Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích những biến đổi của gia đình việt nam hiện nay là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI:
Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay. Là một
thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước
những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ ấm mang lại các giá trị
hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.

Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên
Giảng viên

:
:

TRẦN THỊ THUỲ LINH
Quản trị Marketing CLC 64A

:
:

11223807
Nguyễn Thị Hào

HÀ NỘI – 2023



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 3
NỘI DUNG .......................................................................................................................................... 4
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .................................................................................................... 4
1. Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình ................................................................................ 4
1.1 Khái niệm gia đình .................................................................................................................... 4
1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội ................................................................................................ 4
1.3 Chức năng gia đình ................................................................................................................... 6
1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người.................................................................................... 6
1.3.2 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng ............................................................................... 6
1.3.3 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục .......................................................................................... 7
2. Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay ..................................................................... 8
2.1 Biến đổi về quy mơ, kết cấu của gia đình ................................................................................. 8
2.2 Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình ............................................................ 8
2.2.1. Biến đổi về chức năng tái sản xuất ra con người ................................................................ 8
2.2.2 Biến đổi về chức năng giáo dục........................................................................................... 9
2.2.3. Biến đổi về chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng ............................................................ 10
2.2.4. Biến đổi về chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình ............. 11
2.3 Biến đổi trong của mối quan hệ gia đình ............................................................................... 12
2.3.1 Biến đổi trong quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng .................................................... 12
2.3.2 Biến đổi trong quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hoá của gia đình ... 13
5. Trách nhiệm của bản thân....................................................................................................... 13
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 16

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 2 | 16


LỜI MỞ ĐẦU

Ta có thể thấy, mỗi một gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm
nhiều lĩnh vực phong phú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vai trị và sự phát triển của gia đình Việt
Nam, Người khẳng định rằng: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình
cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng
tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Ngày nay, cùng với sự phát triển về các mặt của
xã hội, các vấn đề mới cũng bắt đầu nảy sinh, trong đó nổi lên là vấn đề về gia đình
với những biến đổi nhanh chóng và phức tạp. Vì thế, em chọn đề tài “Phân tích
những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và nêu trách nhiệm của bản thân
trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ ấm mang lại các giá trị
hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên” để thấy được
tầm quan trọng và giá trị của mỗi thành viên trong việc xây dựng một gia đình văn
hố, hiện đại và tràn ngập u thương. Tuy nhiên, do kiến thức vô hạn mà sự tiếp thu
của em cịn tồn tại hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất
mong được nhận góp ý của cơ để bài tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 3 | 16


NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình
1.1 Khái niệm gia đình
Gia đình được định nghĩa dưới nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học như xã hội
học, triết học, luật học,… mà tại mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau lại có một định nghĩa
khác nhau. Đối với Luật hôn nhân và gia đình 2014, gia đình được định nghĩa là sự
liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
nuôi dưỡng, những người này có các quyền và nghĩa vụ với nhau, cùng nhau xây

dựng gia đình, ni dạy thế hệ trẻ và chăm sóc người cao tuổi dưới sự giúp đỡ của
Nhà nước và xã hội.
Còn C.Mác và Ph.Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ
ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triền lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời
sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sơi, nảy
nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Cơ sở hình
thành gia đinh là hai mối quan hệ cơ bản quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan
hệ huyết thống (cha mẹ và con cái...). Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn
bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý. Như vậy, gia đình là một
hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa
trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những
quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội
1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch
sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản
thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực
phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt
khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã
hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước
nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát
triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triền của gia đình”1 .
Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con
người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 4 | 16



hội. Khơng có gia đình đề tái tạo ra con người thì xã hội khơng thể tồn tại và phát
triển được. Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây
dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:nhiều gia đình cộng lại
mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt
nhân của xã hội chính là gia đình”2.
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản
chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và
phụ thuộc vào chính bản thân mơ hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình
trong lịch sử. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, tác động của gia đình đối với xã
hội là khơng hồn tồn giống nhau.
1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các gía trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá
nhân của mỗi thành viên
Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cá
nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là mơi trường tốt nhất để mỗi cá
nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triền. Sự yên ổn,
hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát
triển nhân cách, thể lực, trí lực để trờ thành công dân tốt cho xã hội. Chỉ trong mơi
trường n ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình n, hạnh phúc, có động lực
để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.
1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cả nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng
rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người. Chỉ trong gia đình,
mới thề hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ
và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thề thay thế.
Tuy nhiên, mỗi cả nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình,
mà cịn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngồi các thành
viên trong gia đình. Mỗi cá nhân khơng chì là thành viên của gia đình mà cịn là
thành viên của xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là
quan hệ giừa các thành viên của xã hội. Khơng có cá nhân bên ngồi gia đình, cũng
khơng thề có cá nhân bên ngồi xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp

