Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.65 KB, 25 trang )

……….MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH……………

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư
số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo). Trong chương 1, điều 3 đã quy định:
“Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn. Ngoại ngữ; 01
bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các mơn thi thành
phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (Viết tắt là
KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân đối với
thí sinh học chương trình giáo dục phổ thơng cấp THPT hoặc các mơn thi thành
phần Lịch sử, Địa lí đối với thi sinh học chương trình GDTX cấp THPT.”
Vậy theo như quy định của thơng tư trên thì mơn tiếng Anh là một trong ba mơn
thi bắt buộc của Bộ GD&ĐT. Có nghĩa là bạn thi bất kỳ tổ hợp nào đều bắt buộc
phải thi Tốn, Văn, Anh. Do đó ta thấy được nhà nước đã quan tâm đến môn
tiếng Anh và coi trọng mơn tiếng Anh.
Việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo và quản lý đào tạo tiếng
Anh không chuyên tại một số quốc gia trên thế giới là một bước quan trọng
trong việc tìm kiếm và đề xuất những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng
dạy và học tiếng Anh cũng như công tác quản lý đào tạo tiếng Anh khơng
chun.
Từ đó, chất lượng đào tạo tiếng Anh sẽ góp phần đáp ứng mục tiêu chất lượng
đầu ra ngày càng cao cũng như nhu cầu nguồn nhân lực chuyên môn chất lượng
cao phục vụ công cuộc phát triển xã hội và hội nhập kinh tế thế giới.
Điểm trung bình của mơn tiếng Anh chỉ ở mức 5,84 điểm và số học sinh được
điểm dưới trung bình lên tới 40,27%.
Điểm trung bình của mơn tiếng anh là khá thấp, chỉ cao hơn điểm trung bình của
mơn lịch sử.

1




Mơn

Điểm

GDCD Địa

8.37

Hóa



học

6.96

6.63

Tốn

6.61

Vật

Văn

Sinh


Tiếng Lịch



học

học

anh

sử

6.56

6.47

5.51

5.50

4.97

Bảng điểm trung bình các mơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021
So sánh điểm trung bình của mơn Anh trong 4 năm gần đây, chúng ta có thể
thấy điểm của mơn tiếng Anh đã tăng nhưng rất ít.
Năm

2018

2019


2020

2021

Điểm TB

3.91

4.3

4.58

5.50

Bảng thống kê điểm trung bình mơn tiếng Anh trong 4 năm gần đây
Do đó, việc tìm ra một phương pháp học tập tiếng Anh hiệu quả hơn là một điều
rất vô cùng cấp thiết nhất là trong khi đất nước đang trong quá trình đổi mới và
hội nhập với thế giới đang diễn ra từng ngày.
II. Mục tiêu của đề tài
Chính vì những lý do chúng em đã lập ra đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu
dạy và học môn tiếng Anh”.
Đề tài đề cập đến vấn đề về việc dạy và học môn tiếng Anh của học sinh các cấp
và cả của phụ huynh.
Thông qua đề tài, chúng em sẽ làm rõ tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng
Anh, chỉ ra những điểm thiếu sót trong q trình dạy và học môn tiếng Anh tại
các bậc học trong nước ta hiện nay từ đó đưa ra các hướng giải pháp phù hợp để
kích thích sự hứng thú với mơn tiếng Anh, nâng cao điểm trung bình mơn tiếng
Anh và hạ thấp tỉ lệ trượt tốt nghiệp do liệt tiếng Anh.
III. Nội dung nghiên cứu

Thao tác hóa một số khái niệm và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
Phân tích thực trạng học ngoại ngữ và tiếng Anh diễn ra trên một số trường
THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.


