Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối (coffea canephora pierre) giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BÓN PHÂN
CHO CÀ PHÊ VỐI (Coffea Canephora Pierre) GIAI ĐOẠN
KINH DOANH TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, NĂM 2014


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BÓN PHÂN
CHO CÀ PHÊ VỐI (Coffea Canephora Pierre) GIAI ĐOẠN
KINH DOANH TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI ĐẮK LẮK
Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Mã số

: 62.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng – Trường Đại học Tây Nguyên
2. TS. Lê Thanh Bồn – Trường Đại học Nông Lâm Huế

HUẾ, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện Luận án tôi luôn nhận được sự ủng hộ
và giúp đỡ của các cơ quan, các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Anh
Dũng và TS. Lê Thanh Bồn người hướng dẫn khoa học đã tận tình giảng dạy, giúp
đỡ trong quá trình học tập và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác
nghiên cứu và hồn thiện Luận án.
Trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cơ giáo trong Khoa Nơng học,

Phịng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm, Ban Đào tạo Sau Đại học
- Đại học Huế. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên; Lãnh đạo Viện
Công nghệ sinh học và Môi trường; Khoa Nông Lâm Nghiệp và Bộ môn Khoa học
Cây trồng, tôi xin trân trọng cám ơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình, đặc biệt là vợ tơi, đã ln kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất
giúp tơi hồn thành Luận án của mình.
Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 6 năm 2014
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Minh

ii


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CPPB

: Chi phí phân bón

CĐQH

: Cường độ quang hợp

CĐTHN

: Cường độ thoát hơi nước


CĐAS

: Cường độ ánh sáng

CEC

: Dung tích hấp phụ

CNSH&MT

: Cơng nghệ sinh học và Mơi trường

DT

: Diện tích

DTBQ

: Diện tích bình qn

ĐMKK

: Độ mở khí khổng

GTSL

: Giá trị sản lượng

GDP


: Tổng thu nhập bình qn

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc

ICO

: Tổ chức cà phê Quốc tế

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LN

: Lợi nhuận

NĐ CO2

: Nồng độ CO2 trong gian bào

NS

: Năng suất

NSBQ

: Năng suất bình qn


NN&PTNT

: Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

QH&TKNN

: Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TCP

: Chi phí phân bón

TN

: Thí nghiệm

TCVN

: Tiêu chuẩn Quốc gia

SL

: Sản lượng

SA


: Sunphat amon

UBND

: Ủy ban nhân dân

VIFOCA

: Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam

WASI

: Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 0
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 3
4. Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 3
5. Những đóng góp mới của Luận án ......................................................................... 4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và trong nước .................................... 5
1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam ...............................................................................................8
1.1.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên ...............................................10
1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Đắk Lắk .....................................................12
1.2. Ảnh hưởng các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng, phát triển cây cà phê 15
1.3. Đất trồng cà phê ............................................................................................. 18
1.3.1. Tính chất lí học của đất ...........................................................................19
1.3.2. Tính chất hóa học của đất .......................................................................20
1.4. Vai trò của đạm, lân, kali và những nghiên cứu trong, ngoài nước về liều
lượng và cách bón đối với cây cà phê .................................................................. 21
1.4.1. Đạm đối với cây cà phê ..........................................................................23
1.4.2. Lân đối với cây cà phê ............................................................................24
1.4.3. Kali đối với cây cà phê ...........................................................................26
1.4.4. Liều lượng bón đạm, lân và kali cho cà phê ...........................................27
1.4.5. Số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali cho cà phê .......................................32

iv


1.5. Vai trò của kẽm, bo và những nghiên cứu trong, ngoài nước về kẽm và bo đối
với cây cà phê ....................................................................................................... 35
1.5.1. Kẽm đối với cây cà phê ..........................................................................35
1.5.2. Bo đối với cây cà phê .............................................................................36
1.5.3. Bón kẽm và bo cho cà phê ......................................................................37
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 40
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................40
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................40

2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 41
2.2.1. Nghiên cứu về liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn
kinh doanh trên đất bazan .................................................................................41
2.2.2. Nghiên cứu về cách bón (số lần và tỉ lệ) đạm, lân và kali cho cây cà phê
vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ...........................................................41
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cây cà
phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ....................................................41
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42
2.3.1. Bố trí thí nghiệm .....................................................................................42
2.3.2. Phương pháp theo dõi .............................................................................45
2.3.3. Phương pháp phân tích ...........................................................................46
2.3.4. Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu ..................................................47
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 48
3.1. Nghiên cứu liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh
doanh trên đất bazan ............................................................................................. 48
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng một số chất
trong đất và lá cà phê ........................................................................................48
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng các sắc tố
quang hợp, quá trình sinh trưởng phát triển cà phê ..........................................58
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê
nhân xuất khẩu ..................................................................................................70
3.1.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón tăng lượng đạm và
kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh ...................................................77

v


3.1.5. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 1 ...................................................................80
3.2. Ảnh hưởng cách bón (số lần và tỉ lệ bón) đạm, lân và kali đến cây cà phê vối
giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ..................................................................... 81

