Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 186 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC MAI

NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG THỊT BÒ
NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC MAI

NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG THỊT BÒ
NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

9 34 01 01

Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Quang Giám
PGS. TS. Đỗ Văn Viện

HÀ NỘI - 2023




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Đỗ Quang Giám và PGS. TS. Đỗ Văn Viện đã tận tình hướng dẫn và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận án.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản
trị kinh doanh, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Lãnh đạo UBND các quận, huyện, các xã, phường nghiên cứu trên địa
bàn thành phố Hà Nội; các cá nhân và doanh nghiệp cũng như các đơn vị có liên quan
khác trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
án./.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2023

Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Mai

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục hộp ................................................................................................................... x

Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................. xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu về hành vi ngƣời tiêu dùng thịt bò nhập khẩu ............... 6
2.1.

Cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu .............................. 6

2.1.1.

Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 6

2.1.2.

Các mơ hình lý thuyết căn bản về hành vi .......................................................... 9

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu ..................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu ...... 29

2.2.1.

Các nghiên cứu liên quan trên thế giới ............................................................. 29


2.2.2.

Các nghiên cứu liên quan về tiêu dùng thịt bò nhập khẩu ở Việt Nam ............. 32

iii


Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 40
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 40

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 40

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế và xã hội................................................................................ 41

3.2.

Cách tiếp cận và khung phân tích ..................................................................... 48

3.2.1.

Cách tiếp cận ..................................................................................................... 48

3.2.2.


Khung phân tích ................................................................................................ 48

3.3.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 50

3.3.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 50

3.3.2.

Phương pháp chọn mẫu điều tra........................................................................ 51

3.3.3.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 61
4.1.

Thực trạng tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội ........... 61

4.1.1.

Tình hình chung về nhập khẩu và tiêu dùng thịt bị nhập khẩu ở Việt Nam ..... 61

4.1.2.


Tình hình chung về tiêu dùng thịt bị nhập khẩu ở Hà Nội ............................... 67

4.2.

Thực trạng hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành
phố Hà Nội ........................................................................................................ 73

4.2.1.

Đặc điểm mẫu điều tra ...................................................................................... 73

4.2.2.

Thực trạng hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành
phố Hà Nội ........................................................................................................ 76

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng thịt bò nhập khẩu của
hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................... 106

4.3.1.

Kiểm định độ tin cậy thang đo của mô hình ................................................... 106

4.3.2.

Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................ 112

4.3.3.


Phân tích nhân tố khẳng định .......................................................................... 115

4.3.4.

Phân tích mơ hình cấu trúc hành vi mua thịt bò nhập khẩu của hộ gia đình
trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................ 119

4.4.

Đề xuất hàm ý quản trị cho các chủ thể trong ngành hàng thịt bò nhập khẩu ....... 129

4.4.1.

Hàm ý quản trị cho các tổ chức trong ngành hàng thịt bò nhập khẩu ............. 129

4.4.2.

Một số khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng quản lý ngành hàng
thịt bò nhập khẩu nhằm nâng cao sự thỏa mãn và hướng tới bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu ............................................................. 135

iv


4.4.3.

Một số khuyến nghị nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho ngành hàng bò
thịt trong nước. ................................................................................................ 137


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 144
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 144

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 145

Danh mục các cơng trình đã cơng bố liên quan đến kết quả luận án ............................ 147
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 148
Phụ lục ......................................................................................................................... 158

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ATTP
CNCL
CNĐTSP
CNG
ĐTSP
HVTD
NGXX
NTD
TBNK
TXNGXX
VSATTP


Nghĩa tiếng Việt
An toàn thực phẩm
Cảm nhận chất lượng
Cảm nhận đặc tính sản phẩm
Cảm nhận giá
Đặc tính sản phẩm
Hành vi tiêu dùng
Nguồn gốc xuất xứ
Người tiêu dùng
Thịt bò nhập khẩu
Truy xuất nguồn gốc xuất xứ
Vệ sinh an toàn thực phẩm

CFA
EFA
KMO
OLS
SEM

Nghĩa tiếng Anh
Confirmatory Factor Analysis
Exploratory Factor Analysis
Kaiser Meyer Olkin
Ordinary Least Square
Structural Equation Modeling

vi


DANH MỤC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Tổng hợp thang đo cho mơ hình hành vi mua của người tiêu dùng
đối với thịt bò nhập khẩu .......................................................................... 27

3.1.

Tình hình dân số và lao động thành phố Hà Nội ...................................... 42

3.2.

Tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội .................. 44

3.3.

Thu nhập bình quân của người dân thành phố Hà Nội ............................. 46

3.4.

Chỉ số giá tiêu dùng của thành phố Hà Nội .............................................. 47

3.5.

Số lượng chợ và siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành

phố Hà Nội ................................................................................................ 48

3.6.

Đặc trưng điểm nghiên cứu ....................................................................... 50

3.7.

