Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Luận văn ThS CTH Hồi giáo trong biến đổi chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông từ mùa Xuân Arab đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.17 KB, 94 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tạo hóa đã tạo ra thế giới với mỗi vùng đất mang những đặc điểm riêng
biệt. Bắc Phi – Trung Đông cái nôi của Hồi giáo, khu vực duy nhất hội tụ của
cả ba châu lục Á – Phi – Âu, bởi vậy góp phần khơng nhỏ vào bức tranh chính
trị, kinh tế - xã hội chung của thế giới.
Tồn cầu hóa đã phần nào mang các vùng đất, các quốc gia, vùng lãnh
thổ đến gần nhau hơn bởi nhu cầu hợp tác cùng phát triển về mọi mặt. Khu
vực Bắc Phi – Trung Đông đã và đang là đối tác quan trọng nhiều mặt với
Việt Nam. Bởi vậy việc nghiên cứu các vấn đề ở Bắc Phi – Trung Đông là rất
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay.
Thời gian gần đây, Bắc Phi – Trung Đông được nhắc đến như một
“chảo lửa” của thế giới về các vấn đề như: xung đột tôn giáo – sắc tộc, xung
đột năng lượng, lật đổ chính quyền... “Mùa xuân Arab” diễn ra là kết quả của
cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tại khu vực này. Những biến động chính
trị kể từ năm 2011 đến nay đã lan rộng hầu hết các quốc gia trong khu vực và
chưa có dấu hiệu kết thúc. Quan trọng hơn cả, những biến động chính trị của
tại đây khơng chỉ gây ra những hệ lụy cho chính khu vực này mà hơn thế nữa
nó có những ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề an ninh và hịa bình của thế giới.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Mùa
Xuân Arab, mặc dù yếu tố Hồi giáo không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến cuộc khủng hoảng, nhưng nó lại là vấn đề then chốt, chi phối và có ảnh
hưởng khơng nhỏ tới những biến động chính trị gần đây. Nhìn vào bức tranh
tồn cảnh Trung Đơng hiện nay có thể nhận thấy tầm quan trọng của tôn giáo
và đặc biệt là Hồi giáo tại khu vực Trung Đơng cũng như trên tồn thế giới.
Thấy được tầm quan trọng của Hồi giáo đối với quan hệ chính trị quốc
tế, tác giả đi sâu nghiên cứu đề tài với tên gọi “Hồi giáo trong biến đổi chính
1


trị ở Bắc Phi và Trung Đông từ mùa Xuân Arab đến nay” để có thể nhìn được


tình hình Bắc Phi – Trung Đông hiện nay, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng
hoảng, tương lai của nó và hơn cả là sự ảnh hưởng của yếu tố Hồi giáo trong
biến động chính trị cũng như hệ lụy của cuộc khủng hoảng đối với khu vực và
thế giới.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nội dung cơ bản của Hồi giáo, các cuộc khủng hoảng
đang diễn ra tại các quốc gia Hồi giáo. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là
đối tượng được mang ra “mổ xẻ” nhằm tìm kiếm giải pháp cho vùng đất
chính trị đầy khủng hoảng này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+/ Khơng gian địa lý: tồn bộ khu vực Bắc Phi và Trung Đông
+/ Không gian trừu tượng: Hồi giáo
+/ Thời gian: từ mùa Xuân Arab đến nay.
3. Tình hình nghiên cứu
3.1. Tình hình nghiên cứu trên thê giới
Trong lịch sử nghiên cứu của thế giới, Hồi các công trình nghiên cứu
về Hồi giáo nói riêng và tơn giáo nói chung đã và đang được các nhà khoa
học trên thế giới cũng như trong nước quan tâm nghiên cứu. Hồi giáo được
coi là vấn đề lớn trong nghiên cứu khoa học bởi nó có ảnh hưởng rất lớn tới
các vấn đề như: chính trị, văn hóa - văn minh, di cư... của thế giới.
Ở Bắc Phi và Trung Đông yếu tố tôn giáo được các nhà nghiên cứu chú
ý và quan tâm nghiên cứu đặc biệt, bởi nơi đây yếu ố tơn giáo có sức ảnh
hưởng, chi phối tới các vấn đề khác rất lớn. Tôn giáo ở Bắc Phi – Trung Đơng
có Hồi giáo là tơn giáo chủ chốt chiếm hầu hết cộng đồng cư dân. Là khu vực
2


sản sinh ra Hồi giáo, dân số Hồi giáo chiếm nhiều nhất trên thế giới, các vấn
đề chính trị, xung đột phát sinh từ Hồi giáo hết sức phổ biến. Đặc biệt khi các