3.2.1. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng một số
chất trong đất và lá cà phê ................................................................................81
3.2.2. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng các
sắc tố quang hợp, sinh trưởng phát triển của cây cà phê ..................................86
3.2.3. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt
cà phê nhân xuất khẩu .......................................................................................91
3.2.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón với số lần và tỉ lệ bón
đạm, lân và kali khác nhau ...............................................................................95
3.2.5. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 2 ..................................................................96
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cây cà phê vối
giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ..................................................................... 98
3.3.1. Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm .........................................98
3.3.2. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng một số chất
trong lá cà phê .................................................................................................103
3.3.3. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến quá trình quang hợp,
sinh trưởng phát triển của cà phê ....................................................................108
3.3.4. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê
nhân xuất khẩu ................................................................................................117
3.3.5. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi phun ZnSO4 và
Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối .............................................124
3.3.6. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 3 ................................................................126
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................127
1. Kết luận ..............................................................................................................127
2. Đề nghị ...............................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................130

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê thế giới (2008 - 2011) ...............5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê trên thế giới phân theo khu vực
niên vụ 2010 - 2011.....................................................................................................6
Bảng 1.3: Sản lượng cà phê vối 10 quốc gia đứng đầu thế giới (2008 - 2013) ..........7
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam năm 2012 ..................8
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam (2002 - 2012) .........10
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Tây Nguyên năm 2012 ...........11
Bảng 1.7: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Đắk Lắk (2006 - 2012) ...........13
Bảng 1.8: Quy hoạch sản xuất cà phê đến năm 2020 ...............................................14
Bảng 1.9: Sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk ....................................15
Bảng 3.1a: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính
đất (tầng 0-30 cm) .....................................................................................................49
Bảng 3.1b: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính
đất (tầng 0-30 cm) .....................................................................................................52
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến hàm lượng một số chất trong
lá cà phê .....................................................................................................................57
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng các sắc tố
quang hợp trong lá cà phê .........................................................................................61
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến cường độ quang hợp,
cường độ thốt hơi nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào ...............66
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến chiều dài cành dự trữ, số
cành khô, tốc độ ra đốt trong mùa mưa .....................................................................68
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến khối lượng 100 quả tươi,
tỉ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê tươi ....................................................................71
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali năng suất cà phê nhân (tấn/ha) ..73
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất
khẩu ...........................................................................................................................76
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón tăng lượng đạm và
kali cho cà phê vối .....................................................................................................78


vii


Bảng 3.10: Ảnh hưởng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến một số chỉ tiêu hóa
tính đất (tầng 0-30 cm) ..............................................................................................82
Bảng 3.11: Ảnh hưởng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng một số
chất trong lá cà phê ...................................................................................................83
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng các
sắc tố quang hợp trong lá cà phê ...............................................................................87
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân, kali đến cường độ quang hợp,
cường độ thốt hơi nước, độ mở khí khổng và nồng độ CO2 trong gian bào ...............89
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến chiều dài cành dự
trữ, số cành khô, tốc độ ra đốt trong mùa mưa .........................................................90
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân, kali đến số chùm quả, ......93
tỉ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê ............................................................................93
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến tỉ lệ hạt cà phê
nhân xuất khẩu ..........................................................................................................95
Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế, hiệu suất đầu tư phân bón với số lần và tỉ lệ bón .......96
đạm, lân và kali khác nhau ........................................................................................96
Bảng 3.18a: Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm .......................................99
Bảng 3.18b: Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm (tt) (tầng 0 - 30 cm) ....101
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của nồng độ ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng một số chất
trong lá cà phê .........................................................................................................104
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của nồng độ ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng các sắc tố
quang hợp trong lá cà phê .......................................................................................109
Bảng 3.21: Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến cường độ quang hợp,
cường độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào .............113
Bảng 3.22: Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến chiều dài cành dự trữ,
số cành khô, tốc độ ra đốt trong mùa mưa ..............................................................115
Bảng 3.23: Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến khối lượng 100 quả

tươi, tỉ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê tươi ..........................................................118
Bảng 3.24: Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến năng suất cà phê nhân
(tấn/ha) ....................................................................................................................121

viii


Bảng 3.25: Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến tỉ lệ hạt cà phê nhân
xuất khẩu .................................................................................................................123
Bảng 3.26: Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi phun ZnSO4 và
Rosabor cho cà phê vối ...........................................................................................125

ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Tương quan hàm lượng đạm trong lá với năng suất cà phê nhân ...........55
Đồ thị 3.2: Tương quan hàm lượng kali trong lá với năng suất cà phê nhân ............56
Đồ thị 3.3: Tương quan giữa diệp lục a và năng suất nhân khi bón tăng lượng đạm
và kali ........................................................................................................................60
Đồ thị 3.4: Tương quan giữa CĐQH và năng suất nhân khi bón tăng lượng đạm và
kali .............................................................................................................................64
Đồ thị 3.5: Tương quan giữa hàm lượng Zn trong lá và năng suất cà phê nhân.....106
Đồ thị 3.6: Tương quan giữa hàm lượng B trong lá và năng suất cà phê nhân ......107
Đồ thị 3.7: Tương quan giữa hàm lượng carotenoit trong lá và năng suất cà phê
nhân .........................................................................................................................111
Đồ thị 3.8: Tương quan giữa cường độ quang hợp và năng suất cà phê nhân khi
phun ZnSO4 và Rosabor ........................................................................................112

x



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ, rất
phù hợp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển và được coi là thủ phù cà phê của
Việt Nam. Năm 2012, diện tích trồng cà phê của tồn tỉnh là 200.200 ha trong đó
diện tích cà phê kinh doanh đạt 190.300 ha, năng suất trung bình 2,56 tấn/ha, với
sản lượng đạt 487.700 tấn; Là tỉnh trồng cà phê lớn nhất cả nước chiếm 33 % về
diện tích và 38% tổng sản lượng [79], [63]. Trong những năm gần đây, ngành cà
phê Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã có sự phát triển vượt bậc góp
phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia trồng cà phê vối có năng suất và sản lượng
cao nhất thế giới. Có được kết quả như vậy là nhờ chúng ta đã áp dụng thành công
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong đó kỹ thuật sử dụng phân bón
đóng vai trị hết sức quan trọng và được xem là biện pháp hàng đầu để thâm canh
tăng năng suất, chất lượng cà phê trong giai đoạn hiện nay.
Tỉnh Đắk Lắk với diện tích đất đỏ bazan rộng lớn (311.000 ha), một trong
những loại đất rất thuận lợi để mở rộng và phát triển diện tích các loại cây cơng
nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu và đặc biệt là cây cà phê.
Hiện nay, năng suất cà phê vối trên đất đỏ bazan tại Đắk Lắk cao nhất Việt Nam và
Thế giới nhưng chất lượng cà phê nhân xuất khẩu và hiệu quả sản xuất cà phê vẫn
chưa cao. Vì vậy, làm thế nào để vừa tăng năng suất đồng thời nâng cao chất lượng
và hiệu quả kinh tế cây cà phê vối của tỉnh cho tương xứng với tiềm năng đó là một
vấn đề lớn cần phải quan tâm.
Cà phê là cây cơng nghiệp dài ngày, q trình ra hoa, thụ phấn và đậu quả
diễn ra trong một thời gian dài chủ yếu trong mùa khô, giai đoạn thiếu nước trầm
trọng đối với Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Ngun nói chung, đặc biệt trong tình
hình biến đổi khí hậu thời tiết như hiện nay. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết
định đến năng suất và chất lượng cà phê. Giai đoạn này cây cà phê vối có nhu cầu
khơng cao về dinh dưỡng đặc biệt là đạm, lân, kali và một số nguyên tố vi lượng

thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả tập trung như kẽm và bo nhưng không thể
1


thiếu. Tuy nhiên, qui trình bón phân theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hiện nay chỉ có 20% tổng lượng đạm được bón vào giữa mùa khơ,
lân và kali khơng được bón.
Cà phê là cây lâu năm, sinh khối cành lá rất lớn, cho rất nhiều quả, năng suất
cao, hàng năm cây lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng từ đất. Tôn Nữ Tuấn Nam
và Trương Hồng, (1999) [47] cho rằng trong điều kiện tại Đắk Lắk mỗi tấn cà phê
nhân (kể cả vỏ quả khô) đã lấy đi từ đất (41 kg N; 6 kg P2O5 và 50 kg K2O) chưa kể
lượng đạm, lân và kali cần thiết giúp cây sinh trưởng, phát triển bình thường. Quá
trình nhiều năm canh tác liên tục chất dinh dưỡng trong đất ngày càng giảm mạnh;
Mặt khác khi bón phân vào đất, cây cà phê cũng khơng sử dụng hết lượng phân đã
bón do q trình rửa trơi, bốc hơi hoặc bón phân khơng đúng kĩ thuật đã làm thất
thoát đi một lượng lớn, đặc biệt là đạm. Trong khi đó, năng suất cà phê nhân bình
qn cả nước ngày càng tăng cao, năm 2012 đạt (2,32 tấn/ha) tăng 57% so với năm
2002 (1,48 tấn/ha). Vì vậy, bón đạm, lân và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh
doanh trên đất bazan theo quy trình khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn năm 2002 [5] dường như khơng cịn phù hợp với thực tế sản xuất hiện
nay tại Đắk Lắk. Việc bón tăng liều lượng và số lần bón đạm và kali cho cây cà phê
vối giai đoạn kinh doanh là rất cần thiết góp phần giữ vững và nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả kinh tế cây cà phê; Cây trồng đã đóng góp trên 40% GDP của
tỉnh và hàng triệu người dân sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê.
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả về sử dụng phân bón đa lượng cho
cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan như: Trương Hồng, Tơn Nữ
Tuấn Nam, Trình Cơng Tư, Lê Hồng Lịch, Nguyễn Tiến Sĩ.... nhưng chưa có
nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đến sử dụng phối hợp phân đạm, lân và
kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đặc biệt là trong mùa khô ở Đắk Lắk về
liều lượng, số lần, tỉ lệ bón phun bổ sung các nguyên tố vi lượng như kẽm và bo.