Chi tiết chọn điểm khảo sát ....................................................................... 51

3.8.

Đặc điểm mẫu được lựa chọn phỏng vấn sâu ........................................... 53

3.9.

Kết quả điều chỉnh thang đo...................................................................... 54

4.1.

Các loại thịt bò nhập khẩu phân phối phổ biến tại thị trường Hà Nội ...... 70

4.2.

Đặc điểm mẫu điều tra .............................................................................. 74

4.3.

Đặc điểm hộ gia đình của mẫu điều tra ..................................................... 75


4.4.

Mức độ nhận biết các loại thịt bò nhập khẩu trên thị trường của
người tiêu dùng thành phố Hà Nội ............................................................ 77

4.5.

Thời điểm mua của người tiêu dùng khi mua thịt bò và thịt bò nhập
khẩu ........................................................................................................... 83

4.6.

Thời gian mua thịt bò nhập khẩu của người tiêu dùng trên địa bàn
thành phố phân theo nhóm tuổi ................................................................. 84

4.7.

Thời gian mua thịt bò nhập khẩu của người tiêu dùng trên địa bàn
thành phố phân theo khu vực sinh sống .................................................... 85

4.8.

Địa điểm mua thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa của người tiêu
dùng thành phố Hà Nội ............................................................................. 87

4.9.

Địa điểm mua đối với thịt bò nhập khẩu của người tiêu dùng theo độ
tuổi thành phố Hà Nội ............................................................................... 88


4.10.

Tần suất mua thịt bò nhập khẩu của mẫu khảo sát tại thành phố Hà
Nội phân theo nhóm tuổi ........................................................................... 90

vii


4.11.

Tần suất mua thịt nhập khẩu của mẫu khảo sát phân loại theo đặc
điểm hộ gia đình ........................................................................................ 91

4.12.

Hành vi mua thịt bò nhập khẩu theo loại thịt bò ....................................... 94

4.13.

Hành vi mua của người tiêu dùng theo cơ cấu phần thịt ......................... 102

4.14.

Lượng tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình người được điều tra................. 103

4.15.

Lượng tiêu dùng thịt bị nhập khẩu theo đặc tính hộ gia đình ................ 104

4.16.


Lý do người mua thịt bò nhập khẩu ........................................................ 105

4.17.

Mục đích chế biến sau khi mua của người tiêu dùng .............................. 106

4.18.

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................. 107

4.19.

Kết quả đánh giá lại độ tin cậy của ba thang đo chuẩn mực chủ quan,
nhận thức về giá bán sản phẩm và nhóm tham khảo............................... 109

4.20.

Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại ......................................................... 110

4.21.

Kết quả kiểm định giá trị KMO và Bartlet‟s ........................................... 113

4.22.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA............................................... 114

4.23.


Kết quả kiểm định độ phù hợp mơ hình Model fit .................................. 115

4.24.

Kết quả hệ số tải của các thang đo trong phân tích nhân tố khẳng định ...... 116

4.25.

Kết quả kiểm định tính hội tụ của thang đo trong mơ hình đề xuất ........ 118

4.26.

Kết quả giá trị ước lượng của từng nhân tố trong mơ hình Hành vi
tiêu dùng thịt bị của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà nội ............ 121

4.27.

Bảng kết luận các giả thuyết trong đề xuất nghiên cứu .......................... 123

4.28.

Kết quả phân tích sự khác biệt của mơ hình hồi quy với thành thị và
nơng thơn ................................................................................................. 125

4.29.

So sánh sự khác biệt mơ hình giữa nhóm tiêu dùng đơ thị và nơng thơn .... 126

4.30.


Kết quả phân tích sự khác biệt của mơ hình hồi quy với biến giới tính ...... 126

4.31.

Kết quả phân tích sự khác biệt của mơ hình hồi quy với biến thu nhập ...... 127

4.32.

So sánh sự khác biệt mơ hình giữa các nhóm có thu nhập hộ khác nhau.... 128

4.33.

Kết quả phân tích sự khác biệt của mơ hình hồi quy với cấu trúc hộ ..... 128

4.34.

So sánh sự khác biệt mơ hình về số lượng thành viên hộ ....................... 129

viii


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.


Mơ hình lý thuyết hành vi có dự định (TPB) ............................................ 10

2.2.

Mơ hình hành vi mục tiêu trực tiếp ........................................................... 11

2.3.

Tiến trình hành vi tiêu dùng và các biểu hiện, yếu tố tác động ................. 15

2.4.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 19

2.5.

Mơ hình hành vi tiêu dùng hải sản ............................................................ 30

3.1.

Bàn đồ địa giới thành phố Hà Nội ............................................................ 40

3.2.

Khung phân tích ........................................................................................ 49

4.1.

Kênh phân phối thịt bị đơng lạnh nhập khẩu tại Hà Nội .......................... 68


4.2.