ứng nhu cầu quan hệ xã hội cùa mỗi cá nhân. Gia đình cũng chính là mơi trường đầu
tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5 | 16


Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đên
cá nhân. Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thơng qua lăng kính gia đình mà tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triền của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức,
lối sống, nhân cách v.v.. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng
một xã hội thật sự bình đẳng, con người được giải phóng, giai cấp công nhân chủ
trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thực hiện sự bình đẳng trong gia
đình, giải phóng phụ nữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu khơng giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”1. Vì vậy, quan hệ gia đình trong
chủ nghĩa xã hội có đặc điểm khác về chất so với các chế độ xã hội trước đó.
1.3 Chức năng gia đình
1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một cộng đồng nào có thể thay
thế. Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên cùa con người,
đáp ứng nhu cầu duy trì nịi giống của gia đình, dịng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về
sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.
Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình,
nhưng khơng chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội. Bởi vì, thực hiện
chức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc
gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội. Thực hiện chức năng này liên
quan chặt chẽ đến sự phát triền mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, tùy theo từng
nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này được thực hiện theo xu hướng
hạn chế hay khuyến khích. Trình độ phát triền kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hường
đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp.
1.3.2 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất và tái sàn sản xuất ra tư liệu sàn xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên, đặc thù
cùa gia đình mà các đơn vị kinh tế khác khơng có được, là ờ chỗ, gia đình là đơn vị
duy nhất tham gia vào quá trình sân xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội.
Gia đình khơng chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải
vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Gia đình thực
hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao
động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay
cả ờ một hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội,
chức nãng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 6 | 16


Document continues below
Discover more from:
Chủ nghĩa xã hội Neu
CNXH2021
999+ documents

Go to course

6

Bài tập lớn chủ nghĩa khoa học xã hội Phân tích bản chất của
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Liên hệ trách nhiệ…
Chủ nghĩa xã hội Neu

144


100% (51)

[Tailieu VNU.com] - Giao-trinh-Chu-Nghia-Xa-Hoi-KhoaHoc- Cnxhkh-Tailieu VNU
Chủ nghĩa xã hội Neu

100% (35)

Tơn giáo trong thời kì q độ đi lên CNXH liên hệ với Việt Nam
11

Chủ nghĩa xã hội Neu

100% (32)

Giáo trình CNXHKH bản word
48

17

Chủ nghĩa xã hội Neu

100% (25)

Phân tích nội dung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và sự vận dụng của bản thân 1
Chủ nghĩa xã hội Neu

100% (22)



Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ
3

nghĩa xã hội

sản xuChủ
ất vànghĩa
cách thứ
tổ Neu
chức sàn xuất và phân phối. Vị trí, vai trị của kinh100%
tế gia
(20)
xã chội
đình và mối quan hệ cùa kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội
cũng khơng hồn tồn giống nhau.
1.3.3 Chức năng ni dưỡng, giáo dục
Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình cịn có trách nhiệm
ni dường, dạy dỗ con cái trờ thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái,
đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội. Thực hiện chức năng này, gia
đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của
mỗi người. Vì vậy, gia đình là một mơi trường văn hóa, giáo dục, trong môi trường
này, mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chù thể giáo
dục đồng thời cũng là nhừng người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự
giáo dục của các thành viên khác trong gia đình. Chức năng ni dưỡng, giáo dục có
ảnh hưởng lâu dài và tồn diện đển cuộc đời của mỗi thành viên, từ lúc lọt lịng cho
đến khi trường thành và tuổi già. Vì vậy, giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục
cùa xã hội. Nếu giáo dục của gia đình khơng gắn với giáo dục của xã hội, mỗi cá
nhân sẽ khó khăn khi hịa nhập với xã hội, và ngược lại, giáo dục của xã hội sẽ không

đạt được hiệu quả cao khi không kết hợp với giáo dục của gia đình, khơng lấy giáo
dục của gia đình là nền tảng. Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia
đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược lại. Bời cả hai khuynh hướng ấy,
mỗi cá nhân đều khơng phát triền tồn diện.
1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu
tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ
chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau
giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo
lý, lương tâm của mỗi người. Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân,
là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con
ngưịi.Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định
đên sự ôn định và phát triên của xã hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan
hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
Ngồi những chức năng trên, gia đinh cịn có chức năng văn hỏa. chức năng
chính trị...