Xuất phát từ đó, tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân
cho cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh trên đất bazan
tại Đắk Lắk” làm luận án Tiến sĩ của mình.

2


2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được liều lượng bón đạm và kali; Cách bón (số lần và tỉ lệ) bón
đạm, lân, kali phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực của phân bón, góp phần tăng năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên
đất bazan tại Đắk Lắk.
- Xác định được nồng độ ZnSO4 kẽm và Rosabor tối ưu cho khả năng sinh
trưởng, phát triển, hàm lượng các sắc tố quang hợp, cường độ quang hợp, năng suất,
chất lượng, hiệu quả kinh tế cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan
tại Đắk Lắk.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
- Đề tài làm rõ tác động của việc bón kết hợp đạm và kali với liều lượng khác
nhau trên nền lân cố định đến khả năng sinh trưởng phát triển, quang hợp, năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên
đất bazan tại Đắk Lắk.
- Đề tài làm sáng tỏ số lần và tỉ lệ giữa các lần bón đạm, lân và kali đến quá
trình sinh trưởng phát triển, quang hợp, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh, đặc biệt trong mùa khô (giai đoạn cây cà
phê ra hoa, thụ phấn và đậu quả) ở Đắk Lắk.
- Đề tài đánh giá ảnh hưởng của nồng độ phun phối hợp giữa ZnSO4 và
Rosabor đến khả năng sinh trưởng phát triển, quang hợp, năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk.
Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đa lượng và vi lượng
cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan tại Đắk Lắk làm tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho nơng dân trồng
cà phê ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
4. Giới hạn đề tài
- Đề tài triển khai nghiên cứu bón đạm, lân và kali cho cà phê vối giai đoạn
kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk, các loại đất khác chúng tôi không đề cập.
3


- Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng đạm và kali; Số lần, tỉ lệ
bón đạm, lân và kali; Nồng độ thích hợp của ZnSO4 và Rosabor đến cây cà phê vối
giai đoạn kinh doanh trên đất bazan; Các nguyên tố vi lượng khác không thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
5. Những đóng góp mới của Luận án
- Đề tài đề cập đến vấn đề mới là bón đạm, lân và kali trong mùa khơ với liều
lượng, số lần và tỉ lệ nhất định cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan
mà các nghiên cứu khác về phân bón cho cà phê chưa đề cập.
- Đề tài nghiên cứu sâu các chỉ tiêu về sinh lý quang hợp của cây cà phê vối
như hàm lượng diệp lục, carotenoit, cường độ quang hợp, nồng độ CO2 trong gian
bào, cường độ thoát hơi nước và độ mở khí khổng là những minh chứng rõ ràng cho
quá trình ảnh hưởng của đạm, lân và kali đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh.
- Đề tài tập trung nghiên cứu sâu về kẽm và bo (hai nguyên tố vi lượng quan
trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa, đậu quả tập trung dẫn tới ổn
định và nâng cao năng suất, chất lượng cà phê). Kết quả nghiên cứu về hàm lượng
kẽm và bo sau khi phân tích trong đất, bón bổ sung, phân tích trong lá và tương
quan giữa diệp luc, quang hợp, sinh trưởng với năng suất và chất lượng cà phê nhân
là các kết quả mới quan trọng về vai trò của kẽm và bo với cây cà phê vối giai đoạn
kinh doanh.


4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và trong nƣớc
1.1.1. Trên thế giới
Cây cà phê (loài Coffea.L) được một người dân du mục sống ở làng Capfa
gần thủ đô Ethiopia ngẫu nhiên phát hiện ra cánh đây khoảng 1.000 năm, nhân của
loài cây lạ này có hương vị tuyệt vời, sau khi sơ chế, nếm thử cảm thấy sảng khoái,
tỉnh táo và sau đó cà phê đã trở thành đồ uống ưa chuộng hàng ngày của phần đơng
dân số trên tồn thế giới hiện nay. Cây cà phê sau khi được phát hiện, thuần hóa,
trồng và sử dụng thử rồi lan rộng sang Yemen, các nước Trung cận Đông và Ả Rập;
đến thế kỷ XVI, cây cà phê chính thức có mặt tại các nước Châu Âu rồi từ đó lan
dần sang các nước Châu Á và Châu Đại Dương. Đến cuối thế kỷ XVII, cà phê là
một trong những cây trồng có vị trí vững chắc trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu
đem lại giá trị kinh tế cao cho các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê cùng với nhiều
sản phẩm nơng nghiệp.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà phê thế giới (2008 - 2011)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tấn/ha)

