Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

(Tiểu luận) đề tài kế hoạch phát triển sản phẩm cho meddom park

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO MEDDOM PARK

NHÓM 1:
Nguyễn Thị Kim Ngân – 11202753
Nguyễn Hữu Hưng – 11201692
Vũ Hoàng Nam – 11206237
Nguyễn Hải Đăng - 11200711
Vũ Quỳnh Trang - 11208179
Lớp tín chỉ: Quản trị Marketing CLC 62A
GV hướng dẫn: Thầy Trần Việt An

HÀ NỘI, NĂM 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MEDDOM....................................................4
I. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi..............................................................4
1. Sứ mệnh:................................................................................................. 4
2. Tầm nhìn:.................................................................................................4
II. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm.............................................................4
III.

Thành tích nổi bật trong hoạt động....................................................4

B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP .. 5


I. Đánh giá về hoạt động kinh doanh, Marketing của doanh nghiệp.........5
1. Đánh giá về hoạt động Marketing (Marketing Mix)...............................5
C. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO MEDDOM.............................9
I. Chiến lược chung.......................................................................................9
1. Đề xuất chiến lược..................................................................................9
2. Đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa.....................................................10
3.

Thực trạng ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng tại
Hịa Bình hiện nay......................................................................................11
II. Kế hoạch phát triển sản phẩm cho công viên di sản MEDDOM giai đoạn

2023 – 2024....................................................................................................12
1. Quan điểm tiếp cận...............................................................................12
2. Mục tiêu của kế hoạch..........................................................................12
3. Phát triển các sản phẩm mới................................................................13
6. Dự trù kinh phí.......................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................32


LỜI MỞ ĐẦU
Để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì một trong những cơng việc mà các doanh
nghiệp cần làm đó chính là phát triển sản phẩm. Cải tiến và phát triển sản phẩm giúp doanh
nghiệp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và ngày càng thay đổi của khách hàng. Bên cạnh
đó, phát triển sản phẩm cũng giúp thu hút được nhiều khách hàng mới, giữ chân các khách
hàng hiện tại và tăng mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ. Việc phát triển sản phẩm đối với
MEDDOM trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi các đối thủ cạnh tranh trong khu vực ngày
càng chú trọng hơn đến các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng em đã chọn đề tài "Kế hoạch phát
triển sản phẩm của MEDDOM" làm chủ đề nghiên cứu cho chuyên đề thực tập giữa kỳ.


Nhóm xin cảm ơn các anh chị lãnh đạo của MEDDOM và thầy Trần Việt An đã
hướng dẫn và hỗ trợ chúng em trong q trình hồn thiện chun đề. Do thiếu sót về kiến
thức và kinh nghiệm, bài chuyên đề của nhóm có thể khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Nhóm chúng em mong thầy cô và anh chị MEDDOM thông cảm và góp ý cho nhóm.


A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MEDDOM
I.

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

1.
Sứ mệnh: Gìn giữ tốt nhất và phát huy cao nhất những giá trị về khoa học, tinh
thần, về đạo đức, ý chí và về bản sắc của các nhà khoa học Việt Nam.
2.

Tầm nhìn: Trở thành điểm đến riêng có trong và ngồi nước, một Cơng viên Di sản các

nhà khoa học Việt Nam đa chức năng: bảo tàng, thư viện, lưu trữ, nghiên cứu và
học tập kết hợp với hoạt động giải trí, thư giãn dành cho tất cả mọi người dân.

II.

Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm

MEDDOM gồm Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam và Công viên Di sản
các nhà khoa học Việt Nam.
Công viên Di sản hiện là tổ hợp cơng viên hiện đại hàng đầu tại tỉnh Hịa Bình và
thuộc “top” các điểm đến hấp dẫn nhất Tây Bắc với tổng diện tích hơn 30 héc- ta, Cơng

viên được quy hoạch mang tính khoa học cao, với những hạng mục: Không gian trưng
bày di sản; Không gian hội thảo, sự kiện; Không gian lưu trú; Không gian ẩm thực; Cùng
khu vực giáo dục kĩ năng sống và khu giải trí. Nơi đây, hiện đang lưu trữ hàng triệu di sản
vật thể và phi vật thể của hàng ngàn các nhà khoa học Việt Nam như: GS Tôn Thất Tùng,
GS Trần Đại Nghĩa, GS Nguyễn Văn Nhân, GS Hồ Đắc Di….

III.