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 7 | 16


2. Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
2.1 Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước
chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cồ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trong
quá trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình
thái mới là một tất yếu. Gia đình đơn hay cịn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên
rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn - thay thế cho kiểu gia đình truyền thống
từng giữ vai trị chủ đạo trước đây.
Quy mơ gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều
kiện của thời đại mới đặt ra. Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn; cuộc sống riêng

tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống
của gia đình truyền thống. Sự biến đồi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức
năng tích cực thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội,
làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.
2.2 Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
2.2.1. Biến đổi về chức năng tái sản xuất ra con người
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, song song với sự thay đổi trong suy
nghĩ và tư tưởng của những thế hệ sau này, chức năng tái sản xuất ra con người ở gia
đình Việt Nam ít nhiều có những sự biến đổi. Những biến đổi ấy mang trong mình cả
những tính chất tích cực lẫn tiêu cực mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong
những năm trở lại đây.
Đặt vào hệ quy chiếu những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, việc sinh con là
một việc hết sức hệ trọng, đặc biệt là đối với người phụ nữ khi ở khoảng thời gian
này họ luôn bị áp đặt với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Những người phụ nữ trong
giai đoạn này nếu không thể có con trai sẽ bị lên án rất gay gắt và mang hình ảnh xấu
trong mắt những người xung quanh. Tuy nhiên khi xã hội tiến bộ hơn, người Việt
cũng đón nhận những tư tưởng thơng thống hơn từ phương Tây, vấn đề con cái cũng
trở nên nhẹ nhàng hơn phần nhiều và những vấn đề xoay quanh chuyện cần có con
trai để “nối dõi tơng đường” cũng bớt khắt khe đi nhiều.
Ở Việt Nam đã và đang thực hiện kế hoạch hố gia đình, mỗi gia đình chỉ nên có
từ 1 cho đến 2 con, vừa đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ, vừa đảm bảo chất lượng
cuộc sống và điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất cho con cái. Gia đình Việt Nam hiện đại
đang có xu hướng thu hẹp khi chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó số
con trong mỗi gia đình cũng ít hơn so với trước kia. Xu hướng của giới trẻ hiện nay là
chỉ muốn sinh ít con và sinh con muộn hơn, đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 8 | 16


kinh tế khó khăn và đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch cùng với vấn đề giá

nhà, giá đất tăng chóng mặt khiến những đơi vợ chồng khó mà yên tâm về một mái
nhà tốt nhất cho việc sinh con. Thực tế cho thấy tỉ lệ sinh ở những thành phố lớn ở
Việt Nam hiện nay ngày càng giảm dần, người trẻ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề
kinh tế hơn là hôn nhân và sinh sản. Điều này giúp cho những cặp vợ chồng mới kết
hôn giảm bớt gánh nặng về vấn đề tài chính, tuy nhiên sẽ gây ra hệ luỵ sau này.
Bên cạnh đó, từ xưa, việc sinh con của các gia đình là một hoạt động diễn ra tự
nhiên và ít có tác động từ những yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự
phát triển của y học và khoa học cơng nghệ, q trình này bị can thiệp khá nhiều làm
ảnh hưởng đến chức năng tái sản xuất ra con người của mỗi gia đình. Bên cạnh đó,
việc sinh đẻ cũng chịu sự điều chỉnh từ những chính sách kế hoạch hóa gia đình của
Nhà Nước. Hiện nay, dân số Việt Nam ngày càng già hóa là do thực hiện các chính
sách điều chỉnh dân số và cơng tác kế hoạch hóa gia đình. Những hoạt động này được
tun truyền mạnh mẽ và thực hiện ở nước ta vào những năm cuối thế kỉ XX, bằng
cách phổ biến và áp dụng các kỹ thuật tránh thai, giảm thiểu tỷ lệ sinh sản, và hiện
nay vẫn đang tiếp tục với thông điệp mỗi gia đình chỉ nên sinh đủ 2 con để đảm bảo
quyền lợi cho con và sự phát triển của xã hội.
Gia đình truyền thống Việt Nam trước đây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các
phong tục tập quán, những suy nghĩ lạc hậu và nhiều định kiến tiêu cực. Vốn dĩ Việt
Nam là một nền nông nghiệp lúa nước, vì vậy, các gia đình bắt buộc phải có con và
có xu hướng sinh nhiều con, càng đơng càng vui nhưng một phần là để tạo ra nguồn
lao động cho gia đình. Hơn nữa, gia đình chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến với
tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên bắt buộc họ phải có con trai để nối dõi. Tuy nhiên
ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu sinh con của các gia đình hiện đại
giảm xuống, tỷ lệ sinh của phụ nữ giảm đáng kể. Thêm vào đó, nhận thức về bình
đẳng giới có mặt cải thiện nên việc có con trai hay khơng khơng cịn quan trọng nữa.
2.2.2 Biến đổi về chức năng giáo dục
Sự phát triển về kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn đều có tác động nhất định
đến các yếu tố khác trong xã hội. Chức năng giáo dục ở mỗi gia đình cũng qua đó mà
có sự thay đổi rõ rệt, đi lên cùng với sự phát triển của kinh tế nước nhà. Nền kinh tế
đi theo cơ chế kinh tế thị trường cùng với các chính sách quản lý kinh tế đã giúp các