(1.000 tấn)


2008/09

10.279

0,75

7.709

2009/10

10.320

0,78

8.049

2010/11

10.656

0,76

8.098

Năm

Nguồn: www.ico.org, 2011 [110]
Theo thống kê của Hiệp hội cà phê thế giới năm 2011 (International Coffee
Organization - ICO) niên vụ 2010 - 2011 toàn thế giới có trên 80 quốc gia và vùng lãnh

thổ trồng cà phê với diện tích đạt gần 11 triệu ha, năng suất bình quân đạt 0,76 tấn/ha,
tổng sản lượng đạt gần 8,1 triệu tấn [110]. So với niên vụ 2009 - 2010 diện tích cà phê
tăng 336.000 ha nhưng năng suất trung bình giảm 0,02 tấn/ha do mất mùa ở một số
nước sản xuất chính nên tổng sản lượng cà phê tồn thế giới tăng khơng đáng kể. Phân
tích số liệu các khu vực trồng cà phê chủ yếu trên thế giới năm 2011 (bảng 1.2) cho
thấy: Khu vực Nam Mỹ có diện tích và năng suất bình qn cao nhất, đạt gần 1,2

5


tấn/ha cao gấp 4 lần so với khu vực Châu Phi 0,32 tấn/ha. Khu vực Châu Á, Châu Đại
Dương và Bắc Mỹ mặc dù có nhiều quốc gia có điều kiện khí hậu, đất đai khá thuận lợi
cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển nhưng năng suất trung bình khơng cao (0,65
đến 0,85 tấn/ha) do ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân như: giống, kỹ thuật chăm
sóc, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh…. Như vậy, tổng sản lượng cà phê trên
toàn thế giới hàng năm phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định năng suất, sản lượng cà phê
của các nước khu vực Nam Mỹ. Đây là khu vực chủ yếu trồng các giống cà phê chè,
các giống cà phê này có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng
nhưng rất mẫn cảm với một số loại bệnh, đặc biệt là rỉ sắt nên khi gặp dịch bệnh xảy ra
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và giá cà phê trên thị trường thế giới.
Chính điều này cũng là cơ hội lớn mở ra cho các nước trồng cà phê vối ở các khu vực
khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà phê trên thế giới phân theo
khu vực niên vụ 2010 - 2011

Nam Mỹ

Diện tích
(1.000 ha)
3.491


Năng suất
(tấn/ha)
1,14

Sản lượng
(1.000 tấn)
3.972

Châu Á

2.480

0,85

2.095

Bắc Mỹ
1.643
Châu Phi
3.042
Tổng cộng
10.656
Nguồn: www.ico.org, 2011 [110]

0,65
0,32
0,76

1.064

0.967
8.098

Khu vực

Thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
năm 2009 có 5 nước đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng cà phê niên vụ
2008 - 2009, với diện tích 5,41 triệu ha, chiếm 51% tổng diện tích và chiếm 61%
tổng sản lượng tồn thế giới. Các nước này chủ yếu thuộc khu vực Châu Mỹ, Đông
Nam Á và Châu Phi. Trong các nước thuộc nhóm sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng
đầu thế giới cũng có sự chênh lệch rất lớn về diện tích và năng suất dẫn đến sản
lượng cà phê hàng năm của các nước cũng rất khác nhau. Phân tích số liệu về diện
tích, năng suất và sản lượng cà phê của một số nước trồng cà phê đứng đầu thế giới
(bảng 1.3) cho thấy:

6


Về diện tích, Brazil là nước đứng đầu với diện tích đạt gần 2,3 triệu ha chiếm
23%, kế đến là Indonesia với 1,3 triệu ha chiếm 13% và hơn 70 quốc gia khác
chiếm 64% tổng diện tích cà phê trên tồn thế giới. Như vậy, xét về diện tích nếu
hai quốc gia này vì bất cứ lý do nào đó giảm diện tích tùy theo mức độ khác nhau sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung sản phẩm cà phê trên thế giới. Đối với Việt Nam,
mặc dù diện tích trồng cà phê năm 2009 (495.000 ha) và năm 2012 (614.500 ha)
chiếm khoảng 5% tổng diện tích tồn thế giới nhưng cũng được xếp vào vị trí thứ 5
trên thế giới.
Bảng 1.3: Sản lƣợng cà phê vối 10 quốc gia đứng đầu thế giới (2008 - 2013)
(Đơn vị: 1.000 tấn)
STT


