Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thật sự là một tế bào tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa Quản trị Kinh doanh
*****

BÀI TẬP LỚN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH VỊ TRÍ CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI. LÀ
MỘT THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH EM THẤY MÌNH CẦN PHẢI
CĨ TRÁCH NHIỆM GÌ ĐỂ LÀM CHO GIA ĐÌNH MÌNH THẬT SỰ LÀ
MỘT TẾ BÀO TỐT CỦA XÃ HỘI, MỘT TỔ ẤM MANG LẠI CÁC GIÁ
TRỊ HẠNH PHÚC VÀ HÀI HÒA TRONG ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN CỦA
MỖI THÀNH VIÊN.
Họ và tên: Nguyễn Thanh Nhàn
MSV: 11217140
Lớp học phần: 20

1


HÀ NỘI, 2022

MỤC LỤC
Mục lục: ……………………………………………………………2
Lời mở đầu:…………………………………………………………3
Nội dung:………………………………………………………………4
I.

II.

Lý luận về đề tài………………………………………………4


1. Khái niệm về gia đình………………………………………4
2. Vị trí gia đình trong xã hội………………………………….5
3. Chức năng cơ bản của gia đình……………………………..8
Vận dụng……………………………………………………10

Kết luận………………………………………………………………13
Tài liệu tham khảo……………………………………………………14

2


LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi người trong chúng ta được sinh ra từ gia đình và chính gia đình cũng được sinh
ra từ trong sâu thẳm trái tim mỗi người. Nơi đó khơng có mưu cầu cũng chẳng hề có đổi
chác. Gia đình là hai từ thiêng liêng và cao quý. Trải qua nhiều thời đại, qua nhiều thăng
trầm, biến động, những giá trị cốt lõi của gia đình khơng chỉ khơng bị mất đi mà ngày
càng được bồi đắp thêm những giá trị tốt đẹp mới.
Có thể nói gia đình là một trong những vấn đề quan trọng của mọi dân tộc và thời
đại. Đặc biệt trong những năm gần đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng
yếu được giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm. Xây dựng gia đình là quá trình bồi đắp
từng tế bào của xã hội, đóng vai trị quan trọng trong công cuộc phát triển xã hội văn
minh, giàu đẹp. Ở châu Á nói chung hay ở Việt Nam nói riêng, cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa đang diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Song song với quá trình
này ở Việt Nam là sự chuyển mình về kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Tất nhiên, những chuyển
biến đấy sẽ có ảnh hưởng nhưng khơng nhiều đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền
vững nhưng cũng đặc biệt nhạy cảm với mọi sự biến đổi của xã hội. Trong bối cảnh đó,
một câu hỏi được đặt ra: Với một xã hội nhiều chuyển biến và ngày càng phát triển,
chúng ta cần có trách nhiệm gì để gia đình mỗi người thật sự là một tế bào tốt của xã hội
và là một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, hài hịa cho mỗi thành viên?
Với mong muốn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, em chọn đề tài “Phân tích

vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải
có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ
ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong dời sống cá nhân của mỗi thành
viên?” cho bài tiểu luận của bản thân. Mang theo tinh thần tìm tịi học hỏi cùng vốn kiến
thức đang có, em hy vọng bài làm sẽ đưa ra được câu trả lời xác đáng. Tuy nhiên, do kiến
thức và thời gian tìm hiểu cịn hạn chế, bài làm khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý từ Cơ để bài tập được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn!

3


NỘI DUNG
I.

Lý luận về đề tài:
1. Khái niệm về gia đình.
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì

và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và các quan hệ
nuôi dưỡng cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên
trong gia đình. Như C.Mac đã nói “….hằng ngày tái tạo ra những người khác, sinh
sơi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.
Cho nên yếu tố huyết thống và tình cảm là nét bản chất nhất của gia đình.
Nhưng xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình khơng chỉ là một đơn vị tình cảm –
tâm lý, mà nó cịn là một tổ chức kinh tế tiêu dùng (sở hữu, sản xuất, thu thập và
chi tiêu), một mơi trường giáo dục văn hóa (văn hóa, gia đình và cộng đồng), một
cơ cấu thiết chế xã hội (có cơ chế và cách thức vận động riêng)…..
Nguồn gốc của gia đình:
Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.

Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội. Ngay từ
thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình
ln ln tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên
trong gia đình.
Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một
số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình lồi người với
4


cuộc sống lứa đơi của động vật, gia đình lồi người luôn luôn bị ràng buộc theo các
điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người.
Gia đình ở lồi người ln bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá
trị, sự kiểm tra và tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội khoa học, thuật
ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình lồi người. Thực tế, gia đình là một
khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế, khiến
cho nó khơng giống với bất kì nhóm xã hội nào.
Từ mỗi góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều
có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu và
chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình. Đối với xã hội học,
gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như
một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trị đặc biệt
quan trọng trong q trình xã hội hóa con người.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành
viên gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con
ni, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng
những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã
hội về tái sản xuất con người.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội.
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có vai trị quyết định đối với sự tồn
tại, vận động và phát triển của xã hội. Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu

sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị
cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội. Khơng có gia đình để tái tạo ra con người thì xã
hội khơng thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển
5


lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt được. Hạt nhân của xã hội chính là gia
đình”. Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào
bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền
và phụ thuộc vào chính bản thân mơ hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia
đình trong lịch sử. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, tác động của gia đình đối
với xã hội khơng hồn tồn giống nhau. Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia
đình đã hạn chế rất lớn tác động của gia đình đối với xã hội. Chỉ khi con người
được yên ấm, hòa thuận trong gia đình thì mới có thể n tâm lao động, sáng tạo
và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng
quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
“Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã
hội. Gia đình giữ vai trị trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo
đảm đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã
hội quan trọng bậc nhất của người Á Đơng, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi
quốc gia thì gia đình được coi là “một tế bào xã hội có tính sản sinh”. Do vậy sức
mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại phát triển
của gia đình”.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống
cá nhân mỗi thành viên. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt
cuộc đời, mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là môi trường tốt

nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, ni dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát
triển. Sự n ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho
6


Document continues below
Discover more from:
Chủ nghĩa xã hội khoa học
CNXH 2022
999+ documents

Go to course

18

Tiểu luận cnxh - NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC
Chủ nghĩa xã hội khoa học

17

Đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt…
Chủ nghĩa xã hội khoa học

13

100% (19)

100% (7)


Vấn đề dân chủ - bài tập cá nhân môn chủ nghĩa xã hội khoa
học
Chủ nghĩa xã hội khoa học

100% (7)

So sánh tôn giáo ở một nước tư bản với tôn giáo ở Việt Nam
4

7

Chủ nghĩa xã hội khoa học

100% (5)

So sánh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
tbcn
Chủ nghĩa xã hội khoa học

88% (17)


Tiểu luận CNXHKH - sứ mệnh giai cấp công nhân và vận dụng
23

của bản thân

100% (4)
Chủ nghĩa xã hội khoa học

sự hình thành,phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã

hội. Chỉ trong mơi trường gia đình n ấm, cá nhân mới cảm thấy bình n, hạnh
phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu
tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của từng người. Chỉ gia đình mới thể hiện được quan hệ tình cảm
thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau
mà khơng cộng đồng nào có được hay có thể thay thế được. Tuy nhiên, mỗi cá
nhân lại khơng thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình mà cịn có nhu cầu
quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà cịn là thành
viên của xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan
hệ giữa các thành viên của xã hội. Khơng có cá nhân bên ngồi gia đình, cũng
khơng thể có cá nhân bên ngồi xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp
ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân.
Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát
triển với những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựn bản sắc văn hóa dân
tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu
thương con người, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù
sáng tạo trong lao động, bất khuất vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia
đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước
của dân tộc phát huy đến giai đoạn hiện nay.
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động
đến cá nhân. Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thơng qua lăng kính gia đình
mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng,
đạo đức, lối sống, nhân cách,… Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi
7



cá nhân khi xem xét họ trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình. Có
những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động của gia đình để tác động
đến các nhân. Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện vơi sự hợp
tác của các thành viên trong gia đình. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,
để xây dựng một xã hội thật sự bình đẳng, con người được giải phóng, giai cấp
cơng nhân chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thực hiện sự
bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ.
3. Chức năng cơ bản của gia đình.
Gia đình đóng vai trị, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của lồi người. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm đương
những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, khơng thiết chế xã
hội nào có thể thay thế được. Chức năng của gia đình là một khái niệm then chốt
của xã hội học gia đình, các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình trên cấp độ vi mô
và vĩ mô đều khẳng định những chức năng cơ bản của gia đình.
Chức năng tái sản xuất ra con người: Chức năng này góp phần cung cấp
sức lao động – ngồn nhân lực cho xã hội, chức năng này sẽ góp phần thay thế
những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, đã hết khả năng lao động linh
hoạt, sáng tạo. Việc thực hiện chức năng này vừa đáp ứng như cầu tồn tại phát triển
của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu sinh lí, tình cảm của chính bản thân mỗi
người. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực hiện chức năng này cũng khác nhau.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Đây là chức năng cơ bản quan
trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống cịn
của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có, làm cho dân giàu nước
mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Chức năng này bao quát về như cầu

8


ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa
mản nhu cầu đời sống.

Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện nâng cao, ngoài
những thành viên cịn đang ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi
lao động cần có một cơng việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra cần có mức
thu nhập thêm để có nguồn thi chi trả cho những hoạt động vặt hằng ngày.
Chức năng nuôi dưỡng giáo dục: Đây là chức năng hết sức quan trọng của
gia đình, quyết định đến hình thành nhân cách của mỗi người, dạy dỗ nên những
người con hiếu thảo, trở thành những cơng dân có ích cho xã hội bởi gia đình chính
là trường học đầu tiên và cha mẹ cũng chính là những người thầy, người cơ đầu đời
ni dưỡng những bước đi đầu tiên trong cuộc đời mỗi người “Cha mẹ có nghĩa vụ
và quyền u thương, trơng nom, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển
toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con có hiếu của gia đình,
cơng dân có ích cho xã hội.
Việt Nam là một quốc gia mang đậm nét đẹp truyền thống về đạo đức và lối
sống thuần phong mĩ tục, vì thế nội dung giao dục của gia đình cũng phải chú ý
đến việc giáo dục tồn diện cả về nhân phẩm đạo đức, kinh nghiệm, lối sống, ý
thức, cùng cách cư xử trong cuộc sống và giáo dục về tri thức….
Chức năng giáo dục của gia đình chịu tác động trực tiếp của các yếu tố
khách quan và chủ quan. Sự thay đổi lớn trong các chính sách kinh tế xã hội,
những biến đổi trong lĩnh vực văn hóa, thơng tin, lối sống, sự thiếu hụt kinh
nghiệm, ý thức dạy con trong những gia đình trẻ…đó là những yếu tố ảnh hưởng
đến chức năng giáo dục của gia đình.

9


Gia đình là phạm trù lịch sử, biến đổi theo thời gian. Mỗi thời đại lịch sử
cũng như mỗi chế độ đều sản sinh ra một loại gia đình, xây dựng một kiểu gia đình
lí tưởng với chức năng xã hội của nó.
Chức năng thảo mãn như cầu tâm-sinh lý: Ngồi ba chức năng cơ bản trên

thì gia đình cịn có chức năng thỏa mãn nhưu cầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc
sức khỏe. Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu
thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là tình u hạnh phúc
lứa đơi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững
tin vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân
trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng trở nên
thấm thía và khao khát và tìm hiểu sự bình ổn, thỏa mãn nhu cầu cân bằng trạng
thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình, chăm sóc sức
khỏe , đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

II.

Vận dụng

Gia đình là bến đỗ tinh thần cho mỗi tâm hồn, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là
nơi làm ơn cho những người giúp đỡ mà sống hối hận vì người lớn, là tiếng cười
và giọt nước mắt được phép cất lên mà không cần phải dè chừng ai. Có thể thấy,
gia đình là nơi giúp tâm hồn con người bình yên và vui sướng, là vịng ơm ấm áp,
là tình u chân thành, là nơi có con người khơng cần tính tốn thiệt hơn. Bên cạnh
đó, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc thì xã hội phát triển. Tình
cảm gia đình là tình cảm hết sức thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời của
mỗi con người.
Và với mỗi cá nhân khác nhau, thì phạm trù về trách nhiệm đối với gia đình
cũng là khác nhau, bằng một cách nào đó giúp cho gia đình mình là một tế bào của
10


xã hội, cũng là một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và hài hòa trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên. Dưới đây là những trách nhiệm của một cá nhân em
nói riêng và cũng có thể sẽ là trách nhiệm của mỗi công dân nên có nói chung.

