BÁO CÁO MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT
CỦA
MỸ VÀ TRUNG QUỐC
TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 1 THÁNG 3 NĂM 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC VI
TRÍCH YẾU VII
VIII
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC IX
I. TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG CON SỐ LIÊN QUAN 10
Tóm tắt nền kinh tế Trung Quốc: 10
Tình hình lạm phát của Trung Quốc: 12
Những chính sách nhằm kìm hãm lạm phát từ năm 2008-2010 của Trung Quốc: 16
II. MỸ VÀ NHỮNG SỐ LIỆU CÓ ĐƯỢC 25
1.Tóm tắt về nền kinh tế Mỹ: 25
Chính sách tài khóa – tiền tệ của nền kinh tế đứng đầu thế giới bị tác động bởi “thế
lực” nào? 28
Tình hình lạm phát ở Mỹ: 31
Những chính sách tài khóa của Mỹ về tình trạng lạm phát 41
III. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NHỮNG CHÍNH SÁCH
CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC: 48
1.Giống nhau: 48
Khác nhau: 48
Ai thành công hơn ai? 49
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: 53
1.Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam: 53
Đề xuất: 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO XIII
vi
PHỤ LỤC XIV
TRÍCH YẾU
Lạm phát là một vấn đề vừa như là một sự vận động tất yếu của nền kinh tế thị
trường – vừa là nỗi lo âu của các nhà chính khách.
Thật vậy! Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá
chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay
giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá
giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu
tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một
quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong
phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ
đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát.
Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn
định giá cả".
Vậy hai cường quốc thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã làm như thế nào để kìm
hãm lạm phát? Hãy cùng nhóm chúng tôi đi tìm hiểu.
vii
NHẬP ĐỀ
Sau hơn 3 tuần lễ tìm hiểu, tìm kiếm thông tin trên mạng, những kiến thức về môn
kinh tế vĩ mô, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu về “Chính sách kìm hãm lạm phát giữa Mỹ
và Trung Quốc”
Qua đó, nhóm chúng tôi định hướng đạt được những mục tiêu sau trong đề án báo
cáo này:
Mục tiêu 1: Tìm kiếm được các thông tin, biểu mẫu về tình hình lạm phát trong
những năm gần đây của Mỹ và Trung Quốc
Mục tiêu 2: Tìm hiểu các chính sách mà cả 2 cường quốc trên đã – đang – và sẽ
làm để kìm chế việc mất giá đồng tiền
Mục tiêu 3: So sánh được kết quả của những chính sách mà 2 quốc gia trên đưa
ra nhằm đưa ra những định hướng theo chủ quan của nhóm cho nền kinh tế Việt Nam
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung báo
cáo gồm 3 phần chính:
Phần I: Trung Quốc và những con số liên quan
Phần II: Mỹ và những số liệu thống kê
Phần III: Sự giống và khác nhau trong chính sách của Mỹ và Trung Quốc
Phần IV: Những đề xuất cho nền kinh tế Việt Nam
viii
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
ix
I. TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG CON SỐ LIÊN QUAN
Tóm tắt nền kinh tế Trung Quốc:
Hình 1: lãnh thổ của và quốc kì của Trung Quốc – Nguồn:
Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới nếu tính
theo Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42 nghìn
tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD (5.300 USD nếu
tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với rất nhiều nền kinh tế khác trên
thế giới (thứ 104 trên 183 quốc gia năm 2007).
Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70%
GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi
phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ
tiện ích (điện, nước, điện thoại ), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.
Kể từ năm 1978 chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế
từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo
10
Tên thành viên Công việc
1. -
2. -
3. -
4. -
5. -
6. -
7. -
8. -
Bảng 1: Bảng phân công công việc
định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc
lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là
một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu
người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001.
Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế
độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan
chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh
nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại
hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và
đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào
ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số
liệu do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức
Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm
1978.
Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên
thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập
niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng
trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn
thực tế.
Dù Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, song tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người lẫn tốc độ tăng trưởng GDP tuyệt đối chưa phải là cao nhất thế
giới.
11
Hình 2:Đồng nhân dân tệ - Nguồn:
Hình 3: các thành phần kinh tế của Trung Quốc – Nguồn:
Tình hình lạm phát của Trung Quốc:
Thời gian này, Chính phủ và người dân Trung Quốc cùng thể hiện rõ thái độ lo ngại
trước tốc độ leo thang của giá cả hàng hóa trong nước. Đáng chú ý, không chỉ Bắc Kinh mà
ngay cả người tiêu dùng Trung Quốc cũng cho rằng, chính sách của nước Mỹ là một phần
nguyên nhân gây ra lạm phát ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc lần cuối báo cáo mức 4,9 phần trăm vào tháng 1/ 2011.