Từ đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và
học đối với mơn tiếng Anh nói chung trên tồn quốc.
IV. Giả thiết nghiên cứu.
Tình trạng “điểm trung bình mơn tiếng Anh hiện đang thuộc mức rất thấp” xảy
ra hết sức phổ biến tại các trường THCS,THPT và đại học trên toàn quốc. Điều
này đã dẫn đến sự chênh lệch về học lực và đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
học tập của học sinh và gián tiếp ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển trong
tương lai của họ. Không chỉ vậy, tình trạng này cịn làm chậm và ảnh hưởng lớn
đến sự hội nhập quốc tế của chính dân tộc Việt Nam ta.
Tìm hiểu được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ là tiền đề để
chúng tơi có thể đề xuất ra những phương án thay đổi phù hợp nhằm khắc phục
và giảm thiểu tình trạng này. Không chỉ vậy, từ đề tài này chúng tơi cịn có thể
phát triển và tạo ra một phương pháp giáo dục phù hợp hơn cho học sinh nhằm
khuyến khích và nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh trong nước.
Nếu đề tài của chúng em thành công và được đưa vào thực tế thì sẽ góp phần tạo
được hứng thú vào động lực cho học sinh cũng như khắc phục được 1 số vấn đề
trong công tác giảng dạy của giáo viên.
Thơng qua đó có thể gia tăng điểm số cũng như lực học của học sinh trong môn
tiếng anh, nâng cao phổ điểm môn tiếng anh.
Từ đó cũng góp phần giúp Việt Nam sớm thực hiện thành cơng cuộc hiện đại
hóa và hội nhập với quốc tế.
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: “Một số giải pháp nâng cao hiệu dạy và học môn tiếng Anh”.

Khách thể: Học sinh và sinh viên trong địa bàn thành phố Hưng Yên và các khu
vực lân cận.
Phạm vi: Trong địa bàn thành phố Hưng Yên và các khu vực lân cận.
5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.


Đề tài tập chung vào nghiên cứu thực trạng học ngoại ngữ của học sinh trong
tỉnh từ đó đề xuất ra các giải pháp giảm thiểu tình trạng nói trên ở trên phạm vi
cả nước, thơng qua đó giúp cho chúng ta có một năng lực học đầy đủ và toàn
diện hơn.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu liên quan trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa
và khái qt hóa những thơng tin thu được về hứng thú về việc học tập môn
tiếng Anh của sinh viên. Trên cơ sở viết cơ sở lý luận đề tài, lựa chọn các đề tài
lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng phiếu hỏi để tìm hiểu
vấn đề cần nghiên cứu.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi để thu thập thông tin về cách các bạn
nghĩ và hiểu về các vấn đề nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến thực trạng
dạy và học hiện tại ở khu vực các bạn.
- Phương pháp quan sát thực tế
Quan sát các tiết học tiếng Anh tại trường và thông qua các buổi học của các lớp
khác. Chú ý đến cách học và cách dạy của các thành viên trong lớp và trong các
buổi học lớp khác.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thu thập và phân tích kết quả học tập mơn tiếng Anh của học sinh trong tồn
quốc thơng qua kỳ thi THPT quốc gia của các năm vừa qua và tình hình học tập
của lớp hiện tại.

VII. Kế hoạch nghiên cứu.
Bước 1: Lập đề tài và tìm hiểu về thực trạng việc học ngoại ngữ của học sinh và
sinh viên.
Bước 2: Lập phiếu khảo sát và thu thập ý kiến của mọi người thuộc nhiều độ tuổi
khác nhau.
Bước 3: Dựa vào kết quả khảo sát và thông tin trên các trang thông tin để nghiên
cứu và đưa ra một số lời khuyên và giải pháp.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tầm quan trọng của tiếng Anh trong công cuộc cách mạng công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
Trong thời kỳ đất nước đang đổi mới và hội nhập với quốc tế thì ngoại ngữ lại
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Rất nhiều ngành nghề yêu cầu có bằng cấp ngoại ngữ do đó nhiều trường đại
học yêu cầu có bằng IELTS trên 6.5 để đủ điều kiện tốt nghiệp trường như: “Đại
học quốc gia Hà Nội, Đại học y Hà Nội, Đại học kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học kinh tế quốc dân hay đại học FPT,...”
Và cũng có rất nhiều trường đại học đã có chỉ tiêu ưu tiên với các học sinh tốt
nghiệp THPT và có bằng ngoại ngữ như: Đại học y Hà Nội, Đại học kinh tế
quốc dân, đại học quốc gia Hà Nội,...
Do đó có thể khẳng định tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung là vô cùng
quan trọng trong không chỉ trong đời sống mà còn trong cả sự thăng tiến về sau
này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TRONG
NHÀ TRƯỜNG.
I. Nghiên cứu về số liệu đã thu thập được kết hợp với tài liệu trên internet

Biểu đồ 1 (trích từ phiếu khảo sát “học sinh và ngoại ngữ”)



Theo như bảng khảo sát thực tế trên >45 HS THPT , >10 HS Tiểu học, >15 Sinh
viên , >10 đã đi làm thì có thể thấy rằng mọi người đều coi tiếng Anh và ngoại
ngữ rất quan trọng trong việc học của họ. Đây cũng là một minh chứng cho tầm
quan trọng của ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng và qua đó cũng thấy
rằng đa số mọi người đều có nhận định đúng đắn về lợi ích và tầm quan trọng
của ngoại ngữ.

