Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bai 15-Phong Trao Dan Chu 1936-1939.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.82 KB, 6 trang )

BÀI 15
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TINSH HINH TRONG NƢỚC VA THẾ GIỚI
1.Tình hình thế giới
- Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước
như Đức, Ý, Nhật. Sau khi xác lập quyền thống trị các nước phát xít ráo riết chạy đua vũ
trang chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đã trở thành một mối nguy cơ khơng những đe doạ các
nước đế quốc mà cịn đe dọa trực tiếp đến nền hịa bình và an ninh quốc tế. Đại hội 7 của
Quốc tế cộng sản (7-1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là
chủ nghĩa phát xít và đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân để chống chủ nghĩa phát
xít và nguy cơ chiến tranh.
- Tháng 6 năm 1936, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng xã hội làm nịng cốt lên
cầm quyền. Chính phủ mới này đã thực hiện một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
2. Tình hình trong nƣớc
* Tình hình chính trị
- Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã cử phái đồn sang điều tra tình hình Đơng Dương
nới rộng các quyền tự do báo chí, một số tù chính trị ở Việt Nam được trả tự do đã tìm cách
hoạt động trở lại.
- Lúc này ở Việt Nam nhiều đảng phái và tổ chức chính trị hoạt động, tận dụng cơ hội để
đẩy mạnh hoạt động, lôi kéo quần chúng nhưng chỉ có Đảng cộng sản Đơng Dương là mạnh
nhất, tổ chức chặt chẽ, có chủ trương, đường lối rõ ràng.
* Tình hình kinh tế
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 thực dân pháp tập trung khai thác
thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt kinh tế cho chính quốc.
+ Về nơng nghiệp, chính quyền thực dân tạo điều kiện cho tư bản Pháp chiếm đoạt
ruộng đất của nông dân
+ Về công nghiệp, ngành khai mỏ được đẩy mạnh
+ Về thương nghiệp, chính quyền thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối thu
được lơi nhuận rất cao.


- Nhìn chung giai đoạn 1936 -1939 là giai đoạn phục hồi và phát triển của kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
* Tình hình xã hội
- Đời sơng đa số nhân dân khó khăn, cực khổ, do chính sách tăng thuế của chính quyền
thuộc địa, do giá cả sinh hoạt đắt đỏ. Chính vì thế họ hăng hái tham gia phong trào đấu tranh
đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II. PHONG TRAO DAN CHỦ 1936 - 1939
1. Hội nghị Ban chấp hành trung ƣơng Đảng cộng sản Đông Dƣơng tháng 7 - 1936
Tháng 7-1936 hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã
diễn ra tại Thượng Hải (Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì.
- Căn cứ tình hình trên và đường lối của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã
xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống
bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hịa bình”; tạm gác lại
khẩu hiệu "Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đơng Dương hồn tồn độc lập”.
- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, cơng
khai, nửa công khai.
- Đảng đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 31938 đổi tên thành Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng
yêu nước, dân chủ, tiến bộ đứng lên đấu tranh chống Phát xít, đế quốc Pháp phản động.
- Đảng cộng sản Đông Dương kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chunhs và
nhân dân Đông Dương hành động, đấu tranh cho dân chủ. Phong trào quần chúng lan rộng
trong cả nước.


2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
- Giữa năm 1936, được tin Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử một phái đồn sang điều
tra tình hình thuộc địa Đông Dương, Đảng đã phát động một phong trào đấu tranh công
khai:
- Mở đầu là cuộc vận động lập Ủy Ban trù bị Đông Dương Đại hội, nhằm thu thập nguyện
vọng của quần chúng để đưa lên Chính phủ Pháp.
- Quần chúng khắp nơi đã sôi nổi tổ chức hội họp diễn thuyết, lấy chữ kí và đưa ra các u

sách; Địi Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp trả lại tự do cho tù chính trị, địi thực hiện
ngày làm 8 giờ, trả lương các ngày nghỉ... Nhưng sau đó phái đồn này khơng sang.
- Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, dân sinh: Năm 1937, nhân dịp đón phái viên
Chính phủ Pháp và tồn quyền mới xứ Đơng Dương; Quần chúng nhân dân trong đó đơng
đảo và hăng hái nhất là công nhân và nông dân đã tổ chức nhiều cuộc mittinh, biểu tình để
đưa dân nguyện đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống (ở nông thôn và thành thị).
- Bên cạnh những hoạt động trên, phong trào bãi cơng, bãi thị, bãi khố... đã nổ ra mạnh mẽ
ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền.
+ Tiêu biểu ngày 01-5-1938 cuộc mittinh công khai của 2,5 vạn người đã diễn ra tại
Quảng trường nhà đấu xảo Hà Nội, với các khẩu hiệu: “Tự do lập hội Ái hữu, nghiệp đoàn,
giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hịa bình...”.
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào
- Phong trào dân chủ 1936 -1939 là phong trào đấu tranh công khai, bán công khai mạnh mẽ
và rộng lớn, qua phong trào chính quyền ddcihj đã phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể
trước mắt về tự do dân sinh, dân chủ;
- Quần chúng nhân dân được giác ngộ, tập hợp vào mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành
lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành, Tổ chức Đảng có
điều kiện để cũng cố và phát triển sau khi phục hồi, tích lũy được nhiều bài học kinh
nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu
tranh công khai… Đồng thời Đảng thấy được những hạn chế của mình trong cơng tác mặt
trận, vấn đề dân tộc…
- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 như một cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho
Cách mạng tháng Tám sau này.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIÊT
Câu 1. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935) đã xác định nhiệm vụ trước mắt
của giai cấp công nhân thế giới là gì?
A. Chống chủ nghĩa đế quốc.
C. Chống chủ nghĩa thực dân.