Thành tích nổi bật trong hoạt động

Năm 2008, UBND tỉnh Hồ Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư số 2512100008 ngày
24-4-2008 cho Dự án xây dựng Công viên các nhà khoa học tại xã Bắc Phong, huyện Cao
Phong, tỉnh Hồ Bình với diện tích 20ha; Văn phịng đại diện tại Hà Nội được thành lập,
có trụ sở tại số nhà 20C ngõ 76 phố An Dương, Hà Nội.
Ngày 18-6-2008, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam được thành
lập theo giấy phép số 25.04.000134 của UBND tỉnh Hồ Bình.
Ngày 24-8-2008, Hội đồng cố vấn được thành lập gồm 20 nhà khoa học có uy tín do
GS.VS, TSKH Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục làm Chủ tịch nhằm giúp
Trung tâm định hướng hoạt động để ngày càng phát triển.
Ngày 27-9-2008, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, dự án xây dựng Trung tâm
Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam, với hạt nhân là Công viên Di sản các nhà
khoa học đã chính thức khởi động cùng với Hội nghị ra mắt Trung tâm Nghiên cứu, bảo
tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam được tổ chức với sự tham dự của hơn 100 nhà khoa học.


Năm 2010, Trung tâm tổ chức lễ tiếp nhận bộ sưu tập tài liệu - hiện vật đầu tiên
của GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân (Y học). Bắt đầu vận hành website: cpd.vn, cổng thông
tin dữ liệu về các nhà khoa học Việt Nam
Sau hơn 2 năm hoạt động, ngày 12-1-2011 Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản
Tiến sĩ Việt Nam chính thức đổi tên thành Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam

(Trung tâm) theo giấy phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Trung tâm xuất
bản tập 1 bộ sách “Di sản ký ức của nhà khoa học”. Tiếp nhận đoàn sinh viên thực tập
đầu tiên của trường ĐH Văn hóa Hà Nội.
Năm 2012, Trung tâm thực hiện chuyến nghiên cứu sưu tầm đầu tiên tại TP Hồ
Chí Minh, đánh dấu việc mở rộng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu của các nhà khoa học phía
Nam. Xuất bản cuốn sách ảnh đầu tiên về 5 nhà Y học Việt Nam.
Năm 2014, khai trương trưng bày đầu tiên “Khát vọng học hỏi và sáng tạo”. Ra mắt
tập 1 bộ sách “Những câu chuyện hiện vật”.
Năm 2016, mở cửa đón khách tham quan tại Cơng viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Năm 2017, khai trương triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” tại Công viên Di sản
các nhà khoa học Việt Nam. Tổ chức lễ tiếp nhận tài liệu đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh của
GS.TS Bùi Khánh Thế (ngơn ngữ học).
Năm 2018, Trung tâm kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa

– Thể thao và Du lịch, của UBND Thành phố Hà Nội và Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.
Đây cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên hợp tác với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện
trưng bày “Cháy mãi những đam mê”.
Năm 2019, lần đầu tiên Trung tâm hợp tác với VTV thực hiện seri phim tài liệu về các nhà khoa
học Việt Nam. Đồng thời khai trương trưng bày “Chuyện nghề Địa chất”, một trong những chuỗi
trưng bày chuẩn bị cho việc xây dựng bảo tàng về các nhà khoa học Việt Nam trong tương lai.

B.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP I. Đánh giá về
hoạt động kinh doanh, Marketing của doanh nghiệp
1.
Đánh giá về hoạt động Marketing (Marketing Mix)
1.1.
Product (sản phẩm)
STRENGTH

Không gian núi rừng, hồ nước, cảnh
quan thiên nhiên đẹp, thống đãng
Diện tích rộng
Nhiều khu vực check in đẹp.
Trang trí cảnh quan đẹp, hấp dẫn,
sáng tạo.

WEAKNESS
Thiết kế khá lỗi thời (font chữ,
màu chữ thiết kế trên các tịa nhà,

web,....)
→ phù hợp cho các hoạt động
ngồi trời.


- Được sự quan tâm và hỗ trợ của Bộ văn hóa.

- Là nơi duy nhất lưu trữ và tổng hợp di sản
các nhà khoa học Việt Nam một cách đầy đủ
và chi tiết, chân thực nhất.
- Có kinh nghiệm và đội ngũ tổ chức sự
kiện, các chương trình đội nhóm.
- Có yếu tố văn hóa trong hoạt động.
OPPORTUNITIES

Chương trình hoạt động gắn liền
với các di sản nhà khoa học, nhà
khoa học còn hạn chế, chưa đa
dạng, phong phú, chưa được


truyền thơng nhiều.
Dịch vụ giải trí cịn ít, chưa đa
dạng, chưa đủ sức hấp dẫn để
thu hút du khách lưu trú, kéo
dài thời gian lưu trú của họ.

THREAT
Bộ giáo dục đưa mơn Lịch sử vào mơn
học chính bắt buộc, đổi mới cách
thức giảng dạy và thi cử.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học ngày
nay của nhiều đơn vị thiếu đi tính liên kết

Cạnh tranh với các khu du lịch có
bán kính dưới 100km quanh
Hà Nội và các khu du lịch, tham
quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn
tỉnh Hịa Bình và Hà Nội.

và tìm hiểu về lịch sử của các nhà khoa
học, các di sản khoa học Việt Nam.

