Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Luyện từ và câu: TỪ ĐƠN - TỪ GHÉP - TỪ LÁY doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.03 KB, 4 trang )

Luyện từ và câu:
TỪ ĐƠN - TỪ GHÉP - TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống các kiến thức cơ bản về từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Thực hành làm các Bài tập phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy.
II. NỘI DUNG:
1. Kiến thức cơ bản:
a. Từ đơn:
Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ: Ngày, tháng, năm, ăn, mặc, …
b. Từ ghép:
Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý
nghĩa chung.
Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật, …
Có 2 kiểu từ ghép:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại:
Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính
phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn.
Ví dụ: Xe máy, trắng ngà, bút chì, …
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp:
Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song
song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.
Ví dụ: ăn uống, quần áo, nhà cửa, …
c. Từ láy:
Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng trong đó có một bộ phận của
tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại
Ví dụ: long lanh, thoang thoảng, xinh xinh, …
Tiếng Việt có 4 kiểu từ láy:
+ Láy âm:
Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm
đầu của tiếng sau.


Ví dụ: đậm dà, long lanh, vội vàng, …
+ Láy vần:
Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận vần của
tiếng sau.
Ví dụ: bát ngát, loáng thoáng, …
+ Láy cả âm và vần:
Bộ phận âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận
âm đầu và vần của tiếng sau.
Ví dụ: chầm chậm, trăng trắng, đo đỏ, lành lạnh, …
+ Láy tiếng:
Tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở tiếng sau.
Ví dụ: xinh xinh, hây hây, ào, ào, …
* Tác dụng của từ láy:
- Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể
làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm.
- Từ láy còn có tác dụng gợi tả hình ảnh của người và sự vật (từ tượng
hình).
Ví dụ: lom khom, lòng khòng, lác đác, lênh khênh, …
- Từ láy mô phỏng, bắt chước tiếng người, loài vật hoặc các tiếng
động (từ tượng thanh).
Ví dụ: thì thầm, khúc khích, líu lo, ríu rít, xào xạc, loảng xoảng, …
2. Thực hành luyên tập.
Đặt dấu () vào ô trống trước từ đúng.
TỪ ĐƠN TỪ GHÉP TỪ LÁY

Ngồi

Nhà cửa

Róc rách

Quần áo Loắt thoắt

Ngào ngạt
Tíc tắc Ngoằn ngoèo Mùa xuân

Chạy

Xe cộ Hoa hồng

Đẹp

Nhà máy Đậu đen

×