12
Từ năm 1994 đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát trung bình ở Trung Quốc là 4,25 phần
trăm đạt mức cao lịch sử là 27,7% vào tháng 10/1994 và ghi lại mức thấp -2,20% trong
3/1999.
Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc tháng 12/2010 giảm xuống 4,5% từ mức 5,1%, cao
nhất trong 28 tháng.
Tăng trưởng sản xuất Trung Quốc tháng 12/2010 tăng trưởng chậm lại do chính phủ
thắt chặt chính sách tiền tệ và đóng cửa các nhà máy tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô
nhiễm nặng.
Chỉ số sản xuất PMI tháng 12/2010 của Trung Quốc giảm xuống mức 53,9 từ mức
55,2.
Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc cuối năm 2010 giảm xuống 4,5% từ mức 5,1%, cao
nhất trong 28 tháng, theo dự báo của nhóm chuyên gia kinh tế làm việc tại Bank of
America Merrill Lynch và China International Capital Corp.
CICC ước tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm
trước, trong khi dự báo của Bank of America Merrill Lynch là 4,8%.
13
Hình 4: Chỉ số lạm phát của Trung Quốc từ 1/2008 đến 1/2011 – Nguồn:
Lạm phát đã giảm nhanh chóng trong giai đoạn 1995-1999 nhờ chính sách tiền tệ thắt
chặt hơn của ngân hàng trung ương và các biện pháp kiểm soát giá thực phẩm chặt chẽ hơn.
Khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh trong thập kỷ qua dẫn đến tình trạng kinh tế quá
nóng và lạm phát, điều có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể bị tác động
tiêu cực trở lại. Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng tổng thể nền kinh tế của mình là
quá nóng, dù họ công nhận rằng một vài nơi nhất định đang nóng lên như ở những nơi có
hạ tầng yếu kém khiến khó khăn hơn cho việc kiểm soát kinh tế.
14
Hình 5: Chỉ số lạm phát từ 2003-2010 – Nguồn:
Hình 6: Chỉ số lạm phát từ 1980-2010 của TQ – Nguồn:
15
Những chính sách nhằm kìm hãm lạm phát từ năm 2008-2010 của Trung
Quốc:
•2008
Trung Quốc có tỉ lệ lạm phát trong tháng 1-2008 là 7,1% và tỷ lệ lạm phát của trong
tháng 02/2008 đã ở mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ - 8,7%.
Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 5/3/2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa
ra các nhóm giải pháp cấp bách để kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Gồm có 8 bước như
sau:
Hình 7: Thủ tướng Ôn Gia Bảo – Nguồn:
1) Hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nhất là sản xuất các mặt hàng thiết yếu như:
lương thực, thực phẩm, dầu thực vật, thịt,
2) Kiểm soát chặt chẽ ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là lương thực - thực
phẩm.
3) Đẩy mạnh và kiện toàn hệ thống dự trữ, điều tiết xuất nhập khẩu, bình ổn giá
thị trường trong nước.
4) Thực hiện tốt khâu quản lý và điều tiết, điều hành giá cả, ngăn chặn tình trạng
đua nhau tăng giá.
5) Giám sát việc thu phí và lệ phí giáo dục, y tế, giá cả mặt hàng dược phẩm và
nguyên nhiên vật liệu phục vụ nông nghiệp kiên quyết xử lý các trường hợp liên kết
đầu cơ trục lợi.
16
6) Hoàn thiện và thực hiện các biện pháp trợ cấp đối với người có thu nhập thấp.
7) Ngăn chặn kịp thời tình trạng giá cả nguyên nhiên vật liệu leo thang.
8) Kiên trì thực hiện “chế độ trách nhiệm bao gạo” đối với tỉnh trưởng và “chế độ
trách nhiệm rổ rau” đối với thị trưởng.
Trung Quốc xiết chặt chính sách tiền tệ năm 2008
Như vậy, biện pháp thắt chặt tiền tệ phải được tiến hành có liều lượng, có lộ trình và
đồng thời với quản lý thị trường, quản lý giá cả, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển
và hỗ trợ người dân có thu nhập thấp.