1.2. Price (Giá)
Hiện tại Meddom đang miễn phí giá vào cửa. Du khách sẽ được miễn phí tham quan bảo
tàng các nhà khoa học Việt Nam, tòa nhà Cánh Bướm, cầu Quy Hợp, cầu tình u, đồi thơng và
các điểm tham quan khác trừ khu vực suối hoa. Đây là quyết định hợp lý của Meddom bởi đa số
khách hàng để cạnh tranh với các đối thủ và thu hút khách du lịch mới để họ sẵn sàng tham
quan và trải nghiệm Công viên Di sản mà không đắn đo về giá cả.


Tuy nhiên, các chương trình khuyến mại của Meddom cịn ít, chưa đa dạng, chưa
có nhiều chương trình khuyến mại vào các dịp lễ lớn mà nhu cầu du lịch tăng cao như
ngày quốc khánh 2/9, Tết Nguyên Đán,...


Document continues below
Discover more from:
Chứng khoán
Chứng khoán, bài tập
457 documents

Go to course

Một số dạng bài tập môn Thị trường chứng khoán kèm lời giải
8

Chứng khoán

100% (6)

De thi ttck 2 - Đề thi giữa kỳ
6

Chứng khoán

100% (2)

Bài-tập-margin - bài tập thị trường chứng khoán 2
5


Chứng khoán

100% (2)

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2022
6

Chứng khoán

100% (1)

Cau hoi Dung sai co dap an
10

Chứng khoán

100% (1)

38115147-Khoiluongva Gia
8

Chứng khoán

100% (1)


1.3. Place (Vị trí)
Cơng viên tọa lạc tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình; Cách Thủ đơ Hà Nội
khoảng 90 km và thành phố Hịa Bình 20 km; di chuyển theo đường Quốc lộ 6 hướng đi Sơn



La. Du khách đi từ Hà Nội lên công viên mất 1 tiếng di chuyển bằng ô tô, khoảng thờ i gian di chuyển
hợp lý, không quá dài và tạo cảm giác thoải mái nhất khi du khách đặt chân đến công viên.
Công viên được đặt trên mảnh đất với tổng diện tích hơn 30 héc-ta. Cơng viên là sự kết hợp
hài hòa giữa phong cảnh tự nhiên phong phú với nét quyến rũ mộc mạc của núi rừng Tây Bắc.

Ngồi ra, tại Hịa Bình cịn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng: Thủy điện sông Đà, Hang
Đá Trại, Đền chúa Thác Bờ, đền Thượng Bồng Lai, hang động núi Đầu Rồng, chùa Quèng Ang,
Chùa Khánh, Bản Lác,... Sau khi tham quan các địa điểm đó, du khách có thể lựa chọn Meddom
là trạm dừng chân nghỉ dưỡng và đó cũng là lợi thế về địa hình để doanh nghiệp thiết kế tour du
lịch tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của Hịa Bình cho du khách.

1.4. Promotion (Quảng bá)
Hiện tại, MEDDOM đang quảng bá dịch vụ và sản phẩm của mình qua 2 kênh là trực
tiếp và online. Trong đó, kênh quảng bá online hiện tại chủ yếu qua trang Facebook chính thức
của MEDDOM với 10.076 người theo dõi tính đến 14/9/2022. Tuy lượt tiếp cận ở mức tương
đối so với số người theo dõi, độ tương tác với các bài viết trên trang mạng xã hội vẫn còn rất
thấp. Những người tiếp cận được chủ yếu ở độ tuổi 25 - 34 và 64,8% trong số đó là nữ.


Kênh Youtube chính thức của MEDDOM lượt xem của các video còn thấp và vẫn
chưa tiếp cận được nhiều người sử dụng nền tảng này.
Trang web chính thức của MEDDOM là cung cấp đầy đủ
thông tin về sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mại và các tin tức truyền
thông của công viên.

C. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO MEDDOM
I. Chiến lược chung
1.


Đề xuất chiến lược

-

Lợi thế cạnh tranh: Văn hóa người Mường, di sản văn hóa khoa học là USP cạnh tranh.

