TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa/viện Thương mại và Kinh tế quốc tế
BÀI TẬP LỚN
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ: Phân tích về tình cảnh người cơng nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách
“Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăng ghen. Nêu suy nghĩ của anh
chị về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân của Mác và ý
nghĩa của nó ngày nay.
Họ và tên: Đỗ Hương Quỳnh
MSV: 1121 7471
Lớp tín chỉ: Chủ nghĩa xã hội khoa học (122)_22
HÀ NỘI - 9/2022
MỤC LỤC
This is a preview
Do you want full access? Go Premium and unlock all 20 pages
Access to all documents
Get Unlimited Downloads
Improve your grades
Upload
Share your documents to unlock
Free Trial
Get 30 days of free Premium
Already Premium? Log in
PHẦN MỞ ĐẦU
Mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái
kinh tế xã hội khác cao hơn ln có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, đóng vai
trị động lực chủ yếu là lãnh đạo quá trình chuyển biến đó và đó chính là giai cấp
cơng nhân. Họ đóng vai trò quan trọng trong mọi thời kỳ của xã hội, sáng tạo ra
công cụ sản xuất, tư liệu sản xuất, giá trị thặng dư,... Lịch sử giai cấp công nhân Anh
bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII, cùng với việc phát minh ra máy hơi nước và những
máy làm bông. Ở thế kỷ XIX, họ đã phải trải qua những điều kiện tồi tệ, tình cảnh
khốn khổ đến thế nào đã được Ăng ghen viết trong tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp
Cơng nhân Anh’’. Trong tác phẩm này, Ăng ghen đã trình bày một bức tranh trung
thực về tình cảnh, về những nỗi đau khổ, và những cuộc đấu tranh, những hy vọng
và khao khát của những người cơng nhân.
Với vai trị to lớn của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai
cấp cơng nhân có ý nghĩa quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn.Đặc biệt trong
thời đại ngày nay, cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra trên toàn
thế giới, chủ nghĩa xã hội đang ở trong thời kỳ thoái trào, thời đại nay vẫn đang là
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi tồn thế giới
cịn đang có rất nhiều biến động, tiêu cực,... thì vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân được đặt ra trở nên bức thiết hơn bao giờ hết trên cả hai
phương diện: lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa đó em xin chọn đề tài “ Phân tích về
tình cảnh người cơng nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công
nhân Anh” của Ăngghen. Nêu suy nghĩ của anh chị về học thuyết Sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa của nó ngày nay” để làm rõ tình cảnh
của người cơng nhân ở thế kỷ XIX cũng như là sứ mệnh lịch sử của giai cấp này.
I.
1.
Tình cảnh người cơng nhân ở thế kỉ 19
Tình cảnh chung
Phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc tình cảnh của người lao động Anh là máy
Jenny của anh thợ dệt James Hargreaves. Cái máy đầu tiên còn chưa hồn hảo ấy
khơng những đã làm cho giai cấp vơ sản cơng nghiệp phát triển mà cịn thúc đẩy
giai cấp vô sản nông nghiệp ra đời. Về sau những phát minh ngày một hoàn thiện đã
khiến cho lao động máy móc thắng lao động chân tay trong các ngành chủ yếu của
công nghiệp Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp ấy đã tạo ra sản phẩm quan trọng
nhất là giai cấp vơ sản Anh. Cơng nghiệp mở mang nhanh chóng địi hỏi phải có bàn
tay cơng nhân; tiền lương tăng lên và do đó từng đám lao động từ các khu nông
nghiệp lũ lượt kéo ra thành thị. Quần chúng lao động hết sức đông đảo hiện tràn
ngập cả nước Anh đã nảy sinh như vậy, địa vị xã hội của họ ngày càng bắt buộc thế
giới văn minh phải chú ý đến và tình cảnh của giai cấp cơng nhân cũng tức là tình
cảnh của tuyệt đại đa số nhân dân Anh.
Một thành phố như London, có thể đi hàng giờ mà vẫn chưa hết địa phận của nó, và
khơng hề gặp một chút dấu hiệu nào chứng tỏ đã gần tới nông thôn, một thành phố
như vậy quả là một điều rất đặc biệt. Các khối nhà cửa, các xưởng đóng tàu ở hai
bên bờ sơng Theme, nhất là ở phía Woolwich, vơ số tàu thuỷ đậu dọc hai bờ, ngày
càng chen nhau san sát, chỉ chừa một lối hẹp ở giữa dòng cho hàng trăm chiếc tàu
thường xuyên hối hả ngược xuôi; tất cả những cái ấy thật hùng tráng, thật lớn lao
khiến người ta mê mẩn và rất đỗi kinh ngạc về cái vĩ đại của nước Anh ngay trước
khi bước chân lên đất Anh. Chỉ khi đã len lỏi vài ngày trên các đường phố chính,
khó nhọc lắm mới rẽ được một lối giữa đám người chen chúc, chỉ khi đã đi thăm các
"khu nhà ổ chuột" của thành phố thế giới ấy thì người ta mới bắt đầu nhận ra rằng
người London đã phải hi sinh những phẩm chất tốt đẹp nhất của bản tính con người
của họ để sáng tạo ra tất cả những kỳ công của văn minh đầy rẫy trong thành phố
họ. Ngay chính cái đám đơng chen chúc của các đường phố đã có một cái gì ghê
tởm, một cái gì trái với bản chất của con người và không đâu lại thấy nó bộc lộ một
cách trắng trợn, vơ liêm sỉ, một cách có ý thức bằng chính ở đây. Mỗi người đều bóc
lột người bên cạnh, và kết quả là kẻ mạnh hơn chà đạp kẻ yếu hơn và một nhúm kẻ
mạnh, tức là những nhà tư bản, chiếm lấy tất cả về phần mình, cịn số đơng kẻ yếu,
tức là những người nghèo, thì chỉ cịn có cuộc sống miễn cưỡng mà thơi. Trong cuộc
chiến tranh xã hội ấy, vũ khí là tư bản, tức là sự chiếm hữu trực tiếp hoặc gián tiếp
những tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất, nên rõ ràng là tất cả những điều bất lợi
của tình trạng ấy đều rơi lên đầu người nghèo. Nếu anh ta may mắn có được việc
làm, nghĩa là nếu giai cấp tư sản ban cho anh ta cái đặc ân là dùng anh ta để làm
giàu, thì anh ta sẽ có được đồng lương chỉ vừa st sốt đủ để giữ cho thần hồn khỏi
lìa thần xác; nếu khơng kiếm được việc làm, thì anh ta có thể đi ăn cắp, nếu khơng
sợ cảnh sát, hoặc chết đói.
Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu nhà ổ chuột là nơi giai cấp lao động
sống chen chúc. Thực ra thì nhiều khi người nghèo ở ngay trong những ngõ chật
chội sát nách các lâu đài của kẻ giàu sang; nhưng thơng thường thì người ta dành
cho họ một khu riêng biệt ở cái nơi khuất mắt những giai cấp được may mắn hơn, và
họ phải tự mình lo liệu lấy được chừng nào hay chừng ấy. Những khu nhà ổ chuột
trong tất cả mọi thành phố ở Anh nói chung đều giống hệt nhau; đấy là những căn
nhà tồi tàn nhất trong khu tồi tàn nhất của thành phố, thường là những dãy nhà gạch
một hai tầng, hầu hết được xếp đặt lộn xộn, phần lớn đều có nhà hầm để ở, thường
được gọi là cottage và được xây dựng ở khắp đất Anh. Đường phố ở đây cũng
thường khơng được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật, khơng
có cống rãnh thốt nước, nhưng ngược lại, thường xun có nhiều vũng nước hơi
thối. Do xây dựng luộm thuộm nên khơng khí khó lưu thơng, và vì rất nhiều người
sống trong một khơng gian nhỏ hẹp, nên có thể dễ dàng tưởng tượng bầu khơng khí
của các khu lao động ấy như thế nào. Ngồi ra, khi đẹp trời thì đường phố cịn là
chỗ phơi phóng: từ nhà nọ sang nhà kia, người ta chăng dây ngang qua đường, treo
lủng lẳng những quần áo ướt sũng rách nát. Đấy là nơi ăn chốn ở của những người
nghèo nhất trong những người nghèo, những người lao động ít lương nhất, họ sống
This is a preview
Do you want full access? Go Premium and unlock all 20 pages
Access to all documents
Get Unlimited Downloads
Improve your grades
Upload
Share your documents to unlock
Free Trial
Get 30 days of free Premium
Already Premium? Log in
lẫn lộn với kẻ cắp, với bọn bịp bợm, với những nạn nhân của tệ bán dâm. Trong đó
phần đơng là người Ireland hoặc là con cháu của người Ireland, và ngay cả những ai
cịn chưa bị cuốn vào xốy nước trụy lạc tinh thần bao trùm quanh mình, thì ngày
càng sa ngã hơn và ngày càng mất dần sức chống lại ảnh hưởng đồi trụy của nghèo
đói, bẩn thỉu và môi trường ghê tởm. Những kẻ nghèo bất hạnh ấy, nhà cửa xơ xác
đến nỗi kẻ cắp khơng cịn tìm thấy cái gì để lấy, cịn bị các giai cấp có của bóc lột
dưới sự che chở của luật pháp. Ở London, hàng ngày có năm vạn người buổi sáng
thức dậy mà khơng biết đêm nay mình sẽ ngủ nơi đâu. Hầu hết những thành phố lớn
ở Anh thì giai cấp cơng nhân đều có tình cảnh như vậy hết.
Cách giải quyết nhu cầu về nhà ở có thể dùng làm thước đo cách giải quyết các nhu
cầu khác. Rất dễ giả định rằng chỉ có những con người rách rưới, đói khát mới có
thể ở trong những cái hang bẩn thỉu đó. Và quả thực là như vậy. Tuyệt đại đa số
người lao động đều ăn mặc hết sức tồi tệ. Ngay từ chất liệu đã khơng thích hợp; lanh
và len dạ thì hầu như cả nam lẫn nữ đều hồn tồn khơng có, mà chỉ có vải sợi bông.
Đàn ông thường dùng quần bằng nhung sợi bông hoặc bằng loại vải sợi bơng dày
khác, áo khốc ngồi và áo vét cũng vậy. Toàn bộ y phục của người lao động, dù là
còn tốt đi nữa, cũng rất ít thích nghi với khí hậu. Thời tiết ở Anh ẩm ướt, thay đổi
thất thường, dễ bị cảm, nên gần như tồn bộ giai cấp có của phải mặc áo lót bằng nỉ
mỏng; khăn quàng, gi-lê, băng bụng bằng nỉ mỏng đều rất thông dụng. Giai cấp lao
động không những khơng thể dự phịng như vậy, mà cịn hầu như không bao giờ
may được một cái áo len. Quần áo của rất nhiều người lao động, nhất là người
Ireland, đúng là giẻ rách, thậm chí nhiều khi khơng cịn chỗ đặt miếng vá nữa, hoặc
vì vá nhiều q nên khơng nhận ra được lúc đầu nó có màu gì.