Khái quát sơ đồ kênh phân phối thịt bò mát nhập khẩu tại Hà Nội .......... 69

4.3.

Quy cách bao gói thịt bị nhập khẩu dạng thịt mát, thịt đơng lạnh tại
một số điểm khảo sát quận Cầu Giấy, quận Hai Bà Trưng ....................... 69

4.4.

So sánh sự khác biệt theo cảm quan về các loại thịt bò nhập khẩu
cùng phần thịt và hạng thịt nhưng có xuất xứ khác nhau .......................... 71

4.5.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất được điều chỉnh lại tên nhóm nhân tố ....... 112

4.6.

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................ 117

4.7.

Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc SEM về Hành vi tiêu dùng thịt
bò nhập khẩu của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội ................ 119

4.8.

Mơ hình hành vi mua thịt bị nhập khẩu của người tiêu dùng trên địa

bàn thành phố Hà Nội ............................................................................. 124

ix


DANH MỤC HỘP
TT

Tên hộp

Trang

4.1.

Không biết cách phân biệt ......................................................................... 81

4.2.

Đơn vị bán có tính tin cậy cao .................................................................. 86

4.3.

Gần nhà tiện nên mua................................................................................ 97

4.4.

Ủng hộ hàng nội ........................................................................................ 99

4.5.


Thị bò nhập ngoại giá cả hợp lý .............................................................. 105

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT

Tên sơ đồ, biểu đồ

Trang

4.1.

Lượng thịt trâu/bò nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022......... 62

4.2.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu thịt bò.......................................................... 63

4.3.

Kim ngạch nhập khẩu bò thịt sống vào Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020........ 64

4.4.

Tổng lượng tiêu dùng thịt bò của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022.......... 66

4.5.


Lượng tiêu dùng thịt bị và thịt bị nhập khẩu bình quân ở Việt Nam
giai đoạn 2012-2022.................................................................................. 67

4.6.

So sánh giá bình quân của thịt bò thăn ngoại Wagyu hạng cao nhất
theo xuất xứ ............................................................................................... 72

4.7.

Giá bình qn của thịt bị thăn ngoại Wagyu Úc theo phân hạng tại
thời điểm tháng 3/2022 ............................................................................. 72

4.8.

Lượng tiêu dụng thịt bò và thịt bò nhập khẩu bình quân ở Thành phố
Hà Nội giai đoạn 2012-2022 ..................................................................... 73

4.9.

Các kênh thông tin người tiêu dùng biết đến các loại thịt bò nhập khẩu ........... 78

4.10.

Đánh giá của người tiêu dùng về mức độ hiểu biết rõ đối với các
thơng tin của thịt bị nhập khẩu ................................................................. 80

4.11.

Mức độ tin tưởng của người tiêu dùng về độ chính xác xuất xứ thịt

bò nhập khẩu ............................................................................................. 82

4.12.

Xuất xứ thịt bò đã từng mua của người tiêu dùng..................................... 95

4.13.

Xuất xứ thịt bò được người tiêu dùng mua nhiều nhất phân theo thu
nhập của hộ gia đình ................................................................................. 96

4.14.

Các yếu tố quan tâm khi mua thịt bò nhập khẩu phân theo trình độ
người tiêu dùng ....................................................................................... 100

4.15.

Các yếu tố quan tâm khi mua thịt bò nhập khẩu phân theo độ tuổi
người tiêu dùng ....................................................................................... 100

4.16.

Các yếu tố quan tâm khi mua thịt bị nhập khẩu phân theo đặc tính
hộ của người tiêu dùng ............................................................................ 100

4.17.

Các yếu tố quan tâm khi mua thịt bị nhập khẩu phân theo thu nhập
bình qn tháng ....................................................................................... 100


xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Mai
Tên luận án: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành
phố Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 9 34 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng
thịt bò nhập khẩu của hộ gia đình ở thành phố Hà Nội và đề xuất hàm ý quản trị cho các
doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thịt bò nhập khẩu trên địa bàn Thành phố và các
khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát triển và nâng cao năng
lực cạnh tranh ngành hàng bò thịt trong nước.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng. Trong đó phân tích
định lượng được sử dụng chủ yếu bao gồm phương pháp thống kê mơ tả, thống kê so
sánh, phân tích theo thang đo Likert 5 cấp, kết hợp phân tích nhân tố khám phá, phân
tích nhân tố khẳng định và phân tích mơ hình cấu trúc SEM để phân tính thực trạng và
đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu tại
thành phố Hà Nội. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu góp phần đề xuất những giải
pháp quan trọng cho các cơ quan quản lý ngành hàng và các đơn vị phân phối cũng như
người tiêu dùng ngành hàng trong gian tới.
Kết quả và kết luận
Trên cơ sở phát triển một số mô hình lý thuyết hành vi như mơ hình lý thuyết