Định vị giá trị: Mang lại dịch vụ du lịch và trải nghiệm văn hóa, di sản tuyệt vời và ý
nghĩa cho khách trong và ngồi nước Việt Nam.
Xác định loại hình kinh doanh: Du lịch văn hóa. Trong đó, yếu tố văn hóa là cốt lõi.
Xác định khách hàng mục tiêu:
Doanh nghiệp, đội nhóm tổ chức
chương trình, sự kiện
- Hành vi:
Thường xuyên tổ chức các
hoạt động du lịch, giao lưu
bonding cho
nhân
viên
trong công ty dài ngày tại
các khu du lịch.
Tổ chức các sự kiện, hội
thảo, lễ tun dương, họp
lớp... của cơng ty/đội
nhóm dài ngày tại các khu
du lịch.
Lựa chọn những khu du
lịch có khơng gian rộng
rãi, thống đãng, đa dạng
thắng cảnh để thuận tiện
cho

việc
tổ
chức
teambuilding ngồi trời.
Hộ gia đình

-

Hành vi:
Lựa chọn những địa điểm

Khách du lịch nước ngoài
- Hành vi:
Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và
trải nghiệm văn hóa.
Lựa chọn những địa điểm du lịch,
dịch vụ du lịch/khu du lịch mang
đậm bản sắc văn hóa (điển hình là
Hịa Bình mang đậm bản sắc văn
hóa người Mường).
Thích thú với các sản phẩm, hoạt
động văn hóa.
Tham gia các hoạt động ngoài
trời.

du lịch mới mẻ, trải nghiệm
mới, thú vị (là trải nghiệm về
văn hóa).



Các đơn vị giáo dục như trường
học, học

viện,... cho học sinh, sinh viên
-

Hành vi:
Các trường THCS, THPT tổ
chức các hoạt động ngoại
khóa cho học sinh để
nâng cao kiến thức về lịch
sử, văn hóa trong các dịp
lễ đặc biệt hoặc thuộc
chương trình ngoại khóa
định kỳ hoặc để phục vụ
cho bài tập của học sinh.

Các trường THCS,
THPT tích hợp thêm
các chương trình quan

sát và trải nghiệm thực
tế về lịch sử, cụ thể là
lịch sử về các nhà
khoa học, di sản các
nhà khoa học của VN
để nhớ lâu và hiểu sâu
hơn về môn Lịch sử
được học tại trường.
Các trường THCS,

THPT mong muốn được
kết nối các nhà khoa

học của Việt Nam cho
các bạn học sinh để
định
hướng
nghề
nghiệp và định hướng
chuyên môn trong lĩnh
vực khoa học.
Các trường ĐH mong
muốn tạo cơ hội thực tập
và nghiên cứu về văn
hóa, khoa học cho sinh
viên, tổ chức các chương
trình tham
quan ngoại khóa cho sinh
viên để làm tư liệu cho
bài tập/đề án,v.v


2.

Đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa
Văn hóa là "nguồn lực không bao giờ cạn kiệt". Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Nghị quyết

08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã chỉ
rõ trong quá trình phát triển du lịch phải chú trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030



do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng nhân manh quan điêm “phát triển du lịch văn hóa,
gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tơ c”, đơng
thơi “chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các
di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa
dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có
lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam”. Di sản
văn hóa vừa tạo động lực cho du lịch, vừa là nguồn lực cơ bản để phát triển du lịch và
cũng là yếu tố xây dựng năng lực cạnh tranh của điểm đến. Chinh vi thê, dưa vao “tru côt”
di san văn hoa se la nguôn lưc không bao giơ can kiêt đê phat triên du lich.
Nhiều chương trình như tham quan di sản văn hóa cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu đền
tháp Mỹ Sơn, danh thắng Tràng An, tham gia các lễ hội truyền thống và đương đại như lễ hội
Chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội Bà Chúa Xứ, festival Huế… đã nhận được sự quan tâm lớn
của du khách và trở thành những sản phẩm du lịch có thương hiệu, hấp dẫn. Trong một cuộc
khảo sát khách du lịch quốc tế cho thấy, thăm quan di sản văn hóa tại Việt Nam là hoạt động
được khách du lịch ưa thích xếp thứ 2 sau nghỉ dưỡng, tắm biển. Sản phẩm hấp dẫn du khách
nhất là trải nghiệm văn hóa truyền thống, tìm hiểu đời sống văn hóa cộng đồng của các dân tộc,
đặc biệt ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số và miền núi… Có thể khẳng định, sản phẩm du lịch
văn hố chính là yếu tố tạo nên nét khác biệt cho hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam, kết nối
và đa dạng hoá các tour, tuyến du lịch. Đơn cử như Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam), lượng khách
đến trong một năm sau khi được ghi danh là di sản thế giới (năm 1999) đã tăng khoảng 4 lần,
giai đoạn 10 năm tiếp theo (2002 - 2012) lượng khách quốc tế tăng khoảng 14 lần, khách nội địa
tăng khoảng 50 lần, tổng thu từ khách du lịch tăng khoảng 35 lần. Năm 2018, Hội An đón được
2,3 triệu lượt khách, trong đó 2 triệu lượt khách quốc tế; Mỹ Sơn đón 375.000 khách, trong đó
335.000 khách quốc tế. Tại một số khu vực khác, tính riêng năm 2018, khách du lịch tới tham
quan các khu di sản ở Việt Nam đem lại nguồn thu lớn từ vé tham quan: Vịnh Hạ Long (Quảng
Ninh) đón 4,1 triệu lượt khách, đạt doanh thu 1.184 tỷ đồng; Tràng An (Ninh Bình) đón 6,25 triệu
khách, đạt doanh thu 665,8 tỷ đồng; Cố đơ Huế đón 3,5 triệu khách, doanh thu 375 tỷ đồng;
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đón 800.000 khách, doanh thu là 231 tỷ đồng...