biến động chính trị nổ ra tại Bắc Phi và Trung Đông, khu vực này thực sự đã
trở thành điểm nóng cho các cuộc thảo luận và nghiên cứu quốc tế.
Những nghiên cứu của tác giả nước ngoài liên quan tới Hồi giáo ở Bắc
Phi và Trung Đơng
Cơng trình nghiên cứu nước ngồi “Islamism, Revolution, and Civil
Society” (Chủ nghĩa Hồi giáo, cách mạng và xã hội dân sự), của tác giả Sheri
Berman, học giả của trung tâm nghiên cứu Châu Âu của đại học New York,
đăng trên tạp chí Perspectives on Politics, quyển 1, số 2, tháng 6 năm 2003 là
tác phẩm nghiên cứu những ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi giáo đối với đời
sống chính trị của các nước Arab, những nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách
mạng Ai Cập và một số quốc gia Trung Đông trong thế kỷ XX.
Tiếp đến là cuốn sách “Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây”, tác
giả Bernard Lewis được xuất bản năm 2008 tại nhà xuất bản Tri thức, là cơng
trình đánh giá một cách tổng thể các vấn đề như: kinh tế, văn hóa, chính trị
trong lịch sử của vùng đất Trung Đông 2000 năm (từ thời cận cổ đại, trung
đại) cho tới những năm gần đây.
“Sự va chạm của các nền văn minh”, tác giả Sumuel Huntington xuất
bản năm 2003, nhà xuất bản Lao động. Tác phẩm là minh chứng của thuyết
“Đụng độ văn minh” giữa các nền văn minh thế giới. Tác giả đã giải thích
một cách sâu sắc những mâu thuẫn của các nền văn hóa văn minh trong thế
giới lồi người, trong đó vấn đề của người Hồi giáo tại Trung Đơng được ông
nhắc tới nhiều lần, đặc biệt là tại các quốc gia Arab: “Những đường biên giới
đẫm máu của người Hồi giáo”. Nó là một trong những ngun nhân chính
dẫn đến sự biến động chính trị tại Bắc Phi Trung Đông hiện nay.
“Thế giới phẳng” tác giả Thomas Fiedman, Nxb. Trẻ phát hành tại Việt
Nam năm 2011 – “phẳng” với ý nghĩa tồn cầu hóa về kinh tế, kéo theo toàn
3


cầu hóa về mọi mặt. Hồi giáo cực đoan được ông viết lên là một phần quan

trọng của bài viết bên cạnh 10 lực làm phẳng thê giới.
Ngoài ra, hiện nay cịn có nhiều các bài viết trên các tạp chí, các
phương tiện thơng tin đại chúng trên thế giới đề cập đến vấn đề Hồi giáo của
các nhà nghiên cứu quốc tế. Đặc biệt hơn cả là những diễn biến của mùa
Xuân Arab trong thời gian hơn bốn năm qua, họ đã đưa ra những suy nghĩ,
nhận định quan trọng về cuộc cách mạng và những nguyên nhân của nó.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước về Hồi giáo, về biến động chính
trị tại Trung Đơng – Bắc Phi:
“Tồn cầu hóa Tơn giáo – Khái niệm, biểu hiện và mấy vấn đề đặt ra”,
tác giả Gs. Ts Đỗ Quang Hưng trên tạp chí Tơn giáo, số 2, 2006. Bài viết chỉ
ra các khái niệm về Tồn cầu hóa, Tơn giáo, những biểu hiện của tồn cầu
hóa về mặt tơn giáo và các vấn đề của tôn giáo trước bối cảnh tồn cầu hóa
kinh tế của thế giới.
Hồi giáo thế giới nói chung cũng như văn hóa, xã hội, chính trị Hồi
giáo ở Trung Đơng nói riêng xét dưới góc độ tơn giáo học, chính trị học và
khu vực học ln là những vấn đề hấp dẫn và cịn mới mẻ đối với người làm
nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam
Nghiên cứu cơ bản về Hồi giáo ở Trung Đơng là cần thiết, vừa có tính
cấp thiết trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, nhằm nâng cao hiểu biết
của Việt Nam về một khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh và
ổn định toàn cầu, nơi thu hút sự can dự của tất cả các cường quốc và có quan
hệ ngày càng gia tăng với Việt Nam.
Cơng trình khoa học Một số vấn đề cơ bản về Hồi giáo ở Trung Đông
(Văn hóa, xã hội và chính trị Hồi giáo) thuộc định hướng nghiên cứu trọng
tâm của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

4



Nội dung của cơng trình phủ lên một khơng gian Trung Đông rộng lớn,
được xác định dựa theo những tiêu chí đặc thù trong nghiên cứu về Hồi giáo ở
khu vực này hiện nay.
Lấy tôn giáo học làm cơ sở phát triển, các nhà nghiên cứu đã bước đầu
làm rõ một số kiến thức nền tảng về văn hóa, xã hội và chính trị Hồi giáo ở
Trung Đơng, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về bản chất của Hồi giáo cũng
như sự chi phối của nó tới các thể chế chính trị xã hội Trung Đơng vốn rất đa
dạng và phức tạp, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng biến chuyển của
vấn đề Hồi giáo tại đây trong thời gian tới.
Những kết quả trong cơng trình nghiên cứu này có thể giúp các nhà
quản lý ban ngành liên quan của Việt Nam có thêm những cách nhìn khoa học
khi đề ra các chủ trương, biện pháp cụ thể.
“Islam giáo” trong nghiên cứu được sử dụng đồng thời bằng thuật ngữ
“Hồi giáo”, hiện được chấp nhận tương đương trong các nghiên cứu tơn giáo
học ở Việt Nam.
“Làn sóng nổi dậy tại Bắc Phi – Trung Đông: Nguyên nhân, tác động,
ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, tác giả Đỗ Đức Định, Tạp
chí Nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 3(67), 2011. Bài viết khái quát
những diễn biến của cuộc nổi dậy tại Bắc Phi – Trung Đơng, những ngun
nhân của nó.
“Vấn đề dầu mỏ và quan hệ quốc tế ở Trung Đông – Bắc Phi thời kỳ
hậu Mùa Xuân Arab”, của hai tác giả PGS. TS. Bùi Nhật Quang và TS. Phạm
Ngọc Lãng, được Nhà xuất bản Lý luận Chính trị phát hành năm 2015.
Nội dung của cơng trình viết về Bắc Phi – Trung Đông kể từ cuối năm
2010 trở lại đây, khi khu vực Trung Đông – Bắc Phi trải qua những thời kỳ
bùng nổ của phong trào “Mùa Xuân Arab” với ảnh hưởng toàn diện đến mọi
mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Cho đến nay, phong