Mặc thế nào thì ăn thế vậy: người lao động chỉ kiếm được những cái mà giai cấp có
của cho là tồi quá. Trong các thành phố lớn ở Anh, của ngon vật lạ cái gì cũng có,
nhưng rất đắt, người lao động phải tính từng xu trong chi tiêu, khơng thể nào bỏ ra
nhiều tiền. Buổi sáng chợ đầy những thức ăn ngon nhất, nhưng khi người lao động
ra đến chợ thì những cái tốt nhất đã hết sạch; mà dù có cịn đi nữa, thì chắc họ cũng
không thể mua. Thực phẩm họ mua thường thuộc loại tồi, nhiều khi đã gần thối
hỏng. Loại thịt mà người lao động mua thường là khơng cịn ăn được, nhưng đã mua
về thì phải ăn thơi. Bọn thương nhân và chủ xưởng làm giả các loại thực phẩm một
cách vô lương tâm nhất, hoàn toàn coi rẻ sức khoẻ của những người buộc phải tiêu
thụ những thực phẩm đó. Nhưng người nghèo, người lao động, phải tính từng xu,
phải mua nhiều hàng với số tiền ít ỏi, khơng thể và cũng khơng biết quan tâm nhiều
tới chất lượng, vì chưa bao giờ có cơ hội phát triển vị giác của mình; chính họ phải
mua tất cả những thực phẩm giả và độc hại ấy. Họ buộc phải mua ở quầy hàng nhà
bn nhỏ, có khi phải mua chịu; cịn những nhà bn nhỏ, vì vốn ít mà chi phí kinh
doanh lại nhiều, nên với cùng một loại hàng, họ không thể bán rẻ như nhà bn lớn,
và vì khách hàng địi mua giá rẻ, cũng như vì phải cạnh tranh với kẻ khác, cho nên
cố ý hay không cũng phải bán hàng giả. Số lượng và chất lượng thức ăn là do tiền
lương quyết định, cho nên những công nhân lương thấp bị đói, kể cả khi họ có việc
làm, kể cả khi gia đình họ khơng có đơng người; số cơng nhân lương thấp ấy lại rất
nhiều. Trong tình hình đó, người ta xoay xở đủ cách, và do khơng có thức ăn nào
khác, người ta phải ăn cả vỏ khoai, lá rau nhặt bỏ đi, hoa quả thối, bất kì cái gì cịn
chút ít dưỡng chất là người ta đều tham lam vơ vét hết. Cách sống như vậy nhất định
phải gây nên vô số bệnh tật, và khi bệnh tật chỉ vừa mới bắt đầu xảy ra, nhất là khi
người đàn ông đau ốm, người chủ yếu ni gia đình, người cần ăn nhiều nhất vì lao
động vất vả, và do đó cũng là người đầu tiên ốm; thì nỗi cùng khổ càng lớn, và càng
bộc lộ đặc biệt rõ rệt tính tàn nhẫn của xã hội: bỏ mặc những thành viên của mình,
chính khi họ cần đến sự giúp đỡ của xã hội nhiều nhất.
Cái xã hội gồm những nguyên tử rời rạc ấy hoàn toàn không quan tâm đến họ, mặc
cho họ tự nuôi lấy mình và gia đình, nhưng lại khơng cấp cho họ phương tiện để có
thể thường xuyên và thật sự giải quyết những nhu cầu ấy. Tất cả đều thiếu thốn và
tồi tàn. Vậy, có thể hình dung tình cảnh của giai cấp công nhân ở các thành phố lớn
như một cái thước đo: khá nhất là một cuộc sống tạm được, đồng lương kiếm được
bằng công việc nặng nhọc cũng khá, chỗ ở tốt, ăn uống nói chung không đến nỗi tồi,
tất cả đều khá và chịu được, cố nhiên là theo con mắt của người công nhân; tệ nhất
là sự bần cùng tàn khốc, đến mức không nhà cửa và chết đói; nhưng mức trung bình
thì gần với cái tệ nhất hơn là cái khá nhất.
Giai cấp tư sản Anh, và nhất là bọn chủ xưởng là những kẻ trực tiếp làm giàu trên sự
bần cùng của người lao động, lại khơng muốn biết gì về sự bần cùng ấy. Tự cho
mình là giai cấp mạnh nhất, là giai cấp đại diện của dân tộc; họ không muốn thú
nhận rằng những người lao động rất cùng cực, bởi vì chính họ, giai cấp có của, giai
cấp của các nhà công nghiệp, phải chịu trách nhiệm tinh thần về tình cảnh nghèo
khổ ấy. Những kẻ giàu có ấy đã bóc lột có hệ thống những người lao động, rồi sau
đó lại nhẫn tâm bỏ mặc họ. Lịng phẫn nộ ấy chẳng bao lâu nữa mà người ta hầu
như đã tính trước được sẽ bùng nổ thành một cuộc cách mạng.
2. Tình cảnh của giai cấp vơ sản cơng nghiệp
Công nghiệp cần nhiều tư bản để xây dựng những xí nghiệp lớn; bằng cách đó nó đã
làm cho giai cấp tiểu tư sản thủ công nghiệp bị phá sản, bắt các lực lượng thiên
nhiên phải phục vụ cho mình, và đánh bật những người thợ thủ công riêng lẻ ra khỏi
thị trường. Tiểu công nghiệp đã tạo nên giai cấp tư sản, đại công nghiệp đã tạo nên
giai cấp cơng nhân và đưa một số ít kẻ được lựa chọn trong giai cấp tư sản lên ngai
vàng, nhưng cũng là để rồi một ngày kia lật đổ họ xuống một cách càng chắc chắn
hơn.