gia đình gia tăng thu nhập, cải thiện tích luỹ và có cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực
phục vụ nhu cầu cuộc sống như giáo dục. Ngày nay tất cả mọi người đều có cơ hội
đến trường, đều có quyền tiếp thu các tri thức mới của thế giới bằng mọi nền tảng chứ
không chỉ là đến trường học như trước. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị, an ninh
xã hội cũng tạo ra môi trường giáo dục an toàn, lĩnh vực giáo dục được chú trọng đầu
tư hơn và tạo ra nhiều lợi ích cho cộng đồng. Tư tưởng bình đẳng được thể hiện rõ
hơn trong xã hội khi dù là con trai hay con gái đều có thể đến trường, dù là giàu hay
nghèo hay bất cứ tầng lớp nào cũng đều có thể đi học và tiếp cận với giáo dục, so với

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 9 | 16


thời phong kiến chỉ những người con trai thuộc tầng lớp có chức có quyền hay con
em quý tộc mới được phép đi học. Hơn hết, giáo dục hiện nay được hiến pháp và
pháp luật quy định đầu đủ và rõ ràng. Quyền được đi học, được tiếp cận tri thức là
quyền của mỗi người và là nghĩa vụ của mỗi gia đình đói với con em mình, khơng có
có quyền bắt bất kì ai khơng được đi học, khơng được đến trường. Qua đó, việc thực
hiện pháp luật về giáo dục trong gia đình cũng chính là thực hiện chức năng giáo dục
của gia đình.
Sự phát triển của giáo dục đi lên theo sự đầu tư tài chính cho giáo dục gia đình.
Giáo dục hiện nay khơng chỉ là nặng nề giáo dục về đạo đức, cách ứng xử với mọi
người xung quanh mà còn hướng tới những giá trị cốt lõi của cuộc sống, tìm hiểu về
các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và trang bị hành trang hoà nhập với quốc tế
trong bối cảnh Việt Nam đang trong mở rộng giao thương và hợp tác quốc tế trên mọi
phương diện.
Tuy giáo dục đang phát triển đi lên với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng vai
trị của các chủ thể trong gia đình đang có biểu hiện của xu hướng giảm xuống. Sự
gia tăng những hiện tượng tiêu cực ở trong nhà trường và trong xã hội cũng đang có
xu hướng gia tăng, điều đó khiến cho sự tin tưởng và niềm tin của cha mẹ vào hệ
thống giáo dục trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của con cái mình đang dần mất