hành vi có kế hoạch (TPB) của Fishbein & Ajzen (1975), các mơ hình ra quyết định
mua và tham khảo những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài tác giả đã đề
xuất được mơ hình lý thuyết về hành vi tiêu dùng thịt bò nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy người tiêu dùng tiếp nhận kiến thức về thịt bị nhập khẩu qua nhiều kênh thơng
tin khác nhau. Người tiêu dùng thành phố Hà Nội chủ yếu mua thịt bị đơng lạnh, đóng
gói sẵn nhập khẩu từ Úc. Địa điểm mua nhiều nhất đó là tại các siêu thị lớn, các cửa
hàng kinh doanh thịt bò nhập khẩu. Xét về chủng loại, thịt ba chỉ, thịt bắp và thịt vai
được ưa thích nhất, do người tiêu dùng cảm nhận được vị ngon và phù hợp phong cách
mới. Có phần lớn người tiêu dùng quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ và các dấu hiệu đảm
bảo chất lượng của thịt bị nhập khẩu. Người tiêu dùng có niềm tin và lạc quan vào chất
lượng và giá cả hàng hóa mà người bán cung cấp. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng

xii


cũng mất niềm tin vào và có nghi hoặc đối với chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của thịt
bò nhập khẩu.
Kết quả phân tích mơ hình hành vi mua chỉ ra rằng việc mua thịt bò nhập khẩu bị
tác động chính yếu bởi ý định mua. Ý định mua lại chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bao
gồm: Cảm nhận về đặc tính sản phẩm; Bao bì và nguồn gốc xuất xứ của thịt bò nhập
khẩu; Cảm nhận về sự sẵn có; Cảm nhận về giá cả và nhân tố Chuẩn chủ quan. Trong
các yếu tố ảnh hưởng kể trên, nhân tố Cảm nhận về giá và Thái độ của người tiêu dùng
đối với thịt bò nhập khẩu tác động tới Ý định mua nhiều nhất, còn Cảm nhận về đặc tính
và nhân tố Bao bì và nguồn gốc xuất xứ lại có mức ảnh hưởng đứng thứ hai.
Các yếu tố tuổi, khu vực sinh sống và thu nhập cũng có ảnh hưởng tới hành vi
mua của người tiêu dùng thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mơ hình
hành vi mua của người tiêu dùng có sự khác biệt và thay đổi các mức tác động của từng
yếu tố đối với các nhóm tuổi; thu nhập và khu vực sinh sống khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong
việc thực hiện các giải pháp làm minh bạch nguồn gốc xuất xứ, thơng tin về thịt bị khi

phân phối tới người tiêu dùng. Ngoài ra các đơn vị nhập khẩu và đơn vị phân phối thịt
bò nhập khẩu cần thực hiện các giải pháp marketing, nâng cao ý thức, trách nhiệm, đảm
bảo cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng tương xứng với mức giá
và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng tương xứng chi phí chi tiêu, và thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng.

xiii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Ngoc Mai
Thesis title: Research on consumer behavior toward imported beef in Hanoi city
Major: Bussiness Managerment

Code: 9 34 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The thesis assessed the current situation and analyzed factors affecting consumer
behavior toward imported beef in Hanoi city that was based on theoretical research, As
a result of that, the solutions were suggested to the policies of state management
agencies regarding the imported beef trading industry and importing businesses and
distributing businesses about imported beef in the Hanoi market in order to strengthen
the management and effective.
Materials and Methods
The thesis used the methods of information collecting and combined the
qualitative and quantitative. The traditional analysis methods were been used include
statistics descriptive, and comparative which were combined with exploratory factor
analysis, confirmatory factor analysis, and SEM structural model analysis to analyze
and evaluate the situation, and the factors affecting to purchase behavior of consumers

in Hanoi city. The approach and research methods contributed to proposing crucial
solutions for management agencies and distribution units as well as consumers in the
industry of imported beef.
Main findings and conclusions
The thesis developed the theoretical model of purchasing behavior towards
imported beef that was based on a number of theoretical models about consumption
behavior such as the theoretical model of planned behavior (TPB) of Fishbein & Ajzen
(1975), the purchasing decision models, and referencing previous studies that are
relative. Results indicated that consumers receive knowledge about imported beef
through many information channels. Most consumers in Hanoi buy beef imported from
Australia and in the most form of prepackaged frozen meat. Consumers can buy
imported beef at different places, but most of them are at large supermarkets and shops
dealing in imported beef. Beef chuck, Plate, and Sunk are the most preferred parts of
imported beef among consumers in Hanoi, the reason for that is their perception of the
product characteristics of those parts of imported beef such as tasting better when