Một xí nghiệp cơng nghiệp lớn cần nhiều cơng nhân cùng làm việc ở một tịa nhà;
những công nhân ấy cần phải sống ở gần nhau, thậm chí ở một cơng xưởng lớn, họ
tạo thành cả một làng. Họ đều có nhu cầu nhất định, và để thoả mãn những nhu cầu
ấy, phải có những người khác: thợ thủ công, thợ may, thợ giày, thợ làm bánh, thợ nề,
This is a preview
Do you want full access? Go Premium and unlock all 20 pages
Access to all documents
Get Unlimited Downloads
Improve your grades
Upload
Share your documents to unlock
Free Trial
Get 30 days of free Premium
Already Premium? Log in
thợ mộc đều dọn đến đó ở. Dân cư trong xóm thợ, đặc biệt là thế hệ trẻ, học dần và
làm quen với công việc ở công xưởng; khi mà công xưởng đầu tiên không bảo đảm
được việc làm cho tất cả mọi người muốn có việc làm, điều này cũng hồn tồn tự
nhiên, thì tiền cơng hạ xuống và do đó, nhiều chủ xưởng mới tìm đến nơi đó làm ăn.
Thế là xóm thợ trở thành một thành phố nhỏ, rồi thành phố nhỏ trở thành một thành
phố lớn. Chính ở đấy, sự tập trung tài sản đã đạt đến mức độ cao nhất; chính ở đây,
các phong tục và quan hệ của thời xưa tốt đẹp đã bị xố bỏ sạch ráo.
3. Tình cảnh của cơng nhân cơng xưởng
Những công nhân làm trong các công xưởng dùng sức nước, hoặc sức hơi nước, để
kéo sợi hoặc dệt len, tơ, bông hoặc lanh tạo thành bộ phận lâu đời nhất, đơng đảo
nhất, có trí tuệ và nghị lực nhất của cơng nhân Anh; do đó, họ cũng là những công
nhân không an phận nhất, và bị giai cấp tư sản thù ghét nhất. Lao động thủ công hầu
hết đã bị máy móc thay thế, gần như mọi thao tác đều dùng sức nước hoặc sức hơi
nước, và mỗi năm lại có những cải tiến mới hơn. Mỗi cải tiến về máy móc đều cướp
mất mẩu bánh mì của cơng nhân, cải tiến càng lớn thì cơng nhân thất nghiệp càng
đơng; do đó, mỗi cải tiến đều gây nên cho một số công nhân những hậu quả như một
cuộc khủng hoảng thương nghiệp, tức là thiếu thốn, cùng khổ và phạm tội. Ở một số
xưởng kéo sợi chỉ trong vài năm đã sa thải một nửa số thợ kéo sợi. Về máy chải
cũng có những cải tiến, và nó cũng cướp mất sinh kế của nửa số cơng nhân. Tình
hình cơng nghiệp dệt vải cũng thế. Máy dệt có động cơ dần chiếm đoạt mọi địa bàn
của máy dệt tay, vì so với máy dệt tay thì nó sản xuất nhiều hơn gấp bội, và một
cơng nhân có thể trơng hai máy, thế nên ở đây cũng có nhiều thợ thất nghiệp. Ở mọi
ngành sản xuất công xưởng, ngành kéo sợi lanh và len, ngành chế biến tơ, tình hình
cũng như vậy; máy dệt có động cơ đã bắt đầu chiếm đoạt từng bộ phận riêng biệt
của nghề dệt len và lanh. Máy móc được cải tiến thì tiền cơng giảm, đó là điểm mà
giai cấp tư sản bác bỏ kịch liệt, cịn cơng nhân thì nhiều lần khẳng định. Những
người thợ kéo sợi thơ, vì phải cạnh tranh với các máy tự động và cơng đồn của họ
đã bị hạ gục khi các máy ấy được sử dụng, nên họ phải nhận tiền công rất thấp.
Trong số những công nhân phải cạnh tranh với máy móc như thế, những người thợ
dệt thủ công, của ngành công nghiệp bông sợi, là khổ sở nhất và tiền lương của họ
thấp nhất. Đa số hàng dệt còn cần một nơi ẩm thấp, để sợi ít bị đứt khi dệt; một phần
vì thế, và một phần vì cơng nhân nghèo, khơng th được nhà tốt, nên sàn của
những xưởng dệt thủ công thường khơng được lát ván hay lát đá. Thường thì nửa tá
thợ dệt, trong đó một số đã có vợ, cùng ở trong một cottage; có một đến hai phịng
làm việc, và một phòng ngủ lớn cho mọi người. Họ hầu như chỉ ăn khoai tây, đơi khi
có ít cháo yến mạch, rất ít khi có sữa, hầu như khơng bao giờ có thịt. Những thợ dệt
thủ cơng cực khổ ấy, mỗi khi có khủng hoảng, đều gặp nạn đầu tiên và thốt nạn sau
cùng; lại cịn bị giai cấp tư sản dùng làm vũ khí, để chống lại những người cơng
kích chế độ cơng xưởng.
Về kéo sợi cũng như dệt, công việc đứng máy chủ yếu chỉ là nối sợi đứt, mọi việc
khác đều do máy làm; việc nối sợi này không cần sức lực, nhưng phải rất khéo tay.
Với công việc ấy, đàn ông không những không cần thiết, mà cịn khơng phù hợp
bằng phụ nữ và trẻ em, vì bàn tay đàn ơng cơ bắp hơn; và cơng nhân nam hầu như
hoàn toàn bị loại khỏi ngành lao động ấy. Kết quả là trật tự xã hội hiện tồn tất yếu
phải bị đảo lộn; sự đảo lộn ấy, mà công nhân bị buộc phải chịu, đang gây ra cho họ
những hậu quả tai hại nhất. Trong những khu cơng xưởng, những tai nạn do thiếu
chăm sóc trẻ em đã tăng lên đáng sợ và và nó hồn tồn được xác thực rằng việc
người mẹ đi làm là một nguyên nhân làm cho số trẻ tử vong lên cao. Cái chế độ tai
tiếng ấy chỉ thúc đẩy người ta dùng ma túy để bắt trẻ con nằm yên, và thực tế là
cách ấy rất phổ biến ở các khu cơng xưởng.