•2009
Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng gói kích thích kinh tế 600 tỷ USD của nước này sẽ
giúp tạo việc làm và duy trì tốc độ tiêu dùng của người dân. Chính phủ cũng đã yêu cầu các
ngân hàng tăng cường cho vay, để đạt mục tiêu cho vay tổng số tiền 588 tỷ USD trong năm
2009. Mục tiêu tăng cung tiền năm nay của Trung Quốc đã được điều chỉnh lên mức 17%
so với năm ngoái, từ mức 14,8% đặt ra trong tháng 11.
Vào giữa tháng 12/2009, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố một loạt chính
sách nhằm kích thích hoạt động cho vay, bao gồm việc mở rộng phát hành trái phiếu doanh
nghiệp liên quan tới cơ sở hạ tầng và nới rộng quyền hạn cho các ngân hàng trong việc định
lãi suất cho vay.
Vào ngày 22/12/2009, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tiến hành cắt giảm lãi
suất lần thứ 5 liên tiếp từ tháng 9 tới nay, đưa lãi suất cơ bản cho vay và gửi tiết kiệm kỳ
hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ xuống mức lần lượt là 5,31% và 2,25%.
Giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc tăng 1,9% trong tháng 12, sau khi tăng 0,6% trong
tháng 11. Giá sản xuất tăng 1,7% sau khi giảm trong 12 tháng trước đó.
•2010
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 vừa qua đã tăng lên 4,4% so với cùng thời
kỳ vào năm ngoái, phá kỷ lục trong vòng 25 tháng. Giá thực phẩm chiếm phần lớn trong sự
17
gia tăng giá cả, tăng 10,1% so với năm ngoái, theo thống kê chính thức - nhưng con số này
chưa nói hết bức tranh thật sự.
Trong một báo cáo ngày 9/11/2009, nhà nghiên cứu Xu Qiyuan, thuộc phân khoa
Khoa học Xã hội Trung quốc, nói rằng chỉ số giá tiêu thụ CPI của Trung Quốc đã bị đánh
giá thấp hơn, một cách có hệ thống, khoảng 7% trong vòng 5 năm qua.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ nâng lãi
suất tiền gửi lên 3,0% và lãi suất cho vay một năm lên 6,06 %.
Trong tháng 10, giới hoạch định chính sách tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần ba
năm nhằm cố gắng kiềm chế lượng thanh khoản vốn làm tăng lạm phát và gây sốt giá bất
động sản. Vào ngày Giáng Sinh họ lại nâng lãi suất một lần nữa.
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc (CPI), thước đo chính của lạm phát, tăng 4,6%
theo năm tính vào tháng 12, giảm từ mức 5,1% trong tháng 11, vốn là mức tăng nhanh nhất
trong hơn hai năm.
Chỉ số CPI cả năm tăng 3,3%, vượt mục tiêu Bắc Kinh đề ra là 3%.GDP cả năm của
Trung Quốc tăng 10,3%, mạnh nhất trong 3 năm qua, đạt mức 39,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ,
tương đương 6,04 nghìn tỷ USD. Năm 2009, GDP của Trung Quốc tăng 9,2%
Ngày 25/12/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tăng lãi suất cơ
bản thêm 0,25% lên 5,81%, tháng 10 trước đó, PBOC cũng có động thái tương tự. Song,
trong một nền kinh tế tăng trưởng tới 15%/năm (về danh nghĩa), thì mức sàn như vậy chưa
chắc có thể làm giảm bớt nhu cầu đi vay của khách hàng. Lãi suất tiền gửi cơ bản cũng tăng
0,25% lên 2,75%, tuy nhiên trên giá trị thực tế, số tiền mà người gửi thu về lại ít hơn so với
số họ gửi vào.
PBOC trong năm qua cũng 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ đối với các ngân hàng thương mại
6, bắt buộc các ngân hàng phải dành lại một tỷ lệ kỷ lục 18,5% lượng tiền gửi họ nhận
được. Và nhằm giảm áp lực tăng giá nhân dân tệ, Chính phủ đã thông báo, các nhà xuất
khẩu sẽ không còn phải chuyển đổi ngoại tệ kiếm được thành nhân dân tệ nữa.