3.
Thực trạng ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng tại Hịa
Bình hiện nay
Từ lâu nay, hình ảnh du lịch của tỉnh đã ghi dấu ấn trong lòng du khách. Tỉnh có lịng hồ thủy
điện Hịa Bình phong cảnh hoang sơ, hữu tình với nhiều bản làng văn hóa dân tộc Mường, Dao, Tày;
vùng đất xinh đẹp Mai Châu được bình chọn là 1/10 điểm đến thú vị của thế giới; nhiều xã vùng cao ở
Lạc Sơn, Tân Lạc có khí hậu quanh năm mát mẻ, trong xanh, gần rừng nguyên sinh tạo sự hấp dẫn đối
với nhà đầu tư và du khách. Tỉnh đã ban hành những nghị quyết, đề án chuyên đề để phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế quan trọng. Theo báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết số 10 -NQ/TU, ngày
30/12/ 2016 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, du lịch Hịa Bình đang từng bước đạt được các tiêu chí cơ bản để trở thành ngành kinh tế
quan trọng của tỉnh. Lượng khách du lịch và tổng thu từ du


lịch của tỉnh có mức tăng trưởng bình qn khá tốt, đạt trên 10%/năm, chỉ giảm trong năm 2020 do ảnh
hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, lượng khách du lịch đến Hịa Bình chủ yếu là kh ách lễ hội và đi
trong ngày, thời gian lưu trú còn thấp. Điều này dẫn đến tổng thu du lịch và đóng góp của du lịch vào
phát triển kinh tế - xã hội bị hạn chế. Hịa Bình là địa phương giàu tiềm năng để phát triển du lịch, song
xuất phát điểm của Du lịch Hịa Bình thấp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; các
sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa thực sự đặc sắc, kém sức cạnh tranh để hấp dẫn khách, thiếu
những dịch vụ vui chơi giải trí để kéo dài thời gian lưu trú của du

khách.

II.

Kế hoạch phát triển sản phẩm cho công viên di sản MEDDOM giai đoạn 2023

– 2024

1.

Quan điểm tiếp cận

Phát triển sản phẩm du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa di sản, văn hóa dân tộc Mường; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên; bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; giải quyết tốt vấn đề môi trường, lao động, việc làm.
Phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh cao, trong đó ưu tiên
xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với tiềm năng thiên nhiên, văn hóa để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của du khách, đảm bảo tính bền vững, có khả năng thu hút khách trong và ngoài nước.

Tăng cường liên kết vùng, thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược, các đơn vị lữ hành
có uy tín trong nước; huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch.

2.

Mục tiêu của kế hoạch

2.1.
Năm 2023
- Tăng 10% lượng khách du lịch đến Cơng viên Di sản so với năm
2022. - Đón thêm 15% lượng du khách ngoại tỉnh so với năm 2022.
- Đón 100 khách du lịch mới từ nước ngồi.
- Cải thiện, nâng cấp và áp dụng công nghệ mới cho trung tâm trưng bày di sản các
nhà khoa học.
- Phát triển các chương trình, sự kiện giáo dục về di sản văn hóa cho học sinh, sinh viên.
- Xây dựng thêm 2 dịch vụ giải trí bao gồm: BBQ ngồi trời, bể bơi 4 mùa và cửa hàng tiện

-

-


tích.
Xây dựng thêm 4 khu lưu trú và 1 nhà hàng ngoài trời.
2.2. Năm 2024
Tăng 15% lượng khách du lịch đến Cơng viên Di sản so với năm 2023.
Đón thêm 20% lượng du khách ngoại tỉnh so với năm 2023.
Đón 200 khách du lịch mới từ nước ngoài.
Xây dựng thêm 2 dịch vụ giải trí như cơng viên nước, spa dưỡng sinh ngoài trời.


-

3.

Xây dựng thêm 5 khu lưu trú mới và cafe sân vườn.