B. Chống chủ nghĩa phát xít.
D. Chống chiến tranh phát xít.
Câu 2. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935) đã xác định mục tiêu đấu tranh
của giai cấp cơng nhân thế giới là gì?
A. Địi tự do, cơm áo.
C. Đòi tự do, dân chủ.
B. Đòi dân sinh, dân chủ.
D. Giành dân chủ, bảo vệ hịa bình.
Câu 3. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm
1936 đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đơng Dương là
gì?
A. Chống đế quốc, chống chiến tranh.
C. Chống đế quốc và chống phong kiến.
B. Chống đế quốc và chống phát xít.
D. Chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu4. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm
1936 đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là gì?
A. Chống thực dân, chống đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa.
B. Chống đế quốc, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.
C. Chống đế quốc, chống chủ nghĩa phát xít và chống phong kiến.
D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.


Câu5. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm
1936 đã xác định mục tiêu trước mắt của cách mạng Đơng Dương là gì?
A. Độc lập dân tộc, tự do dân chủ.
D. Độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân
B. Giải phóng các dân tộc Đông Dương.
cày nghèo.
C. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và

hịa bình.
Câu 6. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm
1936 đã xác định hình thức đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì 1936 – 1939 như thế
nào?
A. Cơng khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
B. Từ vũ trang du kích chuyển sang tổng khởi nghĩa.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa.
D. Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy.
Câu 7. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935) đã xác định kẻ thù nguy
hiểm của nhân dân thế giới là
A. chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
C. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
B. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
D. Chủ nghĩa phát xít.
Câu8. Để tập hợp lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, Đại hội lần thứ VII của
Quốc tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935) đề ra chủ trương thành lập
A. Mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước
D. Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc
B. Đảng Cộng sản ở mỗi nước.
địa.
C. Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.
Câu 9. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm
1936 đã chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Việt Nam.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 10. Đến tháng 3-1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã
quyết định đổi tên Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương thành mặt trận nào?
A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 11. Trong những năm 1936 - 1939, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã thực hiện chính
sách gì ở Đơng Dương?
A. Ân xá tù chính trị,nới rộng quyền tự
C. Đáp ứng các yêu sách của nhân dân.
do, báo chí.
D. Chính sách Kinh tế chỉ huy.
B. Đầu tư khai thác thuộc địa.
Câu 12. Cuộc mít tinh có sự tham gia của 2,5 vạn người tại quảng trường khu Đấu Xảo –
Hà Nội năm 1938 diễn ra nhân dịp kỉ niệm
A. ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông
C. ngày quốc tế chống chiến tranh.
Dương.
D. ngày thắng lợi của cách mạng tháng
B. ngày Quốc tế lao động.
Mười Nga.
Câu 13. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội (1936) là
A. biểu tình.
C. đấu tranh báo chí.
B. gửi dân nguyện.
D.đấu tranh nghị trường.
Câu 14. Điểm nổi bật của tình hình thế giới đầu những năm 30 của thế kỷ XX là
A. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ V tại Liên Xô.
B. thực dân Pháp tăng cường chính sách bóc lột ở các thuộc địa.
C. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp năm 1936.
D. chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.



Câu 15. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm
1936 do ai chủ trì?
A. Nguyễn Văn Cừ.
C. Lê Hồng Phong.
B. Trần Phú.
D. Hà Huy Tập.
II. THÔNG HIỂU
Câu 16. Qua phong trào dân chủ 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đơng Dương đã tích lũy
được những bài học kinh nghiệm nào?
A. Vận động quần chúng đấu tranh chính trị.
B. Xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
C. Công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
D. Công tác mặt trận, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 17. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (tháng 7 năm 1935) đề ra chủ trương thành
lập Mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước nhằm mục đích gì?
B. Chống đế quốc thực dân giành độc lập dân tộc.
A. Địi tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết cho các dân tộc.
C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
D. Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, giành dân chủ, bảo vệ hịa bình.
Câu 18. Phong trào đấu tranh nào dưới đây có ý nghĩa như cuộc tập dượt lần thứ hai cho
Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?
A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
B. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.
C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945.
Câu 19. Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ
1936 – 1939?
A. Đấu tranh vũ trang.
C. Đấu tranh nghị trường.
B. Đấu tranh báo chí.