5



trào Mùa xuân Arab đã tràn qua toàn bộ khu vực Bắc Phi – Trung Đông, tạo
nên một diện mạo khác so với trước đây. Các quốc gia khu vực Bắc Phi –
Trung Đông hiện đang trong thời kỳ “hậu Mùa Xuân Arab” với nhiều biến
động sâu sắc, mang những sự kiện khác so với khi phong trào biến động đang
diễn ra và đòi hỏi phải được xem xét nghiên cứu và nhận diện rõ ràng.
Các vấn đề chủ yếu được được cuốn sách tập trung nghiên cứu bao
gồm:
Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của khu vực gắn với các
hoạt động quốc tế, đặc biệt là quan hệ quốc tế liên quan tới dầu mỏ. Đây là
một trong những vấn đề nổi bật, mang tính cấp thiết, tính thời sự và có khả
năng gây ra những ảnh hưởng ở cấp độ khu vực cũng như ảnh hưởng toàn
cầu.
Thứ hai, các vấn đề phát triển khác phát sinh trong thời kỳ hậu Mùa
xuân Arab tại khu vực Bắc Phi – Trung Đông liên quan tới hoạt động quan hệ
quốc tế, yếu tố dầu mỏ và yếu cầu điều chỉnh chính sách gắn với những biến
động này.
Thứ ba, đối với Việt Nam, các hoạt động quan hệ quốc tế của khu vực
Bắc Phi – Trung Đông là rất đáng quan tâm, đặc biệt là xét từ góc độ khu vực
này có tiềm năng dầu mỏ phong phú và những thay đổi trong quan hệ quốc tế
thời kỳ hậu Mùa Xuân Arab sẽ làm thay đổi khả năng tiếp cận tới nguồn cung
dầu mỏ của các đối tác bên ngồi, từ đó gây ảnh hưởng tới an ninh năng
lượng tồn cầu và tác động trực tiếp tới tình hình kinh tế, xã hội hội trong
nước. Do vậy, vấn đề này rất cần được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ để
từ đó đưa ra những kiến nghị thiết thực, phù hợp.”
“Biến động chính trị - xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông và những tác
động tới Việt Nam”, của ba tác giả PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền, TS. Trần
Thị Lan Hương và PGS.TS. Bùi Nhật Quang, được Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia phát hành năm 2015.
6



Cơng trình thể hiện trong những năm gần đây, làn sóng biến động
chính trị - xã hội ở các nước thuộc khu vực Bắc Phi – Trung Đông đã thu hút
sự quan tâm của dư luận thế giới. Từ những tháng cuối năm 2010, các cuộc
biểu tình chống chính phủ liên tiếp diễn ra ở một loạt các quốc gia trong khu
vực, đẩy Bắc Phi – Trung Đông lâm vào tình trạng vơ cùng bất ổn. Mức độ
ảnh hưởng của nó càng trở nên nghiêm trọng khơng chỉ đối với các nước
trong khu vực mà cả nhiều nước khác trên thế giới bởi đây cũng là khu vực
tập trung rất đơng tín đồ Hồi giáo. Những câu hỏi như: diễn biến của làn sóng
biến động chính trị - xã hội tại các nước Bắc Phi – Trung Đông như thế nào
và hệ quả của nó ra sao; các nước lớn và tổ chức quốc tế như Mỹ, Nga, Trung
Quốc, EU bày tỏ thái độ và có ứng phó gì đối với tình hình biến động ở khu
vực này; tác động của nó như thế nào đối với Việt Nam và những bài học rút
ra cho Việt Nam sẽ được giải đáp trong nội dung của cuốn sách”
Ngoài ra trên tạp chí nghiên cứu Bắc Phi Trung Đơng, tạp chí nghiên
cứu Tơn giáo, tạp chí Cộng sản đều có các bài viết về vấn đề Hồi giáo và vấn
đề mùa Xuân Arab.
Các cơng trình nghiên cứu là tài liệu q báu để làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu cho tác giả khi tìm hiểu về vấn đề Hồi giáo ở vùng đất Bắc Phi
Trung Đông và những diễn biến của cuộc cách mạng “Mùa Xn Arab” hiện
nay. Mỗi cơng trình nghiên cứu có những nét đặc sắc riêng về những vấn đề
của Hồi giáo, của các vấn đề chính trị, xung đột ở Bắc Phi Trung Đông trong
lịch sử cũng như hiện tại. Mặc dù vậy, xét một cách tổng thể để nói về sự ảnh
hưởng của Tơn giáo mà cụ thể là Hồi giáo với chính trị ở khu vực Bắc Phi –
Trung Đơng trong giai đoạn hiện nay thì vẫn cịn ít các cơng trình nghiên cứu
viết một cách đầy đủ và chi tiết, chưa làm nổi bật lên sự ảnh hưởng và tầm
quan trọng của yếu tố Hồi giáo trong biến động chính trị của khu vực.
Để góp thêm phần nghiên cứu cho vấn đề Hồi giáo ở Bắc Phi – Trung
Đông, tác giả chọn đề tài “Hồi giáo trong biến đổi chính trị ở Bắc Phi Trung