Một đứa trẻ chín tuổi, con cơng nhân cơng xưởng, lớn lên trong cảnh nghèo khổ,
thiếu thốn mọi thứ, sống dưới điều kiện ẩm thấp và rét mướt, luôn mặc không đủ ấm
và nhà ở lại tồi tệ, thì nó cịn lâu mới có thể làm việc như một đứa trẻ lớn lên trong
hồn cảnh tốt hơn. Lên chín tuổi nó phải vào công xưởng, mỗi ngày làm việc 6 giờ
rưỡi (trước kia là 8 giờ, trước nữa là 12-14 giờ, thậm chí 16 giờ) tới mười ba tuổi, từ
đó tới mười tám tuổi thì phải làm 12 giờ mỗi ngày. Trong bầu khơng khí ngột ngạt,
ẩm thấp, lại thường oi bức của cơng xưởng, thì dù thế nào cũng khơng thể khơng có
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Trong bất kì hồn cảnh nào, cũng khơng thể dung thứ
cho việc đem thì giờ, đáng lẽ chỉ dùng để bồi dưỡng thể lực và tinh thần cho trẻ, để
hi sinh cho lòng tham của giai cấp tư sản nhẫn tâm; không thể dung thứ cho việc
cướp đi trường học và bầu không khí trong lành của trẻ, để các ngài chủ xưởng bòn
rút chúng lấy lợi nhuận. Nhưng ngày lao động dài vẫn khơng thỏa mãn lịng tham
của bọn tư bản nên chúng đã thực hiện chế độ lao động ban đêm tàn khốc. Khơng
khó hình dung những hậu quả đối với sức khỏe, không chỉ của trẻ em và thiếu niên,
mà còn của người lớn; khi giấc ngủ ban đêm bị lấy đi, và khơng bù lại được, dù có
ngủ bao nhiêu vào ban ngày. Kết quả tất yếu là toàn bộ hệ thần kinh bị kích thích
quá sức, rồi suy nhược cơ thể; tệ say rượu và tình dục phóng đãng thì lan tràn.
Ngồi ra, trong lao động cơng xưởng cịn có những ngành đặc biệt hại cho sức khỏe.
Ví dụ, ở những công xưởng kéo sợi bông và lanh, khơng khí thường dày đặc bụi xơ;
làm cho cơng nhân, nhất là những ai ở phân xưởng chải và phân xưởng chải xơ, dễ
mắc bệnh phổi. Một số người chịu được thứ bụi xơ ấy, một số thì khơng. Hít thứ bụi
ấy vào phổi thì có những hậu quả phổ biến là khạc ra máu, khó thở, thở khị khè,
đau ngực, ho, mất ngủ, tóm lại là các triệu chứng của bệnh hen; nặng nhất thì biến
thành bệnh lao. Trong một công xưởng sợi bông, trong các phân xưởng dùng máy
sợi con, khơng một cơ gái nào có vóc người cao và cân đối; họ đều thấp bé, cằn cỗi,
thân hình rất khó coi. Ngồi những bệnh và dị tật ấy, cơng nhân cịn bị những
thương tổn khác nữa. Thường gặp nhất là bị mất một đốt ngón tay, trường hợp cả
ngón tay, cả bàn tay hoặc cả cánh tay bị bánh xe nghiến nát thì ít thấy hơn. Sau khi
bị thương, kể cả với vết thương nhẹ, người ta thường chết vì bị uốn ván. Ngồi
những người bị dị tật, ta còn thấy một số rất lớn người cụt chân tay; người này mất
This is a preview
Do you want full access? Go Premium and unlock all 20 pages
Access to all documents
Get Unlimited Downloads
Improve your grades
Upload
Share your documents to unlock
Free Trial
Get 30 days of free Premium
Already Premium? Log in
một nửa hoặc cả cánh tay, người kia mất một bàn chân, người khác mất một nửa
chân; cứ như là sống giữa một toán thương binh từ chiến trận trở về. Lòng tham bỉ
ổi của giai cấp tư sản đã tạo nên bao nhiêu bệnh tật! Phụ nữ mất khả năng sinh đẻ,
trẻ con tàn tật, đàn ông yếu đuối xanh xao, bao con người bị vắt kiệt, toàn bộ nhiều
thế hệ bị tàn phá, bệnh tật và ốm yếu; chỉ để giai cấp tư sản nhét cho đầy túi!
Ở điều kiện xã hội hiện tại, sự cải tiến máy móc chỉ có thể đẻ ra những hậu quả bất
lợi, nhiều khi rất nặng nề, đối với công nhân: mỗi cái máy mới đều mang lại thất
nghiệp, túng thiếu, bần cùng; và ở một nước mà hầu như khi nào cũng có "nhân
khẩu thừa" như nước Anh, thì trong hầu hết các trường hợp, mất việc làm là điều tệ
nhất đối với người lao động. Muốn khơng rơi vào tình trạng tuyệt vọng, cơng nhân
chỉ có hai con đường: hoặc phản kháng giai cấp tư sản cả bên trong và bên ngồi,
hoặc rượu chè và đồi bại. Cơng nhân Anh, có người chọn cái thứ nhất, có người
chọn cái thứ hai. Lịch sử giai cấp vô sản Anh đã kể lại hàng trăm cuộc nổi loạn,
chống lại cả máy móc và giai cấp tư sản; còn sự suy đồi về đạo đức thì ta đã nói đến
rồi, đó đương nhiên chỉ là một hình thức biểu hiện đặc biệt của sự tuyệt vọng mà
thơi.