Quốc gia

2008/09

2009/10

2010/11

2011/12

2012/13

1

Việt Nam

990

1.083

1.161

1.512

1.449

2

Brazil


768

708

762

870

942

3

Indonesia

522

540

477

420

480

4

Ấn Độ

183


195

208

212

220

5

Uganda

157

123

154

162

168

6

Cote d'Ivoire

111

141


96

96

108

7

Malaysia

59

60

66

87

60

8

Thái Lan

48

54

54


54

54

9

Cameroon

34

30

38

41

42

10

Madagascar

30

27

32

32


30

Nguồn: World markets and Trade, Foreign Agricultural Service/USDA, Office of
Global Analysis, 12/2012 [89]
Báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mĩ đến tháng 12 năm 2012 sản lượng
của 10 nước sản xuất cà phê vối đứng đầu thế giới đạt khoảng 3 triệu tấn và chiếm
khoảng 43% so với tổng sản lượng cà phê của 10 nước đứng đầu thế giới (6,8 triệu
tấn). Việt Nam là quốc gia có sản lượng cà phê vối lớn nhất thế giới và liên tục tăng
trong những năm gần đây chiếm 34% sản lượng toàn thế giới niên vụ 2008 - 2009
và cao nhất niên vụ 2011 - 2012 chiếm 43% [89]. Vì vậy, Việt Nam có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến giá cà phê vối trên thế giới.
7


1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, cà phê cùng với cao su, hồ tiêu và cây điều là những
cây cơng nghiệp chủ lực có giá trị lớn và đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao.
Diện tích cà phê của cả nước năm 2012 đạt 614.500 ha, chiếm khoảng 18% tổng
diện tích đất trồng cây lâu năm, xếp thứ 3 sau cây ăn quả và cao su; Tạo việc làm ổn
định hàng năm cho hơn 5 triệu người người lao động và đem lại kim ngạch xuất
khẩu hơn 3 tỉ đô la Mĩ, chiếm hơn 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm
thủy sản cả nước [12].
Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) do điều kiện thời tiết khí
hậu thời tiết khơng thuận lợi đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cà phê ở Brazil và
Colombia, hai nước có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và giá cà phê trên thê
giới. Mặt khác, trong những năm gần đây do tình hình suy thối kinh tế tồn cầu
nên các nhà máy chế biến cà phê và người tiêu dùng trên thế giới đã dần chuyển
hướng sang sử dụng cà phê vối nhiều hơn. Vì vậy, đến tháng 11 năm 2012 theo số
liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,56 triệu tấn cà
phê nhân, tăng 42,1% về khối lượng và đạt giá trị 3,34 tỉ USD, tăng 37,7 % về giá

trị so với năm 2011 [86]. Đến cuối năm 2012 chúng ta đã xuất khẩu được 3,6 tỉ
USD [80] góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế
giới. Đây là một niềm vinh dự cho những người sản xuất cà phê của Việt Nam nói
chung và tỉnh Đắk Lắk, thủ phủ cà phê Việt Nam nói riêng.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà phê Việt Nam năm 2012
ĐVT: DT: ha; NS: tấn/ha; SL: tấn
STT

Vùng

Diện tích
(tổng số)

Diện tích
(KD)

Năng suất
(bình qn)

Sản lượng

1

Tây Ngun

552.000

497.800

2,39


1,188.000

2

Đơng Nam bộ

42.000

35.400

1,79

63.400

3

MN Phía Bắc

9.800

5.200

1,85

9.600

4

Các tỉnh khác


10.700

10.700

1,05

11.200

Cả nước

614.500

549.100

2,32

1,273.000

Nguồn: Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT 2012 [13]
8


Hơn hai thập niên vừa qua, diện tích, năng suất, sản lượng của các tỉnh trồng
cà phê trong cả nước, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tăng lên
nhanh chóng, thu hút hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc
tại chỗ. Đồng thời tạo ra một khối lượng hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao,
thu về lượng ngoại tệ lớn góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và ổn
định tình hình an ninh chính trị cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả
nước nói chung.

Hai vùng có diện tích và năng suất cà phê vối cao nhất cả nước là Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm 97% về diện tích và 98,3% về sản lượng. Như vậy,
trong chiến lược phát triển cà phê của Việt Nam giai đoạn hiện nay chúng ta cần
đặc biệt chú trọng đến sự phát triển và ổn định diện tích, năng suất, chất lượng cà
phê của hai vùng nói trên nhằm giữ vững và nâng cao sản lượng xuất khẩu, đảm bảo
vị trí đứng thứ nhất trên thế giới về sản lượng cà phê vối mà chúng ta đã đạt được từ
tháng 7 năm 2012 [13].
Phân tích số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam (bảng
1.4) chúng tôi nhận thấy: Từ năm 2002 đến 2012, diện tích trồng cà phê của nước ta
có rất nhiều sự thay đổi tăng giảm liên tục; Năm 2002 tổng diện tích cà phê là
522.200 ha, sau đó giảm liên tục đến năm 2006 cịn 488.700 ha. Từ năm 2007 đến
2012 do giá cà phê trên thị trường thế giới và Việt Nam tăng lên nhanh chóng vì
vậy diện tích trồng cà phê bắt đầu tăng theo, diện tích đạt cao nhất vào năm 2012 là
614.500 ha. Mặc dù năm 2010, đã có sự điều chỉnh của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh nhằm hạn chế diện tích trồng
cà phê tự phát tại các vùng chưa được quy hoạch, những vùng khơng có điều kiện
cần thiết để trồng và phát triển cây cà phê; Mặt khác diện tích vườn cà phê già cỗi
cần phải thanh lý, tái canh của các tỉnh ngày càng tăng nên diện tích quy hoạch
trồng cà phê trong cả nước là 500.000 ha [12].
Theo báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển cà phê Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012
diện tích cà phê sẽ giảm dần theo lộ trình đến năm 2015 còn 498.000 ha, năm 2020
là 485.000 ha và năm 2030 là 485.000 ha. Số lượng các tỉnh trồng cà phê trong cả
9