7


Đông từ Mùa Xuân Arab đến nay” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp, với mục
đích: làm rõ nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của Mùa xuân Arab đồng thời
làm rõ sự tác động của tôn giáo trong biến đổi chính trị ở Bắc Phi – Trung
Đơng nói riêng, thế giới nói chung đặc biệt là yếu tố Hồi giáo.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu các vấn đề cơ bản sau:
Luận văn nêu ra được những vấn đề cơ bản về Hồi giáo nói chung và
Hồi giáo ở Bắc Phi – Trung Đơng nói riêng, mối quan hệ giữa Hồi giáo và
chính trị.
Khái quát cơ bản diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng
hoảng Mùa Xuân Arab.
Bài viết phân tích và đánh giá các yếu tố tác động tới biến động chính
trị tại Bắc Phi và Trung Đơng, trong đó có yếu tố Hồi giáo.
Đánh giá những tác động chính trị của cuộc khủng hoảng tới Việt Nam
cũng như các khu vực khác trên thế giới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: đề tài được thực hiện trên quan điểm duy vật về lịch sử,
các nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Trên cơ sở các học thuyết về
xung đột quốc tế, lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa
hành vi, chủ nghĩa văn hóa văn minh, lý thuyết chính trị…
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài vận dụng phương pháp tư duy duy
vật lịch sử, phân tích và trình bày các vấn đề. Phân tích, tổng hợp thơng tin
thứ cấp nhằm phân tích nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khủng
hoảng. Đánh giá mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, tác động của tơn giáo
đối với biến động chính trị tại Bắc Phi và Trung Đơng. Tìm hiểu chính trị học
cao cấp nhằm quy chiếu vào các đặc điểm tại khu vực nghiên cứu để phân
tích và đánh giá, đưa ra kết luận cho đề tài nghiên cứu.

8


5. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm chỉ ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, đánh giá được
những hệ lụy của nó đối với khu vực và thế giới.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã đánh giá được tầm quan trọng của Tơn giáo đối với chính trị,
xã hội và đặc biệt là tơn giáo với quan hệ chính trị quốc tế. Đề tài cịn có thể
dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập và nghiên cứu các vấn đề
như: lý thuyết chính trị, quan hệ quốc tế…
7. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
2 chương và 6 tiết.

9


Chương 1
KHÁI LƯỢC HỒI GIÁO Ở BẮC PHI VÀ TRUNG ĐÔNG
1.1. Vài đặc điểm của Hồi giáo
Hồi giáo là một tôn giáo đặc biệt, đứng thứ hai trên thế giới và chi phối
một khu vực quan trọng trong bức tranh chính trị chung của nhân loại. Là một
tơn giáo độc thần, Hồi giáo có cách phát triển hồn tồn khác so với các giáo
phái khác. Nói đến đặc điểm của đạo Hồi, Hồi giáo là một tôn giáo độc thần
phát triển dựa trên nền tảng quan trọng nhất là Kinh Koran, một văn bản mà
những người theo đức tin này cho rằng đã ghi nhận đúng từng lời răn dạy của
Chúa Allah thông qua lời truyền đạt của Mohammed, người mà các tín đồ tin
tưởng là Thiên sứ cuối cùng của Allah. Danh từ Hồi giáo (Islam) cịn có nghĩa
là “sự tn phục đối với Chúa trời”, “hịa bình” và “con đường đi tới hịa

bình”. Người tin tưởng vào Hồi giáo được gọi là Tín đồ Hồi giáo [59]. Người
phương tây có cách nhìn nhận hồn tồn khác và đầy mâu thuẫn về chính trị
và văn hóa của đạo Hồi. Sự kình địch gữa các Hồi giáo và Thiên Chúa giáo ở
Châu âu và Địa trung hải thời trung cổ. Sự ganh đua chính trị và kinh tế, các
phong trào chính trị chống Ottoman; các phong trào dân tộc chống chủ nghĩa
thực dân của các nước Hồi giáo và hiện nay là hàng loạt nhà nước Hồi giáo tự
xưng (IS). Tất cả những điều đó khơng chỉ khiến cho phương Tây mà cả thế
giới cũng như các giáo phải cơ bản khác nhìn nhận Hồi giáo như một lực
lượng đơn nhất.
1.1.1. Khái niệm và sự phân hóa của đạo Hồi
Hồi giáo cịn gọi là đạo Islam, là một tơn giáo độc thần thuộc nhóm các
tơn giáo Abraham. Đây là tơn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và
là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm
23% dân số thế giới.

