2021”, tại đường link: />7. Thu Hạnh - Thùy Dương (02/12/2021), Thông tấn xã Việt Nam, “Chính sách tài
khóa trong bối cảnh dịch COVID-19 - Bài 1: Cần "bắt" trúng, đúng đối tượng”, tại
đường link: />8. Thùy Dương (02/12/2021), Thơng tấn xã Việt Nam, “Chính sách tài khóa trong bối
cảnh dịch COVID-19 - Bài 2: Linh hoạt hỗ trợ nền kinh tế”, tại đường link:
/>13



×