nước cũng có sự thay đổi giảm đáng kể: Năm 2009 có 21 tỉnh trồng cà phê, dự báo
đến năm 2015 sẽ giảm còn 16 tỉnh, 2020 giảm còn 14 tỉnh và 2030 chỉ còn lại 12
tỉnh. Ngược lại, về năng suất cà phê trung bình dự kiến sẽ tăng dần theo các năm
2009, 2015 và 2020 lần lượt là 2,39; 2,48 và 2,59 tấn/ha do đó sản lượng cà phê

nhân của Việt Nam vẫn giữ được con số ổn định trên 1,1 triệu tấn và vẫn là nước có
sản lượng xuất khẩu đứng nhất nhì trên thế giới [6], [12]. Thực tế, đến cuối năm
2011 và đầu năm 2012 diện tích cà phê tăng lên nhanh chóng đặc biệt ở các tỉnh
thuộc khu vực Tây Nguyên, như vậy diện tích trồng cà phê Việt Nam đã khơng diễn
ra như quy hoạch mà diện tích trồng cà phê cao hơn rất nhiều.
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà phê Việt Nam (2002 - 2012)
ĐVT: DT: ha; NS: tấn/ha; SL: tấn

2002

Diện tích
(tổng số)
522.200

Diện tích
(kinh doanh)
474.000

Năng suất
(bình qn)
1,48

2

2003

510.200

480.500


1,63

784.600

3

2004

496.800

479.100

1,72

824.300

4

2005

497.400

483.600

1,64

793.700

5


2006

488.700

483.200

2,04

985.300

6

2007

506.400

487.900

1,97

961.200

7

2008

530.900

500.200


2,11

1,055.000

8

2009

534.300

503.500

2,08

1,046.000

9

2010

550.000

504.600

2,18

1,100.000

10


2011

570.900

533.300

2,19

1,167.000

11

2012

614.500

549.100

2,32

1,273.000

STT

Năm

1

Sản lượng
699.500


Nguồn: Tổng cục Thống kê 2002-2011 và Cục trồng trọt 2012 [6], [13]
1.1.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam
gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng có tổng diện
tích tự nhiên là 54.639 km2 với gần 2 triệu ha đất bazan màu mỡ, chiếm đến 60%
diện tích đất bazan trong cả nước; Đây là khu vực có điều kiện thời tiết khí hậu

10


thuận lợi, đất đai màu mỡ, rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cà phê, đặc
biệt là cây cà phê vối. Năm 2012, tổng diện tích trồng cà phê tồn vùng là 552.000
ha, năng suất trung bình 2,39 tấn/ha và sản lượng đạt gần 1,19 triệu tấn đem lại kim
ngạch xuất khẩu hàng tỉ đô la Mĩ mỗi năm; Tây Ngun một trong 5 vùng có diện
tích trồng cà phê lớn nhất cả nước chiếm 90% tổng diện tích và đóng góp trên 93%
sản lượng và giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam [13].
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà phê Tây Nguyên năm 2012
ĐVT: DT: ha; NS: tấn/ha; SL: tấn

1

Đắk Lắk

Diện tích
(tổng số)
200.200

2


Lâm Đồng

145.700

140.000

2,45

343.400

3

Đăk Nơng

116.400

81.000

2,22

179.700

4

Gia Lai

77.600

75.600


2,01

151.800

5

Kon Tum

12.200

10.800

2,44

26.300

552.000

497.800

2,39

1,188.000

STT

Tỉnh

Tổng cộng


Diện tích
(kinh doanh)
190.300

Năng suất
(bình quân)
2,56

Sản lượng
487.700

Nguồn: Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT 2012 [6], [13]
Phân tích số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của 5 tỉnh Tây
Nguyên năm 2012 (bảng 1.6) cho thấy: Về diện tích, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích
trồng cà phê lớn nhất trong khu vực đạt 200.200 ha chiếm 36% tổng diện tích tồn
khu vực Tây Nguyên, kế đến là tỉnh Lâm Đồng với 145.700 ha chiếm 26%. Ba tỉnh
còn lại chiếm 38% trong khu vực với diện tích các tỉnh: Đăk Nơng 116.400 ha, Gia
Lai là 77.600 ha và thấp nhất là tỉnh Kon Tum với 12.200 ha. Tổng diện tích cà phê
kinh doanh khu vực Tây Nguyên đạt 90%.
Về năng suất, cao nhất là tỉnh Đắk Lắk 2,56 tấn/ha, kế đến là Lâm Đồng 2,45
tấn/ha, Kon Tum 2,45 tấn/ha và Đắk Nông có năng suất bình qn đạt 2,22 tấn/ha
và thấp nhất là Gia Lai 2,01 tấn/ha [6], [13].
Tây Nguyên là vùng trọng điểm trồng cà phê vối của Việt Nam với một đặc
trưng khí hậu thời tiết hàng năm có mùa khơ kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Do đó, ngoài