10


Hầu hết người theo dạo Hồi thuộc hai dòng: Sunni (75-90%) và Shia
(10-20%). Có khoảng 13% người theo đạo Hồi sống tại Indonesia, cộng đồng
quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% ở Trung Đông và 15%
ở hạ Sahara. Một số cộng đồng khác ở châu Âu, Trung Quốc, Nga và châu
Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới.
Nguyên nghĩa của “Hồi giáo” trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là
“vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”. Người theo Islam, trong tiếng Arab gọi
là Muslim, do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng
Pháp. Danh từ “Hồi giáo” xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng
giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất
lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á, và họ đã giúp nhà Đường
dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành “Hồi Hồi”. Tài

liệu xưa nhất dùng danh từ “Hồi Hồi” là Liêu Sử, soạn vào thế kỷ 12. Đời nhà
Nguyên (1260 - 1368), tại Trung Quốc, cụm từ “người Hồi Hồi” được dùng
để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh
(1368 - 1644), cụm từ “người Hồi Hồi” mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín
đồ Islam.
Trước đó, người Hán thường gọi Islam là “Đại Thực giáo” hay “đạo Alạp-bá”. A-lạp-bá” là phiên âm tiếng Hán của danh từ “Ả Rập”. “ Đại Thực”
là phiên âm của chữ “Tazi”, tiếng Ba Tư dùng gọi người “Ả Rập”, vì “Tazi”
là tên một bộ tộc người “Ả Rập” tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa.
Bởi “Hồi Hồi” là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ
Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ “Hồi
giáo” hay “đạo Hồi”. Trường hợp các tên “Đại Thực” hay “A-lạp-bá” cũng
thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có
người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo để thích nghi hơn với tiếng Hán. Đề
nghị này được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ
được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có
11


nhiều “Thanh Chân tự” (thánh đường Islam) và “Thanh Chân thực đường”
(quán ăn, nhà ăn halal).
Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên
âm là Y Tư Lan giáo. Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có
tên là “Trung Quốc Y Tư Lan giáo hiệp hội” được ra đời ngày 11 tháng 5 năm
1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn
cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.
Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều năm nay cũng dùng
danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếng
Việt vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen nghĩ đến, nói đến danh từ này một
cách tơn kính.
1.1.2. Nguồn gốc hình thành

Đối với người ngồi, đạo Hồi giáo ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả
Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho
con người qua thiên thần Jibrael. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao,
Đấng Duy Nhất. Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được
Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jblael.
Điều đầu tiên chúng ta nên biết và hiểu rõ về Islam là từ “Islam” có
nghĩa là gì. Tên Islam không được đặt theo tên người như trong trường hợp
Kitô giáo, được đặt tên theo Chúa Giê-su, Phật giáo được đặt tên theo Đức
Phật, đạo Khổng được đặt tên theo Đức Khổng Tử, và chủ nghĩa Mác được
đặt tên theo Các Mác.
1.1.3. Giáo lý của Đạo Hồi
Dù là tôn giáo nào, nội dung căn bản vẫn là sự duy tâm, tin tưởng vào
thần linh, hướng con người đến với sự giải thốt, khơng cịn chiến tranh, xung
đột, đói nghèo, thiên tai…

12


Kinh Koran là một sợi chỉ xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển
của đạo Hồi. Theo tiếng Arab: Koran (Cô-ran) là Quran được các đấng tiên tri
truyền cho Muhamad.
Hồi giáo có những đặc điểm riêng biệt, sự hình thành và phát triển của
Hồi giáo phụ thuộc lớn vào các nhà tiên tri, các nhà truyền đạo, càng lớn
mạnh nó càng thể hiện sự biến thiên của nó.
Những giáo lý cơ bản của Hồi giáo được gắn liền với tên tuổi của Giáo
chủ Mohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca. Tục
truyền rằng thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền
đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho Mohammed chân lý của kinh
Koran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” để tiếp thụ sứ mệnh của chân
chủ trao cho và bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Hồi. Cùng với việc mở rộng

phạm vi truyền đạo, Mohammed còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức
mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo. Cuộc cách mạng
do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội
kết hợp với nhau. Các quan điểm và giáo lý của Hồi giáo như được thể hiện
trong kinh Koran cho đến nay vẫn có ảnh hưởng rất mạnh tại các khu vực có
cộng đồng Hồi giáo sinh sống và là nền tảng lý luận quan trọng giúp cho thế
giới bên ngoài có cách nhìn và đánh giá đúng mực về tơn giáo này.
Kinh Koran là một quyển kinh gồm có 114 chương và 6236 câu thơ
(verses). Sự phân bố các câu thơ trong các chương khơng đều nhau, chương
dài nhất có 287 câu thơ, chương ngắn nhất chỉ có 3 câu thơ. Phần lớn kinh
Koran được Mohammed viết tại thánh địa Mecca, số còn lại viết tại thánh địa
Medina. Mohammed viết kinh Koran trên lá cọ khô và trên những tấm da súc
vật phơi khô. Cuốn kinh sau này lưu giữ được là nhờ cố gắng sao chép và
phục hồi của nhiều vị vua khác nhau trị vì trên khu vực bán đảo Arab, trong
đó phải kể đến cơng của vị vua Uthman (644-657). Khác với Kinh thánh Cựu
ước (Torah), Kinh Koran ngoài việc đề cập đến những vấn đề thiêng liêng và
13


lịch sử, còn đề cập đến những giáo lý cơ bản dành riêng cho người Hồi giáo.
Đây có thể được đánh giá là bộ luật đầu tiên và cao nhất của người Hồi giáo.
Ví dụ: Cấm cho vay nặng lãi (Koran, chương 2, câu 275); Cấm cờ bạc
(Koran, chương 5 câu 90); Cấm săn bắn trong thời gian hành hương về Mecca
(Koran, chương 5 câu 93); Phải ăn chay trong tháng Ramadan (Koran,
chương 2 câu182); Phụ nữ ngoại tình bị ném đá cho chết (Koran chương 4
câu 15); Bị đóng đinh hoặc chặt hết chân tay nếu chống Thiên Chúa Alla và
thiên sứ Mohammed (Koran, chương 5 câu 3).
Kinh Koran đồng thời cũng liệt kê ra 10 điều răn bao gồm: (1) Chỉ tôn
thờ thiên chúa Alla; (2) Vinh danh và kính trọng cha mẹ; (3) Tơn trọng quyền
của người khác; (4) Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo; (5) Cấm giết người