Biểu đồ 2 (trích từ phiếu khảo sát “học sinh và ngoại ngữ”)
Theo như bảng khảo sát thực tế ta có thể thấy rằng > 50% mọi người đều muốn
tìm hiểu và học ngoại ngữ nhưng chưa bắt đầu học.
Và số người không muốn hoặc khơng có ý định học cũng khá lớn và hầu hết
đều do bận với công việc hoặc bận với cơng việc học tập trên lớp hoặc hồn
cảnh gia đình không cho phép chi trả cho việc các bạn học tại các trung tâm đào
tạo chuyên nghiệp mà kiến thức môn tiếng Anh trên lớp lại không đủ để các bạn
có thể hồn thành được bài thi IELTS.


Biểu đồ 3 (trích từ phiếu khảo sát “học sinh và ngoại ngữ”)

Biểu đồ 4 (trích từ phiếu khảo sát “học sinh và ngoại ngữ”)
Từ biểu đồ 3 và 4 có thể thấy đa số mọi người đều có hứng thú với tiếng Anh,
một phần là do tiếng Anh là 1 môn học bắt buộc trong nhà trường và tiếng Anh
là tiếng phổ thơng được dùng trên phạm vi tồn thế giới. Và hiện nay việc học
tiếng Anh cũng đã thuận tiên hơn rất nhiều so với việc học các ngơn ngữ khác.
Ngồi tiếng Anh thì cũng có những học sinh, sinh viên có hứng thú với tiếng
Trung, tiếng Hàn, tiếng Pháp và tiếng Nhật,... đại đa số đều do sự ảnh hưởng từ
văn hóa, phong tục của nước và hứng thú của họ khi tìm hiểu về một đất nước
mà ngơn ngữ đó vừa phù hợp với ngành nghề, vừa phù hợp với sở thích của họ.



Biểu đồ 5 (trích từ phiếu khảo sát “học sinh và ngoại ngữ”)
Đa số mọi người đều nhận thấy rằng việc bỏ ra một khoản tiền lớn (hơn 30 triệu)
để có thể học và lấy được tấm bằng IELTS 6.5 là một việc vô cùng xứng đáng.
Bởi họ nhận ra rằng khi bỏ ra khoản tiền đó, học có niềm tin vào chính bản thân
mình rằng sẽ thu được 1 lượng kiến thức khơng hề nhỏ. Từ đó sẽ giúp ích rất
nhiều trong học tập, công việc và thậm chí trong chính cuộc sống lâu dài của họ.
Nhưng bên cạnh đó, khơng ít người lại nhận thấy rằng đây là một việc vô cùng
tốn kém. Điều này chứng minh rằng khơng ít người cho rằng việc học và lấy
bằng ielts nói riêng hay một số bằng ngoại ngữ khác nói chung là điều mà họ
chưa thực sự cần thiết. Sở dĩ có suy nghĩ như vậy là do học chưa thực sự hiểu
được tầm quan trọng khi có một chiếc bằng ngoại ngữ là như thế

Biểu đồ 6 (trích từ phiếu khảo sát “học sinh và ngoại ngữ”)


Hiện tại đã có rất nhiều người tìm hiểu và học thêm ngoại ngữ tại các trung tâm
và số người có bằng cấp ngoại ngữ ngày càng tăng cao. Theo ơng Bùi Quang
Thái, phó trưởng phịng quản lý thị và kiểm định chất lượng (sở GD - ĐT Hà
Nội) chia sẻ: “Số lượng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ tăng lên rất cao và dự
kiến sẽ còn tăng trong các năm sắp tới”.
Vì vậy thơng qua biểu đồ khảo sát ta có thấy rất rõ rằng số lượng người học
ngoại ngữ đang tăng nhưng có sự khác biệt rõ rệt về số lượng người học thêm
các bằng cấp ngoại ngữ ở các thành phố là lớn hơn rõ rệt so với nơng thơn. Do
đó mới có sự khác biệt trên biểu đồ.