Phát triển các sản phẩm mới
3.1. Sản phẩm giáo dục về di sản
Định vị giá trị: cung cấp kiến thức; tạo trải nghiệm sáng tạo và thú vị để du khách
có cái nhìn sâu sắc, rõ ràng hơn về văn hóa, di sản.
Chiến lược: phối hợp với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học, lịch sử,
các đơn vị giáo dục chính thống (trường học: THCS, THPT, Đại học)
Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học, lịch sử: tổ chức tọa đàm, các sự
kiện, chương trình phát triển ngành khoa học, tìm hiểu các giá trị lịch sử của di

sản các nhà khoa học, tổ chức giao lưu các nhà khoa học.
Đối với học sinh THCS, THPT: kết hợp với nhà trường để thiết kế chương trình giảng
dạy về lịch sử có lồng ghép các bài học về di sản của các nhà khoa học, kết hợp với
các hoạt động thực hành, trải nghiệm tại MEDDOM Park để học sinh nhớ lâu và hiểu
sâu hơn. Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình định hướng nghề nghiệp trong lĩnh

vực khoa học, tọa đàm, giao lưu với các nhà khoa học cho học sinh.
Đối với sinh viên: kết nối với các trường Đại học về Văn hóa để tạo cho sinh viên cơ
hội thực tập, cung cấp những chuyến đi thực chiến, trải nghiệm để sinh viên có

thêm

hiểu

biết

về

di

sản

văn

hóa

của

Việt

Nam.

3.1.1. Khu trưng bày di sản
Về cơ sở vật chất, MEDDOM nên cung cấp thêm một số thiết bị như: tablet với các tiện ích
như: form khảo sát đánh giá chất lượng và trải nghiệm tại trung tâm di sản, lưu bút online, hịm thư góp
ý. Đồng thời, để nâng cao trải nghiệm của du khách và tạo sự mới mẻ cho không gian trưng bày,

MEDDOM cũng có thể thiết kế khơng gian sáng tạo tự do dành cho khách tham quan bao gồm một vài
tấm bìa treo tường lớn để du khách có thể viết hoặc vẽ bất cứ thứ gì mà họ cảm thấy thích thú hay tâm
đắc về di sản các nhà khoa học như là một dấu lưu bút khi đến tham quan

trung tâm.
Hiện nay, việc áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp các bảo tàng lịch sử, trong đó có
MEDDOM tạo trải nghiệm mới mẻ, sáng tạo hơn cho du khách, biến những di sản lịch sử
trở nên gần gũi và mới mẻ hơn trong mắt du khách, khơi gợi tính tị mị, thích thú cho họ.
Bên cạnh đó, việc áp dụng chuyển đổi số cũng mở rộng cơ hội tiếp cận đối với nhiều đối
tượng hơn nhờ việc họ có thể tham quan và tìm hiểu, chiêm ngưỡng những di sản đó qua
mạng ở mọi nơi mà khơng cần đến trực tiếp Công viên Di sản.
Cụ thể,
Thiết kế triển lãm trực tuyến với công nghệ thực tế ảo 3D (3D tour) với
nhiều tính năng như:
Khơng gian 3D thực tế ảo cung cấp 3 chế độ xem khác nhau: Chế độ
toàn cảnh, Chế độ trải nghiệm bước đi, chế độ xem nền.


Nhãn thơng tin: các chú thích và media vào khơng gian 3D thực tế ảo để
làm nổi bật các tính năng của các tài sản trong không gian. Các loại nhãn

thơng tin hỗ trợ: Văn bản, hình ảnh, video, website, link, không gian
3D khác, 3D vật thể…
Tăng trải nghiệm chân thật và chính xác khi có thể đo độ dài bất cứ
thứ gì trong khu trưng bày với độ chính xác sai lệch trong vịng 1%.

Mơ phỏng 3D tour
Cơng nghệ thực tế ảo VR: tạo ra các di sản 3D trên website. Ví dụ minh
họa: />-


Ứng dụng cơng nghệ thuyết minh tự động để tạo cơ hội cho người dùng có thể tự

khám phá, tự tìm hiểu mọi lúc mọi nơi mà không cần đến thuyết minh viên đời thực. Đặc biệt, ứng
dụng này giúp cho những du khách ở xa hoặc du khách nước

ngồi chưa có cơ hội đến bảo tàng có thể tìm hiểu qua app di động. (case
study tham khảo: />3.1.2. Cuộc thi “Em là thuyết minh viên tài năng”
Đối tượng: các bạn học sinh, sinh viên.
Mục tiêu của cuộc thi:
Về kiến thức: đối tượng tham gia có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về di sản

các nhà khoa học, nhà khoa học để hoàn thiện bài thuyết minh và
việc luyện tập thuyết minh sẽ giúp học sinh, sinh viên tiếp thu và nhớ
kiến thức hiệu quả hơn.