trừ những trường hợp đặc biệt; (6) Cấm ngọai tình; (7) Hãy bảo vệ và chu cấp
trẻ mồ côi; (8) Hãy cư xử công bằng với mọi người; (9) Hãy trong sạch về
tình cảm và tinh thần; (10) Hãy khiêm tốn.
Ngoài những giáo lý trên, Kinh Koran còn đề ra 5 nghĩa vụ căn bản
buộc mọi người Hồi giáo phải thực hiện, đó là: niệm, lễ, trai, khoá, triều. Đây
được coi là 5 trụ cột cơ bản của Hồi giáo, cụ thể là:
(1) Niệm: Tín đồ phải thường xun tụng niệm câu Sahadah “Khơng có
Thiên Chúa nào khác ngoài Allah và sứ giả của người là Mohammed, La ila
ha il allah”.
(2) Lễ: Mỗi tín đồ hàng ngày phải hành lễ 5 lần về phía thánh địa
Mecca (Salah: Turning to Mecca to pray 5 times a day);
(3) Trai: tức trai giới. Trong tháng ăn chay Ramadan, mọi tín đồ khơng
ăn uống, quan hệ tình dục từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. (Sawn:
Fasting during daylight hours through the month of Ramadan);

14


(4) Khố: Mọi tín đồ phải tham gia hoạt động bố thí, từ thiện bằng cách
trích 2,5% thu nhập của mình cho những người Hồi giáo khác (Zakat: Setting
aside 2,5% of income to benifit the Muslim community).
(5) Triều: Các tín đồ phải hành hương về thánh địa Mecca ít nhất 1 lần
trong đời (Hajj: A one –in-a lifetime pilgrimage to Mecca).
Nghiên cứu về Hồi giáo qua Kinh Koran cho thấy tơn giáo này có
nhiều ưu điểm thể hiện rõ trong các lời răn dạy và trong 5 trụ cột của tôn giáo.
Những ưu điểm này đã đưa xã hội Hồi giáo (chủ yếu ở khu vực Trung Đông)
bước vào thời đại hoàng kim từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII. Kể từ khi kinh
Koran ra đời, Hồi giáo trở thành một sức mạnh chính trị và tinh thần vơ cùng
quan trọng đối với tồn thể tín đồ Hồi giáo và ngay tại quê hương của Hồi
giáo là Bán đảo Arab, tôn giáo này trở thành chỗ dựa vững chắc cho người

dân. Sự phát triển và hoàn thiện từng bước của giáo lý đạo Hồi đã đóng vai
trị quan trọng giúp cho những người tin theo tơn giáo này có được chỗ dựa
vững chắc về mặt tinh thần và sức mạnh tinh thần đó trong nhiều trường hợp
đã được hiện thực hóa thành sức mạnh kinh tế, chính trị để các quốc gia Arab
xây dựng các vương triều hùng mạnh. Do xuất hiện với tư cách là một tôn
giáo độc thần, người Arab cảm thấy đạo Hồi dễ thuyết phục hơn các điều kiện
nặng nề phức tạp của Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Đạo Hồi chỉ yêu cầu
các tín đồ trung thành đi theo một thánh thần duy nhất và tuân theo 5 trụ cột
cơ bản. Hơn thế nữa, những luân lý của đạo Hồi đã thúc đẩy việc xây dựng xã
hội Hồi giáo có những chuẩn mực đạo đức hết sức chặt chẽ. Chính những ưu
điểm trên của đạo Hồi đã khiến người Arab trong những thế kỷ đầu tiên tiếp
nhận Kinh Koran có ý thức xã hội, dân tộc và tinh thần đồn kết, học hỏi
khơng ngừng những tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Có thể nói, Hồi giáo
là tơn giáo độc thần, mặc dù vậy cũng có đặc điểm như các tơn giáo khác, một
phần không nhỏ trong giáo lý của Hồi giáo hướng con người đến với những
chuẩn mực của đạo đức, những tiến bộ của văn minh nhân loại. Bên cạnh

15


những mặt tích cực, Hồi giáo cũng là một trong những tơn giáo có những
điểm hạn chế, những điểm mâu thuẫn với nhân loại với các tôn giáo khác.
Minh chứng cho điều này chính là các cuộc xung đột, nội chiến, chiến tranh
giữa các vùng đất, giáo phái khác nhau. Đỉnh điểm của những mâu thuẫn
xung đột đó chính là nhân tố Hồi giáo cực đoan – mối nguy ngại của hồ bình
nhân loại.
Bắc Phi - Trung Đơng, là xứ Hồi giáo, một khu vực mà đạo Hồi bao
trùm và chi phối tồn bộ khu vực. Bất ổn chính trị xã hội, hay thậm chí là
xung đột, chiến tranh thường xuyên xảy ra tại khu vực này.
1.2. Hồi giáo ở Bắc phi - Trung Đông