4. Tình cảnh của giai cấp vơ sản công nghiệp mỏ
Với một nền công nghiệp khổng lồ như của nước Anh, việc khai thác nguyên nhiên
liệu cũng địi hỏi một lượng cơng nhân rất lớn. Người Anh vẫn thường khoe khoang
về những thợ mỏ của mình: tráng kiện, dũng cảm, khai thác các mạch quặng ở tận
dưới đáy biển. Nhưng báo cáo và các tài liệu có đánh giá khác về điều kiện làm việc
và sức khỏe của những người ấy. Khơng khí ở đáy hầm mỏ rất thiếu Ơxi, lại có
nhiều khói bụi do dùng thuốc nổ; hít vào thì rất hại phổi, hoạt động của tim bị rối
loạn, cịn các cơ quan tiêu hóa bị yếu đi; rồi công việc căng thẳng, nhất là phải leo
lên xuống thang (ở một số hầm mỏ, kể cả các nam giới trẻ khỏe cũng mất hơn một
giờ mỗi ngày cho việc ấy, vào lúc trước và sau khi làm việc) cũng góp phần phát
triển mạnh các bệnh tật ấy; thế nên những đàn ông mà từ bé đã phải xuống hầm mỏ
thì cịn lâu mới có thể khỏe mạnh bằng các phụ nữ làm việc trên mặt đất, và nhiều
người đã chết vì lao phổi cấp tính khi tuổi cịn trẻ, cịn hầu hết thợ mỏ thì chết vì lao
phổi mãn tính ở tuổi trung niên.
Các mỏ than và sắt có phương pháp khai thác khá giống nhau, và đều sử dụng lao
động của trẻ em 4-7 tuổi, nhưng hầu hết là trên 8 tuổi. Việc của chúng là chuyển
quặng hoặc than đào được từ nơi khai thác đến đường xe ngựa, hoặc đến mỏ chính;
hay là đóng mở các cửa ở giữa các bộ phận trong mỏ, để công nhân và quặng đi qua.
Trông những cửa ấy thường là những đứa bé nhất; chúng phải ngồi một mình suốt
12 giờ mỗi ngày, trong những lối đi chật hẹp, tối om, và thường là ẩm ướt; thậm chí
khơng có đủ việc làm, và không thể tránh khỏi sự buồn chán đến mụ cả người đi, vì
quá nhàn rỗi. Ngược lại, việc chuyển than và quặng thì rất nặng nề, vì phải kéo
những chiếc thùng lớn, khơng có bánh xe, chất đầy than hay quặng, trên nền hầm lồi
lõm; phải lội qua bùn hoặc nước, leo lên dốc cao, đi theo những hầm nhỏ đến nỗi
chỉ có thể bị qua. Những điều kiện làm việc tồi tàn như vậy đã gây nên những hậu
quả tai hại mà khơng tiền lương nào có thể đền bù được cái khốn khổ ấy.
Nhưng nỗi khổ của cơng nhân mỏ khơng chỉ có thế. Giai cấp tư sản chưa thỏa mãn
với việc hủy hoại sức khỏe của họ, khiến tính mạng họ bị đe dọa từng giờ từng phút,
cướp đi mọi cơ hội học hành của họ; nó lại cịn bóc lột họ với những phương thức bỉ
ổi nhất. Thế là công nhân mỏ đã quyết định đấu tranh với các chủ xưởng. Công nhân
mỏ bắt đầu tổ chức công liên, và đôi lúc cũng bãi cơng. Ở các vùng có trình độ văn
hóa hơn, thậm chí họ cịn tồn tâm tồn lực tham gia phong trào Hiến chương. Dù
khơng thành cơng nhưng đó là cuộc đấu tranh vĩ đại, kéo dài năm tháng, của công
nhân chống chủ mỏ; một cuộc đấu tranh do những người bị áp bức tiến hành, với sự
ngoan cường và dũng cảm, đầy giác ngộ và khôn khéo, đáng để ta hết lịng kính
phục. Một cuộc đấu tranh như vậy địi hỏi một trình độ cao đến thế nào, về văn hóa
chân chính của nhân loại, về nhiệt tình và sự kiên định.
5. Tình cảnh của giai cấp vơ sản nơng nghiệp
Khi giai cấp vô sản nông nghiệp mới xuất hiện, những quan hệ gia trưởng ở ngành
ấy, giữa chủ trang trại và công nhân, cũng đã phát triển; giống như những quan hệ
vừa mới bị phá hủy trong công nghiệp, hay như những quan hệ giữa địa chủ và cố
nông. Người làm hầu hết đều trở thành công nhân công nhật, chủ trang trại chỉ thuê
họ khi cần, thế là nhiều khi họ bị thất nghiệp hàng mấy tuần, nhất là về mùa đông.
Với mối quan hệ gia trưởng, người làm và gia đình họ đều sống trong trang trại của
chủ, khi con cái của thợ lớn lên ở đây, thì người chủ sẽ cố tìm việc làm cho chúng
tại trang trại của mình; bấy giờ, cơng nhân cơng nhật chỉ là ngoại lệ, khơng phải lúc
nào cũng có, thế là số công nhân ở mỗi trang trại đều nhiều hơn số thực sự cần. Do
đó, chủ trang trại thích hủy bỏ mối quan hệ gia trưởng ấy, đuổi người làm ra khỏi
trang trại của mình, biến họ thành cơng nhân công nhật. Kết quả là, nhân khẩu
"thừa" trước kia ở trạng thái tiềm tàng, bây giờ đã lộ ra; tiền lương giảm, cịn thuế
trợ giúp người nghèo thì tăng gấp bội. Từ đó, các vùng nơng nghiệp biến thành
trung tâm của sự bần cùng kinh niên, cịn các khu cơng xưởng là đầu não của sự bần
cùng theo chu kì.