-

Về kỹ năng: đối tượng tham gia được rèn luyện kỹ năng thuyết minh/
thuyết trình, kỹ năng biên tập thơng tin, nội dung, kỹ năng nghiên
cứu, ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng giao tiếp.
Hình thức cuộc thi: online.
Timeline cuộc thi:
Giai đoạn 1: Đăng ký tham gia cuộc thi và đăng ký tham quan trung
tâm di sản tại Công viên Di sản (thời gian đăng ký trong vòng 3 tuần),
Giai đoạn 2: Chương trình tham quan trung tâm di sản và đăng ký đề
tài thuyết minh.
Giai đoạn 3: Chương trình đào tạo 4 buổi về kỹ năng thuyết minh chuyên
nghiệp. Các bạn thí sinh sẽ được lắng nghe những chia sẻ và được giải
đáp thắc mắc bởi các thuyết minh viên có kinh nghiệm trong nghề.


-

-

Giai đoạn 4: Thí sinh hồn thiện bài dự thi trong vịng 2 tuần tính từ
ngày kết thúc đăng ký đề tài thuyết minh và gửi về cho BTC.
Hình thức bài dự thi:
Hình thức: Thí sinh được khuyến khích sử dụng nhiều hình thức
khác nhau để thiết kế không gian và bối cảnh thuyết minh phù hợp.
Nội dung: chủ đề thuyết minh gắn với lịch sử của các nhà khoa học,
các di sản các nhà khoa học.
Cơ cấu giải thưởng:
Giải đặc biệt - thí sinh được u thích nhất do cơng chúng bình
chọn. Giải nhất
Giải nhì
Giải ba

Giải khuyến khích
3.1.3. Hoạt động hóa thân thành các nhà khoa học
Hình thức tổ chức: offline.
a. Chương trình 1: “Một ngày hóa thân thành nhà khoa học”
Thời gian hoạt động: dự kiến trong nửa - 1 ngày.
Du khách tham quan khi đến Cơng viên Di sản sẽ có cơ hội sáng tạo các cơng trình
khoa học tại phịng Lab hoặc khu vực ngoài trời theo những kiến thức, sự sáng tạo và sự
giám sát, hướng dẫn của chuyên gia khoa học của trung tâm. Những sản phẩm này sẽ
được chuyên gia nhận xét và cố vấn để hoàn thiện và được trưng bày tại khu trưng bày
sáng tạo của phòng trưng bày di sản hoặc phòng trưng bày sáng tạo riêng của Meddom.
-


b.

Chương trình “Trải nghiệm hóa thân thành các nhà khoa học chuyên nghiệp”
- Thời gian diễn ra: dự kiến trong 3 ngày.


Đối tượng: các bạn học sinh, sinh viên đi theo nhóm do nhà trường hoặc
các tổ chức giáo dục triển khai.
Nội dung chương trình:
Hoạt động 1: Tham quan trung tâm di sản và chơi game test kiến
thức về các di sản nhà khoa học, các nhà khoa học.
Hoạt động 2: Chia ra nhiều nhóm nhỏ để tham gia hoạt động nghiên cứu khoa
học. BTC sẽ phổ biến về các chủ đề nghiên cứu và các đội sẽ được chia ra
các bảng thi tương ứng với từng chủ đề để cùng thực hiện nghiên cứu khoa
học. Nội dung, đề tài sẽ không bị giới hạn và cố định mà BTC sẽ thiết kế để
phù hợp với mong muốn, yêu cầu của đơn vị tổ chức chuyến đi,

phù hợp với tính thời đại của đề tài, của ngành và trình độ của người
tham gia. Đội thi sẽ có khoảng 3 ngày để thực hiện đề tài.
Hoạt động 3: Trong suốt 3 ngày của chương trình, các đội thi sẽ
được tham gia các chương trình đào tạo ngắn với các diễn giả có
kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan và trao đổi với các mentor
(người cố vấn) để hoàn thành đề tài khoa học tốt nhất.
Hoạt động 4: Các hoạt động tham quan, trải nghiệm ngồi Cơng viên
di sản (ví dụ như tham quan doanh nghiệp, tham quan cơng trình
khoa học, gặp gỡ các nhà khoa học,...) để hỗ trợ cho việc hoàn
thành bài thi và tăng trải nghiệm thực tế thú vị cho người tham gia.
Hoạt động 5: Sau 3 ngày hoàn thành bài nghiên cứu, các đội dự thi sẽ tiến
hành thi đấu theo bảng (hình thức thi sẽ được thiết kế để phù hợp với đề bài
cuộc thi) và chọn ra những đội thi xuất sắc nhất của mỗi vòng bảng.