Biểu đồ 7 (trích từ phiếu khảo sát “học sinh và ngoại ngữ”)
Theo như biểu đồ số liệu ở trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng đa phần các bạn
học sinh và sinh viên đều muốn thay đổi đôi chút về cách học tiếng Anh tại

trường hiện tại. Và có một phần khơng nhỏ các bạn cảm thấy cách học hiện tại
thật nhàm chán và vô vị.
Vậy tại sao họ lại muốn thay đổi như vậy? Cách dạy hiện tại như thế nào mà
khiến họ có những suy nghĩ như vậy?
II. Cách dạy và học tiếng Anh tại hầu hết các trường ở địa bàn thành phố
và các khu vực lân cận.
1. Về phía giáo viên, nhà trường và bộ giáo dục.
- Về thời lượng dành cho môn tiếng Anh:


Thời lượng dạy môn tiếng Anh tại các trường tiểu học, THCS và THPT (khơng
chun) trung bình chỉ từ 3 đến 4 tiết/ tuần. Với thời lượng ngắn và không nhiều
thì việc truyền tải đầy đủ kiến thức nền và các kỹ năng như: nghe, nói, đọc, viết
là khá khó khăn đối với các thầy cô giáo. Nếu như không phân bố hợp lý sẽ dẫn
đến các kỹ năng cần thiết không được đào tạo đồng đều.
- Về kiến thức
Đa phần các trường đều tập trung vào phần ngữ pháp mà chưa chú tâm vào các
kỹ năng khác như nghe, nói và viết. Theo một khảo sát được thực hiện theo diện
rộng, trong các quá trình dạy học, các kỹ năng; nghe, nói, viết chỉ được thực
hiện đều dưới mức trung bình. Phần ngữ pháp theo kết quả đánh giá thì gần như
100% giáo viên và học sinh sinh viên đều thực hiện đủ theo yêu cầu của chương
trình đề ra.
Điều này dẫn đến thực tế là nội dung giảng dạy của giáo viên còn quá tập trung
vào các cấu trúc ngôn ngữ mà không phát huy triệt để được tính tích cực, trải
nghiệm và phát triển năng lực của học sinh trong lớp. Do đó khơng tạo được
khơng khí sơi nổi, náo nhiệt trong giờ học mà cịn tạo tâm lý ngại nói, ngại phát
âm cho học sinh. Từ đó khiến cho việc luyện nói và nghe trở nên khó khăn hơn.
- Về phương pháp kiểm tra
Việc kiểm tra và thi là cách định hướng và kiểm tra trình độ và đánh giá cho
suốt quá trình dạy và học. Thế nhưng kỹ năng nói lại khơng được đưa vào trong

quá trình kiểm tra cuối kỳ. Theo nghiên cứu của Bộ giáo dục cho thấy những bài
kiểm tra 15 phút, 1 tiết, hết học kỳ, hết năm học đều chưa phát huy và kiểm tra
được chính xác kỹ năng nghe và nói của học sinh.
Thực tế những năm qua việc kiểm tra đánh giá mơn tiếng Anh vẫn cịn rất nhiều
bất cập. Hầu hết các nhà trường còn chưa chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng và
duy trì ngân hàng đề hầu hết đều do các giáo viên đứng lớp tự thực hiện dẫn đến
các bài kiểm tra đánh giá khơng thống nhất về nội dung, độ khó,... Do đặc thù
của mơn tiếng Anh nên có nơi sẽ kiểm tra theo dạng đề trắc nghiệm khách quan,
có nơi lại kiểm tra theo dạng đề tự luận trực quan,....


Thực tế cho thấy, các em học sinh ít được làm quen với các dạng đề kiểm tra
tiếng Anh theo chuẩn năng lực đầu ra. Ví dụ, học sinh hết bậc tiểu học phải đạt
được trình độ Flyers hoặc TOEFL primary step 2, học sinh THCS phải đạt trình
độ KET hoặc TOEFL junior. Tuy nhiên, ở hầu hết các trường phổ thơng thì điều
này chưa được chú trọng.
Nội dung đề kiểm tra một tiết và học kỳ THCS hay THPT thường quá dễ, học
sinh đầu cấp chưa đáp ứng được yêu cầu đầu ra của THCS khi chuyển sang
THPT sẽ gây ra tình trạng chán và sợ sệt khi học tiếng Anh từ đó gây ra sự sợ
hãi, chán nản khi học tiếng Anh vì đó gây ra sự thụ động, học để cho qua những
lần kiểm tra chứ không tiếp thu được kiến thức và khơng có hứng thú trao dồi
các kỹ năng.
- Về sách giáo khoa và các tài liệu dạy và học.
Nội dung chương trình sách giáo khoa mới có lượng kiến thức nhiều, dàn trải và
khá nặng so với đối tượng học sinh trung bình, yếu và các vùng nông thôn
(không được tiếp xúc với tiếng anh trong đời sống). Nội dung kiến thức trong 1
tiết tương đối nhiều do đó giáo viên thường phải chạy đua với thời gian để hoàn
thành các phần trong tiết dạy do đó khơng có thời gian rèn luyện, củng cố để
khắc sâu kiến thức cho học sinh, không gây được hứng thú cho học sinh.
Bài tập trong sách bài tập phần lớn được thiết kế theo kiểu tự luận nhưng hầu hết