Bắc Phi – Trung Đông là khu vực có số lượng người Hồi giáo lớn nhất
trên thế giới, hơn thế nữa, Bắc Phi – Trung Đông cũng là nơi sản sinh ra Hồi
giáo, cái nôi của Hồi giáo. Để hiểu một cách rõ nét về tôn giáo ở khu vực này,
luận văn cũng cần điểm qua những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
khu vực, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố Hồi giáo trong biến đổi
chính trị - xã hội.
Về điều kiện tự nhiên, cần hiểu rõ khái niệm, tên gọi và vị trí địa lý của
cả hai khu vực.
Về thể chế chính trị, nắm được thể chế chính trị của một số quốc gia
Bắc Phi – Trung Đông điển hình.
1.2.1. Khái niệm Bắc Phi – Trung Đơng, vị trí địa lý và thể chế chính
trị của một số quốc gia điển hình
a. Khái niệm Bắc Phi – Trung Đơng
Bắc Phi - Trung Đông vùng đất duy nhất của thế giới hội tụ phần đất
của ba khu vực là Á – Phi – Âu, khu vực thường xuyên xảy ra những tranh
chấp và xung đột. Từ sau chiến tranh Lạnh, Bắc Phi và Trung Đông được
nhắc đến như là một vùng đất có nhiều biến động nhất trên thế giới. Các cuộc
16


xung đột tại vùng đất Hồi giáo này mặc dù không nảy lửa, không mạnh mẽ
như thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai. Nhưng thực tế cho thấy mức độ
nguy hiểm của những cuộc xung đột, lật đổ chính quyền, tranh chấp biên giới,
tranh giành lợi ích tại khu vực này cũng không kém mạnh mẽ so với các cuộc
chiến tranh lớn của thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc xung đột ở
các quốc gia này dẫn đến cao trào là cuộc khủng hoảng chính trị với tên gọi
“Mùa Xuân Arab” diễn ra từ năm 2011 đến nay.
- Khái niệm Bắc Phi
Xét về mặt địa lý, Bắc Phi được đánh giá là một phần của Trung Đông,
gắn liền với Trung Đông về tất cả các phương diện: văn hóa, tơn giáo sắc tộc,

kinh tế, thể chế chính trị. Bởi vậy, theo quan niệm hiện đại, Bắc phi thường
được gắn liền với khái niệm Trung đông.
Bắc Phi là khu vực cực Bắc của châu Phi, ngăn cách với khu vực châu
Phi hạ Sahara bởi sa mạc Sahara. Về mặt địa lý, định nghĩa của Liên hơp
quốc về Bắc Phi bao gồm bảy khu vực: Angieria, Ai Cập, Lybia, Maroc,
Sudan và Tây Sahara.
Khu vực Maghreb bao gồm Tây Sahara, Maroc, Algerie và Libya. Bắc
Phi thường được tính trong những định nghĩa phổ thông là cũng thuộc Trung
Đông, vì hai vùng Bắc Phi và Trung Đơng tạo nên thế giới Ả Rập. Ngoài ra,
bán đảo Sinai thuộc Ai Cập nằm ở châu Á, khiến Ai Cập trở thành một quốc
gia liên châu lục. Khu vực tranh chấp Tây Sahara hiện thuộc quyền kiểm sốt
về hành chính của Maroc; nhưng tổ chức ly khai Polisario Front cũng tuyên
bố chủ quyền ở khu vực này và đấu tranh để tách vùng Tây Sahara khỏi
Maroc.
- Khái niệm Trung Đông
Nghiên cứu về Bắc Phi và Trung Đông, những đặc điểm của Trung
Đông mang tính phổ biến, bao trùm tồn bộ khu vực, nó có ảnh hưởng khơng

17


nhỏ tới các quốc gia lân cận, đặc biệt là Bắc Phi. Do có những tương đồng
nhất định, bởi vậy, khi nghiên cứu về Trung Đông và Bắc Phi các khái nệm
vẫn còn bị trùng lặp và chưa rõ ràng. Trên cơ sở đưa ra những nhận định về
hai khu vực của các tài liệu nghiên cứu trước đó, tác giả cũng đưa ra những
quan điểm nhất định.
Trung Đông không phải là tên gọi xuất hiện lâu đời của nhân loại so
với các vùng đất khác. Cụ thể, trong nhiều thế kỷ các nhà địa lý châu Âu đã
dùng từ Cận Đông, trong chiến tranh thế giới thứ II, người Anh đã bố trí bộ
chỉ huy quân sự tại vùng này và lấy tên gọi là “Sở chỉ huy Trung Đông”. Và

cái tên Trung Đông đươc sử dụng rộng rãi từ đó, ngày nay theo cách gọi của
Trung Âu này vẫn là tên được sử dụng trong ngôn ngữ khoa học và thơng
thường.
Lý giải cho điều đó, khái niệm Trung Đơng khơng hồn tồn là một
khái niệm có nguồn gốc địa – vật lý: “Những đường biên giới tự nhiên khơng
tách nó một cách rõ ràng khỏi các khu vực khác như châu Phi, châu Á (có
những nước nằm ở phân dải khu vực châu Phi có những nước nằm ở châu Á,
một vài nước nằm gần châu Âu, ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ). Nói một cách đúng
hơn thì khái niệm Trung Đơng lấy nghĩa từ lịch sử lồi người, địa – chính trị,
văn hóa và kinh tế chính trị. Cũng có rất nhiều những khái niệm được dùng để
chỉ phần lãnh thổ này như: thế giới Arab, thế giới Hồi giáo và lòng chảo Địa
Trung Hải – nhưng trong những thời kỳ gần đây, từ Trung Đông được cho là
hữu hiệu và sử dụng rộng rãi nhất” [10, tr. 856].
Theo đó, trước hết cắt nghĩa các khái niệm thì Trung Đơng là một phân
miền lịch sử và văn hoá, nằm ở ngã ba kết nối giữa các châu lục của vùng Phi
– Âu – Á về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia vùng Tây Nam Á và Ai
Cập. Trong những phạm vi khác, vùng này có thể gộp vào vùng Bắc Phi hay
Trung Á (toàn bộ Pakistan và Kavkaz nói chung khơng thuộc vùng này).