11


các yếu tố kỹ thuật canh tác khác, phân bón và nước tưới cho cà phê trong mùa khô
là một yêu cầu bức thiết hiện nay để đảm bảo giữ được năng suất, sản lượng và

ngày càng nâng cao chất lượng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.
1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, rất
phù hợp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển và được coi là thủ phù cà phê của
Việt Nam. Năm 2012, diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh đạt 200.200 ha trong đó
cà phê kinh doanh là 190.300 ha, năng suất trung bình 2,56 tấn/ha, với sản lượng
đạt 487.700 tấn, là tỉnh có trồng cà phê lớn nhất cả nước chiếm 33 % về diện tích và
38% tổng sản lượng [79], [63]. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, hàng
năm giá trị cà phê nhân xuất khẩu đóng góp trên 80% tổng giá trị kim ngạch xuất
khẩu tồn tỉnh [73]. Trong những năm gần đây, ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk
cũng như các tỉnh Tây Nguyên đã có sự phát triển vượt bậc góp phần đưa Việt Nam
trở thành quốc gia có năng suất và sản lượng xuất khẩu cà phê vối cao nhất thế giới
nhờ sự áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cà phê
trong đó có kỹ thuật sử dụng phân bón.
Phân tích số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Đắk Lắk (bảng
1.7), một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước từ 2006 đến 2012 chúng tơi
thấy có rất nhiều sự thay đổi đặc biệt là về năng suất. Năm 2006, năng suất cà phê
bình qn tồn tỉnh đạt khá cao 2,49 tấn/ha, đến năm 2007 năng suất giảm xuống
một cách đột ngột còn 1,82 tấn/ha kéo theo sản lượng đạt thấp nhất trong 7 năm gần
đây. Đến năm 2008, năng suất tăng lên đáng kể so với năm 2007 và giảm dần vào
năm 2009, năm 2010 năng suất bình quân đạt 2,21 tấn/ha và năm 2012 đạt cao nhất
2,56 tấn/ha [79].
Về diện tích, từ năm 2006 đến 2010 diện tích cà phê tồn tỉnh tăng nhẹ dần
đi vào ổn định và có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo. Từ năm 2011 đến
năm 2012 diện tích cà phê trồng mới bắt đầu tăng trở lại và có xu hướng kéo dài
trong một vài năm tới do giá cà phê trên thế giới ngày một tăng cao và khá ổn định.
Chính vì vậy, muốn giữ vững và nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng và chất

12



lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk, quan trọng hàng đầu là biện pháp sử dụng kỹ thuật
bón phân hợp lý để thâm canh.
Bảng 1.7: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cà phê Đắk Lắk (2006 - 2012)

2006

Diện tích KD
( ha)
174.700

Năng suất
(tấn/ha)
2,49

Sản lượng
(tấn)
435.000

2007

178.900

1,82

325.600

2008

182.400


2,28

415.900

2009

174.100

2,19

381.300

2010

174.900

2,21

386.500

2011

178.100

2,25

400.700

2012


190.300

2,56

487.700

Năm

Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở NN&PTNT Đắk Lắk năm 2012 [79]
Theo kết quả phân loại đất của Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp (bảng
1.8) tỉnh Đắk Lắk có 133.484 ha đất rất thích nghi và thích nghi và 48.476 ha đất ít
thích nghi để phát triển trồng cà phê [84]. Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT và Viện
quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, diện tích cà phê được trồng trên đất ít thích
nghi của Đắk Lắk vẫn có lợi thế cạnh tranh so với các vùng khác trong cả nước nên
vẫn có thể duy trì một phần diện tích ít thích nghi này để phát triển trồng mới cà
phê. Mặt khác, thực tế phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk trong nhiều
năm qua cho thấy cà phê vẫn là cây trồng có khả năng cạnh tranh tốt nhất. Vì vậy,
quy hoạch phát triển cà phê của tỉnh đến năm 2015 và 2020 là duy trì diện tích cà
phê ở những vùng thích hợp, giảm dần diện tích cà phê già cỗi ở những khu vực
khơng thích nghi, thiếu nước tưới và cơ sở hạ tầng khơng thuận lợi. Đối với diện
tích cà phê già cỗi, sâu bệnh ở những khu vực thích nghi, cần thay thế bằng giống
mới có năng suất cao và khả năng chống sâu bệnh tốt bằng hình thức trồng mới sau
khi cải tạo đất hoặc tái canh cà phê.

13


×