các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hiện nay được làm theo hình thức trắc nghiệm.
Do đó sách giáo khoa đã thể hiện sự không đồng bộ và bất cập trong công tác
giảng dạy và kiểm tra.
2. Về phía học sinh và gia đình.
- Về phía gia đình.
Bản thân gia đình của học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng anh
trong việc phát triển nghề nghiệp sau này của con em mình.
Gia đình khơng coi trọng và quan tâm về kết quả học tập mơn tiếng Anh. Coi đó
là một mơn ngoại ngữ khó học do đó có khơng giỏi cũng khơng sao. Vì vậy mà


khơng đốc thúc học sinh trong q trình học tiếng Anh dẫn đến một số vấn đề
của học sinh.


- Về phía học sinh.
Bản thân học sinh chưa thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong kết quả thi và
cho chính sự phát triển nghề nghiệp sau này.
Đa phần mất kiến thức căn bản từ cấp dưới, ý thức học tập chưa cao, thiếu động
cơ, mục đích học tập từ đó khơng có động lực và thiếu tự giác trong q trình
học tập, ln trơng chờ vào giáo viên, lệ thuộc vào sách giải và các sách học tốt
quá nhiều.
Do thiếu kiến thức nền cơ bản nên khó tiếp thu thêm kiến thức mới trên lớp từ
đó tạo ra tâm trạng chán trườn, không tập trung vào học tập và không muốn tiếp
thu thêm.
Do vốn từ và vốn cấu trúc ít nên khơng thể nghe và hiểu được tiếng Anh do đó
gây nên khó khăn trong q trình dạy kỹ năng nghe, nói của giáo viên.
Học sinh các bạn xã hội khơng có mơn tiếng Anh trong xét tuyển vào các trường
đại học nên xem nhẹ môn tiếng anh, học theo chủ trương sao cho không bị liệt
khi thi lên lớp là được.

Kỹ năng làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm cịn chưa cao ở một số tỉnh
thành. Kỹ năng phân tích đề và nhận dạng cấu trúc tiếng Anh chưa cao. Do trình
độ thấp nên thường chưa nghiêm túc trong giờ kiểm tra được thể hiện rõ qua
việc khoanh bừa, không đọc kỹ đề.
Bản thân học sinh không hứng thú với môn học nên không soạn bài trước khi
lên lớp, không làm bài tập và không tìm hiểu để trau dồi thêm kiến thức tại nhà.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TRONG NHÀ TRƯỜNG.
I. Về phía BGD&ĐT
Cần thay đổi SGK cho phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
+ Có thể chia SGK thành nhiều
phần Phần 1: Ôn tập kiến thức cũ.
Phần 2: Kiến thức cơ bản (từ mới và mẫu câu cơ bản)
Phần 3: Luyện nói và nghe cơ bản.


Phần 4: Phần nâng cao.
+ Thêm cấu trúc bài thi IELTS, TOEIC vào trong kiểm tra và giảng dạy.
+ Đẩy mạnh kiểm tra năng lực thực tế của học sinh trong tỉnh để điều chỉnh
phương án giảng dạy phù hợp.
+ Tổ chức thêm các cuộc giao lưu tiếng anh có giải thưởng nhằm động viên khích
lệ học sinh và tạo động lực học tiếng Anh.
II. Về phía nhà trường
1. Tổ chức phân hóa đối tượng học sinh để nâng cao hiệu quả dạy.
Tổ chức thi chọn lớp và các cuộc thi định kỳ áp dụng bài thi chuẩn đầu ra của
BGD&ĐT kết hợp với các bài thi chuẩn quốc tế để đánh giá chính xác nhất năng
lực học của học sinh.
2. Tổ chức các cuộc giao lưu quy mô nhỏ để nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của tiếng anh đối với phụ huynh và học sinh.
Việc nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh , phụ huynh về tầm quan