18


Theo quan niệm của phương Tây, Trung Đông thường được coi là vùng
cộng đồng đa số Hồi giáo Arab. Mặc dù vậy vùng vẫn cịn nhiều nền văn hóa
và các nhóm dân tộc riêng biệt: như Arab, Assyria, Azerbaijan, Berber,
Chaldean, Druze, Hylap, Do Thái, Kurd, Maronites, Ba Tư và Thổ.
Đa số các định nghĩa của phương Tây về “Trung Đông” là “các quốc
gia ở Tây Nam Á, từ Iran (Ba Tư) tới Ai Cập”. Ai Cập, với Bán đảo Sinai của
nó ở châu Á, cũng thường được coi là một phần của Trung Đơng, mặc dù đa
phần diện tích nước này về mặt địa lý nằm ở Bắc Phi.

Một cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi khác về “Trung Đơng” là
của cơng nghiệp hàng khơng, được duy trì trong tổ chức tiêu chuẩn của Hiệp
hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế. Định nghĩa này - tới đầu năm 2006.
Gồm: Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Các
vùng lãnh thổ Palestine, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Sudan, Syria, United
Arab Emirates (các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE) và Yemen. Định
nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong những cách tính vé và thuế hành khách
và hàng hóa trên thế giới.
Các cách định nghĩa trên, mặc dù được sử dụng rộng rãi trên thế giới,
nhưng theo đánh giá trực quan của người nghiên cứu các cách phân chia này
vẫn chưa sát với hiện nay và chưa có sự thống nhất về số lượng các quốc gia
cũng như chính xác là những quốc gia nào trực thuộc phạm vi lãnh thổ Trung
Đông. Dưới đây là hai cách định nghĩa được cho là gần nhất so với Trung
Đông hiện đại.
Trong cuốn “Tồn cảnh chính trị thế giới” xác định các quốc gia thuộc
khu vực Trung Đông gồm: khu vực Hy Lạp, Bán đảo Arab và các quốc gia
hồi giáo (Syria, Lebanon, Isareal, Jordan,và Iraq ). “Khu vực này cũng thường
được coi là bao gồm tất cả các quốc gia Arab ở Bắc phi, Thổ Nhĩ Kì và Iran.
Theo nghĩa rộng hơn này, Trung Đơng chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt

19


trái đất và 5% dân số thế giới” [10, tr. 855]. Đó là cách xác định Trung Đơng
theo nghĩa rộng nhất, phân chia theo cách các quốc gia trong thế giới Arab.
Thứ hai, cách định nghĩa nhằm đưa ra những đặc điểm nổi bật về Trung
Đông là của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện đang được sử dụng rộng rãi
phục vụ cơng tác thống kê và phân tích dữ liệu. Theo đó thì Trung Đơng gồm
15 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau: Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel,
Jordan, Kuwait, Lebanon, các vùng lãnh thổ Palestine, Oman, Qatar, Saudi

Arabia, Syria, UAE và Yemen, thêm cả Turkey là trường hợp đặc biệt [18, tr.
18].
Mặc dù có rất nhiều tên gọi, nhiều cách xác định khác nhau về Trung
Đông, mỗi cách xác định lại có những đặc điểm riêng. Nhưng khái niệm
“Trung Đông” được hiểu ở đây là một phân miền lịch sử, mà các quốc gia
nằm trong nó có những đặc điểm tương đồng về nhiều mặt: văn hóa, kinh tế
chính trị... trong giai đoạn hiện nay bức vẽ về Trung Đông trên bản đồ thế
giới lại càng rõ nét hơn bởi những biến động chính trị, những xung đột nảy
lửa đều đi theo một sắc thái.
Tóm lại, Trung Đông bao gồm 16 nước và vùng lãnh thổ cụ thể: Saudi
Arabia, Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon, các vùng
lãnh thổ Palestine, Oman, Qatar, Syria, UAE và Yemen. Trong bài viết
nghiên cứu cả Turkey, bởi quốc gia này có ảnh hưởng khơng hề nhỏ trong
khu vực Trung Đơng.
Qua các cách tính về các quốc gia ở khu vực Trung Đơng ta có thể thấy
có sự trùng lặp quốc gia ở đây. Cụ thể là Ai Cập, quốc gia được tính cả trong
cách tính về Bắc Phi và Trung Đơng. Theo cách tính hiện đại, Ai Cập là quốc
gia liên châu lục, một phần lớn diện tích nằm ở Bắc Phi, nhưng trong nhiều
cách tính khác nhau, Ai Cập cũng được nằm trong khu vực Trung Đơng, tồn
bộ khu vực Bắc Phi gần như được tính vào Trung Đông.
b. Biên giới Bắc Phi – Trung Đông
20



×