xiv


consumed and being suitable for new cooking methods. Most consumers care about the
origin and quality assurance documents of imported beef when buying, however, there
are also a few consumers who do not care about that. They have confidence and
optimism in the quality and price of the goods that the seller offers. However, some
consumers also lose confidence in and have doubts about the quality and origin of
imported beef.
The results of the analysis of the model of purchasing behavior of households in
Hanoi city towards imported beef indicated that the buying behavior of consumers is
principally affected by the intention to purchase imported beef. Factors including
Perceived product characteristics; Label information and origin of imported beef; A
sense of availability; Price perception and Subjective norms are indirect factors

affecting consumers' buying behavior of imported beef through the intermediary factor
of purchase intention and attitude towards buying imported beef. The impact levels are
all positive and the factors perceived price and attitude of consumers towards imported
beef affect the intention to buy the most. Attitude to buy imported goods is most
affected by the price perception factor, while the perception of specialty and label
information and origin have the second most influence.
The age factor; the area factor and the income factor also affect the purchasing
behavior of consumers in Hanoi. The research results illustrated that the purchasing
behavior of consumer patterns have differences and changes in the impact levels of each
individual dark on groups of age; income and area.
The thesis has proposed recommendations to state management agencies in
controlling the sources of beef imported into Vietnam and solutions for the transparency
of origin and information about beef when distributed to consumers. Moreover, the
study also provides recommendations for both regulatory agencies, and importers as
well as distributors of imported beef to raise awareness and responsibility; ensuring
providing consumers with quality imported equipment commensurate with spending
costs, and demand.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế và các hiệp định thương mại tự do không chỉ là cơ
hội giúp Việt Nam xuất khẩu được các mặt hàng thế mạnh, mà còn thúc đẩy hàng
hóa nhập khẩu xâm nhập thị trường trong nước, trong đó có các sản phẩm thịt. Ở
Việt Nam, do sản lượng bị thịt chăn ni trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu, nên lượng bò thịt và thịt bò nhập khẩu hàng năm vẫn liên tục tăng nhanh.
Năm 2020, số lượng bò sống được nhập khẩu về Việt Nam gần 550 nghìn con,
tương đương 194,2 nghìn tấn thịt, lượng thịt bò đã qua giết mổ nhập về 106,5

nghìn tấn, tăng 30,4% so với năm 2019 (Tổng cục Hải quan, 2021).
Thịt và các sản phẩm từ thịt là nguồn cung cấp protein chính trong chế độ
ăn và đóng vai trò trung tâm trong bữa ăn của nhiều gia đình người Việt. Xu
hướng tiêu dùng thịt của người Việt đang chuyển dần từ thịt lợn sang thịt bò và
thịt gia cầm (OECD, 2021). Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2021) dự
báo đến năm 2026, tiêu thụ thịt bị bình qn đầu người ở Việt Nam có thể đạt đến
mốc 10,56 kg/người/năm. Nhu cầu đối với thịt bị ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng
trưởng 5-6%/ năm. Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng thịt bò là rất tiềm năng
và thị trường thịt bị có ý nghĩa lớn trong hệ thống thực phẩm trong nước.
Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng mang lại ý nghĩa thiết thực cho
các doanh nghiệp kinh doanh, giúp nâng cao hiểu biết và dự báo không chỉ việc
mua hàng mà còn động cơ và tần suất mua hàng (Leon & cs., 2014). Thành công
của các nhà tiếp thị trong việc tác động đến hành vi mua hàng phụ thuộc nhiều
vào mức độ hiểu biết của họ về hành vi của người tiêu dùng. Armstrong (1991)
giải thích rằng khách hàng đóng ba vai trị riêng biệt trong mỗi hành vi mua bao
gồm người dùng, người trả tiền và người mua, nên hành vi người tiêu dùng rất
khó dự đoán, ngay cả đối với các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đối với các cơ
quan quản lý nhà nước, việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng giúp cho nhà
nước bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo sự bình đẳng, sự cân bằng
về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật và qua đó cũng tạo nên sự ổn
định về xã hội.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam nói chung và thành
phố Hà Nội nói riêng về hành vi tiêu dùng thực phẩm, nhưng các nghiên cứu về thực

1


phẩm nhập khẩu cịn rất khiêm tốn. Trong đó, điển hình có nghiên cứu của Nguyen
Bao Ly & Tran Quang Trung (2016), về các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng táo
nhập khẩu ở Hà Nội. Một nghiên cứu khác của Thu Thanh Tran & cs. (2017) về các

yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng các thương hiệu thịt bò nhập khẩu ở Việt Nam tập
trung vào đối tượng người tiêu dùng tại các nhà hàng về thịt bò. Tuy nhiên, vẫn
thiếu vắng các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thịt bị nhập khẩu của các hộ gia
đình ở Việt Nam. Do vậy, cần có nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng mức độ
tác động và khả năng giải thích của các nhân tố tới hành vi tiêu dùng thịt bị nhập
khẩu của các hộ gia đình trong bối cảnh hội nhập quốc tế là rất cần thiết. Nghiên cứu
còn là cơ sở để các nhà kinh doanh thịt bị nhập khẩu có được những chiến lược kinh
doanh đúng đắn, chính sách tiếp thị sáng suốt, qua đó đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng Việt Nam ngày càng tốt hơn. Đồng thời, cũng là cơ sở để các nhà hoạch định
chính sách đưa ra các định hướng trong việc phát triển ngành hàng thịt bị trong
nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng này.
Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và là một
trong hai thành phố lớn nhất cả nước, dân số thủ đô năm 2022 là hơn 8,3 triệu
người. Trong hơn thập kỷ gần đây tốc độ đơ thị hóa nhanh cùng với sự thay đổi
điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô
thị làm cho dân cư sống ở thành thị tăng đột biến. Theo số liệu Tổng điều tra dân
số và nhà ở (Tổng cục Thống kê, 2019), thành phố Hà Nội cũng là nơi chiếm đại
đa số dân cư sống ở thành thị so với tồn vùng. Cùng với đó là sự gia tăng các
khu đơ thị tại thành phố, chỉ tính từ sau khi mở rộng địa giới hành chính thành
phố năm 2008 đến nay, Hà Nội đã có hơn 350 khu đơ thị. Thêm vào đó, Hà Nội
là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, trung tâm đầu não của cả nước, các cơ
quan ngoại giao, các trụ sở của tập đồn kinh tế, doanh nghiệp lớn... Vì vậy, đây
là một trong số khu vực có sức tiêu dùng thực phẩm nói chung và thịt bị nhập
khẩu nói riêng lớn nhất cả nước. Năm 2022 lượng tiêu thụ thịt bò bình quân ở Hà
Nội là 6,18 kg/người so với Việt Nam là 5,61kg/người, lượng tiêu thụ thịt bị
nhập khẩu bình quân ở Hà Nội là 4,72 kg/người so với 3,69 kg/người
(OECD/FAO, 2022). Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Hành vi người tiêu
dùng thịt bị nhập khẩu có thể được giải thích trên cơ sở lý thuyết nào? Hành vi
người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào và
bị tác động bởi những yếu tố gì? Các chủ thể kinh doanh trong ngành hàng thịt

bị nhập khẩu cần có chiến lược gì để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng? Cơ
quan quản lý Nhà nước cần có những chính sách gì để phát triển và nâng cao

2


năng lực cạnh tranh cho ngành hàng thịt bò trong nước? Để làm rõ câu hỏi
nghiên cứu tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thịt bò
nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận án.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu
dùng thịt bò nhập khẩu của hộ gia đình ở thành phố Hà Nội và đề xuất hàm ý
quản trị cho các chủ thể trong ngành kinh doanh thịt bò nhập khẩu trên địa bàn
Thành phố .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về hành vi người tiêu
dùng thịt bò nhập khẩu;
- Đánh giá thực trạng hành vi người tiêu dùng thịt bị nhập khẩu trên địa
bàn phố Hà Nội;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập
khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất hàm ý quản trị cho các chủ thể trong kinh doanh ngành hàng thịt
bò nhập khẩu ở thành phố Hà Nội và một số khuyến nghị đối với các cơ quan
chức năng quản lý ngành hàng nhằm nâng cao sự thỏa mãn và hướng tới bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đối tượng điều tra của đề tài là hành vi mua thịt bò nhập khẩu của các cá
nhân đại diện cho hộ gia đình có tiêu dùng thịt bị nhập khẩu trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Nghiên tập trung phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu
dùng thịt bò nhập khẩu của của người tiêu dùng là các hộ gia đình tại thành phố
Hà Nội.

3


Thịt bò nhập khẩu trong nghiên cứu này là loại thịt bị được nhập khẩu
chính ngạch có gắn nhãn mác và thông tin nguồn gốc, xuất xứ. Các loại thịt bò
này được tiêu thụ ở các siêu thị, cửa hàng tiện ích và các cửa hàng bán lẻ được
phép phân phối thịt bò nhập khẩu.
Người tiêu dùng trong nghiên cứu này là các hộ gia đình sinh sống trên địa
bàn thành phố Hà Nội có tiêu dùng thịt bị nhập khẩu.
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian:
Dữ liệu thứ cấp về tình hình nhập khẩu thịt bị và tiêu dùng thịt bò của người
tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội được thu thập từ năm 2002 - 2022.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập để nghiên cứu đề tài gồm dữ liệu điều tra
người tiêu dùng về hành vi của tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành
phố Hà Nội năm 2021.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận, nghiên cứu làm sáng tỏ quan điểm và đặc tính thịt bị nhập khẩu,
các nội dung nghiên cứu hành vi và phát triển mô hình hành vi tiêu dùng thịt bị
nhập khẩu của hộ gia đình ở Thành phố Hà Nội.
Về phương pháp, nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính

và định lượng phân tích hành vi người tiêu dùng thịt bị nhập khẩu trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Đặc biệt, sử dụng phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc
SEM để phân tích mơ hình hành vi và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi người
tiêu dùng thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Về thực tiễn, nghiên cứu đã phân tích thực trạng hành vi người tiêu dùng
thịt bị theo tiến trình ra quyết định từ việc tìm kiếm thơng tin, đánh giá thơng tin,
lựa chọn mua, và các quyết định sau mua của người tiêu dùng thành phố Hà Nội,
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, đề xuất hàm ý
giải pháp cho các chủ thể trong ngành hàng kinh doanh thịt bò nhập khẩu.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thịt bị nói chung và
thịt bị nhập khẩu nói riêng rất thiếu vắng. Nghiên cứu này có giá trị đóng góp
vào kiến thức và hiểu biết về hành vi người tiêu dùng thực phẩm thịt nói chung
và thịt bị nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam. Đây là những kiến thức, phương pháp

4


có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính
sách ngành hàng.
Ý nghĩa thực tiễn: Ngành hàng bị thịt có vai trị quan trọng với sinh kế hộ
nông dân nhiều tỉnh ở Việt Nam. Thị trường thịt bị có ý nghĩa quan trọng trong
hệ thống thực phẩm tại Việt Nam do xu hướng tiêu dùng thịt của người Việt đang
dần chuyển từ thịt lợn sang thịt bò và gia cầm. Việc nghiên cứu hành vi người
tiêu dùng đối với thịt bị nhập khẩu có ý nghĩa lớn trong việc làm rõ đặc điểm
hành vi người tiêu dùng về thịt bò nhập khẩu, nâng cao sự thỏa mãn tiêu dùng và
bảo về quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó làm cơ sở phát triển ngành hàng thịt bò
trong nước trở lên cạnh tranh hơn.

5



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ HÀNH VI NGƢỜI TIÊU
DÙNG THỊT BÕ NHẬP KHẨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG THỊT BÕ
NHẬP KHẨU
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Người tiêu dùng
Thuật ngữ người tiêu dùng có thể được định nghĩa theo những cách rộng và
hẹp. Theo Tyagy & Kumar (2004), người tiêu dùng là khái niệm đề cập đến bất
kỳ người nào tham gia vào bất kỳ hoạt động đánh giá, mua, sử dụng hay từ bỏ
hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Cũng theo tác giả này, trong các nghiên cứu về
hành vi của người tiêu dùng, người tiêu dùng thường là người mua hoặc người
tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm hay dịch vụ. Một quan điểm khác, người tiêu
dùng là người có tham gia vào quá trình đưa ra quyết định mua và tiêu dùng sản
phẩm hay dịch vụ nào đó trên thị trường. Người tiêu dùng không nhất thiết phải
là người mua và cũng có thể người đưa ra quyết định mua hàng hóa hay dịch vụ
khơng phải là người trả tiền cho sản phẩm hay dịch vụ đó. Tóm lại, một cá nhân
có ba chức năng sau đều tham gia quá trình liên quan tới hành vi người tiêu
dùng: (i) người tiêu dùng hoặc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ; (ii) người mua,
người thực hiện các hoạt động để mua hoặc có được sản phẩm hoặc dịch vụ; (iii)
và người trả tiền, người cung cấp tiền hoặc vật có giá trị khác để có được sản
phẩm hoặc dịch vụ (Leon & cs., 2014). Nói chung, người tiêu dùng là những
người mua và sử dụng hàng hóa hay dịch vụ (Xiao, 2015; Michael, 2016).
Như vậy, bất kỳ người nào tham gia vào quá trình tiêu dùng đều là người
tiêu dùng. Người tiêu dùng là những cá nhân hoặc tập thể mua hàng hóa, dịch vụ
để tiêu dùng cá nhân hoặc phục vụ nhu cầu tập thể, hộ gia đình.
Hộ gia đình và người tiêu dùng là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong
các nghiên cứu thị trường và nhân khẩu học. Hai khái niệm có liên quan với nhau
nhưng có sự khác biệt cơ bản. Hộ gia đình đề cập đến một nhóm người sống

cùng nhau trong một ngơi nhà duy nhất. Trong nghiên cứu thị trường, dữ liệu hộ
gia đình thường được sử dụng để phân tích các đặc điểm và nhân khẩu học của
một nhóm người cụ thể có chung khơng gian sống, chẳng hạn như số người trong