Chế độ sản xuất công nghiệp cũng xâm nhập tới đây, tạo ra nền kinh doanh lớn, phá
hủy quan hệ gia trưởng, sử dụng máy móc, động cơ hơi nước, cùng với lao động của
phụ nữ và trẻ em; thế là bộ phận sau cùng và ổn định nhất của nhân dân lao động
cũng bị cuốn vào phong trào cách mạng. Nhưng sự đình trệ trong nơng nghiệp càng
kéo dài, thì sự khốn khổ mà công nhân đang phải chịu càng nặng nề, sự tan rã của
kết cấu xã hội cũ càng diễn ra kịch liệt. Kết quả tất yếu là sự cạnh tranh trong công
nhân đạt tới điểm cao nhất, và tiền lương bị hạ xuống mức thấp nhất. Dù điều kiện
sống ở nông thôn rất bất lợi cho mọi sự phát triển, nhưng sự đói khổ và túng thiếu
cũng vẫn phát sinh kết quả. Công nhân công xưởng và công nhân mỏ đã sớm vượt
qua giai đoạn thứ nhất của cuộc đấu tranh chống trật tự xã hội, tức là phản kháng
trực tiếp bằng hành vi phạm tội của cá nhân; cịn nơng dân vẫn đang ở giai đoạn ấy.
This is a preview
Do you want full access? Go Premium and unlock all 20 pages
Access to all documents
Get Unlimited Downloads
Improve your grades
Upload
Share your documents to unlock
Free Trial
Get 30 days of free Premium
Already Premium? Log in
II.
Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác và ý nghĩa của
nó ngày nay
1.
Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác
Cùng với lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là ba phát minh vĩ đại của C. Mác. Kể từ khi
ra đời, các học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành ngọn đuốc dẫn đường
cho phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu giải phóng con người,
giải phóng xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho tất cả mọi
người. C.Mác là người đầu tiên phát hiện và luận giải tính khách quan và tự giác về
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại . Theo ông, giai cấp có năng lực tự
giải phóng và sẽ giải phóng nhân loại thốt khỏi ách áp bức bóc lột cuối cùng của
lịch sử: chế độ bóc lột giá trị thặng dư của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là
giai cấp công nhân hiện đại.
C.Mác là người đầu tiên chỉ ra quan hệ lợi ích phức tạp giữa công nhân và tư bản.
Hai bên vừa đối lập nhau về lợi ích cơ bản, vừa phụ thuộc nhau về lợi ích hàng ngày
trong thị trường sức lao động. Lao động sống của công nhân là nguồn gốc cơ bản
của giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc
lột được ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Đây là mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa
giai cấp cơng nhân và giai cấp tư sản. Nó khơng thể điều hịa và chỉ có thể được giải
quyết bằng việc xóa bỏ chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên cơ sở xác lập một quan
hệ sản xuất mang tính chất công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chính lực
lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa đã chỉ ra biện pháp giải quyết ấy. Mặt
khác, bán được sức lao động cũng là tiền đề cho việc bảo đảm đời sống của công
nhân. Hai bên đều phụ thuộc vào quy luật cung - cầu của thị trường hàng hóa sức
lao động. Tác động qua lại về lợi ích giữa hai giai cấp này đã tạo nên tính chất phức
tạp của đấu tranh giai cấp hiện đại. Trong cách nhìn duy vật biện chứng về lịch sử,
sự thống trị của giai cấp tư sản, đặc biệt là của bộ phận tư sản đại công nghiệp, được
chủ nghĩa Mác xem như một điều kiện ban đầu cho sự phát triển giai cấp công nhân.
Chế độ chính trị, nhà nước pháp quyền tư sản cũng đã tác động hai mặt đến cơng
nhân. Nó hình thành cho công nhân - với tư cách là công dân, thói quen tuân thủ
pháp luật hiện hành, theo đó các phản ứng ban đầu của giai cấp này với chế độ tư
sản, thường là với trình độ của chủ nghĩa công liên. Công nhân với tư cách là giai
cấp bị trị, cũng đã học được nhiều biện pháp đấu tranh hợp pháp từ nền dân chủ tư
sản, qua đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh chính trị. Tính chất chuyên
chế của chế độ chính trị tư sản cũng thúc đẩy giai cấp công nhân cùng với nhân dân
đấu tranh chính trị chống áp bức, bất cơng.
Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân trở thành giai cấp nắm chính quyền,
thành giai cấp thống trị nhưng khơng thành giai cấp bóc lột, họ có nhiệm vụ lãnh
đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể
nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất cơ bản được cơng hữu hóa. Sau
khi xóa bỏ được mọi giai cấp, giai cấp cơng nhân sẽ khơng cịn nữa. Lúc đó, cơng
nhân sẽ như mọi lao động được giải phóng, đều có điều kiện phát triển tự do và tồn
diện. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải được thực hiện trên toàn thế giới.