trọng của tiếng anh cũng là một biện pháp tích cực nhằm góp phần hưởng ứng
và thực hiện chương trình giáo dục khép kín “Nhà trường - Gia đình - Xã hội”
3. Chỉ đạo tổ chun mơn phát triển chương trình dạy và học mơn tiếng anh
theo chuẩn năng lực đầu ra của học sinh.
Các thầy cô trong tổ chuyên môn sẽ thảo luận và phát triển chương trình dạy tùy
vào điều kiện của địa phương và trường học.
Đặt biệt chú trọng vào nội dung của từng bài học theo SGK nhưng vẫn phải đạt
được tiêu chuẩn đầu ra dựa trên tiêu chuẩn về 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo
chuẩn của BGD&ĐT.
(Đạt chuẩn trình độ 3 trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.)
Nhà trường cần lập kế hoạch về các buổi tọa đàm chun về vai trị và lợi ích
của tiếng Anh, các hội thi hùng biện bằng tiếng Anh,. để tạo các sân chơi lành
mạnh
giúp khuyến khích học sinh tự tin, mạnh dạn phát âm và nói tiếng Anh. Từ đó
nâng cao năng lực nghe và nói cho học sinh.


Nhà trường nên liên hệ với các trung tâm ngoại ngữ, để tổ chức những buổi nói
chuyện và thi thử để học sinh tự đánh giá trình độ của bản thân cũng như hiểu
được tầm quan trọng của tiếng Anh. Cùng với đó, học sinh sẽ được giao lưu và
nói chuyện với giáo viên bản xứ để phát triển được năng lực sử dụng tiếng Anh
của mình với người bản ngữ, từ đó có thể chỉnh sửa được cách phát âm và cách
dùng cấu trúc câu của bản thân.
III. Về phía giáo viên:
1. Tăng cường kiểm tra bài cũ.
Tăng cường kiểm tra bài cũ đối với những học sinh yếu, kém và lười biếng bằng
những biện pháp hiệu quả như biện pháp kiểm tra miệng dưới đây
Để chuẩn bị thật tốt cho việc kiểm tra miệng, giáo viên cần chuẩn bị:
- Giáo viên cần chuẩn bị trước nội dung cần kiểm tra vào ngày hơm đó và xác
định được mức độ tối thiểu cần đạt được của buổi học trước.

- Các câu hỏi cần có độ chính xác và rõ ràng để học sinh không hiểu lầm hoặc
hiểu sai ý định của đề bài.
- Cần thiết kế lại các bài tập trong SGK hoặc thay đổi câu hỏi tránh trường hợp
học sinh sao chép lại câu trả lời.
- Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ được khả năng của bản thân.
- Từ q trình kiểm tra có thể đánh giá được khả năng hiểu và tiếp thu bài cũng
như biết được lượng kiến thức mà học sinh có.
- Ngồi cách kiểm tra miệng thơng thường giáo viên có thể để các em tự viết ra
giấy rồi chấm điểm cho nhau. Cách này có thể làm cho học sinh tập trung vào
bài học hơn. Qua đó tăng tính làm việc nhóm và tính tự học, giáo viên cũng có
thể đánh giá mặt bằng chung của lớp.
Các hoạt động cụ thể có thể thực hiện.
Hoạt động 1: Áp dụng phương pháp Student Portfolio (hồ sơ lưu) vào quá trình
dạy học.
- Chia nhỏ các nội dung cần dạy và ghi cụ thể câu hỏi trên giấy hoặc trên máy
chiếu rồi phát giấy cho học sinh.


- Học sinh sẽ bắt đầu trao đổi làm bài và kiểm tra kết quả lẫn nhau. Những học
sinh có biểu hiện chưa tốt thì giáo viên sẽ có kế hoạch kiểm tra lại hoặc bồi
dưỡng hợp lý.
Vậy cách kiểm tra Portfolio là gì?
Portfolio là bộ thu thập kết quả các bài kiểm tra của học sinh và nhận xét của
giáo viên để minh chứng cho sự tiến bộ, nỗ lực và kết quả đạt được của việc học
tập theo từng giai đoạn. Đó là tập hợp những nội dung làm bằng chứng cho thấy
sự phát triển của HS qua từng bài học, từng chủ đề, từng giai đoạn, từng học kỳ.
Đánh giá Portfolio là một hình thức đánh giá quá trình hoạt động và phát triển
của HS dựa trên kết quả thu thập được. Ở đây để việc đánh giá này mang tính
khả thi,GV có thể u cầu các em chuẩn bị riêng một quyển tập, chú ý lỗi mình
đã làm sai để ghi nhớ, tập trung ơn tập, học lại và đặc biệt xoáy sâu vào những