Thứ nhất, cùng các thành viên vun vén hạnh phúc gia đình. Bởi vì gia đình
chính là tế bào của xã hội, chỉ khi gia đình đó hạnh phúc, n bình thì xã hội mới
có thể dần hồn thiện và phát triển tồn diện được. Và để có thể hạnh phúc thì cần
phải có sự tồn tâm tồn ý của tất cả các thành viên trong gia đình, cùng nhau vun
vén bồi đắp, lăng nghe thấu hiểu lẫn nhau. Cùng nhau dựng xây một mái ấm mà
dưới mái ấm đó mọi người đều cảm thấy hạnh phúc. Khi đó gia đình chính là một
tế bào sống, phát triển mạnh mẽ trong xã hội, cũng là một nơi mà các thành viên
đều có thể trở về mỗi khi gặp thất bại trong cuộc đời, cịn có một nơi để tựa vào đó
đính là gia đình là người thân là mái nhà.
Thứ hai, tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Bên cạnh giá trị về mặt
tinh thần, thì còn phải quan tâm đến giá trị vật chất, đặc biệt là trong quá trình khi
mà đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc đóng góp một
phần sức lực, của cải của mỗi thành viên trong gia đình là điều quan trọng cần
thiết. và tất cả những đóng góp này đươc thể hiện qua q trình mua bán, sản xuất
hàng hóa, tiêu dùng…trực tiếp đóng góp đến ngân sách nước nhà tạo ra sự vận
động và phát triển của xã hội. Cũng là một trong những minh chứng sống cho luận
điểm “gia đình là tế bảo của xã hội”.
Thứ ba, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đất nước
trải qua một quá trình dài xây dựng, giữ gìn để có được như ngày hơm nay nhờ
cơng ơn của những ông cha ta để lại. Nhiệm vụ của những con người trong thời
bình như chúng ta khơng riêng gì em hoặc gia đình em mà tồn thể những con
người Việt Nam cần lưu truyền, giữ gìn, bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc mình, đất nước mình. Nhìn nhận những khía cạnh và phát triển những
11


truyền thống ấy một cách tích cực, khơng làm nó bị cổ xúy hay mai một theo thời
gian. Giới thiệu đất nước mình với những người bạn quốc tế ngay trong trường
trong lớp mình, để có thể truyền bá những văn hóa tốt đẹp của đất nước mình lan
rộng trên khắp thế giới.

Thứ tư, biết quan tâm và chia sẻ. Khơng phải tự nhiên mà có khi mà từ bé
tới lớn chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của một gia đình, một tổ ấm
thật sự. Chính mỗi con người chúng ta nhận ra qua những cách đối xử của người
lớn với mình và của các thành viên trong gia đình với nhau để có thể hịa hợp lại và
từ đó dần hình thành nên ý thức của mình rằng đây sẽ là nơi mang lại các giá trị về
hạnh phúc về tâm tư tình cảm cho mình. Và để điều này có thể tồn tại theo thời
gian thì chính chúng ta là những thành viên gia đình cần biết lắng nghe lẫn nhau,
chia sẻ những khó khăn khúc mắc trong cuộc sống và cùng giải quyết từ đó sẽ giúp
mọi người khan khít hơn, hiểu và tơn trọng lẫn nhau.
Tiếp đó là chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của mình, xuất phát từ
chính bản thân mình trước, mình cần làm gì để gia đình hạnh phúc hay mình cần
làm gì để gia đình mình trở thành một tế bào tốt của xã hội. Điều này sẽ xuất phát
từ chính nhận thức của mỗi cá nhân. Ln ln học hỏi, khơng ngừng cố gắng
đóng góp cho làng xóm quê hương cho tương lai đất nước. Tránh xa, đẩy lùi các tệ
nạn xã hội, làm cho môi trường xung quanh xanh sạch đẹp nhất có thể…..

12


KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình về: “Phân tích vị trí của gia đình trong
xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm
cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh
phúc và sự hài hòa trong dời sống cá nhân của mỗi thành viên?”, bản thân em cũng đã có
được cái nhìn thấu đáo, sâu sắc về đúng đắn hơn về vấn đề gia đình và ý thức được tầm quan
trọng của bản thân trong việc xây dựng và phát triển gia đình. Gia đình là một yếu tố khơng
thể tách rời với xã hội. Xã hội thay đổi càng nhiều thì gia đình cũng cần phải trở nên văn
minh hơn để không tách biệt, không lạc hậu so với thời thế.
Gia đình là điều cần được trân trọng, vì mình, vì người thân, vì cộng đồng. Mỗi người
nên cảm thấy may mắn khi mình có một mái ấm và cần yêu thương, hết mình vì gia đình.

Hiểu được tầm quan trọng của gia đình với mỗi cá nhân và với tồn xã hội giúp mỗi chúng ta
có những định hướng phát triển và xây dựng gia đình trong tương lai.
Trên đây chỉ là những nghiên cứu, tổng hợp kiến thức của em trong một thời gian ngắn,
thể hiện cái nhìn tổng quan của bản thân em về vấn đề trách nhiệm của cá nhân mình đối với
gia đình và xã hội. Rất mong cơ có thể nhận xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hồn
thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học.

-

Tài liệu Wekipedia.

-

Tài liệu LMS.

-

/>
14



15



×