D. Mít tinh, đưa “dân nguyện”.
II. THONG HIỂU
Câu 20. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939?
A. Đường lối của Đảng, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng.
B. Là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Chuẩn bị tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
D. Quần chúng trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
Câu 21. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939?
A. Tổ chức được một đội qn chính trị quần chúng đơng đảo.
B. Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá trong quần chúng.
C. Là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. Chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì
1936 - 1939?
A. Chống chế độ phản động thuộc địa.
B. Chống chủ nghĩa phát xít.
C. Chống đế quốc, phát xít Pháp – Nhật.
D. Chống chiến tranh đế quốc.
Câu 23. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương (7-1936) xác định
mục tiêu đấu tranh địi tự do, dân sinh, dân chủ vì
A. chính sách khủng bố của bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.
B. căn cứ vào Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935).
C. chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
D. chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền, nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
Câu 24. Chính sách nào được Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thực hiện ở Đông Dương
những năm 1936 – 1939?
A. Ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí.


B. Độc quyền bn bán thuốc phiện, rượu, muối.

C. Chính sách Kinh tế chỉ huy.
D. Đầu tư khai thác thuộc địa.
Câu 25. Chính sách nào khơng được Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thực hiện ở Đông
Dương những năm 1936 – 1939?
A. Ân xá tù chính trị
B. Nới rộng quyền tự do báo chí.
C. Chính sách Kinh tế chỉ huy.
D. Sửa đổi luật bầu cử vào Viện Dân biểu.
Câu 26. Nội dung nào khơng phản ánh đúng tình hình thế giới trong thập niên 30 của thế kỷ XX?
A. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Liên Xơ.
B. Phát xít Nhật xâm lược Đơng Dương
C. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
D. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.
Câu 27. Tháng 7-1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản được triệu tập vì
A. Nhật Bản ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới mới.
B. Chủ nghĩa phát xít Đức chuẩn bị chiến tranh thế giới.
C. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
D. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền, nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
Câu 28. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động phong trào Đơng Dương đại hội
nhằm mục đích
A. xây dựng khối đồn kết tồn dân, đấu tranh địi dân sinh, dân chủ.
B. chuẩn bị lực lượng chính trị cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C. hình thành mặt trận đồn kết các lực lượng của dân tộc.
D. thu thập nguyện vọng của nhân dân, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
Câu29. Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tập hợp
những lực lượng nào?
A. Công nhân và nông dân.
B. Tiểu tư sản và địa chủ nhỏ.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và địa chủ nhỏ.
D. Các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng và nhân dân Đông Dương.

III. VẬN DỤNG
Câu 30. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là?
A. Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
B. Quy mơ rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để.
C. Lần đầu tiên giai cấp công - nơng đồn kết đấu tranh.
D. Mang tính quần chúng, quy mơ rộng lớn, hình thức phong phú.
Câu 31. Lý do nào Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng đấu tranh cách mạng trong thời
kỳ 1936 - 1939?
A. Chính phủ của Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
B. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
C. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt.
D. Đời sống của đa số nhân dân cực khổ.
Câu32.Trong thời kì 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương sử dụng những hình
thức đấu tranh nào?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
C. Thỏa hiệp nhượng bộ với thực dân Pháp.
D. Đấu tranh chính trị hịa bình.
Câu 33. Sự kiện thế giới nào tác động trực tiếp đến việc triệu tâp Hội nghị Ban Chấp hành trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936)?
A. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7-1935)
5


B. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thành lập (6-1936).
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (đầu những năm 30 của thế kỷ XX).
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939).
Câu 34. “Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đơng Dương. Bằng sức mạnh đồn kết của quần chúng, phong trào đã buộc chính quyền thực dân
phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể, trước mắt về dân sinh, dân chủ”. Đây là nhận định về

phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta?
A. Cao trào kháng Nhật cứu nước
B. Phong trào dân chủ 1936-1939
C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 35. Nội dung nào dưới đây là yếu tố khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ta trong những năm 1936 – 1939?
A. Đông Dương có Tồn quyền mới.
B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
C. Chính phủ Pháp ở Đơng Dương đã quan tâm phát triển văn hóa.
D. Chính phủ Pháp ở Đông Dương đã quan tâm phục hồi kinh tế.
Câu36. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
A. quy mơ rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để.
B. mang tính quần chúng, quy mơ rộng lớn, hình thức phong phú.
C. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
D. lần đầu tiên công - nông đồn kết đấu tranh.
Câu37. Nội dung nào dưới đây khơng phản ánh đúng tính chất của phong trào dân chủ 1936 - 1939
ở Việt Nam?
A. Dân tộc.
B. Dân chủ.
C. Triệt để.
D. Quần chúng.
Câu 38. Bài học kinh nghiệm nào trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 không được áp dụng
trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Kinh nghiệm tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Kinh nghiệm lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
D. Đấu tranh nghị trường, tranh cử vào các Viện Dân biểu.
Câu 39. Bài học kinh nghiệm nào trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 được áp dụng trong cuộc

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Đấu tranh nghị trường.
Câu 40. Bài học kinh nghiệm nào của phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong
thời đại ngày nay?
A. Tập hợp mọi lực lượng vào Mặt trận dân tộc thống nhất.
B. Kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh cơng khai, hợp pháp.
C. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
D. Kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thời đại.

6



×