nội dung các em cịn hạn chế.
Hoạt động 2: Kiểm tra nói:
Speaking và Listening là hai kỹ năng rất quan trọng trong việc giúp học sinh
ứng dụng tốt trong giao tiếp và trong cuộc sống. Do đó, nếu thực hiện tốt việc
kiểm tra miệng HS các kỹ năng này thì sẽ có tác dụng rất lớn đối việc khuyến
khích các em học mơn Tiếng Anh.
Trong giờ luyện nói, giáo viên chỉ nên cho các chủ đề trong sách hoặc những
chủ đề quen thuộc để tránh gây khó cho học sinh trong quá trình luyện nói và
lập nhóm thực hành ngay trên lớp bằng cách thực hành theo nhóm hoặc thực
hành theo tổ.
Trước khi bắt đầu thực hành, giáo viên nên làm mẫu với những học sinh giỏi
trong lớp. Khi thực hành thì giáo viên nên đi trợ giúp và hướng dẫn những nhóm
gặp khó khăn. Sau đó sẽ gọi các nhóm lên bắt đầu thực hành và các nhóm cịn
lại sẽ đánh giá. Giáo viên sẽ là người nhận xét cuối cùng và cho điểm cho các
cặp.
Khi học listening, việc kiểm tra miệng tương đối khó nên giáo viên có thể kiểm
tra các em theo phương thức vấn đáp.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH

Đây là cách kiểm tra theo hướng đổi mới: phát huy tính chủ động sáng tạo của
học sinh và tạo điều kiện cho học sinh phát huy.
Khuyến khích và tổ chức nhóm học tập trên lớp và ở nhà. Rèn luyện nề nếp tự
học và tự đánh giá mức độ tiếp thu bài học của bản thân. Từ đó xây dựng mơi
trường học tập bộ mơn tự nhiên và không gây áp lực cho học sinh.
2. Áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy từ vựng.
Sau khi học xong một chủ đề thay vì học dàn trải thì giáo viên sẽ yêu cầu học sinh
học theo sở đồ tư duy.
Ví dụ như khi học xong Unit: Home thì sẽ có các chủ đề như: đồ dùng trong nhà

bếp, đồ dùng trong nhà tắm, đồ dùng trong nhà ăn,...thì giáo viên sẽ vẽ các
nhánh
chính của sơ đồ tư duy rồi lần lượt các học sinh sẽ bổ sung và thêm vào đó các từ
liên quan đến chủ đề chính từ đó sẽ tạo nên 1 sơ đồ từ mới hoàn chỉnh.
Qua sơ đồ tư duy sẽ tạo dựng được hứng thú cho học sinh hơn là phương pháp cũ.
học bằng sơ đồ tư duy cũng giúp nhớ lâu hơn và giảm thời gian cần để học thuộc.
IV. Về gia đình học sinh.
Gia đình học sinh cần thay đổi cách tư duy lạc hậu về việc học tiếng Anh là khơng
quan trọng và khơng cần thiết.
Gia đình hãy nghiên cứu về những lợi ích mà tiếng Anh mang lại ngay từ sớm và
có cái nhìn đúng đắn về mơn tiếng Anh.
Gia đình nên đốc thúc và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tiếng Anh.
Gia đình nên tham gia vào các buổi tọa đàm hoặc giao lưu tiếng Anh do nhà
trường tổ chức để nắm bắt được thông tin cần thiết.
V. Về bản thân học sinh.
Bản thân học sinh cần tìm hiểu rõ về các lợi ích của tiếng Anh và nên bắt đầu tự
học hoặc theo học các bằng cấp tiếng anh như IELTS hoặc TOEIC…
Học sinh cần lắng nghe bài giảng, tích cực tham gia phát biểu trong lớp, chú
trọng việc học từ vựng và cấu trúc câu. Nên tự luyện nói tiếng Anh và nghe
tiếng Anh thông qua các bài hát hoặc bộ phim truyền hình.
Phạm Ngọc Linh