đi và khơng cịn được như xưa. Hiện tưởng trẻ em ngày càng có những phản ứng xấu
với gia đình và mọi người xung quanh, xu hướng bạo lực, bỏ học sớm, lang thang,
nghiện hút, mại dâm,… ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những vấn đề gây
nhức nhối trong xã hội. Những điều đó phần nào cũng thể hiện cho sự bất lực của xã
hội và sự bế tắc của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối
sống cho con cái họ.
2.2.3. Biến đổi về chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng
Thực tế hiện nay, sự bùng nổ và gia tăng lao động ở các khu công nghiệp ngày
càng trở nên phổ biến. Một đại bộ phận lao động từ nơng thơn dịch chuyển lên thành
thị nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm tại các nhà máy, công xưởng, khu công nghiệp.
Tại các vùng nông thôn hiện nay, vai trị kinh tế gia đình khơng cịn được như trước,
quy mơ, tính chất ngày càng bị hạn chế cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng
giảm, thu nhập từ nơng nghiệp ít hơn so với làm cơng nhân tại các nhà máy và còn dễ
bị ảnh hưởng do các yếu tố khách quan bên ngoài như thời tiết, dịch bệnh,…
Khi mà ngày càng nhiều người tìm lên các đơ thị lớn tìm việc làm, vai trị của
một đơn vị sản xuất dần dần trở nên mờ nhạt, trong khi đó vai trị của một đơn vị tiêu
vị lại càng rõ ràng hơn. Trong xã hội phong kiến, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế
mà chức năng kinh tế chủ yếu của gia đình là tổ chức đời sống của mọi thành viên
trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 10 | 16


trong gia đình. Nếu gia đình Việt Nam truyền thống là một đơn vị kinh tế khép kín thì
hiện nay khi đất nước đang thực hiện theo nền kinh tế theo cơ chế thị trường, mỗi gia
đình lại đang trở thành một đơn vị sản xuất hàng hoá.
Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có bước chuyển mang
tính bước ngoặt: Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, tức là từ
một đơn vị kinh tế khép kín sản xuất đề đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị
mà sản xuất chù yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay của xã hội. Thứ hai, từ
đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường

quốc gia thành tồ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu
của thị trường toàn cầu. Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và sự
cạnh tranh hàng hoá giữa các nước trong khu vực cũng như trên thị trường quốc tế,
kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại trong việc chuyển dịch xu hướng
kinh doanh sản xuất theo hướng chuyên sâu hơn. Lí giải cho điều này là do kinh tế
gia đình phần lớn đều có quy mơ nhỏ, nguồn nhân lực lao động hạn chế và phương
thức sản xuất chủ yếu chính là sản xuất tự túc.
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa ngày càng tăng lên làm cho gia đình trở
thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội. Gia đình Việt Nam ngày nay có xu
hướng sử dụng hàng hố và dịch vụ được cung cấp từ bên ngồi xã hội, khơng cịn sử
dụng những sản phẩm tư cung tự cấp do chính mình làm ra mà tiến tới tiêu dùng sản
phẩm do người khác làm ra.
2.2.4. Biến đổi về chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang
tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ
yếu là đơn vị tình cảm. Các gia đình ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của
trách nhiệm và chia sẻ giữa các cá nhân trong gia đình. Đó là việc chia sẻ những quan
tâm lo lắng, những tâm tư suy nghĩ giữa các thành viên trong gia đình. Điều này được
thể hiện ngày càng rộng rãi trong các gia đình hiện đại, có tư tưởng tân tiến, càng
những gia đình sống ở khu vực đơ thị, trình độ học vấn cao, mức sống cao thì điều
này càng được thể hiện một cách rõ ràng. Ngày nay, việc thực hiện chức năng thoả
mãn tâm sinh lý và duy trì tình cảm ở các gia đình cịn nhiều khó khăn do những tác
động từ nhiều yếu tố khách quan bên ngoài xã hội. Hơn nữa trong tương lai gần, khi
mà các gia đình đang có xu hướng sinh con ít đi và hiện tượng chỉ sinh một con ngày
càng phổ biến ở thế hệ bố mẹ trẻ hiện nay thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ
em và kể cả người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, chị
em trong cuộc sống gia đình.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 11 | 16



Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình khơng chỉ phụ thuộc vào sự
ràng buộc cùa các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cha mẹ
và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn bị chi phối bời
các mối quan hệ hòa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bào
hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong
cuộc sống chung.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang
tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đồi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ
yếu là đơn vị tình cảm. Việc thực hiện chức nãng này là một yếu tố rất quan trọng tác
động đên sự tồn tại, bền vững của hơn nhân và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là việc
bảo vệ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện nay, các gia đình đang đối mặt
với rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia
đình chỉ cỏ một con tăng lên thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả
người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn. do thiếu đi tình cảm về anh, chị em trong
cuộc sống gia đình.
2.3 Biến đổi trong của mối quan hệ gia đình
2.3.1 Biến đổi trong quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Trong thực tế, hơn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức, biến đồi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học cơng nghệ
hiện đai, tồn câu hóa... khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan
hệ vợ chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hơn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình
dục trước hơn nhân và ngồi hơn nhân, chung sống khơng kết hôn. Đồng thời, xuấl
hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già cơ đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành
trong gia đình, xâm hại tình dục... Từ đó, dần tới hệ lụy là giá trị truyền thống trong
gia đình bị coi nhẹ, kiều gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia
tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hơn đồng tính, sinh con ngoài giá thú...
Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di
chun nhiều...) cũng khiến cho hơn nhân trở nên khó khăn vởi nhiều người trong xã
hội.

Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền
lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ơng. Người chồng là người chủ sờ hữu tài
sản của gia đỉnh, người quyết định các công việc quan trọng cùa gia đình, kể cả
quyền dạy vợ, đánh con.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, khơng cịn một mơ hình duy nhất là đàn
ơng làm chủ gia đình. Ngồi mơ hình người đàn ơng - người chồng làm chù gia đình

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 12 | 16


ra thì cịn có ít nhất hai mơ hình khác cùng tồn tại 3. Đó là mơ hình người phụ nữ người vợ làm chù gia đình và mơ hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình.
2.3.2 Biến đổi trong quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hố của gia
đình
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như
các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng khơng ngừng biến đổi. Trong gia
đình truyền thống, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên dưới sự dạy bảo thường xuyên của
ông bà, cha mẹ ngay từ khi cịn nhỏ. Trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em
gần như phó mặc cho nhà trường, mà thiếu đi sự dạy bảo thường xuyên của ông bà,
cha mẹ. Ngược lại, người cao tuổi trong gia đình truyền thống thường sống cùng với
con cháu, cho nên nhu cầu về tâm lý, tình cảm được đáp ứng đầy đù. Cịn khi quy mơ
gia đình bị biến đổi, người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình
cảm.
Những biến đồi trong quan hệ gia đình cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho
gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ, do sự khác biệt về tuồi tác, khi cùng
chung sống với nhau. Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề
hoặc ít có như: bạo lực gia đình, ly hơn, ly thân, ngoại tình, sống thử... Chúng đã làm
rạn nứt, phá hoại sự bền vững của gia đình, làm cho gia đình trờ nên mong manh, dễ
tan vỡ hơn. Ngoài ra, các tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ nữ
qua biên giới... cũng đang đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình.
3. Trách nhiệm của bản thân đối với hạnh phúc gia đình

Đối với em, để gia đình thực sự trở thành một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh
phúc và sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình, mỗi
chúng ta cần có trách nhiệm đóng góp vào q trình xây dựng thứ tình cảm ấy. Đó là
bổn phận mà con cái phải hồn thành, đây cũng chính là đạo làm con từ xưa đến nay.
Mỗi con người cần phải xác định rõ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với
cha mẹ. Bổn phận lớn nhất của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, nghe theo những
lời hay lẽ phải của cha mẹ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập
thật tốt để có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp cho bản thân, khơng phụ cơng ơn
ni dưỡng của cha mẹ. Ngồi ra cịn phải biết tránh xa những thói hư tật xấu của xã
hội và rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân như cư xử đúng mực với những
người xung quanh, nhất là người lớn, yêu thương và tơn trọng mọi người, khơng xa
hoa đua địi. Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp
đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất. Người phương Đơng nói chung, Việt Nam nói
riêng, đặc biệt xem trọng chữ hiếu. Trong mười bốn điều dạy của Phật cũng có nói
rằng: “Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu". Hiếu là nền tảng của đạo lý và