Bên cạnh các yêu cầu về tỷ lệ lãi suất và dự trữ, PBOC vẫn sử dụng những công cụ
phi thị trường như hạn ngạch cho vay và “nguyên tắc cửa sổ” (window guidance) đối với
18
các ngân hàng. Nguyên tắc này khiến liên tưởng tới chủ nghĩa tập đoàn tại Nhật Bản thời
kỳ hậu chiến. Ngân hàng Trung ương triệu tập một cuộc họp giữa các lãnh đạo ngành ngân
hàng và cung cấp một số thông điệp về nghiệp vụ. Năm 2010, PBOC kích thích các ngân
hàng trở lại với hoạt động gia công, vận tải giao nhận và công nghiệp văn hóa.
Nếu “nguyên tắc cửa sổ” ảnh hưởng đến xu hướng cho vay, thì hạn mức tín dụng của
Trung Quốc kiểm soát về số lượng.
Năm 2010, Trung Quốc thiết lập hạn ngạch tín dụng là 7,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ
(NDT). Tuy nhiên, các NHTM đã sử dụng tới ¼ hạn ngạch ngay trong 2 tháng đầu tiên và
hơn 99% đến cuối tháng 11.
10 chính sách kinh tế nổi bật của Trung Quốc năm 2010
Sáu lần nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Trong năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 6 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc. Mức nâng mỗi lần là 50 điểm cơ bản (0,5%), từ 15,5% vào cuối năm 2009 lên mức
cao kỉ lục là 18,5% tháng 12/2010 để hút bớt tiền khỏi lưu thông.
Hình 8: rút bớt tiền lưu thong trên thị trường
bằng việc tăng lãi suất huy động vốn
Nỗ lực hạ nhiệt thị trường nhà đất
Chính phủ nước này đưa ra quy định, những gia đình muốn vay tiển để mua căn hộ
thứ hai phải trả trước hơn 50%. Tương tự, những người chuẩn bị mua nhà trong khi đang sở
hữu một căn nhà khác rộng hơn 90 m2
phải trả ít nhất 30% tổng giá trị trước khi thế chấp.
19
Hình 9: bong bong nhà đất tại Trung Quốc – Nguồn:
Cùng với tin đồn xung quanh việc Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ là những thành phố
đầu tiên áp dụng thuế đất, những chính sách nghiêm ngặt như trên đã góp phần làm giảm đà
tăng giá của thị trường bất động sản nước này.
Chuyển hướng sang chính sách tiền tệ thận trọng
Tại Hội nghị trung ương về công tác kinh tế năm 2010, các nhà hoạch định chính
sách đã chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang “thận trọng”. Số liệu mới từ Cục thống
kê quốc gia cho thấy tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc đã chạm mức 5,1% trong tháng 11 – mức
cao nhất trong vòng 28 tháng gần đây, thúc giục chính quyền nước này đặt vấn đề kiểm
soát giá cả lên hàng đầu.
Chính sách thuế cân bằng
Trung Quốc bắt đầu đánh 2 loại thuế vào các công ty nước ngoài kể từ ngày 1/12,
đánh dấu bước khởi đầu cho một cơ chế thuế chuẩn mực của quốc gia cho cả doanh nghiệp
Trung Quốc và nước ngoài.
20
Hình 10: tạo chính sách thuế cân bằng – Nguồn:
Thuế ôtô
Vào đầu tháng 12, Ủy ban cải tổ và phát triển quốc gia – cơ quan chịu trách nhiệm
chính về lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc đã tuyên bố: Ưu đãi thuế đối với việc mua
ôtô có dung tích động cơ nhỏ sẽ hết hạn kể từ năm 2011.
Việc này đã làm tăng doanh số bán ôtô tháng 11 ở nước này. Theo số liệu của Hiệp
hội ôtô khách Trung Quốc, hơn 1,28 triệu ôtô đã được bán vào tháng 11- tăng 27% so với
năm trước đó và 10,5% so với tháng 10. Các chuyên gia cho rằng, doanh số ôtô nội địa
vượt quá 17,5 triệu chiếc trong năm 2010.
Xây dựng đường sắt cao tốc
Trung Quốc sẽ đầu tư 3 – 4 nghìn tỷ NDT (tương đương 451 – 601 tỷ USD) vào
ngành đường sắt cao tốc như một phần của kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 – 2015).
Trong hội nghị đường sắt cao tốc thế giới lần thứ 7, Trung Quốc đã ký 8 biên bản ghi
nhớ và thỏa thuận với 8 thành phố về việc hợp tác xây dựng đường sắt cao tốc. Việc này đã
làm cho cổ phiếu các công ty liên quan đến đường sắt tăng giá.