Phạm Thị Hương


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH

16

Phạm Ngọc Linh


Phạm Thị Hương


Học sinh cần tự giác học bài và làm bài tại nhà trước khi lên lớp và chú ý ôn
luyện bài đã học.
Sau đây là 1 số cách ôn luyện tại nhà hiệu quả mà học sinh có thể tự áp dụng
nhằm nâng cao hứng thú với môn học cùng với đó có thể dễ dàng ghi nhớ kiến
thức và phát triển được các kỹ năng nghe, nói.
1. Phương pháp học từ vựng và cấu trúc câu thông qua flashcard
Đây là phương pháp học hữu hiệu có thể áp dụng trong hầu hết các môn học, đặc
biệt là môn tiếng Anh.
Phương pháp này giúp chúng ta dễ dàng học thuộc được các từ mới, cấu trúc, cách
dùng của các câu, các thì trong tiếng Anh.
Đầu tiên hãy chuẩn bị những mẩu giấy nhỏ, ghi nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt của
chúng ở cả 2 mặt và bắt đầu học thuộc.
Áp dụng phương pháp này so le 3 lần 1 tuần sẽ gia tăng khả năng ghi nhớ của học
sinh.
2. Phương pháp luyện nghe và nói thơng qua các lớp học online cùng người
nước ngồi.
Học sinh có thể tìm thấy các địa chỉ của các phòng học và trò chuyện quốc tế
trên các website như: Omegle và Study stream…
Tại trang web Omegle bạn có thể trị chuyện trực tiếp với các bạn người nước
ngồi thơng qua đó có thể cải thiện vốn từ, cách phát âm và tạo sự tự tin khi nói
tiếng Anh.
3. Học và soạn bài trước khi đến lớp.
Đây là cách đơn giản và dễ dàng nhất để ôn lại bài cũ cũng như chuẩn bị tốt cho
bài học tiếp theo để không bị chậm hoặc mất nhịp và dễ dàng nắm bắt kiến thức
cũng như ghi nhớ lâu hơn.
4. Đi học thêm tại các trung tâm chuyên đào tạo ngoại ngữ.

Trong trường hợp gia đình bạn có đủ điều kiện thì bạn nên theo học tại các trung
tâm uy tín có cam kết đầu ra để theo học và thi các chứng chỉ tiếng anh phổ
thông như IELTS,....
17


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MƠN TIẾNG ANH

Khơng những giúp bạn có vốn từ và cấu trúc sâu rộng hơn so với khi học trên
lớp mà cịn là điều kiện giúp bạn có những thuận lợi riêng trong tương lai.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được đào tạo về các kỹ năng nghe nói đọc viết và được
tiếp xúc với các dạng đề thi quốc tế.
5. Học kĩ các kiến thức cơ bản
Bản thân học sinh cần nắm rõ các kiến thức cơ bản nhất để có thể trau dồi và
phát triển thêm.
Nếu như học sinh đã không nắm rõ các kiến thức cơ bản thì nên theo học các
thầy cơ giáo hoặc học theo các bài giảng trên youtube hoặc các bài giảng trên
các app học trực tuyến như OLM, Onthidaihoc....
Từ vốn kiến thức cơ bản các bạn có thể dễ dàng theo kịp chương trình trên lớp,
tự do nâng cao vốn hiểu biết của bản thân bằng các cách tương tự.
Vậy kiến thức cơ bản là gì?
Kiến thức cơ bản ở đây chính là các từ ngữ, các mẫu giao tiếp phổ thông, cùng
với 63 mẫu câu cơ bản của tiếng Anh.
Từ việc học kĩ những kiến thức cơ bản thì học sinh sẽ trau dồi vốn từ vựng, cách
sử dụng các mẫu câu, các thì cho chính bản thân mình. Như vậy, họ sẽ khơng
cịn cảm cịn cảm thấy khó khăn trong việc học tiếng Anh, mà sẽ tạo được cho
học sinh sự tự tin, hứng thú cho môn học.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm liên quan đến cách

dạy và học mơn tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung cùng với các lý
thuyết liên quan đến vấn đề học và dạy tiếng anh trên phương diện của một
người học sinh.
Đề tài đề ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng chán và khơng hứng thú
khi học tiếng Anh từ đó giúp nâng cao điểm số môn tiếng Anh cũng như tạo
hứng thú cho học sinh qua đó nâng cao tiềm năng của học sinh và tạo ra con
18
Phạm Ngọc Linh

Phạm Thị Hương



×