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 13 | 16


ln thường của con người, vì thế gi mà khơng đối xử tốt với cha mẹ và người thân
của mình thì sẽ bị xã hội lên án.
Đồng thời, mỗi chúng ta cịn chính là mối hành gắn kết tình cảm gia đình, điều
đó nghĩa là thái độ của chúng ta sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình.
Chính vì vậy, khi chúng ta ln dành nhiều tình u thương với cả bố và mẹ, các em,
chúng ta đã và đang thực hiện tốt vai trò kết nối này. Bên cạnh đó, khi gắn kết các cá
nhân trong gia đình với thái độ tích cực, đó sẽ đem đến sự hài hoà và ấm áp của một
tổ ấm thực sự.
Trong gia đình thì ai cũng cần được tơn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự thiếu
tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn thương người
khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương về thể xác có thể được

chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn chưa qn được. Nhiều gia đình
có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên vai trò của người đàn ơng trong gia đình được
đánh giá cao cịn phụ nữ thì khơng có tiếng nói. Điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn
trọng của người chồng đối với người vợ. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải
thiện, tuy nhiên tư tưởng này chưa được xóa bỏ hồn tồn, nó vẫn cịn len lỏi trong
suy nghĩ của nhiều người. Điều này mỗi cá nhân cần phả biết tôn trọng ý kiến, quan
điểm của các thành viên trong gia đình, lắng nghe những tâm tư tình cảm từ cha mẹ,
con cái để có thể thấu hiểu suy nghĩ, từ đó đem lại sự hài hồ trong tâm hồn mỗi
người trong gia đình.
Cuối cùng, mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm
riêng, chính vì vậy việc hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, tránh gây ảnh hưởng đến
người khác cũng là cách để mỗi thành viên yên tâm phát triển những khía cạnh khác.
Hãy nghĩ đơn giản như việc con cái ngoan ngoãn, học giỏi thì cha mẹ mới tồn tâm
tồn ý phát triển sự nghiệp để mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ hơn. Ngoài ra,
mỗi thành viên trong gia đình đều phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Khi làm được
điều đó, chúng ta sẽ biết cách trân trọng những giá trị của mình, tự tin, yêu đời hơn và
lan tỏa niềm hạnh phúc đến những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy dành
thời gian nhiều hơn để quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của mình bằng cách tích cực
tham gia các hoạt động xã hội, làm đẹp, tập thể dục... Chỉ khi nào chúng u thương,
trân trọng chính mình thì chúng ta mới nhận được sự trân trọng của người khác.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 14 | 16


KẾT LUẬN
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với
những chuẩn mực đạo đức có giá trị tốt đẹp. Những truyền thống quý báu như lịng
u nước, u q hương, kính già, u trẻ, tình nghĩa, thuỷ chung, cần cù và sáng
tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được
gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng

nước và giữ nước. Qua các thời kỳ, cấu trúc và quan hệ trong gia đình có thay đổi,
nhưng những chức năng cơ bản của gia đình vẫn được gìn giữ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã
hội là gia đình". Gia đình là đơn vị xã hội quan trọng nhất trong việc tạo ra thế hệ
mới, tái tạo sức lao động của người trưởng thành, chăm sóc người đau ốm, người cao
tuổi... Xã hội phát triển thì gia đình cũng biến đổi và phát triển với những sắc thái
khác nhau. Điều này địi hỏi phải khơng ngừng hồn thiện pháp luật, chính sách về
gia đình, như vậy mới đạt được mục tiêu của cơng tác gia đình trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa là ổn định, củng cố và xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của
xã hội.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 15 | 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS. Trần Thị Minh Thi (2020), Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện
nay và một số khuyến nghị chính sách,
/>2. GS.TS. Hồng Chí Bảo (2021).Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học” (dành cho
bậc đại học hệ khơng chun lý luận chính trị)
3. TS Đặng Vặn Luận, Một số biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay,
/>0035.pdf
4. Lê Văn Hùng, Biến đổi các giá trị chuẩn mực, văn hóa gia đình,
/>5. Kiều Giang (2021), Biến đổi về cấu trúc và chức năng các gia đình Việt ngày càng
sâu sắc, />6. Phạm Việt Tùng, Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học,
/>7. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Vụ Gia đình, Gia đình và vị trí, vai trị của gia
đình trong xã hội hiện đại, />%BB%99t%20t%E1%BA%BF,trong%20%C4%91%C3%B3%20c%C3%B3%20Vi
%E1%BB%87t%20Nam.
8. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Để gia đình thực sự là tổ ấm,

/>9. Gia đình - yếu tố cốt lõi trong việc giáo dục, phát huy truyền thống văn hóa, văn
hiến, yêu nước, cách mạng của quê hương, />10. Vũ Thị Phương, Các lý thuyết tiếp cận nghiên cứu gia đình và văn hố gia đình
trong xã hội hiện nay, />
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 16 | 16



×