Và để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một quá trình lâu dài,
gian khổ, phức tạp, nên những người cộng sản phải kiên trì, khơng nóng vội, nó phải
được tiến hành hai giai đoạn: tập trung lực lượng để giành chính quyền và tập trung
lực lượng để xây dựng chế độ xã hội mới. Trong giai đoạn đầu, giai cấp cơng nhân
và chính đảng của mình tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền của cách mạng
vơ sản. Khi cách mạng vô sản thắng lợi sẽ đập tan nhà nước tư sản, xây dựng nhà
nước chuyên chính vụ sản; xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; kế thừa
có chọn lọc tri thức văn hóa truyền thống dân tộc và tri thức văn hóa thời đại. Trong
giai đoạn hai, khi đã giành được chính quyền – thời kỳ quá độ lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội: Đảng cộng sản và giai cấp công nhân phải tiếp tục đấu tranh giai cấp
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với mục đích là giữ vững chính quyền
cách mạng. Để hồn thành sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp cơng nhân phải tự tổ chức ra
chính đảng của mình, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên
chính vụ sản, thực hiện quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới – xã hội
xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Trong suốt những năm qua, giai cấp cơng nhân Việt Nam cũng đã khẳng định được
vai trị của mình, xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp tục lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng. Đối với giai
cấp công nhân Việt Nam, họ cũng mang trong mình sứ mệnh lịch sử quan trọng.
Một là, xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải
phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng
thành cơng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hai là, phát triển về số lượng và chất lượng,
nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện
“tri thức hóa cơng nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuấ nhằm
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo
cách mạng trong thời kỳ mới.
2. Ý nghĩa của Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, internet vạn vật, dữ liệu lớn, các nhà sản
xuất đã sử dụng nhiều robot, dây truyền tự động hóa nhằm giảm giá thành sản xuất,
tăng năng suất lao động. nếu khơng có người cơng nhân chế tạo, lập trình, sử dụng,
bảo dưỡng, sửa chữa rơbot, dây truyền tự động hóa chỉ là đống sắt vụn vô tri, vô
giác. Trong mối quan hệ giữa người lao động và máy móc thì người lao động ở đây
là người cơng nhân đóng vai trị quyết định, thiếu họ thì nền sản xuất hiện đại không
thể tồn tại. Hơn nữa, nếu xét về mặt kinh tế, người công nhân hiện đại vẫn là người
sản xuất chính ra của cải vật chất của xã hội hiện đại. Xét về mặt chính trị, tư tưởng
thì chỉ có giai cấp cơng nhân hiện đại mới là người có thể đồn kết với nơng dân,
những người lao động khác và dẫn dắt họ xây dựng xã hội mới mà ở đó có cơng
bằng, tự do, bác ái, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phú. Xét về mặt văn hóa,
đạo đức, chỉ có giai cấp cơng nhân hiện đại mới xây dựng được những giá trị văn
hóa, đạo đức mới như cơng bằng, chân, thiện, mỹ, bình đẳng tơn trọng… Do đó, giai
This is a preview
Do you want full access? Go Premium and unlock all 20 pages
Access to all documents
Get Unlimited Downloads
Improve your grades
Upload
Share your documents to unlock
Free Trial
Get 30 days of free Premium
Already Premium? Log in
cấp cơng nhân hiện đại vẫn đóng vai trị sứ mệnh lịch sử toàn thế giới là lật đổ chủ
nghĩa tư bản bóc lột, áp bức và nơ dịch con người. Đúng như C.Mác nói: “Trong
cuộc cách mạng ấy, những người vơ sản chẳng mất gì hết, ngồi những xiềng xích
trói buộc, họ sẽ được cả thế giới”.
C.Mác bàn đến sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân từ bối cảnh điển hình của
những nước tư bản phát triển cao đương thời như Anh, Mỹ, Pháp, Đức ở thời điểm
của cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất... cịn Việt Nam bỏ qua giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa tư bản, hiện nay chưa cơng nghiệp hóa xong và đang bước dần sang
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ở Việt Nam, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác, Hồ
Chí Minh là người đầu tiên đề xuất bổ sung những điều mà Người phát hiện C.Mác
chưa nói tới là “Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn với châu
Âu” và “Sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đã chuẩn bị sẵn mảnh đất rồi. Chủ nghĩa
cộng sản chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của cơng cuộc giải phóng mà
thơi”. Chính từ những quan điểm mới mẻ ấy, Hồ Chí Minh đã giải quyết thành cơng
nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam và đã bổ sung, phát triển lý luận về cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng cũng chính là phương pháp luận để chúng ta vận
dụng và phát triển lý luận về sứ mệnh lịch sử. Thời đại ngày nay đang có nhiều biến
đổi khó lường, nhiều học thuyết, nhiều trào lưu tư tưởng tìm cách len lỏi vào phong
trào công nhân, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng những quan niệm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân vẫn cịn
ngun giá trị.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua phân tích, một sự thật khắc nghiệt là ở mọi ngành, tình cảnh của người lao động
hết sức bấp bênh. Nhìn vào đâu, ta cũng thấy cảnh bần cùng thường xuyên hoặc tạm
thời, bệnh tật do điều kiện sống hoặc tính chất của bản thân lao động gây ra, và sự
bại hoại đạo đức; ở đâu cũng thấy con người dần bị hủy hoại không ngừng, về tinh
thần cũng như thể xác. Chính cái tình cảnh khốn khổ do lòng tham của giai cấp tư
sản gây ra đã khiến cho giai cấp công nhân quyết định đấu tranh. Họ gánh trên vai
sứ mệnh lịch sử là xoá bỏ chế độ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ chế độ người bóc lột
người, giải phóng mình, giải phóng nhân dân lao động và tồn thể nhân loại thốt
khỏi sự áp bức bóc lột, xây dựng thành cơng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đề tài này
cũng đã khái quát được tình cảnh khốn khó của giai cấp cơng nhân cũng như sứ
mệnh lịch sử của họ.