Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lý thuyết khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 5 định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.81 KB, 2 trang )

Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình
hóa học
I. Định luật bảo tồn khối lượng
1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng
- Nội dung định luật: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm
bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
- Thí nghiệm: Chuẩn bị dung dịch barium chloride, sodium sulfate, cản điện tử, cốc thuỷ
tinh. Trên mặt cân đặt 2 cốc, ghi tổng khối lượng 2 cốc. Đổ cốc (1) vào cốc (2), quan sát
thấy có một chất rắn màu trắng xuất hiện ở cốc (2). Đặt 2 cái trở lại cuặt cầu. So sánh tổng
khối lượng của các chất trước phản ứng với tổng khối lượng các chất sau phản ứng.
- Giải thích: Trong các phản ứng hố học, chỉ có liên kết giữa các ngun tử thay đổi, còn
số nguyên tử của mỗi nguyên tố hố học vẫn giữ ngun, vì vậy tổng khối lượng của các
chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm. Định luật này được hai
nhà khoa học là Lomonosov và Lavoisier đưa ra vào thế kỉ XVIII.
2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Barium chloride + Sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium chloride
- Biết khối lượng Barium chloride và Sodium sulfate đã phản ứng lần lượt là 20,8 gam và
14,2 gam, khối lượng của Barium sulfate tạo thành là 23,3 gam, ta sẽ xác định được khối
lượng của Sodium chloride tạo thành là: 20,8 + 14,2 - 23,3 = 11,7(g).
- Tổng quát: Nếu trong phản ứng có n chất, khi biết khối lượng đã tham gia và tạo thành
của (n - 1) chất, ta sẽ xác định được khối lượng của chất còn lại.
- Thành phần chính của than tổ ong là carbon. Sau khi đốt cháy than tổ ong, ta thu được xỉ
than (tạp chất khơng cháy). Vì vậy, khối lượng của xỉ than sẽ nhẹ hơn khối lượng của than
tổ ong ban đầu.
- Sau một thời gian không đậy nắp lọ đựng với sống (CaO), khối lượng của hỗn hợp sẽ
tăng lên do CaO hút ẩm trong khơng khí tạo thành Ca(OH)2. Do đó, khối lượng của hỗn
hợp sẽ tăng lên.
II. Phương trình hóa học
1. Lập Phương trình hóa học
- Phương trình hố học của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen là:


2H2 + O2 → 2H2O
- Trong phản ứng hoá học, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia
phản ứng luôn bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó trong các chất sản phẩm. Sau khi
cân bằng, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vẽ của sơ đồ phản ứng bằng nhau, ta
được PTHH.
- Các bước lập phương trình hố học:
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng:
Al + O2 → Al2O3
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế. Với trường hợp này, ta cần đặt
hệ số 2 trước Al2O3 và hệ số 3 trước O2:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Bước 3: Viết phương trình hố học của phản ứng:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Lưu ý:


- Hệ số viết ngang với kí hiệu của các chất.
- Không thay đổi các chỉ số trong các công thức hố học đã viết đúng.
- Nếu trong cơng thức hố học, các chất ở 2 vế có những nhóm nguyên tử giống nhau, ta
coi nhóm nguyên tử này như một "nguyên tố để cân bằng".
2. Ý nghĩa của phương trình hố học
- Phương trình hố học thể hiện tỉ lệ số mol giữa các chất tham gia và sản phẩm trong một
phản ứng hố học. Từ đó, ta có thể xác định được tỉ lệ hệ số của các chất trong phản ứng
và tỉ lệ số mol, cũng như tỉ lệ khối lượng của chúng.



×