Hoạt động 6: Sáng tạo triển lãm trưng bày những sản phẩm khoa
học của các đội thi, thuyết trình sản phẩm và giao lưu giữa các đội thi
và bình chọn đội thi được u thích nhất, đội thi có sản phẩm sáng
tạo nhất, đội thi có sản phẩm hữu ích nhất.
Hoạt động 7: Tổng kết chương trình và trao giải: giải nhất, nhì, ba và
các giải thưởng khuyến khích ở hoạt động 6.
3.1.4. Phịng trưng bày các cơng trình, sản phẩm khoa học do du khách sáng tạo
Nhóm đề xuất MEDDOM có thể thiết kế một khơng gian cho các sản phẩm khoa
học do
du khách sáng tạo trong phòng trưng bày di sản nếu số lượng sản phẩm không nhiều. Trong tương lai,
nếu MEDDOM có được BST những sản phẩm khoa học do du khách sáng tạo với số lượng lớn hơn thì
MEDDOM có thể thiết kế riêng một phịng trưng bày sáng tạo để trưng bày những sản phẩm khoa học
mà du khách sáng tạo. Ý tưởng trưng bày này có thể thu hút du khách đến trung tâm để tham quan các
sản phẩm khoa học đặc biệt này và tăng thêm trải nghiệm thú vị ch o du khách khi họ có thể tham gia
vào việc sáng tạo như những nhà khoa học thực thụ. Hơn hết, việc sản phẩm sáng tạo của du khách
được trưng bày sẽ khiến họ cảm thấy “cơng trình” của họ được trân trọng và có giá trị, từ đó khơi dậy
đam mê sáng tạo khoa học của họ.


3.1.5. Hoạt động tái hiện lịch sử của các di sản nhà khoa học và nhà khoa học
Đối tượng tham gia: học sinh, sinh viên.
Hoạt động này sẽ được kết hợp trong tour tham quan Công viên Di sản của
các trường học.
Hoạt động:
Offline: Vẽ, thiết kế thủ công các ấn phẩm bằng các vật liệu thủ công, vật liệu
tái chế,... hoặc làm video, thiết kế các ấn phẩm truyền thông bằng photoshop,
design online với nội dung tái hiện các di sản nhà khoa học, các câu
chuyện/hành trình tạo ra di sản của nhà khoa học. Sau đó, các tác phẩm
xuất sắc và sáng tạo nhất sẽ được trưng bày tại Phòng trưng bày di sản hoặc

Phòng trưng bày sáng tạo dành riêng cho du khách (như đã đề xuất ở trên).

Truyền thông online: Các tác phẩm xuất sắc, sáng tạo nhất sẽ được
đăng tải lên trang cá nhân Facebook của du khách kèm hashtag
#trungtamdisancacnhakhoahoc#meddompark#taihienlichsu
#disancacnhakhoahoc, đồng thời những bài xuất sắc, sáng tạo nhất
sẽ được đăng tải lên Facebook Page của Trung tâm di sản.
3.1.6. Các chương trình talkshow trực tiếp hoặc online với các diễn giả là các nhà
khoa học
MEDDOM có thể tổ chức talkshow, buổi gặp mặt giao lưu offline và online với các
Nhà khoa học để họ trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyện làm khoa học của mình để
giúp học sinh có cái nhìn thực tế hơn về ngành nghề khoa học.
Đối tượng tham gia chương trình: học sinh, sinh viên mong muốn hiểu biết thêm
về khoa học và những đối tượng khác có mối quan tâm đến chủ đề khoa học.

Diễn giả chương trình: các nhà khoa học Việt Nam, giảng viên các trường
đại học thuộc khối ngành liên quan.
Một số nội dung đề xuất:
Phát huy tinh hoa di sản các nhà khoa học và học hỏi, ứng dụng cho
những sáng kiến mới.
Định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm, thăng tiến trong ngành khoa học.

-

Đối tác đồng tổ chức:
Các trường Đại học đào tạo các khối ngành khoa học ở Việt Nam.
Các trường THCS, THPT mong muốn cung cấp thêm kiến thức, hiểu
biết thực tế về khoa học cho học sinh hoặc mong muốn định hướng
nghề nghiệp trong ngành khoa học cho học sinh.
Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học có liên quan về

chuyên môn, truyền thông.
3.2. Sản phẩm, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng


2.2.1 Dịch vụ lưu trú
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên đẹp, rộng rãi, Meddom nên xây dựng thêm khu lưu trú
cộng đồng, homestay với thiết kế kiểu thiên nhiên, sáng tạo mở như: homestay nhà cây.

Homestay sân vườn, nhà cây
Để du khách có thể tiếp cận gần hơn với văn hóa của người Mường, MEDDOM có
thể thiết kế và xây dựng thêm khu lưu trú theo kiểu nhà của người Mường.

Nhà sàn của người Mường

a.

2.2.2 Dịch vụ ăn uống, ẩm thực
Về khu vực ăn uống



×