21
Hình 11: đường sắt cao tốc – Nguồn:
Trong khi tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải – tuyến đường sắt dài
nhất và nhanh nhất Trung Quốc bắt đầu vận hành năm 2011, hàng nghìn km đường sắt cao
tốc khác vẫn tiếp tục được xây dựng. Bộ trưởng Bộ Đường sắt Liu Zhijun nói rằng Trung
Quốc đang dẫn đầu thế giới với mạng lưới đường sắt cao tốc dài 7.531 km. Con số này sẽ
được mở rộng lên 13.000 km vào năm 2012 và 16.000 km vào năm 2020.
Năng lượng sạch
Năng lượng nguyên tử, gió, ánh sáng mặt trời được hưởng những chính sách vô cùng
thuận lợi trong năm 2010 khi Trung Quốc muốn tăng việc sản xuất năng lượng sạch lên
15% trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 – 2015).
22
Hình 12: năng lượn sạch cho Trái Đất – Nguồn:
Theo số liệu từ cục quản lý năng lượng Quốc gia, 62% lượng đầu tư trong 3 quý vừa
qua là cho ngành công nghiệp năng lượng sạch. Các nhà máy điện nguyên tử của Trung
Quốc có khả năng sản xuất được hơn 10 triệu kW và sẽ được nâng lên 40 triệu kW vào năm
2015.
Các cụm thành phố
Theo một chỉ thị của Ủy ban Cải tổ và Phát triển quốc gia hồi tháng 8, chính quyền
Trung Quốc đã hứa sẽ tạo ra 6 cụm thành phố để tăng cường sự phát triển của miền trung
Trung Quốc.
Các cụm thành phố được xây dựng để tạo ra nhiều khu công nghiệp tập trung và phân
phối tài nguyên đồng đều hơn, nhằm cân bằng sự phát triển tại tất cả các vùng miền ở
Trung Quốc.
Ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc trở thành trụ cột
kinh tế
23
Ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ hơn 15% trong
vòng 5 năm trở lại đây. Thực tế này đã khiến chính phủ đề nghị phải nâng vai trò của ngành
công nghiệp văn hóa lên thành trụ cột kinh tế trong Hội nghị các vấn đề về kinh tế được tổ
chức đầu tháng này.
Theo một báo cáo từ Viện khoa học xã hội Trung Quốc, ngành công nghiệp văn hóa
của nước này trị giá khoảng 800 tỷ NDT (tương đương 120 tỷ USD). Tăng cường số hóa
nội dung và hợp tác với khu vực tư nhân được coi là bước tiếp theo trong quá trình phát
triển.
Trợ giá cho ôtô điện
Vào tháng 6, các nhà quản lý kinh tế hàng đầu và 4 bộ liên quan đã ra quyết định trợ
cấp cho các cá nhân mua ôtô chạy bằng điện.
Hình 13: xe hơi chạy bằng điện – thân thiện với môi trường – Nguồn:
Chính sách này nhắm vào các loại phương tiện sử dụng động cơ chạy bằng điện -
xăng hoặc chạy hoàn toàn bằng điện. Mức hỗ trợ là 50.000 NDT tại 5 thành phố lớn là
Thượng Hải, Thâm Quyến, Trường Xuân, Hàng Châu và Hợp Phì.
Theo Văn phòng xúc tiến ôtô điện Thượng Hải, đến năm 2012, thành phố sẽ có
100.000 ôtô điện với tổng trị giá là 30 tỷ NDT. Khoảng 60% trong số đó thuộc sở hữu của
cá nhân.
24
II. MỸ VÀ NHỮNG SỐ LIỆU CÓ ĐƯỢC
1. Tóm tắt về nền kinh tế Mỹ:
Hình 14: Lãnh thổ và quốc kì của Mỹ - Nguồn:
Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả
thế giới đều bị cảm lạnh”
Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm
2005, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế
toàn cầu. Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm
gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới.
Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS) đã nêu rõ “Các nước đang
phát triển chiếm một phần ngày càng nhiều trong số hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ,
32,8% vào năm 1985 trong khi vào năm 2006, tỉ lệ này là 47,0%. Các nước đang phát triển
cũng chiếm 34,5% nhập khẩu của Mỹ vào năm 1985 và 54,7% vào năm 2006”.
Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình đầy hiểm
trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những năm đầu tiên của thế kỷ
21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công
khủng bố, chiến tranh tại Irắc và Apganixtan, các vụ xì-căng-đan từ các tập đoàn tài chính,
25
sự phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc
thảm hại của bất động sản.
Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng
trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006. Trong khi đó, lạm
phát về giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp.
Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh
tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, càng
ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng động khác. Hiện nay,
nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với cả các thách thức đến từ bên trong lẫn những thách
thức đến từ bên ngoài.
Dù gì đi nữa, kinh tế Mỹ luôn đứng cao nhất hoặc cận cao nhất trong hàng loạt các
xếp hạng quốc tế:
Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng
302 triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Riêng GDP
của một bang – bang California - đạt 1,5 nghìn tỷ trong năm 2006, đã vượt quá GDP
của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước, vào năm đó.
Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3
kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức.
Đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa – 1 nghìn tỷ trong năm 2006 - chỉ sau
Đức, mặc dù theo dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2007. Đứng thứ nhất về
xuất khẩu dịch vụ với 422 tỷ đô-la trong năm 2006.
Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỷ đô-la trong năm 2006, lớn
hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.
Đứng thứ hai về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉ sau
Trung Quốc
26
Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỷ đô-la vào giữa năm
2006.
Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnh vực
kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006. Đứng đầu về
địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất
thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển
Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỷ đô-la, chiếm 4%
thị phần thế giới, sau Nhật và Trung Quốc (mỗi quốc gia này chiếm 18%), Đài Loan
và Hàn Quốc, và đứng ngay trước Liên bang Nga. Đứng thứ 15 về dự trữ ngoại hối và
vàng, đạt khoảng 69 tỷ đô-la vào giữa năm 2006.
Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại châu Mỹ La tinh và Khu vực Caribê, chiếm
khoảng ¾ trong tổng số 62 tỷ đô-la trong năm 2006, từ những người di cư khỏi các
khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.
Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm
2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùng mỗi ngày.
Đứng thứ 3 về môi trường kinh doanh thông thoáng trong năm 2007, sau
Singapore và New Zealand.
Đứng thứ 20 trên 163, cùng với Bỉ và Chilê về các chỉ số Minh bạch quốc tế
năm 2006 nhằm đo lường mức độ tham nhũng (các nền kinh tế có xếp hạng thấp
được xem là ít tham nhũng hơn).
27
Hình 15: Các thành phần trong nền kinh tế Mỹ - Nguồn:
Chính sách tài khóa – tiền tệ của nền kinh tế đứng đầu thế giới bị tác động bởi
“thế lực” nào?
Dựa theo những thông tin thua thập được, nhóm chúng tôi nhận thấy được 3 cơ quan
– chức vụ ảnh hưởng đến chính sách tài khóa của Mỹ:
3.1. Quốc Hội Mỹ:
Khoản 8 của điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ xác lập các quyền hạn của quốc hội. Những
quyền quan trọng nhất gồm: quyền đánh thuế và thu thuế, vay mượn, quy định về thương
mại giữa các tiểu bang và với nước ngoài, đúc và in tiền, thiết lập các tòa án trực thuộc
Tối cao Pháp viện, phát triển và duy trì quân lực, và tuyên chiến.
Ngoài ra, quốc hội còn có nhiệm vụ là phê duyệt hay bác bỏ các dự thảo, chính sách
mà tổng thống đệ trình sao cho phù hợp với đất nước và nền kinh tế tư bản.
28
Hình 16: Biểu tượng của quốc hội Mỹ - Nguồn:
Hình 17: tòa nhà quốc hội – Nguồn:
3.2 . Tổng thống Mỹ:
Tổng thống cũng có trách nhiệm chuẩn bị ngân sách của Hoa Kỳ, mặc dù Quốc hội
phải phê chuẩn nó. Các Cục Dự trữ liên bang có trách nhiệm hỗ trợ Tổng thống với việc
chuẩn bị ngân sách.
Khi đệ trình dự thảo ngân sách chi cho đầu tư hay tiêu dùng cho đất nước – quốc hội
có thể thông qua hoặc không thông qua hoặc chi 1 phần nhỏ trong ngân sách cho chính
sách của Tổng thống.Trong năm, Tổng thống có thể đệ trình nhiều dự thảo xin kinh phí để
có thể thực hiện những chính sách tài khóa của mình sao cho phù hợp nhất.
3.3. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED):
Cục Dự trữ liên bang là cơ quan chỉ đạo của Hệ thống dự trữ liên bang, tức ngân hàng
trung ương của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nó thi hành chính sách tiền tệ của đất nước bằng
cách ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng và tiền tệ lưu thông. Cục Dự trữ liên bang điều
29