6


hộ gia đình, độ tuổi và mức thu nhập của họ. Mặt khác, dữ liệu người tiêu dùng
được sử dụng để phân tích hành vi và sở thích của các cá nhân mua hoặc sử dụng
sản phẩm và dịch vụ (Michael , 1995).
Trong nghiên cứu này hộ gia đình là những người sống cùng nhau trong
một nhà và tạo thành một gia đình. Một hộ gia đình có thể bao gồm một hoặc
nhiều cá nhân và có thể bao gồm những người có quan hệ họ hàng hoặc khơng
có họ hàng.
2.1.1.2. Hành vi người tiêu dùng
Hành vi của người tiêu dùng là một chủ đề khá phức tạp. Kotler (1997) chỉ
ra rằng nghiên cứu Hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu về cách người tiêu
dùng mua, những thứ họ mua, thời điểm và lý do họ mua. Ông và Keller cũng chỉ
ra thêm rằng việc hiểu hành vi mua của người tiêu dùng là nghiên cứu về cách
mua và thanh lý hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng hoặc kinh nghiệm của các cá nhân,
nhóm và tổ chức để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ (Kotler & Keller,
2009). Loudon & Della (1993) cho rằng hành vi người tiêu dùng là một quá trình
quyết định và hoạt động vật lý mà các cá nhân đánh giá, mua, sử dụng và loại bỏ
hàng hóa và dịch vụ.
Leon & Leslie (1991) mở rộng định nghĩa hành vi người tiêu dùng “là hành
vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc họ tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá và
loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu
của họ”. Hành vi của người tiêu dùng là cách một cá nhân hành động trong khi
nhận và sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Hành động này liên quan đến một quá
trình quyết định bị ảnh hưởng lần lượt bởi đặc điểm cá nhân của mình và các yếu

tố mơi trường.
Hành vi của người tiêu dùng luôn gắn với đối tượng người mua là cá nhân,
gia đình hoặc nhóm người. Hành vi là sự kết hợp giữa những nỗ lực và kết quả
liên quan đến việc giải quyết một vấn đề nhằm đáp ứng nhu cầu chưa được đáp
ứng, bao gồm cả nhu cầu thiết yếu (trong đó có thực phẩm) và nhu cầu về tinh
thần của người tiêu dùng (Meena & Chandrasekar, 2015). Glock & Francesco
(1964), đã cố gắng giải thích sự khác biệt giữa “hành vi người tiêu dùng” và
“hành vi tiêu dùng”. Thông qua việc chỉ rõ đến hai phương pháp cơ bản nghiên
cứu hành vi con người. Cách thứ nhất là hành vi vi mô tức là hành vi của một cá

7


nhân đơn lẻ. Cách thứ hai là hành vi vĩ mô được gọi là hành vi của số lượng lớn
hay tập thể con người. Jisana (2014) cho rằng nghiên cứu hành vi người tiêu
dùng là việc tập trung vào tiến trình các quyết định và mua hàng (hành động lựa
chọn) của một người tiêu dùng cá nhân hoặc đơn vị tiêu dùng (một gia đình
hoặc hộ gia đình) tại một thời điểm nhất định hoặc trong một khoảng thời gian
nhất định.
Tóm lại, các học giả trước đây đã có nhiều cách định khác nhau về hành vi
người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan điểm, hành vi người tiêu
dùng có nghĩa là cách người tiêu dùng (cá nhân hay hộ gia đình) đưa ra quyết
định sử dụng các nguồn lực sẵn có của họ (như thời gian, tiền bạc, công sức) cho
việc tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Nghiên cứu hành vi người
tiêu dùng là nghiên cứu về những gì họ mua, tại sao họ mua nó, khi nào họ mua
nó, họ mua nó ở đâu, tần suất họ mua nó và tần suất họ sử dụng nó.
2.1.1.3. Hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu
Trong nghiên cứu này thịt bò nhập khẩu được hiểu là thịt bị có xuất xứ từ
các quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam. Thịt được gắn nhãn mác, có thơng tin xuất
xứ và nhãn hiệu rõ ràng. Thịt được mua và tiêu dùng ở dạng thịt mát, thịt đông

lạnh tại các địa điểm được phép kinh doanh thịt bò nhập khẩu.
Người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu
Trong nghiên cứu này, người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu là các hộ gia đình
có tham gia vào q trình ra quyết định mua sắm, tiêu thụ thịt bò nhập khẩu trên
thị trường.
Hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu
Trong nghiên cứu này, hành vi người tiêu dùng thịt bò nhập khẩu được hiểu
là hành vi tiêu dùng của hộ gia đình trong tiến trình ra quyết định (lựa chọn mua
thịt bò nhập khẩu) phục vụ cho việc tiêu dùng của hộ gia đình hoặc mục đích
mua khác của hộ gia đình. Hành vi người tiêu dùng thịt bị nhập khẩu là tiến trình
từ việc tìm kiếm thơng tin thịt bò nhập khẩu, ra quyết định mua và sử dụng thịt
bị nhập khẩu cho các mục đích khác nhau của hộ gia đình (bao gồm những gì họ
mua, tại sao họ mua, khi nào họ mua, họ mua ở đâu, tần suất họ mua và tần suất
họ sử dụng). Hành vi đó chịu tác động ở các mức độ khác nhau bởi các nhân tố

8


×